SKKN Vận dụng các trò chơi trong giảng dạy môn Ttiếng Anh cấp THCS nhằm tạo hứng thú cho học sinh trong các giờ học ở Trường TH&THCS Kim Đồng
Mục tiêu giáo dục hiện nay đang tập trung vào phát triển tính năng động, sáng tạo và tích cực của học sinh nhằm tạo ra khả năng nhận biết và giải quyết vấn đề cho các em. Để đạt được mục tiêu này, không gì hơn là phải đổi mới phương pháp dạy học, đây là vấn đề tất yếu là chủ trương đúng đắn của Đảng và nhà nước ta.
Đổi mới phương pháp dạy học hướng đến việc coi trọng người học, coi học sinh là chủ thể của mọi hoạt động, khuyến khích các em học tập tích cực, chủ động, sáng tạo. Nói cách khác, đổi mới phương pháp dạy học là quá trình chuyển từ phương pháp thầy tuyết trình, phân tích ngôn ngữ- trò nghe và ghi chép thành phương pháp mới thầy là người tổ chức, hướng dẫn, giúp đỡ hoạt động học tập.
Luật giáo dục 2009 nói rằng, giáo dục phổ thông nhằm phát triển toàn diện cho người học về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mỹ, kỹ năng cơ bản, phát triển năng lực cá nhân, tính năng động và sáng tạo; hình thành nhân cách con người Việt Nam xã hội chủ nghĩa và trách nhiệm công dân; chuẩn bị cho người học tiếp tục học chương trình giáo dục đại học, giáo dục nghề hoặc tham gia lao động, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc
Trò chơi xuất phát từ tiếng Latin, có nghĩa là “trò đùa”Trò chơi là một hoạt động được phát triển bởi một hoặc nhiều cá nhân, với mục đích trước mắt là để giải trí. Tuy nhiên, ngoài việc giải trí, một chức năng khác của trò chơi là phát triển kỹ năng và khả năng trí tuệ, vận động. Trò chơi tạo ra môi trường học tập vui vẻ.Trò chơi có thể xua tan sự buồn tẻ của giờ học thay vào đó là tạo ra môi trường học tập vui vẻ làm tăng sự hứng thú của học sinh đối với việc học, khiến họ luôn sẵn sàng tham gia vào giờ học.
Tóm tắt nội dung tài liệu: SKKN Vận dụng các trò chơi trong giảng dạy môn Ttiếng Anh cấp THCS nhằm tạo hứng thú cho học sinh trong các giờ học ở Trường TH&THCS Kim Đồng

tranh trên powerpoint - and form their personality Phổ biến luật chơi: - chia lớp thành 2 nhóm. - Chiếu học sinh xem tranh trong 15 giây, yều cầu học sinh không được viết mà chỉ ghi nhớ. - Cho ẩn slide các hình ảnh vừa chiếu. - Học sinh làm việc theo nhóm viết các từ trên giấy A3 trong 20 giây. - Gọi đại diện nhóm lên dán kết quả trên bảng. - Nhóm nào viết đúng nhiều từ và nhanh hơn sẽ là đội chiến thắng. Tiến hành trò chơi: Giáo viên hô hiệu lệnh và tiến hành trò chơi. Ý nghĩa trò chơi mang lại: Giúp học sinh tìm ra các từ vựng đã và chưa học liên quan đến nội dung tiết học từ đó giáo viên giới thiệu dẫn dắt vào bài học. Hình ảnh các slide minh họa 1.5/ Trò chơi: “Transfer information” Đối với lớp 9 là năm cuối cấp, tâm lý lứa tuổi các em thay đổi, các em ít muốn tham gia vào các trò chơi như “Funny step” hay “Who has better memory?”