SKKN Ứng dụng công nghệ thông tin trong soạn bài kiểm tra kĩ năng nghe môn Tiếng Anh ở Tiểu học
Trong các môn học, Tiếng Anh là môn học có tính ứng dụng rất cao. Người học có kiến thức Tiếng Anh có thể tham gia một cách chủ động vào rất nhiều lĩnh vực trong đời sống xã hội. Để giảng dạy tốt môn tiếng Anh trong nhà trường Tiểu học, đòi hỏi giáo viên không chỉ có vốn kiến thức mà còn phải có rất nhiều sáng tạo trong việc làm phong phú hoạt động học tập cho học sinh, giúp các em tham gia một cách tích cực và chủ động vào hoạt động học tập.
Bên cạnh đó, giáo viên phải dựa trên các kiến thức đã truyền thụ, nhận định về sự tiếp thu và vận dụng kiến thức của học sinh để xây dụng các bài kiểm tra theo đặc trưng của bộ môn để kiểm tra, đánh giá và có sự nhận xét cụ thể nhất về những gì học sinh đã học tập và vận dụng thực tế. Việc ứng dụng công nghệ thông tin vào đổi mới phương pháp dạy học và kiểm tra, đánh giá trong giáo dục nói chung và trong giáo dục Tiểu học nói riêng đang được thực hiện một cách triệt để.
Với tham vọng nâng cao chất lượng dạy và học bộ môn Tiếng Anh tiểu học, hỗ trợ giáo viên trong soạn và ra đề kiểm tra kĩ năng nghe một cách thuận lợi hơn, tôi mạnh dạn viết đề tài “ Ứng dụng công nghệ thông tin trong soạn bài kiểm tra kĩ năng nghe môn Tiếng Anh ở Tiểu học ” . Đây là phần đúc rút kinh nghiệm của tôi với mong muốn góp thêm một phần nhỏ vào kĩ năng, kĩ thuật giảng dạy, kiểm tra đánh giá học sinh, làm cho chất lượng giảng dạy môn học ngày càng tốt hơn.
Tóm tắt nội dung tài liệu: SKKN Ứng dụng công nghệ thông tin trong soạn bài kiểm tra kĩ năng nghe môn Tiếng Anh ở Tiểu học

n giáo viên không thể lấy nguyên bài kiểm tra này để thực hiện kiểm tra trên lớp. Các thầy cô chỉ có thể dùng các bài kiểm tra này như nguồn tài nguyên để xây dựng bài kiểm tra trên lớp. Đường link sách mềm: www.sachmem.vn 3. Tìm kiếm các phần mềm công nghệ thích hợp. Tôi đã tiến hành nghiên cứu, tìm tòi trên mạng internet, thử tải các phần mềm ứng dụng vào mục tiêu xây dựng bài nghe. Sau các trải nghiệm thực tế sử dụng, tôi tổng hợp được một số phần mềm ứng dụng rất phù hợp sau: - Về hình ảnh: Phần mềm Photoscape 3.7 hoặc ứng dụng Paint của Window. (hai ứng dụng này dùng để cắt, chỉnh sửa tranh ảnh) - Về âm thanh: Phần mềm Audacity các phiên bản (dùng để cắt âm thanh theo ý muốn), phầm mềm Format Factory các phiên bản (dùng để chuyển đổi định dạng file âm thanh và hình ảnh, nối các tệp âm thanh thành một tệp) - Về xuất bản ra đĩa CD để tiện sử dụng: Phần mềm Nero StartSmart Essentials (dùng để ghii âm thanh ra đĩa CD hoặc DVD) - Các phần mềm này có nhiều ưu điểm quan trọng: - Các phần mềm được giới thiệu ở đây đều là phần mềm miễn phí. - Dung lượng của các phần mềm rất nhỏ, nhẹ. - Cách sử dụng đơn giản, không đòi hỏi trên nền hệ điều hành