SKKN Vận dụng phương pháp TPR và TPRS trong việc phát huy khả năng ghi nhớ và sử dụng từ vựng Tiếng Anh cho học sinh cho học sinh Lớp 3 Trường Tiểu học Lê Quý Đôn
Tiếng Anh là ngôn ngữ quốc tế được sử dụng rộng rãi nhất trên thế giới. Có tới hơn 60 trên 196 quốc gia sử dụng tiếng Anh là ngôn ngữ chính thức, các quốc gia không sử dụng cũng luôn định hướng tiếng Anh là ngoại ngữ quan trọng nhất. Theo thống kê từ Wikipedia thì số lượng người sử dụng tiếng Anh trên thế giới là hơn 1.268.000.000 người. Ngoài ra có tới gần 1 tỷ người vẫn đang cố gắng học để làm chủ và sử dụng các kỹ năng tiếng Anh.
Thực tiễn thế giới phẳng vận hành trên nền tảng công nghệ số và dữ liệu lớn đòi hỏi mỗi người phải có năng lực phù hợp về tiếng Anh để thực hiện tốt công việc và đạt được mục đích của mình. Chính vì vậy, từ năm học 2022- 2023 môn tiếng Anh sẽ triển khai bắt buộc đối với học sinh từ lớp 3-5, đồng nghĩa với việc tiếng Anh sẽ được phổ cập cho trẻ em trên khắp Việt Nam. Học tiếng Anh với trẻ em không đơn thuần là học một ngôn ngữ mà còn là cơ hội để tiếp xúc với một nền văn hóa mang tính đại chúng, toàn cầu, và có thêm phương tiện để rèn tư duy, tăng năng lực ngôn ngữ, làm dày thêm vốn văn hóa, giúp trẻ hội nhập tốt trong bối cảnh quốc tế khác nhau, làm cơ sở cho sự phát triển sau này.
Như vậy giờ đây giáo viên tiếng Anh không chỉ giảng dạy, giúp học sinh có sự hiểu biết về cơ bản tiếng Anh mà giáo viên cần giúp học sinh xây dựng phong cách hay phương pháp học đúng đắn, có các chiến lược học tập phù hợp, các hoạt động học tập khác nhau để có thể thúc đẩy quá trình học tập trên lớp cũng như ở ngoài lớp. Vậy làm sao để gây hứng thú cho học sinh trong quá trình học tập, tăng khả năng ghi nhớ tự vựng và mẫu câu, tạo môi trường học tập giao tiếp để các em tự tin mạnh dạn bước tiếp lên các cấp học tiếp theo đó là câu hỏi cho tất cả các giáo viên trong đó có bản thân tôi. Từ kinh nghiệm của bản thân, ngoài việc thuần túy hướng dẫn học sinh học từ vựng và các mẫu câu trong sách, cần tạo ra các hoạt động thú vị hấp dẫn, kích thích sự rèn luyện và thực hành của học sinh để các em rèn luyện thêm khả năng nghe, nói phản xạ tiếng anh là một điều vô cùng quan trọng trong quá trình dạy và học tiếng Anh. Chính vì vậy, tôi mạnh dạn trình bày sáng kiến kinh nghiệm của bản thân về việc “Vận dụng phương pháp TPR và TPRS trong việc phát huy khả năng ghi nhớ và sử dụng từ vựng Tiếng Anh cho học sinh cho học sinh lớp 3 trường tiểu học Lê Quý Đôn” nhằm giúp cho HS tiếp thu bài hiệu quả và sử dụng tiếng Anh tốt hơn, từ đó đưa ra một số giải pháp nâng cao hiệu quả của việc giảng dạy bộ môn này.
