SKKN Rèn luyện kỹ năng phát âm thông qua hoạt động lồng tiếng phim Tiếng Anh cho học sinh Lớp 10A4 Trường THPT Yên Mô B
Trong các ngôn ngữ trên thế giới, tiếng Anh là phương tiện giao tiếp phổ biến nhất. Tiếng Anh là ngôn ngữ mẹ đẻ của hơn 400 triệu người và khoảng 300 đến hơn 500 triệu người sử dụng thông thạo tiếng Anh như ngôn ngữ thứ hai. Có khoảng 75% thư tín, 60% đài phát thanh và mọi tạp chí có tầm ảnh hưởng trên toàn cầu đều sử dụng tiếng Anh. “Ngôn ngữ thống trị” này đã trở thành “ngôn ngữ quốc tế”, “ngôn ngữ dạy học quốc tế”, là cầu nối giao thoa giữa các nền văn hóa, là công cụ hỗ trợ mang tri thức khoa học đến với nhân loại.
Trong xu thế hội nhập toàn cầu, ở Việt Nam, tiếng Anh đã sớm được đưa vào giảng dạy như một ngoại ngữ trong chương trình sách giáo khoa từ tiểu học đến trung học và giáo trình của các trường đại học, cao đẳng và trung cấp chuyên nghiệp. Những năm gần đây, chương trình giảng dạy môn Tiếng Anh các cấp học đã được đổi mới về nội dung, hình thức và phương pháp giảng dạy. Quan điểm cơ bản nhất về phương pháp mới là phát huy được tính tích cực, chủ động của học sinh (người học) và tạo điều kiện tối ưu cho người học rèn luyện, phát triển và nâng cao kỹ năng sử dụng ngôn ngữ vào mục đích giao tiếp chứ không thuần túy cung cấp kiến thức ngôn ngữ. Với học sinh trung học phổ thông, chương trình học đổi mới phần nào làm tăng hứng thú học tập môn Tiếng Anh. Tuy nhiên, thực tế cho thấy đa số học sinh gặp nhiều trở ngại, khó khăn khi học kỹ năng nói (speaking), nhất là khi giao tiếp với người nước ngoài. Giao tiếp là điều kiện thuận lợi để kích thích người học sử dụng ngoại ngữ đạt hiệu quả nhất, là mục đích hướng tới cuối cùng của việc học ngoại ngữ. Tuy nhiên, rất ít người học tiếng Anh ở Việt Nam quan tâm đến việc phát âm đúng một từ tiếng Anh. Học sinh thường đánh giá thấp tầm quan trọng của việc phát âm chuẩn. Họ nghĩ rằng học phát âm thì không quan trọng bằng học ngữ pháp hay từ vựng. Do đó, kỹ năng nói đặc biệt là kỹ năng phát âm đôi khi bị lãng quên, bởi mục đích học tập của học sinh chỉ dừng lại ở mức vượt qua các bài kiểm tra và kì thi cuối kì, cuối cấp. Kết quả chúng ta đánh giá học sinh phần lớn chỉ qua kiến thức ngôn ngữ (reading, writing, language focus, pronunciation) trên giấy chứ không đo lường bằng khả năng phát âm đúng, khả năng giao tiếp sử dụng ngôn ngữ (speaking skill). Mặc dù Bộ đã áp dụng đổi mới trong kiểm tra đánh giá hiện nay nhưng học sinh cũng chưa thực sự tập trung nhiều vào những kỹ năng này trong khi phát âm là vấn đề quan trọng và khó khăn nhất mà những người nói tiếng Anh không phải là người bản ngữ phải đối mặt khi học tiếng Anh. Phát âm không đúng cách có thể dẫn đến ấn tượng tiêu cực, sự hiểu nhầm và việc truyền thông tin không hiệu quả.