Window cao hay thấp, cũ hay mới. - Chất lượng các sản phẩm sau khi sử dụng phần mềm là rất tốt. 4. Lên quy trình xây dựng một bài kiểm tra kĩ năng nghe bằng các nguồn tài nguyên và các phần mềm công cụ đã chuẩn bị. 4.1 Thiết kế nội dung bài kiểm tra kĩ năng nghe. - Lên ma trận đề kiểm tra cụ thể với nội dung kiến thức và mục tiêu cần đạt của học sinh sau một lượng đơn vị bài học đã thực hiện. - Các kiểu bài kiểm tra kĩ năng nghe (Ví dụ: Listen and tick, Listen and number, Listen and match, Listen and draw/ draw lines, Listen and colour, Listen and circle,Listen and write .) dự định đưa vào đề kiểm tra. - Nội dung của các bài nghe cụ thể: Các câu hội thoại gắn liền với nhân vật và phù hợp tình huống hội thoại cho mỗi phần của bài nghe; Nội dung đoạn độc thoại của nhân vật; . Có thể sử dụng các nội dung bài nghe trong phần Tapesriptions trong sách Giáo viên cho dễ soạn bằng cách tìm câu, từ, đoạn hội thoại mà mình cần, tập hợp lại thành nội dung bài nghe. Chú ý đánh dấu đó là phần âm thanh của bài nào, phần nào, ở trang nào để khi tìm âm thanh trong đĩa CD thuận lợi hơn, dễ cắt chọn và ghép hơn. (Ví dụ minh họa – Phụ lục 3: Các đề kiểm tra học kì I lớp 3, 4 năm học 2019-2020) 4.2 Tìm kiếm nguồn tài nguyên có thể sử dụng. - Nguồn tranh ảnh minh họa, có thể sử dụng tranh ảnh trong sách giáo khoa, (chụp ảnh hoặc scan) hoặc tải về từ mạng Internet (Sachmem.vn). - Nguồn âm thanh phù hợp: Lấy âm thanh từ đĩa CD được cung cấp theo sách giáo khoa; tải file âm thanh từ các bài kiểm tra của Sachmem.vn, . 4.3 Sử dụng các công cụ, ứng dụng công nghệ để tạo phần bài kiểm tra kĩ năng nghe hoàn chỉnh. * Các phần mềm, ứng dụng cần chuẩn bị: Có thể lên mạng, tìm và tải bản miễn phí các phần mềm, ứng dụng thích hợp trước, cài đặt vào máy tính cá nhân để sử dụng lâu dài. - Photoscape 3.7 - Audacity các phiên bản - Format Factory các phiên bản - Nero StartSmart Essentials * Phần hình ảnh: - Dùng phần mềm Photoscape 3.7 hoặc ứng dụng Paint của Window để cắt, chỉnh sửa hình ảnh minh họa cho từng phần bài nghe cụ thể. Lưu các hình ảnh đã chỉnh sửa với tên của bài nghe cụ thể tới từng phần (Ví dụ: P11a – Phần 1, câu 1, a,) - Đưa tranh ảnh minh họa vào bản Word đề kiểm tra dự định xây dựng ở vị trí các phần bài đã dự định. - Kiểm tra kĩ sản phẩm trước khi in bằng tiện ích Print Preview and Print để chắc chắn về hình ảnh đề kiểm tra đã đúng yêu cầu. (Ví dụ minh họa – Phụ lục 3: Các đề kiểm tra học kì I lớp 3, 4 năm học 2019-2020) * Phần âm thanh: - Tạo một folder để chứa các tài nguyên cũng như các sản phẩm trong mỗi công đoạn thực hiện tạo bài nghe. Đặt tên cụ thể và để ở một vị trí thuận lợi trong quá trình lưu các tệp âm sau này, Nên chọn để ngay ở folder bài kiểm tra đang xây dựng hoặc ở Destop cho dễ nhớ. - Sưu tầm các yêu cầu của từng loại bài nghe