SKKN Phương pháp phụ đạo học sinh gặp khó khăn trong môn Tiếng Anh tại Trường THPT Gia Viễn A
Ngoại ngữ được coi là chìa khóa để mở mang tri thức hiểu biết cho toàn thể nhân loại trong lĩnh vực khoa học tự nhiên cũng như xã hội. Hiện nay, trong quá trình đổi mới phương pháp, mục tiêu chính là hình thành và phát triển ở học sinh những kiến thức, kỹ năng cơ bản về Tiếng Anh và những phẩm chất trí tuệ cần thiết để tiếp tục học lên các bậc cao hơn hoặc áp dụng vào thực tế cuộc sống. Song song với các kỹ năng nghe, nói, đọc, viết thì việc học tập các cấu trúc ngữ pháp và từ vựng là vô cùng cần thiết. Tuy nhiên trên thực tế, đa số học sinh còn lúng túng và gặp nhiều khó khăn khi học Tiếng Anh cũng như là ghi nhớ các quy tắc ngữ pháp và thiếu vốn từ vựng căn bản, từ đó dẫn đến hiện tượng học sinh chán học, mải chơi, không cón hứng thú với việc học tập bộ môn, thiếu tự tin trong giao tiếp, học tập trên lớp.Trên thực tế việc học tốt một ngoại ngữ không phải là dễ dàng nên học sinh thường tỏ ra chán nản vì những khó khăn trong việc học.
Trong các giờ học Tiếng Anh, hoạt động chính của học sinh là nghe giáo viên giảng, ghi chép, làm bài tập áp dụng khi chưa có nhiều thời gian để ghi nhớ và tiếp cận với kiến thức mới. Học sinh chủ yếu làm việc theo hình thức cá nhân, các hoạt động thực hành cặp, nhóm chưa đa dạng để tạo môi trường giao tiếp sôi nổi cho học sinh.
Giáo viên thường yêu cầu học sinh nhìn vào các từ vựng, cấu trúc trong sách giáo khoa, trên bảng, yêu cầu học sinh nghe và nhắc lại theo cô giáo. Cả lớp sẽ đọc đồng thanh, sau đó giáo viên gọi một số học sinh đứng dậy đọc từ/ cấu trúc, đồng thời sửa lỗi cho học sinh nếu các em làm sai. Tương tác trong giờ học chủ yếu vẫn là giáo viên với học sinh, giáo viên đóng vai trò chủ đạo trong tất cả các hoạt động của giờ dạy phát âm.
Tóm tắt nội dung tài liệu: SKKN Phương pháp phụ đạo học sinh gặp khó khăn trong môn Tiếng Anh tại Trường THPT Gia Viễn A

học Tiếng Anh cũng như là ghi nhớ các quy tắc ngữ pháp và thiếu vốn từ vựng căn bản, từ đó dẫn đến hiện tượng học sinh chán học, mải chơi, không cón hứng thú với việc học tập bộ môn, thiếu tự tin trong giao tiếp, học tập trên lớp.Trên thực tế việc học tốt một ngoại ngữ không phải là dễ dàng nên học sinh thường tỏ ra chán nản vì những khó khăn trong việc học. Trong các giờ học Tiếng Anh, hoạt động chính của học sinh là nghe giáo viên giảng, ghi chép, làm bài tập áp dụng khi chưa có nhiều thời gian để ghi nhớ và tiếp cận với kiến thức mới. Học sinh chủ yếu làm việc theo hình thức cá nhân, các hoạt động thực hành cặp, nhóm chưa đa dạng để tạo môi trường giao tiếp sôi nổi cho học sinh. Giáo viên thường yêu cầu học sinh nhìn vào các từ vựng, cấu trúc trong sách giáo khoa, trên bảng, yêu cầu học sinh nghe và nhắc lại theo cô giáo. Cả lớp sẽ đọc đồng thanh, sau đó giáo viên gọi một