Tóm tắt nội dung tài liệu: SKKN Rèn luyện kỹ năng phát âm thông qua hoạt động lồng tiếng phim Tiếng Anh cho học sinh Lớp 10A4 Trường THPT Yên Mô B

lí giải được những điểm số còn chưa cao trong những câu phát âm cuối học kì I vừa qua. III. Nguyên nhân hoạt động dạy kỹ năng phát âm chưa góp phần cải thiện kỹ năng phát âm Tiếng Anh cho học sinh lớp 10A4 trường THPT Yên Mô B 1. Nguyên nhân từ phía người học Trường THPT Yên Mô B đóng trên địa bàn xã Yên Mạc huyện Yên Mô, phần lớn học sinh sống tại các xã vùng xa như Yên Đồng, Yên Thái, Yên Mạc, Yên Lâm. Không giống như học sinh đến từ các trường THPT tại thành phố Ninh Bình hay các huyện khác, học sinh trường THPT Yên Mô B có ít cơ hội để tiếp xúc với người bản ngữ. Học sinh dường như không có cơ hội để thực hành những gì họ được học vào 1 cuộc hội thoại đời thường thực sự. Điều này dẫn đến việc học sinh mất hứng thú vào việc thực hành phát âm. Hơn nữa kì thi tuyển sinh vào các trường THPT trong năm 2019 không yêu cầu thi môn Tiếng Anh; điều này hình thành tâm lí coi nhẹ việc học tập môn Tiếng Anh từ cấp THCS của học sinh. Việc học tập môn Tiếng Anh của các em chỉ mang tính chất “đối phó” với các bài kiểm tra viết (gần như không kiểm tra kĩ năng nói). Thực tế cho thấy, học sinh chưa thấy được tầm quan trọng của kỹ năng nói, kỹ năng phát âm và mục đích hướng tới thực sự của việc học tiếng Anh. Khó khăn hơn cho giáo viên Tiếng Anh của trường là từ nguyên nhân về tâm lí học sinh.Tính khép kín cộng với khả năng diễn đạt còn hạn chế, tâm lý sợ nói sai, sợ mắc lỗi phát âm, các bạn sẽ chê cười làm cho các em dần dần trở nên ngại nói. Nếu giáo viên không hiểu rõ sẽ thiếu nhiệt tình cần thiết để tìm ra phương hướng và biện pháp giải quyết những vướng mắc của các em. 2. Nguyên nhân từ phía người dạy Tâm lí giáo viên có phần tương đồng với học sinh về việc “học để thi” nên trong quá trình giảng dạy chú trọng nhiều vào kiến thức ngôn ngữ và chưa thực sự đầu tư vào việc dạy kỹ năng phát âm. Giáo viên thường dành phần lớn thời gian tập trung vào dạy những câu pronunciation trong đề thi. Chỉ dừng lại ở mức dạy học để “đáp ứng đề thi” nên học sinh chưa thực sự tập trung và chú ý vào việc rèn luyện kỹ năng này để có thể nói tiếng Anh một cách tự nhiên và lưu loát. Giáo viên giảng dạy chưa phát huy được khả năng tìm tòi, sáng tạo. Hoạt động luyện phát âm thường được giáo viên thực hiện nhưng thường có xu hướng rập khuôn, trùng lặp; thiếu sự đa dạng. Giáo viên chưa thấy được vai trò của sự thay đổi môi trường học tập, nhất là môi trường sản sinh tình huống giao tiếp. 3. Nguyên nhân khách quan Số lượng học sinh quá đông trong lớp gây trở ngại cho hoạt động thực hành phát âm. Với số lượng học sinh là 40 học sinh / lớp, việc quản lí, kiểm soát hoạt động nhóm của người dạy trở nên rất khó khăn. Giáo viên không đủ thời gian để quan sát quá trình làm việc của từng nhóm, giải đáp vướng mắc của từng cá nhân và kiểm tra kết quả thực hiện nhiệm vụ của mỗi nhóm. Trường có phòng chức năng riêng nhưng quá gần với các lớp khác và không cách