cụ thể. (Ví dụ: Listen and tick, Listen and number, Listen and match, Listen and draw/ draw lines, Listen and colour, Listen and circle,Listen and write .). Có thể lấy trong các nguồn: Đĩa CD kèm theo sách, Sachmem.vn, - Tìm kiếm lời thoại phù hợp từ các nguồn âm thanh đã nêu ở phần 4.2. - Ghi ra giấy cụ thể từng lời nói, nhân vật nói theo nội dung của bài nghe đã xây dựng. - Dùng phần mềm Audacity để cắt lấy các đoạn lời nói cụ thể. - Lưu các đoạn âm thanh này theo hệ thống tên gọi dễ nhớ nhất, có liên quan đến mỗi phần, mỗi bài tập trong phần đề kiểm tra kĩ năng nghe đã dự định. (Chú ý, các tệp sản phẩm của Audacity đều được mặc định với định dạng WAV). Nên làm cẩn thận từng câu hội thoại, nghe lại nhiều lần để chắc chắn với sản phẩm mình muốn, đặc biệt là các câu thoại cần ghép nhiều phần với nhau. - Dùng phần mềm Format Factory để thực hiện các công đoạn sau: + Đổi đuôi định dạng các file âm đã cắt và lưu từ định dạng WAV sang Mp3. + Ghép các phần âm hội thoại theo lời nói, câu thoại, nhân vật nói, nội dung của bài nghe theo trình tự đã xây dựng. nên ghép từng phần nhỏ, rồi từ các phần này, ghép thành phần lớn hơn. ( Câu thoại -> đoạn thoại -> bài hội thoại cho mỗi phần bài tập nhỏ-> Bài nghe đầy đủ - > Phần nghe đầy đủ.). Chú ý khi ghép âm, cần ghép luôn yêu cầu bài nghe cùng với bước “ -> Bài nghe đầy đủ -> ”. Sau khi ghép xong “Phần nghe đầy đủ”, dùng phần mềm Audacity các phiên bản để nghe lại và cắt bỏ các âm tạp của quá trình ghép âm. Xuất bản ra file sản phẩm “Phần nghe đầy đủ” dưới định dạng WAV. - Dùng phần mềm Format Factory các phiên bản để đổi định dạng WAV của file “Phần nghe đầy đủ” thành Mp3 (trong trường hợp không ghi đĩa CD file âm thanh này thì không cần đổi sang định dạng Mp3). Đặt tên file “Phần nghe đầy đủ”.Mp3/ WAV thành “Listening” cho dễ nhớ và lưu lại trong folder đề kiểm tra đã định. - Dùng phần mềm Nero StartSmart Essentials để ghi ra sản phẩm đĩa CD hặc DVD cho tiện sử dụng (chuẩn bị 1 đĩa CD trắng trước). Lưu ý khi dùng Nero StartSmart Essentials, ghi đĩa bằng thẻ Data burning. (Ví dụ minh họa – Phụ lục 4: Đĩa CD phần âm thanh của các đề kiểm tra học kì I lớp 3, 4 năm học 2019-2020) 5. Một số chú ý: - Cần cẩn thận trong từng bước thực hiện xây dựng bài kiểm tra kĩ năng nghe. - Tải các phần mềm, ứng dụng về máy tính cá nhân cần diệt viruts và khởi động lại máy sau mỗi lần cài đặt phần mềm, ứng dụng. - Nghiên cứu kĩ các hướng dẫn sử dụng các phần mềm ứng dụng để chắc chắn là mình đã hiểu hết, biết cách sử dụng các phần mềm, ứng dụng này. - Thực hành tạo ra sản phẩm nhiều lần, có rút kinh nghiệm và sửa lỗi trước khi tạo một sản phẩm ứng dụng với học sinh. - Nên tự làm bài kiểm tra để kiểm tra lại sản phẩm lần cuối trước khi đưa ra cho học sinh làm trên lớp. - Mỗi công việc cần có lòng kiên