Tóm tắt nội dung tài liệu: SKKN Vận dụng phương pháp TPR và TPRS trong việc phát huy khả năng ghi nhớ và sử dụng từ vựng Tiếng Anh cho học sinh cho học sinh Lớp 3 Trường Tiểu học Lê Quý Đôn

i kể hoặc tóm tắt nội dung. Các em còn lại cũng rất hào hứng để đáp lại. Thông qua các hoạt động trên tôi nhận thấy các em học sinh tham gia rất tích cực, tự thực hành kĩ năng cùng nhau, nắm được bài học tại lớp và tiết học trở nên sôi nổi. Tôi chỉ là người hướng dẫn, hỗ trợ, các công việc em đều tự thực hiện. Như vậy, phương pháp TPRS vượt trội hơn phương pháp vận dụng hoặc củng cố thông thường nhưng cũng đặt ra yêu cầu đối với giáo viên. Ưu điểm của TPRS Yêu cầu khi dạy TPRS HS tích cực, tập trung, nắm bài ngay tại lớp Thao tác nhanh, dứt khoát, việc kể phải thu hút Kiểm tra được mức độ tiếp thu của HS Câu hỏi cần chọn lọc và theo sát HS Thông tin được HS nhắc lại nhiều lần Câu hỏi ngắn, rõ ràng Có thể linh hoạt áp dụng vào các phần khác nhau của bài học GV cần linh hoạt và sáng tạo 3.3. Ôn luyện kĩ năng ở nhà thông qua các dạng bài tập khác nhau a. Mục tiêu: kích thích tinh thần học tập của các em học sinh Mặc dù phương pháp TPR và TPRS được chứng minh là có hiệu quả trong việc giúp HS nhớ bài ngay tại lớp nhưng với thời lượng 35 phút/ tiết và 4 tiết/ tuần là chưa đủ đối với việc luyện kĩ năng. Do đó tôi đã yêu cầu học sinh rèn luyện từ vựng và các kĩ năng nghe, nói, đọc, viết dựa trên nội dung đã học. b. Nội dung: sử dụng các ứng dụng tạo bài tập online giúp các em luyện tập từ vựng, ngữ pháp, phát âm và bốn kĩ năng nghe, nói, đọc, viết tại nhà qua Kahoot, Quizziz, Liveworksheet, Padlet và khuyến khích học sinh bằng các phần thưởng nhỏ tổng kết quý hoặc bằng điểm số để tăng khả năng tự học của học sinh. c. Cách thức và điều kiện thực hiện biện pháp Bước 1: Chọn các ứng dụng phù hợp với các yêu cầu cần học sinh thực hiện. Ví dụ : Quizziz : ôn luyện từ vựng và mẫu câu; Padlet: luyện viết, Zalo: ghi âm và quay video bài nói Bước 2: Giao nhiệm vụ cho học sinh, gởi link lên nhóm lớp để phụ huynh có thể theo dõi và nhắc nhở học sinh thực hiện. Bước 3: Tổng hợp đánh giá và khen thưởng Ví dụ 1: Sau khi học xong Unit 5 tôi sẽ yêu cầu học sinh quay Video nói về sở thích của em và các bạn mà em biết, sau đó tiến hành gởi qua Zalo. Tôi tiến hành chấm và cho điểm các em. Tôi sẽ tuyên dương các bạn làm tốt và nhắc nhở các bạn hoàn thành chưa tốt trên lớp. Do đó các em sẽ cố gắng hơn trong các bài tiếp theo. Ví dụ 2: Sau khi học xong Unit 7, tôi cho các em làm 1 bài tập trên quizizz Hình 9: GV giao bài tập trên quizizz Những bài tập này không mất nhiều thời gian và học sinh rất hứng thú khi được sử dụng công nghệ. Hơn nữa, các bài tập này có ích với học sinh ở tất cả các cấp độ. Nhìn chung các em hứng thú với việc làm các bài tập online hơn là các bài kiểm tra trên giấy. Do đó các em rất hào hứng và tranh thủ thời gian để nộp đúng hạn. Việc sử dụng tiếng Anh nhờ đó trở nên gần gũi và nhẹ nhàng hơn với các em. 4. Kết quả khảo nghiệm, giá trị khoa học của vấn đề nghiên cứu, phạm