SKKN Ứng dụng nghệ thuật xếp giấy origami trong dạy và học môn Tiếng Anh ở Trường Tiểu học Trần Phú

Việc đổi mới phương pháp và hình thức dạy học luôn được ngành Giáo dục khuyến khích và được các nhà trường quan tâm thực hiện để nâng cao chất lượng giáo dục. Đổi mới phương pháp và hình thức dạy học là một trong những nhiệm vụ đòi hỏi mỗi giáo viên cần có những giải pháp phù hợp để thực hiện trong quá trình dạy học nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả giảng dạy.

Tuy nhiên, nếu chúng ta chỉ luôn sử dụng các biện pháp giải pháp cũ thì sẽ gây sự nhàm chán cho học sinh, bởi đối tượng học sinh của chúng luôn thích những điều mới mẻ. Việc học sinh được thực hành tạo ra các sản phẩm, được trải nghiệm và sử dụng chính những sản phẩm của mình trong việc học sẽ kích thích sự sáng tạo, năng động và yêu thích môn học của mình. Qua nhiều năm công tác, với kinh nghiệm giảng dạy, và quá trình nghiên cứu của mình, tôi mạnh dạn xây dựng đề tài: “Ứng dụng nghệ thuật xếp giấy Origami trong dạy và học môn Tiếng Anh ở trường Tiểu học.” nhằm gây sự hứng thú của học sinh đối với môn học Tiếng Anh ở trường Tiểu học.

pdf 20 trang SKKN Tiếng Anh 04/07/2025 60
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Ứng dụng nghệ thuật xếp giấy origami trong dạy và học môn Tiếng Anh ở Trường Tiểu học Trần Phú", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: SKKN Ứng dụng nghệ thuật xếp giấy origami trong dạy và học môn Tiếng Anh ở Trường Tiểu học Trần Phú

SKKN Ứng dụng nghệ thuật xếp giấy origami trong dạy và học môn Tiếng Anh ở Trường Tiểu học Trần Phú
năm học mà các cấp đã đề ra đối với môn học mà mình đang 
giảng dạy. Tôi thấy được sự cần thiết phải đổi mới phương pháp dạy học một 
cách linh hoạt, sáng tạo, nhằm mục đích giúp học sinh phát huy được tính tích 
cực, chủ động, sáng tạo trong học tập.Tôi thấy rõ được, nếu học sinh tự tay 
tạo ra những sản phẩm liên quan đến chủ đề của môn học, bài học, sau đó sử 
dụng chính những sản phẩm đó để luyện tập, thực hành các từ vựng, mẫu câu 
thì sẽ tạo động lực, kích thích sự sáng tạo của học sinh. Các em sẽ nhớ từ, câu 
mẫu lâu hơn, và chắc chắn sẽ yêu thích môn học hơn. 
Vậy làm thế nào để các em có thể trải nghiệm, tạo được ra những sản 
phẩm như vậy ?. Có rất nhiều phương thức để tạo ra các sản phẩm, mô hình. 
Trong đề tài này tôi chỉ đề cập đến phương thức tạo ra sản phẩm từ những tờ 
giấy vuông, một chất liệu vừa rẻ, vừa dễ tìm, hoặc cũng có thể tận dụng từ 
những tờ giấy đã được sử dụng một mặt. Các bước để xếp tờ giấy vuông 
thành các sản phẩm tùy theo từng nội dung cũng không mất nhiều thời gian, 
cách làm cũng đơn giản, phù hợp với lứa tuổi học sinh tiểu học. Đó chính là 
việc ứng dụng nghệ thuật xếp giấy Origami để tạo ra các sản phẩm. 
4 
Nghệ thuật xếp giấy Origami được xem là một môn nghệ thuật độc đáo. 
Đó là môn nghệ thuật mà người ta sử dụng những tờ giấy vuông để gấp thành 
những sản phẩm đa dạng khác nhau như con vật, đồ vật, cây cối, hoa quả vân 
vân. Hiện nay trên mạng Internet có rất nhiều các cách gấp giấy được chia sẻ 
và áp dụng rộng rãi. 
