SKKN Ứng dụng phương pháp học thông qua thực hành dạy (Learning by teaching) trong việc giảng dạy Tiếng Anh cho học sinh THPT
Như chúng ta đã biết, Tiếng Anh là ngôn ngữ thế giới, được sử dụng phổ biến và rộng rãi trong tất cả các lĩnh vực của đời sống hàng ngày. Trong tiến trình hội nhập quốc tế, toàn cầu hóa, cùng với sự xâm nhập vào thị trường Việt Nam của các công ty nước ngoài, Tiếng Anh ngày càng thể hiện được vai trò của nó trong mọi mặt của đời sống, từ việc giúp con người có thể tiếp thu được những tiến bộ mới nhất về khoa học kĩ thuật, đến việc tiếp thu các tinh hoa văn hóa của các nước trên thế giới. Chính vì thế mà vai trò của Tiếng Anh ngày càng trở nên quan trọng và thiết yếu hơn bao giờ hết. Tuy nhiên, trong lĩnh vực đào tạo ngôn ngữ ở Việt Nam hiện nay, việc dạy và học ngoại ngữ nhìn chung vẫn diễn ra theo những phương pháp, những kĩ thuật truyền thống. Cụ thể, là giáo viên sẽ truyền đạt kiến thức về ngữ pháp và từ vựng, học sinh ghi chép và học thuộc một cách thụ động. Điều này khiến cho việc học Tiếng Anh trở nên khó khăn và nhàm chán; học sinh cũng trở nên bị động và không có hứng thú trong việc học tập và trau dồi ngoại ngữ. Hiện nay, Bộ giáo dục và đào tạo đã và đang triển khai nhiều hoạt động cụ thể nhằm đổi mới nội dung chương trình, phương pháp dạy học ở các trường phổ thông nhằm nâng cao chất lượng giáo dục. Mục tiêu của giáo dục phổ thông đang được chuyển từ chủ yếu trang bị kiến thức cho học sinh sang trang bị những năng lực cần thiết cho các em. Phương pháp dạy học cũng được đổi mới theo hướng phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, tư duy sáng tạo của người học, bồi dưỡng cho người học năng lực tự học, khả năng thực hành, lòng say mê học tập và ý chí vươn lên. Muốn làm được điều này, thì trước tiên bản thân những người giáo viên phải dám thay đổi, dám thử những phương pháp, những kĩ thuật mới nhằm gây hứng thú với người học và đạt được hiệu quả giảng dạy như mong muốn.
Với những lý do trên, chúng tôi xin đề xuất sáng kiến kinh nghiệm: Ứng dụng phương pháp học thông qua thực hành dạy (learning by teaching) trong việc giảng dạy Tiếng Anh cho học sinh THPT”. Với sáng kiến này, chúng tôi xin giới thiệu một phương pháp dạy học tích cực hữu ích để áp dụng cho việc dạy và học Tiếng Anh tại trường THPT.
Tóm tắt nội dung tài liệu: SKKN Ứng dụng phương pháp học thông qua thực hành dạy (Learning by teaching) trong việc giảng dạy Tiếng Anh cho học sinh THPT

phát triển được toàn diện các năng lực và phẩm chất cần có của học sinh. Đối với giáo viên, các phương pháp truyền thống cũng mang đến một số hạn chế ví dụ như mất nhiều thời gian, công sức vào việc chuẩn bị đồ dùng dạy học như thẻ từ, tranh ảnh, phiếu học tập. Bên cạnh đó, các phiếu học tập, bảng phụ mà học sinh đã viết vào thì không thể tái sử dụng được, gây lãng phí và rất tốn kém. Ngoài ra, giáo viên thường gặp khó khăn trong việc mang tranh ảnh hay dồ dùng dạy học trực quan từ nhà đến trường. Vì những hạn chế nêu trên mà đôi khi giáo viên thường bỏ qua những hoạt động dạy học, ví dụ như hoạt động khởi động hay dẫn vào bài, hay thậm chí là chấp nhận việc dạy “chay”. Do đó, kết quả có thể là học sinh sẽ không những không hiểu hết nội dung bài học, không phát triển được các kĩ năng cần thiết mà còn cảm thấy môn học rất khô khan, khó tiếp thu và nhàm chán. 2.2. Giải pháp mới cải tiến a, Mô tả bản chất của giải pháp mới Để khắc phục những hạn chế trên, chúng tôi