vi và hiệu quả ứng dụng Sau một thời gian dạy thực nghiệm “Vận dụng phương pháp TPR và TPRS trong việc phát huy khả năng ghi nhớ và sử dụng từ vựng Tiếng Anh cho học sinh cho học sinh lớp 3 trường tiểu học Lê Quý Đôn” tôi thấy được chất lượng và hiệu quả của giờ dạy môn Tiếng Anh của mình tăng lên rõ rệt. Học sinh hào hứng trong học tập và kiến thức được khắc sâu hơn, khả năng ghi nhớ từ vựng của học sinh tăng lên rõ rệt. Học sinh được chuyển sang thực hành rất sinh động, giờ học sôi nổi, không khí học tập không còn buồn tẻ như trước kia. Kết quả dạy thực nghiệm còn được đánh giá qua 2 bài kiểm tra mức độ ghi nhớ từ vựng, mẫu câu của học sinh sử dụng các phương pháp TPR và TPRS sau khi học xong Unit 6 với việc áp dụng đều đặn các phương pháp dạy học mới và phiếu thăm dò hứng thú học tập của học sinh (đính kèm mẫu ở cuối sáng kiến kinh nghiệm). Kết quả sau khi làm bài kiểm tra khả năng ghi nhớ từ vựng và mẫu câu của 64 học sinh sau khi học xong Unit 6 so sánh với bài khảo sát đầu năm học Mức độ ghi nhớ Unit 1 và 2 : Chưa sử dụng các phương pháp Unit 3-6 Áp dụng các phương pháp Ghi nhớ trên 90% lượng từ vựng 22 30 Ghi nhớ 70- 89% lượng từ vựng 14 17 Ghi nhớ 50- 69% lượng từ vựng 18 9 Ghi nhớ dưới 50% lượng từ vựng 10 8 Kết quả giáo dục môn tiếng Anh khối lớp 3: Trong bảng số liệu số học sinh hoàn thành tốt chương trình học kỳ 1 tăng 3 em so với gữa học kỳ 1 và duy trì được 100% học sinh hoàn thành môn học. Thái độ và sự tiến bộ của HS trong môn tiếng Anh Qua một thời gian thực hiện biện pháp trên, tôi nhận thấy khả năng ghi nhớ bài của các em đã được cải thiện nhiều so với đầu năm học. Các em cũng dần thoát ra khỏi nỗi lo sợ khi phải sử dụng tiếng Anh. Các em tích cực hơn trong các hoạt động yêu cầu sử dụng tiếng Anh trên lớp cũng như trong các bài tập về nhà được giao. Đặc biệt, các em đã biết ứng dụng công nghệ phục vụ học tiếng Anh. Thông qua phiếu lấy ý kiến của học sinh đầu và cuối HKI, tôi nhận thấy kết quả thu được rất khả quan. Phạm vi và hiệu quả ứng dụng Kết quả nghiên cứu sẽ được áp dụng vào khối lớp 3, sau đó kết hợp lồng ghép để áp dụng trên các khối lớp 1, 2, 4, 5. Sau khi đưa các hoạt động bổ trợ sau giờ học vào giảng dạy tôi thấy rằng không những học sinh nắm được kiến thức bài học mà còn nhớ rất lâu kiến thức của bài học đó. Các em rèn được khả năng nghe nói, tăng khả năng tập trung trong học tập, tăng khả năng phản xạ với các hình ảnh, từ vựng, mẫu câu. Điều đáng mừng là các em học rất hào hứng, chờ đợi tiết học cho các em lòng yêu thích, ham mê bộ môn Tiếng Anh. Để làm được điều này thì cần phải đơn giản hoá mọi nội dung sao cho phù hợp với lứa tuổi nhỏ, tạo cho các em một không khí học tập thật sôi nổi, vui vẻ và hào hứng chủ động sáng tạo. Qua đó các em có thể học mà chơi, chơi mà học. Chính vì thế, chúng ta phải vận dụng lồng ghép các hoạt động phù hợp nhu cầu, sở thích, kích thích sự thi đua, tìm tòi học hỏi ở các em. Tuỳ từng nội dung bài học phải lựa chọn các hoạt động sao cho thật phù hợp. III. Phần kết luận, kiến nghị 1. Kết