. Vì vậy, giáo viên thường tổ chức trò chơi rất đơn giản như trò chơi “Transfer information”hoặc “Crossword”. English 9: Period 10 - Unit 2 Clothing “READ p.17-18” Mục đích: tạo được không khí vui tươi trước khi vào tiết học và giáo chọn câu truyền tin để dẫn dắt vào nội dung bài học. Chuẩn bị: Một câu tiếng Anh, giấy bút để khi học sinh cuối cùng truyền tin GV ghi lại. Luật chơi: Chia lớp thành 2 đội, mối đội chọn 4 học sinh tham gia vào trò chơi. - Học sinh đứng xếp hàng và cách nhau một khoảng cách nhất định. - Một học sinh lên bảng và nhận bản tin từ giáo viên, sau đó vào thì thầm vào tai học sinh kế tiếp và làm lần lượt đến học sinh cuối cùng, học sinh cuối cùng sẽ lên bảng và đọc lại câu vừa nhận được cho giáo viên. - Đội nào truyền tin trước và đúng thì là đội chiến thắng. (Nếu trường hợp cả hai đội không truyền đúng tin thì tùy vào bản tin GV nhận được sẽ quyết định đội thắng) Tiến hành trò chơi: Giáo viên gọi 4 học sinh của mỗi đội được nhóm chọn để tham gia trò chơi đứng thành 2 hàng và bắt đầu tiến hành trò chơi theo hiệu lệnh của giáo viên “Vietnamese women today often prefer to wear modern clothing at work” Giáo viên chọn 2 đội để thi với nhau, mỗi đội chọn 5 học sinh, và các học sinh đứng cách xa nhau. Hai đội đứng thành 2 hàng và giáo viên gọi bạn đầu tiên lên và đọc câu cần truyền. Khi 2 học sinh đứng đầu nghe xong về nói thì thầm vào tai bạn kế tiếp và lần lượt đến học sinh cuối cùng sẽ lên đọc lại trước lớp và cô giáo sẽ ghi lại nội dung của 2 nhóm lên bảng và sau đó sẽ đọc lại câu đáp án của giáo viên và nhận xét cho điểm cho mỗi đội. Ý nghĩa trò chơi mang lại: Trò chơi này cũng là bước khởi động tạo cho các em một không khí học tập vui tươi trước khi vào tiết học mới và cũng để giới thiệu vào nội dung bài học mới. 2/ Trò chơi cho phần “During-stage”: Ngoài phần khởi động giáo viên tổ chức trò chơi nhằm tạo hứng thú cho học sinh trước khi vào bài học, thì trong giai đoạn giải quyết các bài tập đọc hiểu thì cũng có nhiều trò chơi như: lucky number, Who’s a millianaire? Đối với tôi trong quá trình giảng dạy tùy vào nội dung kiểu bài mà tổ chức trò chơi cho phù hợp. Tôi thường tổ chức trò chơi trong tiết đọc ở khối lớp 8,9 và một số bài đọc ở lớp 6,7. Đối với trò chơi đồng đội như Lucky number, Who’s a millianare? thì cũng rèn cho học sinh tính hợp tác, chia sẻ và giúp đỡ. Đối với trò chơi này, khi chia nhóm giáo viên phải phân bố học sinh đồng đều gồm có khá, giỏi, yếu TB, và luôn nhắc nhở học sinh khá giỏi giúp đỡ các học sinh trung bình, yếu. Động viên khuyến khích các em học sinh yếu trả lời đúng sẽ cộng điểm cao hơn, vì vậy các em luôn có ý thức giúp đỡ đồng đội của mình tham gia tích cực trong trò chơi. 2.1/ Trò chơi “Who’s a millionaire?” English 8 Period 29- Unit 6: THE YOUNG PIONEERS CLUB Lesson 3: “READ” Sau khi cho học sinh đọc hiểu nội dung bài