trì, tính cẩn thận và sự cầu tiến học hỏi, tìm tòi, nỗ lực. CHƯƠNG IV. ƯU ĐIỂM, HẠN CHẾ VÀ CÁCH KHĂC PHỤC HẠN CHẾ. 1. Ưu điểm: Bài kiểm tra kĩ năng nghe được xây dựng theo các giải pháp này đáp ứng các yêu cầu về đổi mới công tác kiểm tra đánh giá học sinh đã được nêu trong các thông tư: Thông tư 30/ TT – BGD&ĐT năm học 2014 – 2015 và Thông tư 22/2016/TT-BGDĐT sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư 30 về việc đánh giá chất lượng giáo dục học sinh tiểu học. Các giải pháp giúp cho việc xây dựng một bài kiểm tra kĩ năng nghe được tiến hành thuận lợi, dễ dàng đối với giáo viên. Học sinh thích thú hơn với bài kiểm tra kĩ năng nghe có đầy đủ âm thanh, hình ảnh, bám sát chương trình học, mới mẻ và hấp dẫn. Bài kiểm tra này còn thu hút sự chú ý cao độ của học sinh vì nội dung thông tin cần nghe là mới, các em cần chú ý nghe mới hoàn thành tốt bài tập, yêu cầu của bài kiểm tra. Với cách làm này, giáo viên còn khích lệ được tinh thần học tập và rèn luyện kĩ năng nghe của các em trong các bài học hàng ngày vì chỉ có rèn luyện kĩ năng nghe tốt các em mới có thể nghe và làm tốt bài kiểm tra. 2. Hạn chế và cách khắc phục: - Hạn chế lớn nhất của giáo viên đó là kĩ năng công nghệ thông tin. Để khắc phục điều này, các thầy cô cần cố gắng tự học hỏi, tìm kiếm các tài liệu hỗ trợ trên mạng Internet. Bên cạnh đó, việc học hỏi từ các đồng nghiệp là rất cần thiết. Hiện nay, trong các nhà trường đều có giáo viên dạy môn Tin học, các thầy cô cũng có thể nhờ các giáo viên này hướng dẫn cài đặt các phần mềm, ứng dụng đã nêu trong đề tài. - Việc sử dụng các công cụ công nghệ hỗ trợ còn gặp khó khăn khi chưa hiểu rõ cách sử dụng và sử dụng linh hoạt. Vấn đề này cần sự kiên trì, giáo viên nên tự thực hành và rút kinh nghiệm nhiều lần trước khi xây dựng một sản phẩm bài kiểm tra áp dụng với học sinh của mình. CHƯƠNG V: KẾT QUẢ THỰC HIỆN Sau một thời gian nghiên cứu, thực hiện đề tài trong thực tế giảng dạy chương trình Tiếng Anh tại trường Tiểu học tôi (Học kì I năm học 2019 – 2020), tôi đã khảo sát và thu được một số kết quả cụ thể sau: - Tổng số học sinh khối lớp 3, 4 năm học 2019- 2020: 182 em. - Tổng số học sinh tham gia khảo sát: 182 em. - Hình thức khảo sát: kĩ năng nghe. + Kết quả khảo sát kĩ năng nghe chính là kết quả của bài kiểm tra định kì. + Nội dung kiểm tra kĩ năng nghe là các chủ điểm nhỏ của mỗi bài, các mẫu câu đã được học và thực hành với nội dung giao tiếp phù hợp. + Đề bài kiểm tra phần nghe được xây dựng theo quy trình đã nêu trong đề tài trên. Qua đó, tôi cũng đánh giá được sự tiến bộ trong việc làm bài kiểm tra của các em. Việc này cũng thể hiện mức độ nắm bắt nội dung tình huống giao tiếp, mạnh dạn, tự tin giao tiếp của các em khi sử dụng ngôn ngữ khác tiếng mẹ đẻ. Kết quả khảo sát cụ thể có so sánh, đối chiếu: KẾT