SKKN Vận dụng kiến thức ngữ pháp để phát triển kĩ năng giao tiếp qua Board Games trong tiết Language – Tiếng Anh 10 (Sách Global Success)
Tiếng Anh là chìa khóa để hội nhập và phát triển kinh tế hay nó có vai trò then chốt trong xu thế hội nhập hiện nay. Vì vậy, việc dạy và học Tiếng Anh như thế nào để đáp ứng được nhu cầu của xã hội đang là vấn đề quan trọng trong trong lĩnh vực giáo dục. Đặc biệt, trong những năm gần đây, nhằm thực hiện thành công mục tiêu của chương trình Giáo dục tổng thể 2018, việc phát triển kỹ năng giao tiếp (năng nghe, nghe- nói, đọc, viết) là vấn đề quan tâm hàng đầu trong dạy học Ngoại Ngữ nói chung và Tiếng Anh nói riêng.
Trong 4 kỹ năng nói trên, kỹ năng nghe và nói là hai trong 4 kỹ năng được cho là khó đối với học sinh vì đa số giáo viên và học sinh đều quan tâm nhiều hơn đến mục tiêu học để luyện đề, học để đạt điểm cao trong kỳ thi. Qua quá trình giảng dạy, tôi nhận thấy các bài “Language ” thường được thiết kế và giảng dạy theo đường hướng giao tiếp, tuy nhiên thực tế giảng dạy đa số giáo viên chưa chú trọng đến vận dụng kiến thức ngữ pháp được dạy để pháp triễn kỹ năng, đặc biệt là kĩ năng nói. Thậm chí một số em chưa thể tự nói một câu đơn giản một cách hoàn chỉnh bằng Tiếng anh.
Tóm tắt nội dung tài liệu: SKKN Vận dụng kiến thức ngữ pháp để phát triển kĩ năng giao tiếp qua Board Games trong tiết Language – Tiếng Anh 10 (Sách Global Success)

|||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||| 19 Board game 7: Unit 5- II. Language- Ngữ pháp (Present perfect ) KEY: 1. They have just found a suitable solution to the problem. 2. Since people invented the first computer, they have created many more interesting inventions. 3. The woman is very angry because her son has lost his smartphone. 4. We have been in Thailand many times. 5. It is the second time I have traveled Ho Chi Minh city. 6. Have you ordered pizza at this restaurant? Bước 3: Tiến trình lên lớp - Hướng dẫn luật chơi boardgame và mục tiêu, nhiệm vụ bài học cần thực hành: + Các thành viên đặt quân cờ của mình tại vị trí xuất phát (start), một thành viên tung xúc xắc, số chấm trên xúc xắc tương ứng với ô bàn cờ và người chơi phải thực hiện trả lời câu hỏi hoặc hoàn thành câu trong ô bàn cờ sử dụng cấu trúc câu hoặc nội dung mà trò chơi yêu cầu. + Lần lượt các thành viên luân phiên tung xúc xắc, 2 hoặc nhiều thành viên có thể đứng chung vị trí bàn cờ. + Tiếp tục các lượt chơi cho đến khi các thành viên đạt tới điểm đích (finish), người về đích đầu tiên sẽ là người chiến thắng và tiếp tục tìm ra người đứng thứ 2, 3, 4. |||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||| 20 - Chia lớp học thành nhóm, mỗi nhóm 4 – 5 học sinh. Sắp xếp sao cho mỗi nhóm có 1 học sinh có năng lực tiếng Anh trội hơn.Chính học sinh này sẽ vừa đóng vai trò người chơi, vừa là trọng tài để quyết định người chơi đã trả lời đúng hay chưa, có được đi hay không. Trong trường hợp, các thành viên vẫn thắc mắc, phân vân thì giáo viên sẽ hỗ trợ. - Thông báo thời gian cho hoạt động thường từ 5-7 phút. -Trong thời gian học sinh chơi theo nhóm, giáo viên di chuyển để hỗ trợ học sinh và ghi chép những lỗi sai chung, lỗi đặc trưng để sửa và những mặt tốt để tuyên dương, động viên các em. - Khi hết thời gian, giáo viên nhận xét và cùng học sinh đưa ra đáp án đúng cho tất cả các câu hỏi. Bước này rất quan trọng vì phần language cần sự chính xác về từ vựng, ngữ pháp, cấu trúc. Trong quá trình nói, học sinh có thể phát âm không rõ, hoặc bỏ sót từ. Mặt khác, có một số câu sẽ bị bỏ qua khi người chơi tung xúc xắc không đi qua hết các ô. Bước 4: Nhận xét đánh giá và