đọc, giáo viên thiết kế một trò chơi “Who’s a millionaire?” để khai thác nội dung của bài đọc như sau: Mục đích: Tổ chức trò chơi để tìm hiểu nội dung của bài đọc. Chuẩn bị: - 1 gói câu hỏi gồm 8 câu được thiết kế trên powerpoint. - 8 bảng con và phấn - Bầu một thư kí ghi điểm cho phần thi Giáo viên thiết kế trò chơi với 1 gói câu hỏi gồm 8 câu. Nội dung các câu hỏi xoay quanh trong bài đọc và nội dung các câu hỏi sẽ từ dễ đến khó. Đây là nội dung gói câu hỏi trong trò chơi này: 1. Vietnamese Youth from ___________ years of age can join the Youth Union. A. 15 to 31 B. 18 to 30 C. 18 to 31 D. 16 to 30 2. In ___________ the Youth Union was officially named as it is today. A. December 1977 B. December 1976 C. October 1977 D. October 1976 3. The Union was found by ____________ A. Vo Nguyen Giap B. Pham Van Dong C. Ho Chi Minh D. Nong Duc Manh 4. The Youth Union was founded on ______________ A. March 26th, 1931 B. March 26th, 1930 C. March 26th, 1921 D. March 26th, 1920 5. The first name of The Youth Union was ___________ A. Vietnam Communist Youth Union B. HCM Communist Youth Union. C. The Vietnam Youth Federation. D. The Vietnam students Union. 6. The complete name of the Youth Union is ______________ A. The Vietnam students Union. B. The Vietnam Youth Federation. C. Vietnam communist Youth Union D. HCM Communist Youth Union. 7. Some social activities of the Youth Union are _____________ A. Helping the Handicapped B. Cleaning the Environment C. Green Summer Volunteers D. All 3 options are correct. Campaign and other similar movements 8. The activities aim to help the young _______________ A. develop their public awareness B. form their personality C. develop their public awareness D. encourage good citizenship *Phổ biến luật chơi: Sau khi giáo viên trình chiếu câu hỏi và đọc qua câu hỏi, học sinh ra đưa ra câu trả lời đúng bằng cách ghi câu trả lời A, B, C hoặc D trên bảng con trong thời gian 10 giây, học sinh đưa bảng con lên sau 10 giây sớm sẽ bị phạm qui và không được tính điểm câu hỏi đó. Số điểm các câu cụ thể như sau: từ câu 1 đến câu 4 mỗi câu đúng được 1 điểm, từ câu 5 đến câu 8 sẽ đạt 1,5 điểm. Nếu học sinh sai ở câu hỏi nào thì học sinh buộc phải dừng cuộc thi tại câu hỏi đó. Học sinh nào trả lời hết 8 câu hỏi sẽ trở thành triệu phú trong trò chơi. *Tiến hành trò chơi: Giáo viên gọi 8 học sinh xung phong tham gia vào trò chơi vào vị trí ngồi, giáo viên hô hiệu lệnh và trình chiếu câu hỏi. Học sinh đọc và ghi câu trả lời vào bảng con và giơ lên khi nghe hiệu lệnh. Cách tính điểm cho trò chơi như sau: nếu không có học sinh nào trả lời được hết 8 câu hỏi thì giáo viên cộng điểm dồn các câu hỏi và ghi điểm cho từng em, nếu điểm đạt từ 8 điểm trở lên, còn nếu điểm thấp giáo viên sẽ cộng điểm vào kiểm tra miệng hoặc kiểm tra 15 phút. Hình ảnh minh họa một số slide câu hỏi của trò