đã tìm tòi và ứng dụng một số kĩ thuật dạy học tích cực trong công tác giảng dạy Tiếng Anh trong năm học vừa qua trong đó có phương pháp học thông qua thực hành dạy (learning by teaching). Kĩ thuật này không những giúp cho các tiết học trở nên hào hứng, các hoạt động trong bài trở nên thú vị, mà chúng còn giúp học sinh củng cố và khắc sâu kiến thức một cách chủ động. Học sinh tự giác hơn trong tìm tòi những kiến thức có liên quan, có thể tự nói lên quan điểm của bản thân và chia sẻ với bạn bè, thầy cô. Đối với giáo viên, các kỹ thuật này vừa giúp tiết kiệm thời gian, công sức chuẩn bị đồ dùng dạy học vừa giúp đánh giá được một cách chính xác năng lực của học sinh, từ đó có thể giúp các em hoàn thiện khả năng của bản thân. Sau đây, chúng tôi xin giới thiệu kỹ thuật dạy học thông qua thực hành dạy hữu ích giúp cho giáo viên và học sinh có thể đạt được hiệu quả cao trong việc dạy và học Tiếng Anh của mình. Phương pháp này bắt nguồn từ câu nói của Seneca – nhà triết học lỗi lạc người Roman ”khi chúng ta dạy cho người khác những gì chúng ta học được nghĩa là chúng ta học hai lần rồi”. Đây là phương pháp học định hướng hoạt động, trong đó mỗi học sinh hay nhóm học sinh thay nhau đảm nhận vai trò như một giáo viên để hướng dẫn các bạn trong lớp một vấn đề kiến thức nào đó dưới sự chỉ đạo của giáo viên. Vấn đề kiến thức này có thể do học sinh tự lựa chọn hoặc cũng có thể do giáo viên tự nêu lên. Học sinh hoặc nhóm học sinh được phân công sẽ là người tự đọc và nghiên cứ tài liệu, chuẩn bị bài dạy và trực tiếp đứng lớp giảng dạy cho các bạn còn lại trong lớp. Giáo viên giữ vai trò là người quan sát hướng dẫn và giúp đỡ học sinh hoàn thành nhiệm vụ như một giáo sinh thực tập (student-tutor). Sau đây là bảng mô tả cấu trúc của phương pháp: Người hướng dẫn Người dạy Người học Bao gồm Giáo viên Một nhóm học sinh được giao nhiệm vụ Những học sinh còn lại trong lớp Nhiệm vụ Định hướng hoạt động dạy, lựa chọn vấn đề giảng dạy, gợi ý tài liệu. Đánh giá tiết dạy Lựa chọn một nội dung kiến thức để giảng dạy, tìm hiểu, nghiên cứu tài liệu. Chuẩn bị bài tập bám sát, trò chơi tương tác,... Tiến hành giảng dạy Lắng nghe phần kiến thức được giảng dạy, thảo luận, đưa ra những thắc mắc nếu có. Đánh giá tiết dạy Sau đây là mô tả các bước áp dụng phương pháp này: GV chia nhóm theo 4 tổ, mỗi tổ chọn ra chủ đề mình muốn thuyết trình, chủ đề giới hạn ở trong chương trình chính khóa của mỗi khối. HS có thời gian 1 tuần để chuẩn bị, phân chia nhiệm vụ giữa các thành viên gồm có: chuẩn bị bài dạy, bài tập bám sát lí thuyết, bài tập về nhà, trò chơi tương tác, các bài tập trực tuyến nếu có. Thời gian thuyết trình: 20 phút Giáo viên và học sinh được phát phiếu chấm. Sau khi chấm, các nhóm tổng hợp điểm chấm chéo của nhóm và của từng thành viên nộp cho giáo viên. Điểm của mỗi thành viên = [Điểm SP chung của nhóm + Điểm chấm chéo các HS trong nhóm + Điểm GV đánh giá SP chung của nhóm] : 3 Mỗi nhóm chuẩn bị 1 file bài tập 30-50 câu trắc nghiệm bám sát phần mình thuyết trình để gửi cho cả lớp ôn tập sau tiết học (các bài tập minh họa được đính kèm trong phần phụ lục) b, Tính mới và tính sáng tạo của giải pháp: Với việc ứng dụng phương pháp dạy học tích cực trên, giáo viên và học sinh sẽ nhận được rất nhiều lợi ích mà trước đây chúng là những bất cập với những phương pháp truyền thống: Thứ nhất, phương pháp dạy học thông qua thực hành dạy giúp học sinh phát triển được rất nhiều những phẩm