Việc học hỏi để có thể gấp được những con vật, đồ vật  có liên quan 
đến những từ vựng trong các đơn vị bài học là không khó. Bản thân giáo viên 
cũng như học sinh có thể gấp được những sản phẩm đơn giản từ những bước 
dạy cơ bản và dễ dàng. 
Bản thân tôi nhận thấy được lợi ích của việc gấp giấy đối với việc dạy 
và học môn Tiếng Anh nên đã tìm tòi, học hỏi và thử áp dụng và cảm thấy 
được những hiệu quả từ việc làm này. 
2. Cơ sở thực tiễn 
 Những năm gần đây, việc dạy và học Tiếng Anh ở trường Tiểu học đã 
được Đảng, Nhà nước, Chính phủ và nhân dân đặc biệt quan tâm và chú trọng 
bởi tầm quan trọng của Tiếng Anh. 
 Bản thân tôi luôn luôn thực hiện áp dụng và đổi mới các phương pháp 
dạy và học môn Tiếng Anh nhằm đạt được hiệu quả cao nhất có thể. Các giải 
pháp tôi thường dùng trong giảng dạy đó là tổ chức hoạt động học theo nhóm 
đôi, nhóm 3, nhóm 4, Trong các tiết học luôn tổ chức các trò chơi, dạy các 
em học hát, dạy các bài chant,. với mục đích dạy từ mới, cấu trúc câu mới 
cũng như củng cố kiến thức và từ vựng cho các em trong mỗi tiết học. Và việc 
tổ chức đa dạng các hoạt động đã tạo được cho các em học sinh sự hứng thú 
trong môn học, các em tiếp thu bài nhanh hơn, ngày càng nhiều các em thích 
môn học hơn và chất lượng môn học ngày càng cao hơn. Tuy nhiên vẫn còn 
nhiều các em học sinh quên từ, quên mặt chữ, quên mẫu câu, do vậy việc 
sáng tạo, tìm tòi, thay đổi để tìm ra các biện pháp, giải pháp mới luôn là cần 
thiết đối với mỗi giáo viên. 
5 
 Origami là một môn nghệ thuật rất phổ biến ở nước Nhật. Có những 
sản phẩm mang tính nghệ thuật cao, nhưng có những sản phẩm mang tính 
phổ biến và dễ học, dễ làm.Việc học cách thức xếp giấy đó không khó, chỉ 
cần giáo viên chịu khó tìm kiếm cách làm, thì sẽ có rất nhiều sản phẩm được 
tạo ra từ các em học sinh. 
 Sau khi học sinh được tiếp nhận, tiếp thu các kiến thức mới, giáo viên 
sẽ củng cố khắc sâu kiến thức bằng cách dạy các em gập giấy thành những 
sản phẩm có tên gọi liên quan đến từ mình đã học, sau đó trình bày sản phẩm, 
sử dụng sản phẩm của mình để nói từ, nói bằng câu Tiếng Anh. 
Như vậy, với giải pháp này tôi thấy khá phù hợp với biện pháp thực hiện 
nhiệm vụ năm học đã được đề ra đó là: tổ chức dạy học theo hướng phát triển 
phẩm chất, năng lực của học sinh; vận dụng phù hợp những thành tố tích cực 
của các mô hình, phương thức giáo dục tiên tiến nhằm nâng cao chất lượng, 
hiệu quả giáo dục, đặc biệt là đổi mới tổ chức hoạt động giáo dục trên lớp 
học; tăng cường tổ chức thực hành trải nghiệm... 
 Giải pháp này tôi thường áp dụng nhiều nhất trong các buổi sinh hoạt 
Câu lạc bộ Tiếng Anh. Giải pháp này cũng được tôi áp dụng vào một số tiết 
ôn tập, đôi khi được áp dụng trong các hoạt động “ Warm up ”. Tuy nhiên 
giáo viên cũng có thể linh hoạt sử dụng ở các hoạt động dạy và học khác 
nhau tùy vào thực tế mỗi bài học. 