âm dẫn tới hoạt động nhóm đôi khi gây tiếng ồn lớn ảnh hưởng tiết học của các lớp bên cạnh. Giáo viên Tiếng Anh vì vậy mà cũng có phần hạn chế hoạt động này trong tiết học. IV. Giải pháp rèn kỹ năng phát âm có hiệu quả trong giờ học Tiếng Anh cho học sinh lớp 10A4 trường THPT Yên Mô B 1. Giải pháp cho người dạy Qua quá trình tìm hiểu thực trạng dạy và học kỹ năng phát âm cho học sinh khối 10, nhận biết đặc điểm tâm lí của học sinh trong lớp, điều kiện thực tế trường và kinh nghiệm giảng dạy của bản thân, tôi đề xuất một giải pháp cải thiện việc dạy phát âm môn Tiếng Anh cho học sinh lớp 10A4 trường THPT Yên Mô B: sử dụng hoạt động lồng tiếng phim tiếng Anh để nâng cao chất lượng kỹ năng phát âm của học sinh lớp 10A4 trường THPT Yên Mô B. Quá trình thực hiện: Phần Hoạt động Thành phần Phần 1 (tiết tự chọn tuần 2) 1. Giáo viên giải thích vai trò của việc học nói, học phát âm trong quá trình học ngoại ngữ. 2. Giáo viên giải thích “lồng tiếng” là gì và làm thế nào để lồng tiếng phim tiếng Anh 3. Giáo viên cung cấp cho học sinh 1 trích đoạn phim tiếng Anh có phụ đề và mỗi học sinh một phiếu bài tập có ghi lời thoại của từng nhân vật trong đoạn trích. 4. Giáo viên phát đoạn trích 3 lần và yêu cầu học sinh ghi chú lại phiên âm và các điểm cần nhấn nhá, lên xuống giọng, nối âm, lược âm 5. Giáo viên yêu cầu học sinh thực hành theo cặp hoặc theo nhóm lồng tiếng đoạn trích trước khi lên trình bày trước lớp 6. Giáo viên gọi một số nhóm lên trình bày. Các học sinh khác nghe và góp ý. Giáo viên góp ý.Nhóm ghi chú lại điểm cần cải thiện 7. Giáo viên chia lớp thành 10 nhóm mỗi nhóm 3-4 học sinh. Mỗi nhóm tự chọn 1 đoạn trích dài từ 3 đến 5 phút để thực hành lồng tiếng ở nhà.Độ dài và độ khó của video tùy thuộc vào trình độ của học sinh nhưng không được quá ngắn và quá dễ. Nhóm sẽ phải gửi đoạn trích cho giáo viên trước buổi trình bày ít nhất 3 ngày.Trong trường hợp đoạn trích không phù hợp giáo viên có thể yêu cầu nhóm chọn đoạn trích khác. Các nhóm có khoảng 4-6 ngày để luyện tập trước buổi trình bày. 8. Đại diện của mỗi nhóm bốc thăm thứ tự trình bày. Các nhóm sẽ lần lượt trình bày theo thứ tự đã bốc thăm trong các tiết học tự chọn tiếp theo. Nếu máy chiếu gặp vấn đề, học sinh có thể quay lại video của nhóm mình và gửi cho giáo viên qua email. Học sinh và giáo viên Phần 2 (tiết tự chọn tuần 3) 10 nhóm chọn clip và luyện tập Giáo viên góp ý về các đoạn trích mà các nhóm đã chọn Học sinh và giáo viên Phần 3,4,5,6,7 ( tiết tự chọn tuần 4,5,6,7,. Mỗi tiết học có khoảng 2 đến 3 nhóm trình bày phần lồng tiếng của nhóm mình theo thứ tự đã bốc thăm. Các thành viên khác góp ý và nhận xét. 20 % số điểm do các thành viên khác đánh giá. 80% số điểm còn lại do giáo viên đánh giá Giáo viên và các học sinh khác đánh giá phần trình bày của từng cá nhân, không cho điểm cả nhóm. Học sinh và giáo viên 2. Giải pháp cho người học Học sinh là người trực tiếp tham gia thực hiện hoạt động để chủ động lĩnh hội kiến thức cần tuân theo những quy định cần thiết. - Lắng nghe yêu cầu của người điều