chơi. Ý nghĩa của trò chơi mang lại: Trò chơi để khai thác nội dung bài học tuy nhiên giáo viên tổ chức trò chơi nhằm mục đích tạo được không khí sôi động, gây hứng thú cho học sinh trong học tập. 2.2/ Trò chơi: “Lucky Numbers” Đây là một trò chơi đồng đội mà giáo viên thường xuyên tổ chức để khai thác nội dung tiết “READ” hoặc “LISTEN AND READ”. English 8: Period 78 Unit 15: COMPUTERS- Lesson 1: Listen and read. *Mục đích: Chuẩn bị: - Chuẩn bị gói câu hỏi câu hỏi gồm 8 câu (5 câu hỏi và 3 câu Lucky Number) trên powerpoint. *Questions: 1. What is the problem with the printer? 2. Does Nam know why the printer isn’t working? 3. Who does Nam ask for advice? 4. Where did Mr. Nhat buy the printer? 5. What do Nam and Mr. Nhat decide to do at the end of the conversation? - Kê bàn ghế thành 2 dãy. Phổ biến luật chơi: - Chia lớp thành 2 đội. - Mỗi đội chọn câu hỏi và trả lời đúng được 2 điểm, nếu sai giành quyền trả lời cho đội còn lại. - Nếu chọn đúng ô Lucky Number thì được 2 điểm và được quyền chọn ô tiếp theo. Tiến hành trò chơi: Yêu cầu học sinh ngồi vào vị trí như đã phân chia. Giáo viên trình chiếu ô số, học sinh lần lượt chọn ô và trả lời câu hỏi. Tổng kết đội chơi đội nào nhiều điểm hơn sẽ là đội chiến thắng. Mục đích của trò chơi: Khai thác tìm hiểu nội dung bài học bằng cách tổ chức trò chơi để kiểm tra mức độ hiểu bài của học sinh. Một số hình ảnh minh họa của học sinh lớp 8/2 3/ Trò chơi cho phần POST-STAGE: Post – stage là một phần không kém phần quan trọng trong tiết học, đây là giai đoạn giáo viên cũng cố nội dung bài học để khắc sâu kiến thức cho học sinh. Tùy vào mỗi kiểu bài mà giáo viên chọn các hoạt động phù hợp với nội dung kiểu bài và trình độ học sinh, nhằm giúp học sinh cũng cố lại kiến thức vừa học. Sau đây là một số trò chơi giáo viên cũng cố nội dung cho học sinh đối tượng đa phần là người dân tộc thiểu số. 3.1/ Trò chơi “Wordsquare” English 6 Period 10- Unit 2: MY HOUSE-lesson 2: A CLOSER LOOK 1 Mục đích: Ôn lại các từ về các đồ dùng trong nhà vừa được học trong tiết học này bằng trò chơi giúp học sinh hứng thú hơn, vui vẻ hơn và dễ nhớ từ hơn. Chuẩn bị: - Bảng trò chơi được kẻ trên giấy rô-ki - Bút lông (đỏ và xanh) - Nam châm Nêu tên trò chơi: Wordsquare Phổ biến luật chơi: - Chia lớp thành 2 đội, mỗi đội có 3 học sinh. - Học sinh đứng xếp 2 hàng. - Lần lượt từng học sinh của mỗi đội lên khoanh vào từ hàng ngang hoặc hàng dọc. Trong thời gian 1 phút 30 giây đội nào tìm từ nhiều hơn sẽ là đội chiến thắng. Tiến hành trò chơi: Giáo viên chọn học sinh theo sự xung phong vào 2 đội và tiến hành trò chơi. Ý nghĩa trò chơi mang lại: Trò chơi là cách để cũng cố lại các từ vựng vừa học, vừa giúp học sinh thư giản sau gần một tiết học. Đa số các học sinh tham gia và cổ động viên rất hứng thú khi tham gia trò chơi và cổ động cho đồng đội. Đây cũng là cách hữu hiệu làm