3. Các bước tiến hành biện pháp 
 3.1. Xác định phạm vi áp dụng biện pháp 
 Tùy vào nội dung kiến thức, chủ đề, đặc thù tiết học mà giáo viên cần xác 
định những tiết học nào, hoạt động nào có thể sử dụng biện pháp. 
 3.1.1. Hoạt động sinh hoạt Câu lạc bộ Tiếng Anh 
 * Thuận lợi : 
 Đối với các buổi sinh hoạt câu lạc bộ, thì biện pháp này được thực hiện 
mang tính khả thi cao, hiệu quả cũng cao. Khi các em sinh hoạt câu lạc bộ thì 
thường các em đã được lĩnh hội kiến thức từ các tiết học trên lớp rồi, các buổi 
6 
sinh học câu lạc bộ chỉ mang tính chất củng cố kiến thức, rèn luyện các kĩ 
năng thông qua các hoạt động trải nghiệm như chơi trò chơi, múa hát. 
 Do vậy các em sẽ có nhiều thời gian hơn để được dạy cách xếp giấy 
thành các con vật, đồ vật. theo chủ đề, có nhiều thời gian để làm được 
nhiều sản phẩm, rồi được trang trí sản phẩm của mình, sau đó sử dụng sản 
phẩm của mình để luyện tập sâu hơn các từ, các mẫu câu. 
 * Hạn chế : 
 Số lượng học sinh tham gia câu lạc bộ không nhiều, số học sinh được trải 
nghiệm ít. Số lượng các buổi sinh hoạt câu lạc bộ chỉ được 1 buổi / 1 tuần. 
 3.1.2. Tiết ôn tập 
 * Thuận lợi 
 Một trăm phần trăm học sinh được tham gia học tập, trải nghiệm, các em 
có cơ hội được làm cùng nhau, trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm với nhau, khi 
trưng bày luyện tập có sự tương tác với nhau nhiều hơn. 
 * Hạn chế : 
 Với một tiết ôn tập, thời gian ít, nên số lượng sản phẩm được tạo ra sẽ 
không nhiều. Khi các em tự làm sản phẩm, giáo viên sẽ phải bao quát nhiều. 
 * Giải pháp: 
 Giáo viên tìm hiểu cách thức gập giấy, dành một chút thời gian cuối tiết học 
dạy các em làm, hoặc chia sẻ các bước làm vào nhóm zalo của lớp để các em ở 
nhà tự học, tự làm, hoặc nhờ sự trợ giúp của người thân để tạo ra sản phẩm. 
 Đến tiết ôn tập, học sinh sẽ mang sản phẩm của mình đến lớp, trưng bày 
và luyện tập. 
 3.1.3. Hoạt động “Warm up” 
 * Thuận lợi: 
 Một trăm phần trăm học sinh được trải nghiệm, trưng bày sản phẩm khi 
có yêu cầu của giáo viên, học sinh có cơ hội luyện tập, củng cố kiến thức. 
 * Hạn chế : 
 Đối với hoạt động khởi động đầu tiết học, thì yêu cầu học sinh phải tự làm 
7 
sản phẩm ở nhà, khi không có sự trợ giúp của giáo viên và các bạn trong lớp, 
sẽ có nhiều sản phẩm không chất lượng được mang đến lớp. 
 * Giải pháp: 
 Có thể coi đây là 1 hoạt động dự án “Project”, học sinh có thể làm theo 
nhóm. Đối với học sinh lớp 4, lớp 5, các em có thể tự lập team, tranh thủ làm 
vào giờ ra chơi, hoặc làm theo team ở nhà. 
 Học sinh có thể nhờ sự trợ giúp từ người thân trong gia đình. 