luận Từ các kết quả đạt được trong quá trình giảng dạy các em học sinh lớp 3A3 và 3A4, những kết quả đạt được thật đáng để tôi tiếp tục cố gắng hoàn thiện phương pháp giảng dạy cho nhiều đối tượng học sinh hơn. Từ các em học sinh rất sợ nói tiếng Anh, các em đã sử dụng tiếng Anh trong các hoạt động trên lớp cũng như trong việc hoàn thành bài tập về nhà. Từ việc khó ghi nhớ các từ vựng tiếng Anh, các em đã nhớ từ vựng tại lớp và có thể sử dụng được từ vựng trong việc thực hiện các kĩ năng trong cả bài học. Từ việc gặp khó khăn với việc tiếp thu bài trên lớp do còn yếu kĩ năng nghe, các em đã biết tương tác và phản biện. Các bài học không chỉ dừng lại ở các trang sách mà mở rộng ra rất nhiều hoạt động, gắn với nhiều hoạt động quen thuộc hàng ngày của các em. Mặc dù phải hoạt động nhiều hơn, chuẩn bị bài nhiều hơn và tìm tòi thông tin nhiều hơn, nhưng các chắn một điều rằng các em đã thực sự học và lĩnh hội rất nhiều bằng tiếng Anh. Tôi hoàn toàn tin tưởng rằng nếu áp dụng phương pháp này cho cả khối sẽ giúp kĩ năng tiếng Anh của học sinh được cải thiện rõ rệt. Để việc dạy và học tiếng Anh thực sự đáp ứng được nhu cầu sử dụng tiếng Anh đòi hỏi nỗ lực rất nhiều từ giáo viên và học sinh. Trong phạm vi các tổ chuyên môn, tôi cũng mạnh dạn đề xuất việc ghi hình các tiết dạy thao giảng để làm tư liệu tham khảo, học tập kinh nghiệm và khắc phục những khó khăn. Do điều kiện nghiên cứu, thời gian đầu tư có hạn, biện pháp nâng cao chất lượng giảng dạy chắc chắn còn nhiều thiếu sót. Do vậy, ý kiến đóng góp quý báu của các thầy cô, của các anh chị đồng nghiệp, của các cấp có thẩm quyền sẽ là nguồn động viên lớn lao và giúp cho biện pháp được hoàn chỉnh. 2. Kiến nghị Đây là một vài ý kiến nhỏ của tôi về việc sử dụng hoạt động TPR và TPRS để giúp học sinh tăng khả năng ghi nhớ từ vựng và mẫu câu vào trong giờ học Tiếng Anh ở lớp 3 trường tiểu học Lê Quý Đôn năm học 2023-2024 và đạt kết quả chuyển biến rõ rệt. Trong thời gian tới mong rằng các lớp học sẽ có nhiều tiết học trong phòng tiếng Anh. Các tiết học tiếng Anh xếp là tiết đôi, tạo điều kiện cho việc học, chơi, thực hành nói, viết bài được thuận lợi. Phòng giáo dục và tổ tiếng Anh có nhiều buổi sinh hoạt chuyên môn để giáo viên có cơ hội trao đổi và học tập các phương pháp hay từ đồng nghiệp. Trên đây là ý kiến chủ quan của cá nhân tôi nên không tránh khỏi những hạn chế. Tôi rất mong được sự đóng góp ý kiến, trao đổi từ đồng chí, đồng nghiệp và các chuyên viên để bản thân tôi ngày một tiến bộ hơn, hoàn thiện hơn và đề tài đạt hiệu quả cao nhất góp phần vào công cuộc giáo dục và đào tạo thế hệ trẻ, để đem tiếng Anh đến gần với các em, thâm nhập vào cuộc sống và trở thành công cụ giao tiếp hữu hiệu và đắc lực. Qua đó, tích lũy được thêm nhiều kinh nghiệm giảng dạy và nghệ thuật dạy học đạt kết quả cao nhất đáp ứng được yêu cầu giáo dục trong giai đoạn hiện nay. Xin chân thành cảm ơn sự đóng góp ý kiến của hội đồng khoa học và tất cả quý thầy cô. Chúc sức khoẻ và thành công. Bình Tân, ngày 10 tháng 3 năm 2024 Xác nhận