chất và năng lực cần có của thời đại 4.0. về phẩm chất, phương pháp này giúp phát huy 4 phẩm chất - Nhân ái – Khoan dung: biết tôn trọng sự khác biệt trong làm việc nhóm - Chuyên cần – Tiết kiệm: biết tuân thủ nội quy nhóm, sử dụng tiết kiệm các tài sản các nhân - Trách nhiệm – Kỷ luật: có tinh thần trách nhiệm với nhiệm vụ được giao, ý thức kỷ luật tốt - Trung thực – Dũng cảm: dũng cảm trong nhận thức, có tư duy phản biện tốt, và dám đấu tránh bảo vệ chính kiến đúng Ngoài ra, học sinh có thể phát huy được 6/8 năng lực cần có: - Năng lực tự chủ: tự đưa ra quyết định của bản thân và và chịu trách nhiệm với nhiệm vụ được giao - Năng lực hợp tác: thể hiện trong mối quan hệ với các thành viên trong tổ - Năng lực sáng tạo: sáng tạo trong thiết kế bài Power point thuyết trình - Năng lực sử dụng ngôn ngữ: Phát triển kỹ năng Nghe, Nói, Đọc, Viết - Năng lực thẩm mỹ: ứng dụng để thiết kế bài giảng Powerpoint hài hòa - Năng lực tin học: sử dụng phần mềm Office, mạng xã hội để tạo ra một sản phẩm học tập ấn tượng Thứ hai là giáo viên có thể thay đổi phương pháp kiểm tra đánh giá với học sinh, từ đó đưa ra cái nhìn khách quan và đa chiều hơn. Thay vì chỉ có giáo viên đánh giá học sinh một chiều như các phương pháp cũ, khi chúng ta tiến hành phương pháp này, các nhóm học sinh sẽ được cả thầy cô và bạn bè ghi nhận thông qua các loại phiếu đánh giá - Phiếu chấm chéo cá nhân - Phiếu chấm chéo nhóm - Phiếu chấm GV (các phiếu này được đính kèm trong phần phụ lục) Thứ ba, khi sử dụng phương pháp này học sinh được tiếp cận kiến thức một cách triệt để và kỹ lưỡng. Học sinh sẽ được nhắc đi nhắc lại kiến thức 3 lần từ đó giúp khắc sâu và ghi nhớ kiến thức. Lần Đối với học sinh tham gia dạy Đối với hs tham gia học Lần 1 Học khi chuẩn bị bài giảng ở nhà Thông qua bài giảng của các bạn Lần 2 Thông qua việc giảng dạy cho các bạn trong lớp Thông qua thảo luận, thắc mắc về bài học Lần 3 Khi giáo viên chốt lại bài giảng trên lớp Khi giáo viên chốt lại bài giảng trên lớp Thứ tư, bởi vì khi thực hiện các kỹ thuật này, chúng ta chỉ cần có giấy và bút thông thường, hoặc là những phòng học có máy chiếu. Do đó, cả giáo viên và học sinh đều có thể tiết kiệm được cả thời gian, công sức và tiền bạc cho việc chuẩn bị đồ dùng học như tranh ảnh hay phiếu học tập. Thứ năm, với việc ứng dụng các kỹ thuật dạy học tích cực này trong lớp học thì học sinh được coi là một chủ thể tích cực tham gia vào hoạt động giảng dạy của giáo viên. Các hoạt động có thể được thiết kế linh hoạt theo dạng làm việc cá nhân, làm việc theo cặp hay theo nhóm. Điều này sẽ giúp học sinh chủ động hơn trong việc học cũng như tiếp nhận kiến thức mới. Hơn thế, tất cả các đối tượng học sinh từ học sinh khá giỏi đến các học sinh trung bình, hay rụt rè đều có cơ hội được tham gia vào các hoạt động trên lớp. Học sinh sẽ là người chủ động tìm kiếm thông tin, chủ động trình bày và chia sẻ thông tin, giáo viên chỉ đóng vai trò là người giúp đỡ, định hướng cho học sinh nếu cần thiết. Thứ sáu, học sinh có thêm nhiều hứng thú để học tiếng Anh qua việc ứng dụng những phương pháp này. Thật vậy, với việc được trải nghiệm làm giáo viên, tự mình tổng hợp lại những kiến thức, và truyền đạt lại cho các bạn trong lớp sẽ không thể nào làm học sinh cảm thấy nhàm chán được mà còn làm tăng hứng thú cho học sinh cũng như háo hức đón chờ mỗi tiết học mới. Ngoài ra, cách truyền đạt của học sinh sẽ gần gũi và tương đồng với bạn bè cùng chăng lứa, do đó hiệu quả đạt được sẽ cao hơn. Cuối cùng, nhưng cũng không kém phần quan trọng, đó là việc học sinh có thể nâng cao được các kỹ năng thực hành tiếng, đặc biệt là kĩ năng nói. Điều đó không chỉ giúp cho học sinh tăng tính sáng tạo và khả năng tư duy mà còn giúp các em trở nên tự tin hơn, trau dồi kĩ năng thuyết trình, kĩ năng xử lí tình huống. Từ đó có thể giúp học sinh khắc sâu được kiến thức và vận dụng được các kĩ năng Ngoại ngữ trong đời sống hàng ngày. 3. Hiệu quả kinh tế, xã hội dự kiến đạt được 3.1. Hiệu quả kinh tế Sau khi áp dụng phương pháp này vào công tác giảng dạy, chúng tôi thấy rằng phương pháp này đã và đang mang lại một số hiệu quả tích cực về mặt kinh tế. Giáo viên có thể tiết kiệm được rất nhiều chi phí in ấn tranh ảnh, phiếu học tập, hay dụng cụ học tập. Thật vậy, đối với phiếu học tập học sinh thường chỉ dùng được một lần. Vì vậy, giáo viên phải in cho mỗi một lớp với rất nhiều chi phí. Với việc ứng dụng các kĩ thuật này, giáo viên không còn lo ngại vấn đề đó nữa. Có thể tạm ước tính như sau: * Chi phí cho phương pháp truyền thống: - in posters: 50.000 đồng/1 tờ A0 x 05 tờ = 250.000 đồng (posters cho một số collocations thông dụng như make, do, take, get, go) - in bài tập vận dụng cho học sinh: mỗi bài tập 10.000 đồng (khoảng 30-40 trang A4) x 42 HS/1 lớp = 420.000 đồng Khi đó ước tính chi phí cho cả trường: 420.000 x 30 lớp = 12.600.000 đồng * Khi áp dụng phương pháp mới, thay vì dùng posters học sinh tự thiết kế bài học trên powper point, giáo viên giao bài tập vận dụng thông qua các đường link để học sinh làm trực tuyến. Như vậy sẽ tiết kiệm được rất nhiều chi phí in ấn posters và tài liệu ước tính là 12.850.000 đồng. (các đường link được đính kèm trong phần phụ lục) Ngoài ra, giáo viên còn có thể tái sử dụng được nhiều lần những tài liệu mà học sinh đã thiết kế để làm ví dụ minh họa cho các lớp khóa dưới. Bên cạnh đó, phương pháp học này có thể chia sẻ và áp dụng rộng rãi trong tỉnh nói riêng cũng như trên toàn quốc nói chung. Giáo viên cũng như học sinh có thể sử dụng trong tiết học cũng như chia sẻ tài liệu đó cho các giáo viên và học sinh ở khắp nơi trên đất nước cũng như trên thế giới với sự ưu việt của công nghệ thông tin. Từ đó sẽ góp phần nâng cao hiệu quả cho xã hội học tập cũng như tiết kiệm chi phí cũng như thời gian và công sức thực hiện. 3.2. Hiệu quả xã hội Việc đổi mới các phương pháp và kĩ thuật dạy học Tiếng Anh đã mang lại hiệu quả rất tốt trong việc làm tăng hứng thú và sự yêu thích của học sinh đối với môn học mà từ trước đến nay các em luôn cảm thấy khó khăn, nhàm chán. Từ đó có thể giúp giáo viên nâng cao chất lượng dạy học môn Tiếng Anh trong nhà trường nói chung và cho từng đối tượng học sinh nói riêng. Ngoài ra, phương pháp dạy học tích cực này còn giúp các em học sinh có thể phát triển khả năng tư duy, sáng tạo thông qua việc tự mình đóng vai là giáo viên, tự mình tìm hiểu những yếu tố của một vấn đề, đồng thời giúp các em tổng hợp lại kiến thức đã học dưới nhiều hình thức và truyền đạt lại cho những học sinh khác. Từ đó giúp học sinh củng cố một cách vững chắc lượng kiến thức đã học, thôi thúc các em tìm tòi những cái mới hơn. Hơn thế nữa, khi áp dụng phương pháp này, học sinh vừa có thể ghi nhớ những kiến thức trên lớp, vừa phát huy được những kỹ năng mềm cần thiết như kỹ năng làm việc nhóm, kỹ năng thuyết trình, kỹ năng xử lý thông tin, kỹ năng tin học, kỹ năng tu duy phản biện, vừa có thể phát