 3.1.4. Hoạt động ngày hội Tiếng Anh 
 * Thuận lợi 
 Một trăm phần trăm học sinh được tham gia học tập, trải nghiệm, các em 
có cơ hội được làm cùng nhau, trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm với nhau, khi 
trưng bày luyện tập có sự tương tác với nhau nhiều hơn. Được nhiều người 
biết đến sản phẩm của mình hơn. 
 * Hạn chế : Hoạt động trong ngày hội Tiếng Anh được tổ chức với quy 
mô rộng hơn, nên việc bao quát, hỗ trợ các em sẽ khó khăn hơn, đòi hỏi phải 
có nhiều thầy cô hỗ trợ hơn. 
 3.2. Tìm hiểu cách thức xếp giấy thành các sản phẩm. 
Trong quá trình lập kế hoạch các hoạt động, giáo viên liệt kê những từ 
vựng trong bài học cần được củng cố hay luyện tập. Ví dụ: 
Ở môn Tiếng Anh lớp 1, lớp 2 có rất nhiều từ mà học sinh có thể gập 
được từ giấy như : dog, cat, mouse, bear, fish, cake, apple, . 
Ở môn Tiếng Anh lớp 3 có những sản phẩm mà học sinh có thể làm 
được như: house, door, window, table, car, plane, robot, rabbit, dog, . 
Ở môn Tiếng Anh lớp 4 có những sản phẩm mà học sinh có thể làm 
được như: banana, ice cream, cabbage, egg, fruit juice 
Ở môn Tiếng Anh lớp 5 có những từ mà học sinh có thể học cách gập 
giấy như : glass, plum branch, sun, bike, swan, tree, .. 
 Giáo viên lên mạng Internet để tìm cách gập giấy. Có rất nhiều cách 
gập giấy được chia sẻ. Giáo viên lựa chọn cách làm nào đơn giản và phù hợp 
8 
nhất đối với đối tượng học sinh. 
 * Một số trang web hay hướng dẫn cách xếp giấy : 
Sau đây là ví dụ cách gấp một số sản phẩm. 
Cách gập con mèo (a cat ) Cách gập con chó (a dog) 
Cách gập con chuột (a mouse ) Cách gập ngôi nhà (a house) 
9 
Cách gập ô tô (a car) Cách gập cái cốc (a cup) 
Cách gập cái váy (a skirt) Cách gập quả chuối ( bananas) 
10 
3.3. Một số hình ảnh giáo viên sử dụng biện pháp trong thực tế. 
Giáo viên hướng dẫn học sinh cách gập hình. Học sinh quan sát và làm theo. 
Học sinh quan sát và thực hành gập hình. Sau đó học sinh sẽ trang trí cho sản 
phẩm của mình. Một số hình ảnh cho thấy học sinh rất thích hoạt động này. 
Câu lạc bộ Tiếng Anh theo dõi và làm sản phẩm. 
Các em say mê trang trí cho sản phẩm của mình. 
11 
Học sinh trưng bày sản phẩm của mình. Các em rất hào hứng , thích thú khi 
được trưng bày các sản phẩm do mình tạo ra. 
Học sinh lớp 2A2 trưng bày sản phẩm Học sinh lớp 1A1 trưng bày sản phẩm 
Thành viên Câu lạc bộ Tiếng Anh trưng bày sản phẩm. 
12 
Học sinh sử dụng sản phẩm của mình để luyện tập, thực hành các từ, các mẫu 
câu. 
13 
III. KẾT QUẢ VÀ ỨNG DỤNG 
1. Kết quả 
Sau thời gian áp dụng giải pháp Ứng dụng nghệ thuật xếp giấy Origami 
trong dạy và học môn Tiếng Anh tại các lớp mà tôi đang giảng dạy, tỉ lệ học 
sinh thuộc, nhớ từ, nhớ mẫu câu đạt được như sau: (Khảo sát qua các lần 
kiểm tra từ, mẫu câu). 
* Khảo sát trước khi áp dụng biện pháp : Tháng 9 năm 2021. 