của BGH Người viết Trịnh Thị Thu Thảo XÁC NHẬN CỦA PHÒNG GD-ĐT THỊ XÃ XÁC NHẬN CỦA UBND THỊ XÃ XÁC NHẬN CỦA UBND TỈNH TÀI LIỆU THAM KHẢO Sách hướng dẫn xây dựng, phát triển môi trường học và sử dụng ngoại ngữ trong các trường tiểu học. Chương trình học online “bồi dưỡng và phát triển năng lực sư phạm cho giáo viên tiếng Anh tiểu học” do trường đại học sư phạm thành phố Hồ Chí Minh tổ chức. Chương trình học trực tuyến “mạng lưới kết nối giáo viên ngoại ngữ” do trường đại học ngoại ngữ, đại học quốc gia Hà Nội tổ chức miễn phí cho tất cả các giáo viên trên toàn quốc được học và nâng cao trình độ giảng dạy bộ môn tiếng Anh. Chương trình giáo dục phổ thông- Chương trình tổng thể (Ban hành kèm theo Thông tư số 32/2018/TT-BGDĐTngày 26 tháng 12 năm 2018 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo). Global Success 3, NXB GD Việt Nam. Stephen D. Krashen. Principles and Practice in Second Language Acuisition. Tài liệu khóa học: Testing and Assessment. ĐH Ngoại ngữ Đà Nẵng. Tài liệu khóa học TESOL. Trung tâm tiếng Anh Simple English. Tp Hồ Chí Minh. PHỤ LỤC Phiếu khảo sát về cảm nhận khi được học tiếng Anh với các hoạt động TPR và TPRS 1. Phiếu lấy ý kiến của HS về việc học tiếng Anh (Dùng để khảo sát ý kiến của HS đầu học kì I) Năm học: 2023- 2024 Ngày khảo sát: 10/9/2023 Tô đậm các số tương ứng trong bảng hỏi dưới đây theo suy nghĩ của bạn về từng vấn đề trong việc học tiếng Anh của em 1 = không đồng ý 3 = đồng ý 2 = phân vân 4 = hoàn toàn đồng ý (Ghi chú: 1 là mức đánh giá thấp nhất, 4 là mức đánh giá cao nhất) Các vấn đề cần trả lời Tô đậm đáp án phù hợp nhất 1 Em thích học tiếng Anh 2 Em nhớ bài ngay tại lớp 3 Thành tích học tập của em trong môn tiếng Anh khá tốt 4 Em tích cực và chủ động trong các tiết học 5 Em sử dụng tiếng Anh trong các kĩ năng nhiều hơn 6 Em sử dụng công nghệ nhiều trong việc học tiếng Anh 7 GV đóng vai trò hỗ trợ, gợi mở, giúp đỡ 2. Phiếu lấy ý kiến của HS về chất lượng của biện pháp giảng dạy với TPR và TPRS (Dùng để khảo sát ý kiến của HS khi kết thúc học kì I) Năm học: 2023- 2024 Ngày khảo sát: 10/ 01/ 2024 Tô đậm các số tương ứng trong bảng hỏi dưới đây theo suy nghĩ của bạn về từng vấn đề trong các tiết học sử dụng phương pháp TPR và TPRS 1 = không đồng ý 3 = đồng ý 2 = phân vân 4 = hoàn toàn đồng ý (Ghi chú: 1 là mức đánh giá thấp nhất, 4 là mức đánh giá cao nhất) Các vấn đề cần trả lời Tô đậm đáp án phù hợp nhất 1 Em nhớ bài ngay tại lớp với phương pháp TPR và TPRS 2 Thành tích học tập của em được cải thiện 3 Giờ học thực sự bổ ích, em được học tập tích cực và chủ động. 4 Các tiết học rất hứng thú và đa dạng 5 Em sử dụng tiếng Anh trong các kĩ năng nhiều hơn 6 Em sử dụng công nghệ nhiều hơn để phục vụ việc học 7 GV đóng vai trò hỗ trợ, gợi mở, giúp đỡ BẢNG MẪU TÓM TẮT SÁNG KIẾN 1. Tên đề tài: “Vận dụng phương pháp TPR và TPRS trong việc phát huy khả năng ghi nhớ và sử dụng từ vựng Tiếng Anh cho học sinh cho học sinh lớp 3 trường tiểu học Lê Quý Đôn” 2. Nội dung lĩnh vực đề tài : Môn tiếng Anh khối 3 3. Tác giả: Họ và