thay đổi bầu không khí học tập vừa giúp học sinh học tập hiệu quả hơn. Hình ảnh học sinh lớp 6 tham gia trò chơi 3.2/ Trò chơi: “Slap the board” English 6 – Period 17- Unit 3: MY FRIENDS – Lesson 2: A CLOSER LOOK 1 Mục đích: Ôn lại các từ vựng chỉ tính cách vừa học trong phần từ mới. Chuẩn bị: các từ vựng được viết trên bìa cứng, băng keo Phổ biến luật chơi: Chia lớp thành 2 đội, mỗi đội có 3 học sinh, học sinh đứng sắp hàng trước bảng. - Giáo viên đọc từ vựng bằng tiếng việt và học sinh từng đội chạy lên đập vào từ bằng tiếng Anh giáo viên đã dán trên bảng. - Nhóm nào đập vào nhanh và đúng nhiều hơn sẽ chiến thắng trò chơi. Tiến hành trò chơi: Giáo viên gọi những học sinh xung phong lên và tiến hành trò chơi (giáo viên cử một học sinh làm thư kí ghi kết quả của từng đội) VI. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU: Qua một năm nghiên cứu và áp dụng một số trò chơi của riêng mình cũng như các trò chơi đặc trưng của bộ môn Tiếng Anh vào trong quá trình giảng dạy, bản thân tôi đã đạt được kết quả hết sức khả quan. Trước tiên, những trò chơi tuy đơn giản đối với nhiều đối tượng học sinh ở vùng thuận lợi, tuy nhiên đối với học sinh của chúng tôi, để tổ chức thành công trò chơi, và thu hút nhưng đối với đối tượng của học sinh chúng tôi để tham gia trong những trò chơi cũng là một thử thách. Tuy nhiên, trong quá trình tổ chức các trò chơi giáo viên đã động viên, thậm chí đưa ra những gợi ý đơn giản giúp học sinh gợi nhớ và tự tin để tham gia nhiệt tình vào các trò chơi. Trò chơi cũng là phương pháp giúp các em thư giản, vui chơi trước khi bước vào tiết học mới là đây cũng là phương pháp giúp các học sinh ôn lại kiến thức cũ, từ vựng, mẫu câu. Từ đó, học sinh dần biến chuyển yêu thích hơn trong học tập và kết quả học tập cũng được nâng lên hằng năm. Điều đó cũng chứng minh cho kết quả tương đối khả quan trong một bài kiểm ở một số lớp như sau: *Kết quả khảo sát đầu năm học: Lớp TSHS < 3,5 3,5-4,9 5-6,4 6,5-7,9 8-10 SL TL SL TL SL TL SL TL SL TL 6 37 10 27% 12 32,4% 8 21,6% 5 13,5% 2 2,7% 7/1 24 8 33,3% 7 29,2% 5 20,8% 2 8,3% 2 8,3% 7/2 25 7 28% 8 32% 6 24% 2 8% 2 8% 8 29 8 27,6% 11 37,9% 5 17,2% 2 6,9% 3 10.3% *Kết quả bài kiểm tra cuối học kì I: Lớp TSHS < 3,5 3,5-4,9 5-6,4 6,5-7,9 8-10 SL TL SL TL SL TL SL TL SL TL 6 37 1 2,7% 10 27% 19 51,4% 4 10,8% 3 8,1% 7/1 24 0 6 25% 13 54,2% 3 12,5% 2 8,3% 7/2 25 0 10 40% 11 44% 3 12% 1 4% 8 29 1 3,4% 6 20,7% 17 58,6% 4 13,8% 1 3,4% VII. KẾT LUẬN Có thể nói trong giai đoạn hiện nay, tiếng Anh đóng vai trò hết sức quan trọng trong cuộc sống và hội nhập kinh tế quốc tế như hiện nay, nhận thấy được tầm quan trọng đó, nhà nước ta đã và đang thay đổi phương pháp giảng dạy tiếng Anh để đáp ứng và bắt kịp xu thế thời đại. Tuy nhiên, tùy thuộc vào trình độ nhận thức của học sinh tại những nhiều địa phương, vùng miền khác nhau thì các em có sự