QUẢ KHẢO SÁT ĐẦU NĂM HỌC 2019 – 2020 (Trước khi thực hiện đề tài) KHỐI LỚP SĨ SỐ Tự tin làm bài Không tự tin làm bài SL % SL % 3 67 19 28,3 48 71,7 4 115 45 39,1 70 60,9 TS 182 64 35,2 118 64,8 KẾT QUẢ KHẢO SÁT SAU KÌ I NĂM HỌC 2019 – 2020 KHỐI LỚP SĨ SỐ Tự tin làm bài Không tự tin làm bài SL % SL % 3 67 44 67 23 33 4 115 85 73,9 30 26,1 TS 182 129 70,9 53 29,1 So sánh giữa khảo sát đầu năm và sau khi học sinh hoàn thành bài thi học kì I cho thấy: + Số học sinh tự tin khi làm bài tăng: 65 em = 35,7% + Số học sinh chưa tự tin khi làm bài giảm: 65 em = 35,7 % KẾT QUẢ HỌC TẬP SAU KÌ I NĂM HỌC 2019 - 2020 KHỐI LỚP SĨ SỐ HTT HT CHT SL % SL % SL % 3 67 44 67 23 33 0 0 4 115 85 73.9 30 26,1 0 0 2 KHỐI 182 129 70,9 53 29,1 0 0 Đây cũng là những thành công bước đầu của sáng kiến kinh nghiệm này. Do tình hình thực tế dịch bệnh Covid 19, học sinh đang tạm nghỉ nên việc tiến hành thực nghiệm và chứng minh đề tài ở học kì II của năm học sẽ được thực hiện sau khi học sinh trở lại trường. Tuy nhiên kết quả bước đầu ở học kì I của năm học tôi nhận định là rất khả quan. Kết quả cụ thể này cũng mở ra cho bản thân tôi và các đồng nghiệp một hướng đi mới, một động lực mạnh mẽ để tiếp tục say mê tìm tòi, đúc rút kinh nghiệm trong thực tế giảng dạy, giáo dục học sinh của mình nhằm mục đích nâng cao chất lượng dạy và học bộ môn Tiếng Anh trong nhà trường Tiểu học. ‘ C. KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 1. Những kết luận đánh giá cơ bản nhất về SKKN. Khi viết sáng kiến kinh nghiệm này, trước tiên tôi muốn tự mình ghi lại, đúc rút những kinh nghiệm đã trải nghiệm và kiểm chứng trong suốt quá trình giảng dạy bộ môn Tiếng Anh cho các em học sinh tiểu học nơi tôi đang công tác. Nội dung sáng kiến kinh nghiệm đề cập đến một số giải pháp rất hữu ích cho việc xây dựng đề kiểm tra, đánh giá một kĩ năng quan trọng hàng đầu trong học tập và ứng dụng Tiếng Anh – Kĩ năng nghe. Với một quy trình rõ dàng, dễ vận dụng và hướng dẫn, giáo viên sẽ có nhiều thuận lợi khi chuẩn bị cũng như xây dựng bài kiểm tra kĩ năng nghe. Bên cạnh đó, giáo viên cũng sẽ tạo được sức hấp dẫn cần thiết để học sinh chú ý, đầu tư học tập và rèn luyện kĩ năng nghe. Các em có nhận thấy khả năng nghe tốt thì mới tự tin sử dụng một ngôn ngữ khác bày tỏ mục đích giao tiếp của mình. Sáng kiến kinh nghiệm này cũng đưa ra một lựa chọn đáng quan tâm trong kĩ thuật dạy học sinh trên lớp, kĩ thuật kiểm tra, đánh giá học sinh theo Thông tư 30/ TT – BGD&ĐT năm học 2014 – 2015 và Thông tư 22/2016/TT-BGDĐT sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư 30 về việc đánh giá chất lượng giáo dục học sinh tiểu học. Thực tế đã chứng minh tính hiệu quả của đề tài, dù chỉ là những kết quả ban đầu, nhưng cũng đã nói lên được tính ưu việt của nó. 2. Các đề xuất và khuyến nghị. Công