khiển hoạt động, chú ý đến nhiệm vụ giáo viên đưa ra. - Tham gia vào hoạt động nhóm luyện kỹ năng nói nhưng cần tự giác, không gây quá ồn ào, ảnh hưởng đến các lớp khác. - Bắt đầu và ngừng hoạt động theo khẩu lệnh của giáo viên, không cố hoàn thiện phần công việc còn dang dở. Tuy nhiên, để làm tốt những quy định này, không chỉ đòi hỏi tự giác của học sinh mà giáo viên cần phải rèn luyện ngay từ đầu và thường xuyên qua mỗi tiết dạy. Khi những quy định trở thành thói quen với học sinh, giáo viên sẽ dễ dàng kiểm soát lớp học hơn. V. Kết quả Sau khi áp dụng đề tài, tôi thấy rõ sự tiến bộ của học sinh lớp 10A4 trên những khía cạnh sau: 1. Học sinh ít phạm lỗi phát âm hơn cụ thể là khi phát âm các âm đuôi, khi nối âm, nuốt âm và lên xuống giọng so với trước khi thực hiện đề tài 2. Học sinh có động lực học tiếng Anh nói chung và luyện phát âm nói riêng. 70 % học sinh có kết quả thi và điểm trung bình trong kỳ 2 cao hơn so với kỳ 1. 3. Học sinh chú ý hơn vào âm đuôi, sự nối âm, sự nuốt âm và sự luyến láy khi phát biểu, khi thực hành đoạn hội thoại và khi thuyết trình. 4. Học sinh bớt e ngại khi bày tỏ quan điểm và có xu hướng tự tin hơn khi nói tiếng Anh. Học sinh sẵn sàng tham gia vào các hoạt động yêu cầu nói tiếng Anh như casting cho vị trí MC của tiệc Halloween hoặc hát các bài hát tiếng Anh trong các chương trình khác. Phần III KẾT LUẬN I. Kết luận Đề tài được thực hiện tới nay học sinh lớp 10A4 trường THPT Yên Mô B đã nhận thức rõ tầm quan trọng của tiếng Anh trong cuộc sống, mục đích thực sự của học tiếng Anh, vai trò của kỹ năng phát âm đối với việc làm chủ tiếng Anh. Sau khi thực hiện đề tài , căn cứ vào kết quả các kỳ thi và tình hình tham gia các hoạt động ngoại khóa liên quan, có thể thấy rõ ràng việc thực hành phát âm thông qua hoạt động lồng tiếng phim tiếng Anh đã thành công trong việc cải thiện thái độ của học sinh đối với phần phát âm. Hoạt động đã tạo cảm hứng cho học sinh trong quá trình học tập và thực hành tiếng Anh trong đời sống hàng ngày. Học sinh nhiệt tình và hứng thú hơn đối với quá trình học. Tuy nhiên người dạy ngoại ngữ trong lớp học cần linh hoạt thay đổi yêu cầu phù hợp với đối tượng dạy học và trình độ người học. Giáo viên lớp 10 có thể tham khảo phương pháp tổ chức hoạt động lồng tiếng phim của đề tài, chú trọng việc linh hoạt trong yêu cầu đối với học sinh để phù hợp với từng đối tượng lớp, từng đối tượng học sinh. II. Hướng phát triển đề tài Đề tài nghiên cứu thành công không chỉ áp dụng cho riêng trường THPT Yên Mô B mà còn là những tham khảo cho giáo viên dạy tiếng Anh của các trường trên địa bàn huyện và tỉnh nhằm góp phần nâng cao chất lượng dạy và học kỹ năng phát âm tiếng Anh cho học sinh. Tôi mong muốn những giải pháp đưa ra giảm khó khăn cho người dạy và tăng hứng thú cho người học ngoại ngữ. Kỹ năng nói hay nói tiếng Anh là yếu tố quyết định thành công trong giao tiếp sử dụng tiếng Anh. Tình trạng “câm” tiếng Anh hay không thể nói được tiếng Anh hạn chế nhiều cơ hội học tập và làm việc trong tương lai của học sinh. Tuy