nhận thức khác nhau. Mà đặc biệt là đối với học sinh miền núi như nơi tôi đang công tác thì sự tiếp thu kiến thức của học sinh còn chậm và hầu như các em chưa hiểu tầm quan trọng của việc học tiếng Anh. Vì vậy, từ thực tế đó qua những năm công tác bản thân tôi đã tìm ra biện pháp nhằm giúp học sinh có hứng thú hơn trong học tập thông qua các trò chơi đơn giản. Cũng qua đó giúp học sinh ngày nào cũng ôn lại từ vựng và một số mẫu câu đã học, ngày qua ngày như vậy giúp cho vốn từ và kiến thức của các em được cải thiện hơn, giúp các em giảm bớt căng thẳng trong các giờ dạy tiếng Anh, thêm vào đó chất lượng bộ môn dần dần có bước chuyển biến mới, chất lượng giáo dục cũng được cải thiện, đáp ứng được phần nào theo định hướng của đề án ngoại ngữ quốc dân trong giai đoạn hiện nay. Tuy đã cố gắng nhiều song trong quá trình thực hiện đề tài chắc chắn khó tránh khỏi những thiếu sót và hạn chế nhất định. Vì vậy, bản thân tôi rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến của các đồng nghiệp, của hội đồng thẩm định để đề tài sớm được hoàn thiện hơn và đưa vào áp dụng rộng rãi ở các trường bạn nhằm giúp cho học sinh học tốt hơn ở bộ môn này. Tôi xin chân thành cảm ơn! VIII. ĐỀ NGHỊ Xuất phát từ cơ sở lý luận, cơ sở thực tiễn, mục tiêu đổi mới của dạy học môn tiếng Anh, cũng như từ những thành công và hạn chế của đề tài này. Để góp phần cải thiện việc dạy học môn tiếng Anh theo xu thế mới, bản thân tôi có những kiến nghị sau: - Nếu đề tài này được hội đồng thẩm định đánh giá cao thì tôi mong muốn được chia sẽ kinh nghiệm này cho các trường học ở vùng cao ở huyện này áp dụng nhằm mục đích tạo sự hứng thú trong học tập cho học sinh và để phát triển kỹ năng nói cho học sinh. - Ngoài ra nếu cho đề tài nào hay cũng nên chia xẽ cho các giáo viên giảng dạy trên địa bàn huyện để học hỏi và vận dụng trong quá trình giảng dạy. - Cần mở các lớp tập huấn chuyên môn về phương pháp dạy và kiểm tra đánh giá theo công văn mới để các giáo viên mới học hỏi nhằm nâng cao trình độ chuyên môn. IX. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Sách giáo khoa Tiếng Anh 6-Global Sucess (Nhà xuất bản giáo dục Việt Nam) 2. Sách giáo viên Tiếng Anh 6 -Global Sucess (Nhà xuất bản giáo dục Việt Nam) 3. Sách giáo khoa Tiếng Anh 7 (Nhà xuất bản giáo dục Việt Nam) 4. Sách giáo khoa Tiếng Anh 8 (Nhà xuất bản giáo dục Việt Nam) 5. Sách giáo khoa Tiếng Anh 9 (Nhà xuất bản giáo dục Việt Nam) 6. Một số vấn đề đổi mới phương pháp dạy học môn Tiếng Anh trung học cơ sở. (Nhà xuất bản giáo dục) 7. Luật Giáo dục năm 2009. X. MỤC LỤC TT Phụ lục Trang 1 Tên đề tài 1 2 Đặt vấn đề 1-2 3 Cơ sở lý luận 2 4 Cơ sở thực tiễn 2-3 5 Nội dung nghiên cứu 3-10 6 Kết qủa nghiên cứu 10 7 Kết luận 10-11 8 Đề nghị 11 9 Tài liệu tham khảo 12 10 Phần phụ lục 13
File đính kèm:
skkn_van_dung_cac_tro_choi_trong_giang_day_mon_ttieng_anh_ca.doc