thay đổi boardgame (nếu có) - Sau khi học sinh hoàn thành, giáo viên nhận xét, đánh giá hoạt động của học sinh trong đơn vị bài vừa thực hiện. Đồng thời tự đánh giá mức độ bài tập, hoạt động boardgame có phù hợp với năng lực từ vựng, ngữ pháp, kĩ năng và sở thích của học sinh trên địa bàn trường hay chưa? IV. Hiệu quả mang lại của sáng kiến 1. Về mặt định tính Trên đây là biện pháp “boardgame” mà tôi áp dụng đối với đối tượng học sinh ở 5 lớp 10 (A3, A7 ,A9, A12,A13) đang học theo chương trình Tiếng Anh 10 – global sucess. Sau khi áp dụng biện pháp, tối thấy rõ một số cải thiện về thái độ, kỹ năng nghe- nói ở học sinh và quan trọng nhất là các em đã hiểu các chủ điểm ngữ pháp một cách tự nhiên và áp dụng nó rất chính xác, các em bước đầu đã có tiến bộ rõ rệt so với ban đầu, cụ thể ở các mặt: 1.1. Về khả năng nghe- nói - Học sinh rất có hứng thú với phương pháp luyện tập “ Boardgame” - Học sinh có thể nghe và hiểu và vận dụng được các điểm ngữ pháp vào thực tế - Sau nhiều lần học ngữ pháp qua “ boardgame” các em đã nói được các câu Tiếng anh đúng ngữ pháp một cách tự tin hơn. 1.2 Về một số năng lực khác - Phát triển được khả năng tự học, khả năng hợp tác giữa các thành viên khi làm “ boardgame” và sử dụng nó trong các tiết học . - Kỹ năng xử lý vấn đề cũng được nâng cao. Một số em ban đầu nói các câu tiếng anh đúng ngữ pháp thấy rất khó khăn nhưng sau khi chơi trò chơi này các em đã cải thiện |||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||| 21 Sales Getting started Reading Listening Speaking Writing CLIL Looking.._ Project đáng kể. - Các em trở nên tự tin và mạnh dạn tương tác trong các hoạt động được tổ chức Việc học ngữ pháp thông qua hoạt động luyện nghe- nói thường xuyên không những giúp học sinh cải thiện kỹ năng nghe- nói Tiếng Anh của bản thân mà còn tạo được hứng thú học tập cho các em đối với bộ môn này , nhất là cải thiện không khí trong các tiết Language, vốn dĩ rất khô khan trước đó. Các em chăm học hơn, có khả năng tự học, tự tìm tòi và tâm lý thoải mái khi học tiết Language. 2. Về mặt định lượng Qua khảo sát bằng cách phát phiếu điều tra 150 học sinh lớp 10 trường THPT HỒNG LĨNH (XEM PHỤ LỤC), tôi đã thu thập số liệu và đi đến nhận xét sau: Qua phiếu khảo sát thái độ học tập cho thấy 56,7% các em thích và rất thích môn Anh văn. Đây là điều kiện tinh thần thuận lợi cho giáo viên giảng dạy. Mặt khác khi so sánh các tiết, tiết Laguage (Ngôn ngữ) được coi là một trong những tiết dễ nhất. (XEM bảng 1, PHỤ LỤC) Bảng 1: Phiếu điều tra nhận thức của học sinh đối với môn tiếng Anh: Tiêu chí Nội dung Số lượng (150) Tỉ lệ Theo em, tiết nào trong môn tiếng Anh DỄ nhất? Bắt đầu ( Getting Started) 21 14% Ngôn ngữ ( Language) 28 18.7% Đọc( Reading) 12 8.0% Nghe( Listening) 8 5.3% Nói( Speaking) 15 10.0% Viết( Writing) 13 8.7% Communication and Culture/ CLIL 21 14.0% Looking back (+ Project) 32 21.3% |||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||| 22 0 20 40 60 80 Rất thích Thích Bình thường Không Thích Chart Title Series 1 Column1 Column2 Về việc học và rèn luyện tiếng Anh của học sinh: 84,7% học sinh có phản hồi tích cực với tài liệu lồng ghép trong trò chơi GV thiết kế. Câu hỏi phù hợp với khả năng của HS và giúp các em tập luyện kĩ năng nói. (XEM bảng 2, PHỤ LỤC) Bảng 2: Phiếu điều tra về việc học và làm bài tập từ vưng ngữ pháp trong phần Language, tiếng Anh 10 của học sinh: Tiêu chí Nội dung Số lượng (150) Tỉ lệ % Theo em làm bài tập bài tập từ vựng và ngữ pháp trong SGK và boardgame GV thiết kế, bài tập nào hiệu quả hơn? Vì sao? SGK hiệu quả hơn 23 15,3% Tài liệu GV thiết kế hiệu quả hơn 127 84,7% Vì: Như Ý–lớp 10A3 “Giảm áp lực học tập trong giờ học, thay đổi không khí tạo sự thoải mái trong các tiết học, khiến học sinh ham thích học Tiếng anh.” Diệu Hằng- lớp 10 A9 “Hỗ trợ cải thiện và nâng cao khả năng phát âm, kỹ năng Speaking ..” Điểu Hiền- lớp 10 A7 “Giúp học sinh tạo được phản xạ tiếp nhận và trả lời thông tin nhanh hơn.” Thành An 10 A7 “ Vui, bài tập vừa sức ” |||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||| 23 V. Khả năng ứng dụng và triển khai: Về khái niệm, ‘board games’ truyền thống được hiểu là những loại trò chơi trí tuệ mà người chơi sử dụng một cái bảng (ô vuông hoặc hình chữ nhật), và di chuyển các “quân” trên bảng đó theo một hệ thống các quy luật để tranh đấu với nhau. Theo thời gian, khái niệm này đã được mở rộng dần, dẫn tới bao quát rất nhiều loại trò chơi trí tuệ khác nhau. Sử dụng ‘board games’ trong giảng dạy tiếng Anh, đặc biệt là giảng dạy kỹ năng nói, giúp thay đổi không khí trong tiết học, làm cho các bài học bớt căng thẳng và dễ hiểu hơn, giúp người học dễ nhớ và tiếp thu kiến thức một cách sâu sắc. Việc chơi trò chơi theo nhóm từ 3 đến 4 học sinh cũng giúp tăng cơ hội thực hành ngôn ngữ cho người học đối với những lớp học đông như các trường phổ thông hiện nay. Sử dụng ‘board games’ trong dạy kỹ năng nói tiếng Anh và củng cố ngữ pháp cụ thể ở tiết Language là một trong những giải pháp nhằm đổi mới, nâng cao chất lượng dạy học theo định hướng phát triển năng lực nghề nghiệp cho người học. Vì tính ưu việt ,và dễ thực hiện của nó nên tôi hi vọng kĩ thuật dạy học tích cực này sẽ được áp dụng rộng rãi cho mọi cấp học để phát huy khả năng tiềm ẩn vốn có của học sinh, cũng như nâng cao chất lượng học ngoại ngữ hướng tới tiếp cận đầy đủ các kĩ năng. VI. Ý nghĩa của sáng kiến Ý nghĩa to lớn tôi nhận ra khi thử nghiệm cách đưa boardgame vào tiết Language đó là “Đổi gió cách học ngữ pháp tiếng anh” mà từ trước đến nay bản thân tôi đã học và dạy học suốt những năm qua. Ngoài ra, khi xem các video và tài liệu về dạy ngữ pháp của một số nước tôi nhận thấy cách học ngữ pháp tiếng Anh của người Việt khác khá nhiều điểm so với họ nên tôi đã thiết kế các hình ảnh gắn liền với văn hóa thuần Việt nhằm tạo ra cốt truyện gần gũi cho trò chơi, cũng như đáp ứng các chủ đề chủ điểm trong nội dung sách giáo khoa. Các Boardgame giáo viên có thể giao cho các nhóm học sinh tự chuẩn bị ở nhà trên giấy A3, Ao , và kết quả thu được là các sản phẩm đầy màu sắc và qua đó kĩ năng làm việc nhóm, nghiên cứu bài học trước của học sinh _ một kĩ năng học hiện nay đang được áp dụng, phát huy một cách hiệu quả nhất. Học sinh lúc này có cảm giác tự làm chủ kiến thức và chủ động tiếp nhận các kiến thức ngữ pháp vốn dĩ rất khô khan một cách rất thu hút, tập trung. |||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||| 24 KẾT LUẬN BIỆN PHÁP I. Kết luận Trăn trở với việc đổi mới cách dạy ngữ pháp vốn dĩ khô khan từ trước đến nay là trăn trở từ lâu của bản thân và kết hợp với đó là cải thiện kỹ năng nghe- nói Tiếng Anh nhằm phát triển phẩm chất và năng lực cho học sinh nghe- nói chung và đặc biệt là học sinh đang học chương trình dạy Tiếng Anh theo năng lực nghe- nói riêng là một nhiệm vụ hết sức cần thiết, đòi hỏi giáo viên phải có năng lực và lòng nhiệt huyết cùng với sự giúp đỡ của gia đình và nhà trường. Là một giáo viên ngôn ngữ cũng như bao đồng nghiệp khác, tôi luôn mong muốn mang đến cho các em học sinh những giờ học thực sự sinh động, hấp dẫn tạo điều kiện cho các em thể hiện tài năng và đặc biệt là tạo cơ hội cho các em khám phá và những bạn học sinh dù chưa tự tin trước đó giờ cũng có thể bình đẳng tham gia hoạt