tên: Trịnh Thị Thu Thảo Sinh ngày: 13/ 06/ 1989 Chức vụ : giáo viên bộ môn tiếng Anh Bộ môn giảng dạy : tiếng Anh khối 2, 3 và 5 Nhiệm vụ công tác: Giáo viên - Trường TH Lê Quý Đôn - P. Bình Tân - Thị xã Buôn Hồ - Buôn Hồ - Đăk Lăk 4. Nội dung tóm tắt : Nội dung tóm tắt của sáng kiến: Được phân công giảng dạy môn tiếng Anh khối lớp 3 Trường TH Lê Quý Đôn, tôi nhận thấy đây chính là một môn học có vai trò rất quan trọng trong xây dựng những kiến thức đầu đời cho các em học sinh trong quá trình học một ngôn ngữ mới, một ngôn ngữ được xem như là ngôn ngữ toàn cầu. Với một vai trò quan trọng như vậy thì giáo viên tiếng Anh ngoài việc chỉ truyền tải kiến thức, đem niềm đam mê ngôn ngữ đến các em học sinh thì cũng đồng thời là người hướng dẫn các em từ các kỹ năng nghe- nói- đọc- viết. Nhưng để các em có thể thực hiện tốt các kỹ năng trên các em cần có một vốn từ vựng, câu văn tương đối nhưng với cách học truyền thống thì tình trạng học trước quên sau, học xong kiến thức học lớp 3 nhưng khi sang lớp 4 quên rất nhiều. Vì vậy tôi mạnh dạn chọn đề tài nghiên cứu viết sáng kiến: “Vận dụng phương pháp TPR và TPRS trong việc phát huy khả năng ghi nhớ và sử dụng từ vựng Tiếng Anh cho học sinh cho học sinh lớp 3 trường tiểu học Lê Quý Đôn” nhằm nâng cao chất lượng và giúp các em học sinh nắm vững kiến thức và ngày thêm yêu thích bộ môn tiếng Anh. Trong sáng kiến này, tôi đã chỉ ra được thực trạng, những thuận lợi khó khăn khi giảng dạy cũng như nêu được các giải pháp để học sinh tăng khả năng ghi nhớ từ vựng và mẫu câu. Bên cạnh đó, tôi cũng đã cố gắng kết hợp giữa học sinh - giáo viên chủ nhiệm - gia đình để từ đó góp phần xây dựng một môi trường dạy và học ngoại ngữ trong và ngoài trường học. Và tôi nhận thấy các em đã có những kết quả nhất định. Các em đã ghi nhớ kiến thức tốt hơn, có nhiều tiến bộ trong cả bốn kỹ năng nghe- nói- đọc và viết, tự tin có các bài thuyết trình trước thầy cô và bạn bè. - Phạm vi áp dụng sáng kiến lần đầu: lớp 3 trường TH Lê Quý Đôn, khả năng phổ biến lên các khối còn lại trong trường và hi vọng lan tỏa đến các trường học trong thị xã Buôn Hồ thông qua các buổi sinh hoạt chuyên môn tổ tiếng Anh để chia sẻ đến các anh chị em giáo viên tiếng Anh trong tổ. - Thời gian áp dụng sáng kiến lần đầu: năm học 2023 – 2024 - Hiệu quả mang lại : cuối năm học kỳ 1 năm học 2023-2024 tổng số học sinh hoàn thành tốt: 23 em, hoàn thành 41 em MỤC LỤC Nội dung Trang I. PHẦN MỞ ĐẦU 1 - 3 1: Lý do chọn đề tài 1 2: Mục tiêu, nhiệm vụ của đề tài 1 - 2 3: Đối tượng nghiên cứu 3 4: Giới hạn phạm vi nghiên cứu 3 5: Phương pháp nghiên cứu 3 II. PHẦN NỘI DUNG 3-17 1: Cơ sở lý luận 3 2: Thực trạng nghiên cứu 4 3: Nội dung và hình thức của giải pháp 5-15 4: Kết quả khảo nghiệm, giá trị khoa học của vấn đề nghiên cứu 15-17 III. PHẦN KẾT LUẬN – KIẾN NGHỊ 17-18 1: Kết luận 17 2: Kiến nghị. 18 B. BẢNG TÓM TẮT SÁNG KIẾN 1. Tên đề tài 2. Nội dung lĩnh vực đề tài 3. Tác giả 4. Nội dung tóm tắt
File đính kèm:
skkn_van_dung_phuong_phap_tpr_va_tprs_trong_viec_phat_huy_kh.doc