nhiên, kỹ năng nói và đặc biệt là phát âm là vấn đề thói quen, cần thực hành hằng ngày nên cần có thời gian, đòi hỏi tinh thần tự giác của cá nhân học sinh và hướng dẫn tận tình, đúng phương pháp của giáo viên. Hy vọng đề tài được triển khai và áp dụng rộng rãi để có thể cải thiện phương pháp tổ chức các hoạt động phát triển kỹ năng phát âm, kỹ năng nói của học sinh. Nghiên cứu thành công cũng sẽ nâng cao đời sống, trình độ dân trí của địa phương, hỗ trợ nhu cầu đào tạo cán bộ địa phương. III. Kiến nghị, đề xuất 1. Với Sở Giáo dục và Đào tạo Tổ chức nhiều hơn những hội thảo thảo luận, tập huấn chuyên môn cho giáo viên về giảng dạy kỹ năng phát âm trong nhà trường phổ thông; gợi ý những giải pháp về rèn kỹ năng phát âm cho học sinh thông qua các hoạt động tích cực. Tổ chức những cuộc thi cấp tỉnh phát triển kỹ năng nói tiếng Anh dành cho giáo viên và học sinh: Cuộc thi hùng biện tiếng Anh, Hội thi hát tiếng Anh nhằm thúc đẩy việc dạy và học kỹ năng nói và phát âm của giáo viên và học sinh. 2. Với Nhà trường Tổ chức hội thảo chuyên môn cấp trường, liên trường cho giáo viên Tiếng Anh bàn các giải pháp về giảng dạy kỹ năng phát âm trong nhà trường phổ thông. Bố trí, sắp xếp 01 phòng học chức năng dành cho kỹ năng nói môn Tiếng Anh ở khu vực riêng biệt tránh ảnh hưởng tới giờ học của lớp khác. Tổ chức những cuộc thi cấp trường tạo sân chơi cho học sinh giữa các lớp sử dụng tiếng Anh nhiều hơn: Cuộc thi hùng biện tiếng Anh, Hội thi hát tiếng Anh, Kể chuyện bằng tiếng Anh 3. Với giáo viên Tham gia đầy đủ, nhiệt tình, có trách nhiệm các buổi hội thảo, tập huấn về phương pháp giảng dạy kỹ năng môn Tiếng Anh, đặc biệt là kỹ năng phát âm do Sở Giáo dục và Đào tạo hoặc Nhà trường tổ chức. Chú trọng rèn kỹ năng phát âm cho học sinh ngay từ những ngày đầu bước vào môi trường giáo dục phổ thông, tạo tiền đề cho những phát triển những năm sau. Nghiêm túc thực hiện giảng dạy phần pronunciation theo phân phối chương trình. Mạnh dạn đưa ra các giải pháp khác cho việc dạy kỹ năng phát âm có hiệu quả cho đối tượng học sinh vùng sâu vùng xa. KHẢO SÁT THỰC TRẠNG DẠY VÀ HỌC KỸ NĂNG PHÁT ÂM TRONG GIỜ HỌC TIẾNG ANH 10 Tôi là Đoàn Thị Bích Nga, giáo viên Tiếng Anh trường THPT Yên Mô B. Hiện nay, tôi đang thực hiện đề tài nghiên cứu đề tài “Rèn kĩ năng phát âm thông qua áp dụng hoạt động lồng tiếng trong môn Tiếng Anh 10 cho học sinh trường THPT Yên Mô B”. Tôi cần biết thêm những thông tin về thực trạng dạy và học phát âm và tìm ra những giải pháp để việc rèn phát âm có hiệu quả môn Tiếng Anh cho học sinh lớp 10 trường THPT Yên Mô B. Để có thể hoàn thành tốt đề tài, tôi rất mong nhận được ý kiến đóng góp của các bạn đối với những vấn đề dưới đây. Xin chân thành cảm ơn! Họ và tên (không bắt buộc): Năm sinh: Dân tộc: 1 Nam 1 Nữ Xin bạn đánh dấu (ü) vào ô bạn cho là thích hợp nhất. Câu 1. Bạn có thấy kỹ năng phát âm là cần thiết khi học tiếng Anh không? 1 Có 1 Không Câu 2. Bạn có được dành nhiều thời gian cho phần pronunciation trong tiết Language focus trong sách giáo khoa (SGK) không? Cụ thể là khoảng bao nhiêu phút? . 