số học sinh đứng dậy đọc từ/ cấu trúc, đồng thời sửa lỗi cho học sinh nếu các em làm sai. Tương tác trong giờ học chủ yếu vẫn là giáo viên với học sinh, giáo viên đóng vai trò chủ đạo trong tất cả các hoạt động của giờ dạy phát âm. 1.2. Ưu điểm của giải pháp cũ Phương pháp thực hiện đơn giản, học sinh chỉ cần nắm được kiến thức trọng tâm mà giáo viên đã cung cấp để áp dụng vào làm bài. Giáo viên cũng không mất quá nhiều thời gian chuẩn bị bài dạy. 1.3. Nhược điểm của giải pháp cũ - Các hoạt động trong giờ học chưa đa dạng, chưa tạo ra được môi trường học tập sôi nổi cho học sinh, vẫn còn đơn điệu và nhàm chán, chưa phát huy được tính chủ động của học sinh trong việc ôn tập rèn luyện kiến thức. -Các phương pháp dạy học truyền thống chưa kết hợp được những tính năng nổi bật và ưu điểm nổi trội của các ứng dụng trò chơi học tập để tạo ra một sân chơi tri thức lành mạnh, làm giảm cảm giác căng thằng và tạo hứng thú học tập cho các em học sinh nói chung và học sinh yếu kém nói riêng. Đồng thời chưa tận dụng được tối đa hiệu quả của các thiết bị công nghệ thông tin tiên tiến, hiện đại của nhà trường như máy tính, mạng Internet, máy chiếu, loa, để nâng cao chất lượng bài dạy. 2. Giải pháp mới cải tiến 2.1. Mô tả bản chất của giải pháp mới Để nâng cao chất lượng dạy và học, nhóm ngoại ngữ, trường THPT Gia Viễn A đã thành lập các lớp để phụ đạo học sinh yếu kém, áp dụng các phương pháp mới vào giảng dạy * Lựa chọn đối tượng: Thống kê danh sách học sinh yếu, kém có điểm kiểm tra không đạt trungbình báo cáo cho Ban giám hiệu để phối kết hợp giúp các em tiến bộ: - Khối 10, 11: mỗi khối chúng tôi tiến hành chọn ra 20 học sinh yếu kém môn Tiếng Anh - Khối 12 chọn lớp 12B9 - là lớp yếu tiếng Anh trong khối 12, sĩ số 40 học sinh. Như vậy tổng số học sinh yếu kém toàn trường là 80 em. * Khảo sát học sinh: Trước khi phụ đạo, chúng tôi đã tiến hành giao bài kiểm tra đầu vào bao gồm các phần kiến thức cơ bản về từ vựng, ngữ pháp, cấu trúc đã được học trên lớp Kết quả như sau: - 68/80 = 85% học sinh tham gia khảo sát chỉ đạt điểm dưới trung bình do năng lực yếu kém về vốn từ vựng, ngữ pháp. Trong đó, 56 học sinh có điểm dưới 4 = 82,3% 12 học sinh có điểm từ 4,1 đến 4,9 = 17,7% - 12/80 = 15% học sinh có điểm từ trung bình trở lên Từ kết quả khảo sát trên, chúng tôi đã nhận thấy: đa số học sinh yếu kém và hổng kiến thức cơ bản các em không có lượng từ vựng và ngữ pháp nên những kiến thức trên lớp các em không nắm chắc được và từ đó càng sợ học môn Anh. Vì vậy chúng tôi đã tiến hành phụ đạo về ngữ pháp và tổ chức các trò chơi giúp các e tự tin hơn trong việc học Tiếng Anh. * Tiến hành phụ đạo: a. Khối 10, 11: -Thời gian dạy: ca 1 các buổi chiều thứ 5 và 7 hàng tuần. - Nội dung: + Trước hết chúng tôi đã thực hiện dạy các em cách nhận biết các từ loại như: N, V, adj, adv vì nếu không