động một cách tự tin nhất , tự hình thành những kỹ năng cần thiết để hội nhập trong xu thế mới. “Vận dụng kiến thức ngữ pháp để phát triển kĩ năng giao tiếp qua Board games trong tiết Language” là một trong những nổ lực của bản thân với mục tiêu là tạo được môi trường nghe- nói Tiếng Anh phù hợp cho học sinh, ngay cả trong tiết được xem là khô khan như Language để giúp các em từng bước hoàn thiện kỹ năng này. Trên cơ sở đó giúp các em có khả năng giao tiếp Tiếng Anh cơ bản khi học tập và làm việc ở nước ngoài Sau quá trình tiếp thu và hình thành các kĩ năng học tập theo phương pháp mới, học sinh đã trở nên tích cực, khả năng phản xạ nhanh, không còn tình trạng nói nhưng rụt rè vì sai ngữ pháp cơ bản. Với những kết quả ban đầu thu được trong thời gian vừa qua tôi đã mạnh dạn viết kinh nghiệm này với mong muốn được góp phần nâng cao chất lượng giảng dạy môn tiếng Anh. Tôi hy vọng sẽ góp phần giúp mỗi giáo viên dạy tiếng Anh có cách nhìn nhận vấn đề theo hướng tích cực, mới mẻ và sáng tạo hơn trong sự nghiệp giảng dạy của mình. Kết quả học tập tiến bộ của học sinh là động lực thúc đẩy, khích lệ tôi không ngừng say mê nghiên cứu đổi mới phương pháp dạy học cho phù hợp với các đối tượng học sinh, cho phù hợp với xu thế chung của sự nghiệp giáo dục. II. Đề xuất Trong quá trình thực hiện, cách đánh giá, nhìn nhận vấn đề và giải quyết vấn đề, những quan điểm mà cá nhân tôi đưa ra không thể tránh khỏi những thiếu sót, những |||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||| 25 khía cạnh cần phải bàn luận thêm. Để giải pháp này gần hơn với thực tế giảng dạy, tôi xin đề xuất một số vấn đề sau Đối với tổ chuyên môn - Khi tổ chức họp tổ chuyên môn cần dành nhiều thời gian nghiên cứu, thảo luận ưu điểm và nhược điểm, đóng góp thêm những ý kiến tích cực để giải pháp ngày càng được hoàn thiện hơn và được sử dụng rộng rãi cho các khối lớp. Đối với giáo viên - Luôn nâng cao tinh thần học hỏi từ đồng nghiệp về phương pháp và kỹ thuật dạy học tích cực nhằm hướng tới mục tiêu nâng cao chất lượng giảng dạy của bộ môn - Tham gia tích cực các khóa học về đổi mới phương pháp dạy học, đổi mới tư duy về cách nhìn nhận vấn đề theo hướng tích cực, mới mẻ và sáng tạo Đối với học sinh - Cần nâng cao năng lực tự học, phẩm chất chăm chỉ và trách nhiệm đối với nhiệm vụ học tập của bản thân - Phải thường xuyên luyện tập, đánh giá sự tiến bộ của bản thân sau mỗi quá trình cải thiện khả năng nghe nói. |||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||| 26 PHỤ LỤC Phiếu khảo sát học sinh sau khi thực hiện đề tài Bảng 1: Phiếu điều tra nhận thức của học sinh đối với môn tiếng Anh: Tiêu chí Nội dung Đánh X ( vào ô lựa chọn) Theo em, tiết nào trong môn tiếng Anh DỄ nhất? Bắt đầu ( Getting Started) Ngôn ngữ ( Language) Đọc( Reading) Nghe( Listening) Nói( Speaking) Viết( Writing) Communication and Culture/ CLIL Looking back (+ Project) *Khác: tiếng Anh là môn bắt buộc ở trường, học để lên lớp, đi du lịch, nghe nhạc, xem phim, Bảng 2: Phiếu điều tra về việc học và làm bài tập từ vưng ngữ pháp trong phần Language, tiếng Anh 10 của học sinh: Tiêu chí Nội dung Đánh X ( vào lựa chọn) Theo em làm bài tập bài tập từ vựng và ngữ pháp trong SGK và boardgame GV thiết kế, bài tập nào hiệu quả hơn? Vì sao? SGK hiệu quả hơn Tài liệu GV thiết kế hiệu quả hơn Vì: |||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||| 27 TÀI LIỆU THAM KHẢO nhon-4397521.html trong-day-hoc-ngu-phap-tieng-anh-cho-sinh-vien-khong-chuyen-ngu-truong-d.htm 185230806204312595.htm phat-trien-nang-luc-nguoi-hoc/
File đính kèm:
skkn_van_dung_kien_thuc_ngu_phap_de_phat_trien_ki_nang_giao.pdf