Lớp 
TSHS 
 Hoàn 
thành tốt 
Hoàn thành Chưa hoàn 
thành 
SL % SL % SL % 
1A1 + 1A2 72 23 31,9 35 48,6 14 19,5 
2A2 + 2A3 + 2A4 124 34 27,4 69 55,7 21 16,9 
 196 57 29,1 104 53,1 35 17,8 
CLB TA K2 20 12 60,0 8 40,0 0 0 
* Kết quả sau khi áp dụng sáng kiến : Tháng 5 năm 2022 
Lớp 
TSHS 
 Hoàn 
thành tốt 
Hoàn thành Chưa hoàn 
thành 
SL % SL % SL % 
1A1 + 1A2 72 57 79,2 15 20,8 0 0 
2A2 + 2A3 + 2A4 124 99 79,8 25 20,2 0 0 
 196 156 79,6 40 20,4 0 0 
CLB TA K2 40 40 100 0 0 0 0 
 Qua bảng tổng hợp trên, tôi thấy rằng việc áp dụng sáng kiến kinh 
nghiệm của tôi đã đạt hiệu quả cao. Không còn học sinh thuộc diện Chưa 
hoàn thành trong môn học. Tỉ lệ học sinh Hoàn thành tốt tăng lên rõ rệt. Ngày 
càng nhiều các em thể hiện sự yêu thích môn học. Số lượng học sinh tham gia 
câu lạc bộ tăng gấp đôi so với đầu năm. 
14 
2. Ứng dụng 
Khi giáo viên tổ chức dạy học áp dụng biện pháp linh hoạt thì tất cả 
học sinh trong lớp đều được học và mọi đối tượng học sinh đều phát huy 
được hết khả năng sáng tạo, năng động của mình. Học sinh có thể sử dụng 
giấy nháp, giấy đã dùng một mặt, những đồ dùng như sáp màu, bút chì sẵn 
có để tạo ra sản phẩm nên không gây lãng phí, tiết kiệm được tiền bạc cũng 
như tiết kiệm và tái sử dụng giấy. 
Khi học sinh mang sản phẩm của mình về nhà, các bậc phụ huynh sẽ 
thấy được những khả năng, năng khiếu của con mình cũng như thấy được quá 
trình học tập và sự tiến bộ của con em mình. 
Đối với giáo viên khi áp dụng giải pháp trên thì đã giảm bớt được việc 
giảng giải, hướng dẫn trên lớp, giáo viên quan tâm giúp đỡ được nhiều học 
sinh, đặc biệt là học sinh có năng khiếu và học sinh cá biệt. 
IV. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 
1. Kết luận 
 1.1. Bài học kinh nghiệm 
 Qua việc áp dụng sáng kiến tôi rút ra được một số kinh nghiệm sau: 
- Việc củng cố, ôn tập kiến thức thông qua hoạt động trải nghiệm tự tạo 
ra sản phẩm sẽ đạt hiệu quả cao, đặc biệt với học sinh tiểu học. 
- Nếu giáo viên chịu khó tham khảo tìm tòi trên mạng Internet thì có rất 
nhiều trang web hướng dẫn cách gập giấy đơn giản. 
- Sản phẩm được hướng dẫn phải phù hợp với chủ đề, nội dung kiến 
thức sinh động, gần gũi với các em. 
- Khi sử dụng biện pháp, giáo viên nên chú ý tới chủ điểm, tới đối tư-
ợng học sinh để đề ra yêu cầu phù hợp. Hướng dẫn cho học sinh hiểu rõ nội 
dung yêu cầu. Song phải mang tính logic, mặt khác giáo viên phải tôn trọng 
sự độc lập, sáng tạo của học sinh. 
15 
 1.2. Ý nghĩa của sáng kiến kinh nghiệm 
- Với học sinh: 
 + Qua việc áp dụng biện pháp học sinh chủ động, sáng tạo, hơn, lớp 
học sôi nổi hơn, sự gần gũi giữa thầy và trò được cải thiện rõ rệt. Các em đã 
bạo dạn hơn và có ý thức học tập để xây dựng lớp học phong phú, sôi nổi. 