biết từ loại các em không thể hiểu được các phần ngữ pháp tiếp theo. Cùng với đó, chúng tôi cũng đã tiến hành dạy các chuyên đề ngữ pháp trong SGK một cách kỹ lưỡng, tỉ mỉ, tận tình hướng dẫn đến từng em. + Trong quá trình giảng dạy, giáo viên thường xuyên theo dõi tình hình học bộ môn củahọc sinh để kịp thời phát hiện những học sinh thường xuyên mắc lỗi, chưa tiếp thu kịpbài học do năng lực hoặc những học sinh không học tốt do chưa có phươngpháp tự học tốt ở nhà hoặc lười học từ vựng, văn phạm để từ đó có hướng điềuchỉnh việc dạy của mình như hỗ trợ học sinh tiếp thu chậm bằng cách đặt câuhỏi phù hợp với khả năng của các em hay thường xuyên gọi các em phát biểu đểcác em tập dần cách nhanh nhẹn trong ứng đáp, khen ngợi kịp thời để khích lệcác em. Cùng với đó, chúng tôi cũng phân loại rõ học sinh yếu, kém về kỹ năng nào để tập trungvào giờ dạy hoặc giờ phụ đạo. Giáo viên cần đầu tư thời gian soạn và giảng bài theo đối tượnghọc sinh qua các bài kỹ năng: Nghe - Nói - Đọc - Viết và các bài tập phù hợp vớiđối tượng học sinh mang ý gợi mở hay gợi ý nhiều hơn và cụ thể hơn cho đốitượng học sinh yếu kém giúp các em tự tin và hoàn thành tốt các bài tập, từ đó khơi dậy đam mê với việc học Tiếng Anh hơn. + Song song với dạy kiến thức ngữ pháp cơ bản, giáo viên cũng tăng cường dạy cho học sinh một lượng từ mới cơ bản về các chủ đề quen thuộc trong cuộc sống như thể thao, môn học, sở thích, thói quen, hoạt động thường ngày, thông qua các trò chơi để các em dễ ghi nhớ. Ngoài các trò chơi do giáo viên thiết kế thì chúng tôi còn sử dụng phần mềm Wordwall như một công cụ hữu ích để dạy từ vựng và ngữ pháp. + Bên cạnh đó, chúng tôi cũng thường xuyên sử dụng các trò chơi vận động để warm up và tạo hứng thú và động lực cho các em trong quá trình học tập bộ môn. - Giáo viên là người chủ đạo trong việc khắc phục học sinh yếu kém, việc thành công hay thất bại là phần lớn do giáo viên. Giáo viên cần tạo sự gần gũi, cảm giác an toàn nơi học sinh để các em bày tỏ những khó khăn trong học tập, trong cuộc sống của bản thân mình. Giáo viên phải tạo cho bầu không khí lớp học thoải mái, nhẹ nhàng, không để cho các em cảm thấy sợ giáo viên mà không học được. - Giáo viên phải đem lại cho các em những phản hồi tích cực, thay chê bai bằng khen ngợi, giáo viên nên tìm những việc làm mà các em hoàn thành dù là những việc nhỏ để khen ngợi. Không nên tiếc lời khen ngợi nhất là đối với những học sinh yếu kém. Sự tận tâm của giáo viên không những sẽ giúp học sinh của chúng ta nhận ra những lỗ hổng kiến thức của các em mà còn giúp các em tự tin và hợp tác với chúng ta trong việc dạy và học. b. Tổ chức câu lạc bộ cho học sinh khối 10, 11: Bên cạnh việc phụ đạo về các phần ngữ pháp mà các em học sinh còn bị hổng chúng tôi cũng tổ chức câu lạc bộ cho các em học sinh yếu vào ca 2 chiều thứ 5 và 7 với mục