1 Có 1 Không Câu 3. Giáo viên môn Tiếng Anh của bạn có tổ chức cho học sinh hoạt động nào để luyện kỹ năng phát âm không? 1 Có 1 Không Nếu bạn chọn “có” hãy nêu tên hoạt động giáo viên đã tổ chức .. Câu 4. Bạn có thích hoạt động mà giáo viên tổ chức không? 1 Luôn luôn 1 Thường xuyên 1 Thỉnh thoảng 1 Hiếm khi 1 Chưa bao giờ Câu 5. Những hoạt động thầy/cô tổ chức trong giờ luyện phát âm thường là có sẵn trong SGK hay là được thầy/cô bạn tự soạn thêm? 1 Có sẵn trong SGK 1 Thầy/cô tự soạn thêm Câu 6. Thầy/cô của bạn có giao cho các nhóm đề án (project) để làm ở nhà và sau đó trình bày ở lớp không? 1 Có 1 Không Câu 7. Những hoạt động nào thầy/cô thường áp dụng khi cho các bạn luyện phát âm Hoạt động Luôn luôn Thường xuyên Thỉnh thoảng Hiếm khi Chưa bao giờ Giáo viên đọc và đọc theo Giáo viên cho nghe và đọc Giáo viên cho xem video và yêu cầu học sinh luyện theo Giáo viên dạy cặp từ đồng âm Giáo viên cho học sinh xem phim và luyện lồng tiếng Câu 8. Bạn có thích xem phim tiếng Anh không? 1 Rất thích 1Thích 1Không thích lắm 1 Ghét Câu 9. Bạn có muốn được xem phim để luyện phát âm tiếng Anh không? 1 Rất thích 1Thích 1Không thích lắm 1 Ghét Lý do 1 2 3 4 a) Bạn được xem phim. b) Bạn được luyện phát âm theo nguồn chính xác c) Cả lớp có nhiều thời gian để luyện phát âm hơn. d) Bạn học được nhiều từ bạn bè (từ vựng, ngữ pháp, ) e) Bạn cảm thấy thoải mái hơn khi học phát âm theo cách này. Lý do khác:. Câu 10. Theo bạn, việc luyện phát âm bằng cách lồng tiếng phim tiếng Anh có thể làm nảy sinh những vấn đề gì? (1: Hoàn toàn không đồng ý, 2: Không đồng ý, 3: Đồng ý, 4: Hoàn toàn đồng ý) Vấn đề nảy sinh 1 2 3 4 a) Lớp học ồn ào. b) Thầy/cô khó có thể quan tâm và giúp đỡ từng cá nhân. c) Thầy/cô khó có thể điều khiển tốt hoạt động trong lớp. Vấn đề khác:. TÔI XIN CHÂN THÀNH CẢM ƠN! Một số hình ảnh về quá trình thực hiện đề tài và một số hoạt động ngoại khóa nói tiếng Anh đã được thực hiện ở trường THPT Yên Mô B TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Hoàng Văn Vân, Tiếng Anh 10, NXB Giáo dục Việt Nam, 2012. 2. Hoàng Văn Vân, Tiếng Anh 10-Sách giáo viên, NXB Giáo dục Việt Nam, 2012. 3. Nunan, D., Practical English Language Teaching, New York: McGraw Hill, 2003. 4. “Tiếng Anh - ngôn ngữ thống trị”, gymglish.vn. 5. Vũ Hải Hà, Classroom English for foreign language teachers, NXB ĐHQG, Hà Nội, 2014. 6. Wilga Rivers, Teaching Foreign Language Skills, 2nd Ed, University of Chicago Press, 1981. 7. Burston, Jack. (2005). Video dubbing projects in the foreign language curriculum. Calico Journal, 23 (1), 79-92 8. Danan, Martine. (2010). Can film dubbing projects facilitate EFL learner’s acquisition of English pronunciation?. British Journal of Educational Technology 43(1). 9. Karimzadeh, Pooneh., Ghahroudi, Maryam Rezaei. (2017). English animation dubbing based technique and Iranian intermediate EFL learners' nativelike pronunciation development. MỤC LỤC
File đính kèm:
skkn_ren_luyen_ky_nang_phat_am_thong_qua_hoat_dong_long_tien.docx