 + Các em tỏ ra rất hứng thú và hào hứng với các sản phẩm do các em 
thiết kế. Những em học yếu không còn ngại và sợ học môn Tiếng Anh nữa. 
 + Thông qua các hoạt động các em có thể tự học hỏi lẫn nhau,và sửa 
lỗi cho nhau một cách tự nhiên, không e dè, không áp lực. 
- Với người dạy: 
 + Sử dụng thời gian trong tiết dạy hợp lý hơn. 
 + Sản phẩm tự làm không tốn kém, dễ làm, ai cũng có thể làm được, 
sử dụng được nhiều lần, có thể tái sử dụng. 
 1.3. Khả năng ứng dụng triển khai 
- Áp duṇg biện pháp một cách linh hoạt, sáng tạo sẽ giúp khai thác kiến 
thức sâu hơn, thực tế hơn, học sinh sẽ tích cực và yêu thích môn học hơn. 
Giáo viên Tiếng Anh sẽ đạt được những nguyện vọng, niềm tin mà bản thân 
yêu cầu đối với học sinh của mình. 
 - Qua các đợt tập huấn và sinh hoạt chuyên môn của trường, của cụm, 
của thành phố, tôi chưa thấy giáo viên nào áp dụng biện pháp mà tôi mà tôi đã 
trình bày ở trên, đây chính là điểm mới của sáng kiến. 
 - Nếu được triển khai rộng rãi thì sẽ có nhiều giáo viên áp dụng được 
cách làm, và từ đó giáo viên sẽ có nhiều học sinh được trải nghiệm hơn. 
 - Sáng kiến này cũng có thể sử dụng với tât cả các đối tượng học sinh 
tiểu học. Phát huy tính tích cực của học sinh, giúp các em yêu thích môn 
Tiếng Anh hơn. Các em sẽ có cơ hội nghiên cứu, tìm tòi và vâṇ duṇg kiến 
thức tốt hơn trong học tập. Bản thân tôi sẽ áp dụng sáng kiến kinh nghiệm này 
trong suốt quá trình giảng dạy của mình. 
16 
2. Đề xuất ý kiến 
- Nhà trường có thể tổ chức những buổi ngoại, khóa trải nghiệm tạo 
điều kiện cho chính bản thân các em tự làm các sản phẩm nhằm phát huy tính 
tích cực của học sinh trong học tập. 
- Hỗ trợ học sinh giấy, màu, bút sáp để các em có thể thoải mái 
trải nghiệm. 
Trên đây là một số đề xuất để triển khai, ứng dụng sáng kiến kinh 
nghiệm. Khi trình bày sáng kiến đề tài này, tôi muốn phát huy tính tích cực, 
chủ động, sáng tạo của học sinh trong việc tiếp thu kiến thức. 
Xin chân thành cảm ơn! 
17 
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
 [1]. Tiếng Anh 1 i- Learn Smart Start , Nguyễn Thị Ngọc Quyên (Chủ biên), 
NXB ĐH Huế. 
[2]. Tiếng Anh 2 i- Learn Smart Start , Nguyễn Thị Ngọc Quyên (Chủ biên), 
NXB ĐH Huế. 
[3]. Hoàng Văn Vân, Nguyễn Quốc Tuấn (2018) Tiếng Anh 3, Tiếng Anh 4, 
Tiếng Anh 5, NXB Giáo dục Việt Nam. 
* Một số trang web : 
 TP. Bắc Giang, tháng 10 năm 2022 
NGƯỜI VIẾT 
Đới Thị Hồng Thơm 
 XÁC NHẬN CỦA NHÀ TRƯỜNG 
HIỆU TRƯỞNG 
Nguyễn Thị Thu Hương 
18 

File đính kèm:

  • pdfskkn_ung_dung_nghe_thuat_xep_giay_origami_trong_day_va_hoc_m.pdf