nghệ thông tin có rất nhiều lợi ích cho giáo dục. Các thầy cô một mặt phải luôn trau rồi nâng cao kiến thức, mặt khác cũng cần học tập và ứng dụng các lợi ích của công nghệ và giảng dạy, nâng cao chất lượng, hiệu quả của công tác giáo dục học sinh trong thời đại mới. Để làm tốt được vấn đề này, tôi rất mong các cấp, ngành cùng quan tâm tạo điều kiện tốt cho các thầy cô giáo đang trực tiếp giảng dạy được tiếp cận, học tập và ứng dụng công nghệ mới và giảng dạy. Bên cạnh đó, việc đầu tư cơ sở vật chất cho dạy học cũng rất quan trọng. Muốn ứng dụng công nghệ tốt cần phải có cơ sở hạ tầng tốt. Tài liệu hỗ trợ giảng dạy cũng cần được quan tâm hơn vì là một phần tất yếu để có chất lượng giáo dục tốt. Đầu tư cho giáo dục là đầu tư cho tương lai nên điều này cần có sự chung tay của cả xã hội. Mọi xã hội phát triển đều được đánh giá một phần lớn qua sự phát triển của giáo dục. Là một nhà giáo, tôi luôn phấn đấu hết mình góp phần nhỏ bé vì sự nghiệp phát triển nền giáo dục chung của đất nước. Sáng kiến kinh nghiệm này mới chỉ bước đầu đưa vào thực tế kiểm tra đánh giá chất lượng học tập của học sinh, thời gian kiểm chứng cũng chưa dài. Vì nhiều lý do khách quan, lượng minh chứng chưa nhiều nên không tránh khỏi sự thiếu sót, chưa hợp lý đặc biệt là phần lựa đồng bộ âm thanh cho từng phần bài tập. Tôi rất mong các đồng nghiệp đóng góp ý kiến xây dựng để đề tài hoàn thiện hơn, có thể là một công cụ hỗ trợ đắc lực trong giảng dạy, kiểm tra và đánh giá chất lượng học tập của học sinh. Tôi xin chân trọng cảm ơn. Ngày 1 tháng 6 năm 2020 Tôi xin cam đoan đây là SKKN của mình viết, không sao chép nội dung của người khác. Trần Thị Thiết XÁC NHẬN CỦA BAN GIÁM HIỆU . . D. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Sách giáo khoa, sách giáo viên, sách bài tập Tiếng Anh lơp 3, 4, 5 của Bộ giáo dục và đào tạo. (Nhà xuất bản giáo dục Việt Nam) 2. Tài liệu tập huấn phương pháp dạy học Tiếng Anh tiểu học. 3. Bồi dưỡng phương pháp dạy Tiếng Anh – Nhà xuất bản Giáo dục. 4. Kĩ thuật dạy Tiếng Anh cho học sinh Tiểu học - Nguyễn Quốc Hùng, M.A- Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam 5. Phương pháp dạy Tiếng Anh cấp tiểu học – Nguyễn Quốc Hùng, M.A – Nhà xuất bản giáo dục Việt Nam. 6. Motivating learning – Published by British Council (East Aia) 2009; Edited by Jane Boylan. 7. Thông tư 30/ TT – BGD&ĐT năm học 2014 – 2015 về đánh giá chất lượng giáo dục học sinh tiểu học. 8. Thông tư 22/2016/TT-BGDĐT sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư 30 về việc đánh giá chất lượng giáo dục học sinh tiểu học. 9. Các tài liệu, văn bản, hướng dẫn đánh giá chất lượng giáo dục học sinh tiểu học bộ môn Tiếng Anh ban hành kèm theo Thông tư 22/2016/TT-BGDĐT.
File đính kèm:
skkn_ung_dung_cong_nghe_thong_tin_trong_soan_bai_kiem_tra_ki.doc