triển kỹ năng nghe nói Tiếng Anh. Từ đó phát triển toàn diện cho học sinh cả về mặt kiến thức và năng lực cần đạt được trong môn học. Sau khi áp dụng phương pháp dạy học này, kết quả học tập của các em học sinh đã có sự cải thiện đáng kể. Minh chứng như sau: Điểm thi tốt nghiệp môn Tiếng Anh của trường THPT Kim Sơn B từ năm 2019 đến năm 2021: Điểm TB của trường năm 2018 Điểm TB của trường năm 2019 Mức tăng điểm TB của năm 2019 so với 2018 Điểm TB của trường năm 2020 Mức tăng điểm TB của năm 2020 so với 2019 Điểm TB của trường năm 2021 Mức tăng điểm TB của năm 2021 so với 2020 THPT Kim Sơn B 3.94 4.46 0.52 4.84 0.38 6.27 1.43 Kết quả thi HSG cũng tăng đáng kể. Cụ thể như sau: Năm học Giải học sinh giỏi 2019-2020 1 giải Ba, 2 giải Khuyến khích 2020-2021 1 giải Ba, 1 giải Khuyến khích 2021-2022 1 giải Nhì, 2 giải Ba 4. Điều kiện và khả năng áp dụng 4.1. Điều kiện áp dụng Để áp dụng một cách có hiệu quả nhất và tận dụng triệt để được kỹ thuật dạy học trên trong việc học tập và giảng dạy môn Tiếng Anh thì trước tiên điều kiện cần là sự tích cực, chủ động và ham học hỏi của học sinh. Học sinh sẽ đóng vai trò chủ thể trong tất cả các hoạt động, giáo viên chỉ là người hướng dẫn, định hướng và chốt lại vấn đề. Ngoài ra, các chương trình học phải cụ thể, gần gũi, phù hợp với trình độ của người học. Việc bám sách giáo khoa từ lâu đã trở thành kim chỉ nam cho giáo viên khi soạn giáo án, thiết kế bài giảng cũng như giao bài tập cho học sinh. Tuy nhiên mỗi lớp, mỗi độ tuổi, mỗi địa phương khác nhau thì trình độ của học sinh cũng khác nhau. Vì vậy, chương trình học cần phải thật cụ thể, gần gũi và phù hợp với trình độ của người học. Do đó, giáo viên cần phải lựa chọn các chủ đề thực tế, bám sát với đời sống hàng ngày. Bên cạnh đó, các kỹ năng, kiến thức, từ vựng được chọn để dạy phải phù hợp với chủ đề đang học và có tính ứng dụng cao. Ở một số bài học, các chủ đề dường như đã cũ và không còn quen thuộc với lứa tuổi học sinh ngày nay, nên việc liên tục cập nhật sách mới là điều cần thiết, có như vậy học sinh mới ham tìm hiểu và học tập cũng như giúp ích cho kiến thức thực tiễn của học sinh hơn. 4.2. Khả năng áp dụng Các cách dạy và học thông qua phương pháp học thông qua thực hành dạy được trình bày trong sáng kiến kinh nghiệm này có thể được vận dụng linh hoạt trong các hoạt động dạy học trên lớp và ở rất nhiều mảng kiến thức. Phương pháp này được ứng dụng khi học về ngữ pháp, và từ vựng tiếng anh. Ngoài ra, phương pháp này cũng rất có ích trong việc tự học, tự sáng tạo của học sinh. Học sinh có thể tự thiết kế các sơ đồ tư duy, các trò chơi, tự tạo ra các bài tập trực tuyến chia sẻ chúng cho bạn bè hoặc các thầy cô. Học sinh đóng vai trò như một giáo viên trong quá trình học tập. Thông qua sáng kiến kinh nghiệm này, chúng tôi muốn chia sẻ phương pháp học này tới các thầy cô đồng nghiệp và mong muốn nhận được những sự góp ý chân thành nhất để góp phần tạo sự yêu thích và hiệu quả trong việc học Tiếng Anh đến tất cả học sinh, góp phần thúc đẩy chất lượng của việc dạy và học Tiếng Anh trong trường THPT. Chúng tôi xin cam đoan mọi thông tin nêu trong đơn là trung thực đúng sự thật và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật. XÁC NHẬN CỦA LÃNH ĐẠO ĐƠN VỊ CƠ SỞ Kim Sơn, ngày 10 tháng 5 năm 2022 Người nộp đơn Đỗ Thị Hoa Trần Thị Thanh Mơ Nguyễn Thị Thu Thủy Trần Thị Thu Huyền
File đính kèm:
skkn_ung_dung_phuong_phap_hoc_thong_qua_thuc_hanh_day_learni.docx