tiêu phát huy tính tích cực, mạnh dạn, và rèn luyện cách phát âm của những âm cơ bản cho các em Luyện các cách phát âm của các cặp âm cơ bản như /b-p/, /ei, ai, au/ thông qua các video hướng dẫn phát âm Ngoài ra giáo viên đã dạy cho học sinh các từ vựng và tích cực sử dụng các trò chơi vận động như truyền điện, slap blackboard, word of mouth, connecting words hay các games trên quizlet để học sinh thoải mái, năng động và tích cực hơn trong quá trình học tập bộ môn. c. Đối với học sinh khối 12: Chúng tôi tận dụng các apps trên máy tính và điện thoại để hs vừa học vừa ôn lại bài 1 cách thoải mái, đỡ căng thẳng. Chúng tôi đã sử dụng phần mềm như Quizziz, Blooket, Wordwall, Google form Sau khi cho học sinh trải nghiệm việc học qua các ứng dụng trên chúng tôi nhận thấy với đối tượng học sinh yếu kém thì ứng dụng Blooket rất hiệu quả. Ứng dụng Blooket có những ưu điểm nổi trội, mới mẻ, sinh động hơn so với các ứng dụng khác. - Để củng cố, ôn tập lại kiến thức cho các em học sinh cũng như tạo ra 1 sân chơi tri thức lành mạnh giảm cảm giác căng thằng và tạo hứng thú học tập cho các em, nhóm Tiếng Anh trường THPT GVA đã sử dụng ứng dụng Blooket để tạo ra 24 chuyên đề ngữ pháp ôn thi THPTQG, tập trung vào các chuyên đề cơ bản và trọng tâm nhất -Mỗi chuyên đề bao gồm 30 câu hỏi thuộc mức độ nhận biết và thông hiểu để học sinh có thể dễ dàng vận dụng các kiến thức đã học vào giải quyết các dạng bài tập khác nhau. - Để tạo nên bộ đề ôn thi các chủ đề ngữ pháp tạo trong ứng dụng Blooket các giáo viên môn Tiếng Anh đã nghiên cứu và biên soạn ngân hàng câu hỏi, tham khảo các nguồn tài liệu, chắt lọc các câu hỏi ở mức độ nhận biết và thông hiểu từ các bộ đề, các đề thi minh họa, đề thi thật các năm trước. Link blooket các chuyên đề STT CHUYÊN ĐỀ LINK BLOOKET 1. Phát âm (nguyên âm + phụ âm) 2 Phát âm đuôi s/es, ed 3 Trọng âm 4 Thì của động từ 5 Sự phối hợp thì 6 Các dạng của động từ 7 Động từ khuyết thiếu 8 Câu bị động 9 Câu gián tiếp 10 Câu điều kiện 11 Câu hỏi đuôi 12 Mệnh đề quan hệ 13 Giới từ 14 Mạo từ 15 So sánh 16 Câu ước với Wish và If only 17 Sự hòa hợp giữa chủ ngữ và động từ 18 Trật tự của tính từ 19 Từ loại 20 Đảo ngữ 21 Từ chỉ số lượng 22 Rút gọn câu cùng chủ ngữ 23 Mệnh đề trạng ngữ 24 Câu giao tiếp 2.2. Tính mới, tính sáng tạo của giải pháp Sau khi áp dụng các phương pháp phụ đạo học sinh gặp khó khăn trong môn Tiếng Anh thông qua các câu lạc bộ cho học sinh yếu khối 10, 11, tổ chức rèn phát âm, ôn từ vựng thông qua các trò chơi, ứng dụng phần mềm Blooket để ôn luyện cho học sinh khối 12, chúng tôi nhận thấy những ưu điểm , sáng tạo và những kết quả tích cực của phương pháp so với việc truyền thụ kiến thức thông thường như sau: - Thứ nhất, giải pháp mới giúp học sinh rèn cách phát âm, đọc từ, ôn lại từ vựng thông qua các trò chơi từ đó giúp học sinh yếu kém tự tin hơn trong giao tiếp bằng Tiếng Anh. - Thứ hai, phương pháp mới tạo môi trường học tập vui vẻ, không khí lớp học thoải mái, làm tăng hứng thú, lôi cuốn học sinh tham gia vào giờ học một cách tích cực. - Thứ ba, các trò chơi, ứng dụng trong giải pháp mới đòi hỏi học sinh làm việc cặp, nhóm. Các học sinh trong cặp nhóm giúp đỡ lẫn nhau từ đó tạo nên sự gắn kết, hợp tác, tăng tính hoạt động tương tác giữa học sinh với học sinh, làm tăng tính hiệu quả của cặp nhóm. - Thứ tư, việc áp dụng các trò chơi, các ứng dụng cho học sinh làm tăng động cơ học tập cho người học, đặc biệt có ý nghĩa với học sinh yếu kém . Các trò chơi, ứng dụng đòi hỏi và thúc đẩy học sinh tham gia trò chơi cùng với sự cạnh tranh giữa người chơi và đội chơi là nhân tố làm tăng động cơ học tập của các em. Từ dó khiến học sinh trở nên hứng thú và bị lôi cuốn vào trò chơi. - Thứ năm, phương pháp này giúp học sinh dễ nhớ từ vựng và mở rộng vốn từ, củng cố lại hệ thống ngữ pháp, rèn luyện các kỹ năng thông qua hoạt động ngôn ngữ từ đó tạo cho học sinh có phản ứng nhanh nhạy hơn trong giao tiếp và tham gia hoạt động ngôn ngữ một cách phong phú. - Thứ sáu, đây cũng là một kênh thông tin cung cấp sự phản hồi ngay tức thì và qua đó giáo viên có thể kiểm tra kiến thức của học sinh. Thông qua sự quan sát của mình, giáo viên có thể nhận ra những điểm mạnh, điểm yếu của học sinh cũng như những chỗ hổng kiến thức cần bổ sung trong quá trình tiếp thu kiến thức của học sinh. Như vậy, có thể thấy việc ứng dụng các phương pháp phụ đạo học sinh gặp khó khăn trong môn Tiếng Anh là rất khả quan, đáp ứng được các yêu cầu đổi mới của giáo dục nói chung và nâng cao chất lượng dạy và học môn Tiếng Anh 3. Hiệu quả kinh tế và xã hội dự kiến đạt được Sáng kiến hoàn thành sẽ là tài liệu quan trọng giúp giáo viên môn tiếng Anh có thể sử dụng và vận dụng linh hoạt các hình thức tổ chức hoạt động phụ đạo học sinh yếu kém. Giúp học sinh tạo được hứng thú, say mê trong học tập, có tâm thế sẵn sàng lĩnh hội kiến thức thông qua các hoạt động trong và ngoài lớp học. Giúp giáo viên và học sinh đỡ tốn kém tiền bạc và công sức khi phải bỏ thời gian và tiền của đi tìm kiếm các sách tham khảo, các ứng dụng có liên quan, nhất là trong điều kiện nguồn tư liệu tham khảo về nội dung này thường được tính phí. Đối các trường trung học phổ thông trong tỉnh, việc đổi mới hình thức khởi động sẽ đáp ứng được các yêu cầu đổi mới căn bản và toàn diện trong giáo dục. Đối với học sinh, bên cạnh việc trau dồi kiến thức theo chuẩn các em còn được rèn kĩ năng thực hành, khả năng tư duy gắn lý thuyết với thực tiễn, hình thành và phát triển các kỹ năng sống, năng lực cần thiết của con người hiện đại. IV. Điều kiện và khả năng áp dụng 1. Điều kiện áp dụng Để sáng kiến được áp dụng một cách hiệu quả và rộng rãi thì trước hết giáo viên phải quan sát thái độ tình cảm, tâm tư của các em để có thể đưa ra sự giúp đỡ phù hợp, tận tình với từng đối tượng học sinh. Để thu hút học sinh và đạt hiệu quả trong tiết dạy cho học sinh yếu, kém thì giáo viên phải luôn kiên nhẫn, thử nghiệm, tìm tòi, rút kinh nghệm sau mỗi tiết dạy. Đồng thời giáo viên cũng phải tự mình sáng tạo, suy nghĩ và đầu tư những thủ thuật dạy học để dạy cho các em một cách dễ hiểu nhất. Ngoài ra, để sáng kiến phát huy hiệu quả một cách tối đa cần phải có một môi trường học tập hiện đại, thoải mái, có đầy đủ máy tính, mạng Internet, wifi, đồ dùng học tập, sĩ số lớp vừa phải phù hợp với mục tiêu bài học để đảm bảo tất cả học sinh đều có cơ hội tham gia đóng góp, xây dựng bài. Bên cạnh đó, các thành viên trong nhóm Ngoại ngữ cần thường xuyên trao đổi, học hỏi lẫn nhau để tìm ra những phương pháp dạy học bổ ích và hiệu quả nhất cho học sinh nói chung và học sinh yếu kém nói riêng. 2. Khả năng áp dụng Sau một thời gian đổi mới và áp dụng các phương pháp phụ đạo học sinh yếu, kém, nhóm Tiếng Anh bước đầu đã thu được một số kết quả tích cực, các em học sinh đã có hứng thú với môn Tiếng Anh hơn. Tuy kết quả trên vẫn còn rất khiêm tốn so với nhiều trường THPT khác trong tỉnh Ninh Bình nhưng để có được kết quả trên nhóm tiếng anh chúng tôi đã miệt mài, tích cực, kiên trì trong suốt một thời gian dài đồng hành, tận tụy cùng các em học sinh nhà trường vượt qua những khó khăn do tình hình thời tiết khắc nghiệt cũng như dịch bệnh Covid 19 gây ra. Chúng tôi tin rằng với sự nhiệt tình giúp đỡ của thầy cô giáo thì các em học sinh yếu kém sẽ tiến bộ và yêu thích môn Tiếng Anh hơn. Danh sách những người đã tham gia áp dụng thử hoặc áp dụng sáng kiến lần đầu: TT Họ và tên Ngày tháng năm sinh Nơi công tác Chức vụ Trình độ chuyên môn Nội dung công việc hỗ trợ 1 Trần Thị Kim Nhung 15/10/1986 Trường THPT Gia Viễn A Giáo viên Đại học - Khảo sát và phân tích số liệu - xây dựng các chuyên đề Blooket 2 Tạ Thị Thái 10/07/1987 Trường THPT Gia Viễn A Tổ phó Đại học - xây dựng chuyên đề phụ đạo 3 khối - xây dựng các chuyên đề Blooket 3 Vũ Thị Lụa 29/09/1989 Trường THPT Gia Viễn A Giáo viên Đại học - xây dựng các chuyên đề Blooket - xây dựng chuyên đề của câu lạc bộ 4 Nguyễn Thị Hồng Nhung 28/01/1994 Trường THPT Gia Viễn A Giáo viên Đại học - xây dựng chuyên đề của câu lạc bộ - xây dựng các chuyên đề Blooket 5 Nguyễn Thị Hồng 22/10/1991 Trường THPT Gia Viễn A Giáo viên Đại học - xây dựng các chuyên đề Blooket Chúng tôi xin cam đoan mọi thông tin nêu trong đơn là trung thực, đúng sự thật và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật. XÁC NHẬN CỦA LÃNH ĐẠO ĐƠN VỊ CƠ SỞ Gia Viễn, ngày 10 tháng 5 năm 2021 Người nộp đơn Trần Thị Kim Nhung Tạ Thị Thái Vũ Thị Lụa Nguyễn Thị Hồng Nhung Nguyễn Thị Hồng
File đính kèm:
skkn_phuong_phap_phu_dao_hoc_sinh_gap_kho_khan_trong_mon_tie.docx