SKKN Phương pháp phát triển kĩ năng nói cho hoc sinh Lớp 7 tại Trường THCS Giang Biên
Trong những năm gần đây, đất nước ta ngày càng phát triển đòi hỏi chúng ta phải nhanh chóng bắt nhịp với những thay đổi, những xu hướng chung của thời đại. Và để thực hiện điều đó thì giáo dục có vai trò quan trọng. Đặc biệt trong thời đại khoa học công nghệ 4.0 thì ngành Giáo dục lại càng được chú trọng. Việc học được nâng cao, nền kinh tế phát triển mạnh kéo theo sự phồn thịnh của đất nước. Muốn theo kịp đà phát triển mạnh của thế giới thì ngoài việc trang bị cho mình vốn kiến thức thì việc học tốt Tiếng Anh rất cần thiết, vì sử dụng Tiếng Anh một cách thuần thục thì mới có thể giao tiếp và hội nhập tốt được. Tiếng Anh đang trở thành một trong những ngôn ngữ được sử dụng phổ biến nhất thế giới. Và trong xã hội hiện đại ngày nay tiếng Anh càng đóng một vai trò đặc biệt quan trọng, là cầu nối liên kết cộng đồng, liên kết các mối quan hệ xã hội, hợp tác làm ăn,…Tiếng Anh không những giúp chúng ta phát triển kinh tế, xã hội mà còn giúp chúng ta hòa nhập với bạn bè trên toàn thế giới, nó càng đặc biệt hơn khi đất nước ta chính là thành viên của WTO. Vì thế trong những năm gần đây ngành Giáo dục đã chú trọng đầu tư nâng cao việc học và dạy Tiếng Anh trong nhà trường đặc biệt là kĩ năng giao tiếp.
Tiếng Anh là một trong những môn học được coi là bắt buộc và cần thiết dành cho thế hệ học sinh hiện nay. Việc biết tiếng Anh mang đến cho chúng ta rất nhiều lợi ích như vậy tuy nhiên, nhiều bạn trẻ không nhận thấy lợi ích của tiếng Anh mang lại cho người dùng, trình độ ngoại ngữ của học sinh, sinh viên….ở nước ta hiện nay còn rất nhiều hạn chế, vốn tiếng Anh thường chỉ gói gọn trong những lý thuyết, ngữ pháp, khả năng giao tiếp trao đổi trực tiếp còn nhiều hạn chế. Chính vì vậy đa phần học sinh khi học đều lơ là và không hứng thú trong việc học tiếng anh ngay từ khi mình còn ngồi trong ghế nhà trường. Nhiều bạn trẻ hiện nay thường chỉ cố học tiếng Anh để vượt qua kỳ thi hoặc vượt qua điểm số chứ không thực sự chú tâm tới việc trau dồi vốn tiếng Anh giao tiếp cho sau này.
Thực hiện dạy và học theo chương trình Tiếng Anh của cấp Trung học cơ sở được biên soạn theo quan điểm giao tiếp, coi việc hình thành và phát triển các kỹ năng giao tiếp: Nghe - Nói - Đọc - Viết là mục tiêu cuối cùng của quá trình giảng dạy. Việc dạy và học môn Tiếng Anh ở trường phổ thông nhằm mục đích giúp cho học sinh có khả năng sử dụng Tiếng Anh như một công cụ giao tiếp ở mức độ cơ bản và tương đối thành thạo dưới các hình thức Nghe- Nói - Đọc - Viết, tiến đến việc hình thành năng lực sử dụng Tiếng Anh dễ dàng, có hiệu quả trong giao tiếp thông thường.
Tóm tắt nội dung tài liệu: SKKN Phương pháp phát triển kĩ năng nói cho hoc sinh Lớp 7 tại Trường THCS Giang Biên

ng nói cho hoc sinh lớp 7”. 2. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến: Áp dụng trong giảng dạy môn Tiếng Anh cấp THCS. 3. Tác giả: Họ và tên: Vũ Thị Đào Ngày/tháng/năm sinh: 06/09/1980 Chức vụ, đơn vị công tác: Tổ phó tổ KHXH – Trường THCS Giang Biên. Điện thoại: 0392683287 4. Đồng tác giả: Không có 5. Đơn vị áp dụng sáng kiến: Tên đơn vị: Trường THCS Giang Biên Địa chỉ: Giang Biên – Vĩnh Bảo – Hải Phòng Điện thoại: 0225884012 II. MÔ TẢ GIẢI PHÁP ĐÃ BIẾT Trong những năm gần đây, đất nước ta ngày càng phát triển đòi hỏi chúng ta phải nhanh chóng bắt nhịp với những thay đổi, những xu hướng chung của thời đại. Và để thực hiện điều đó thì giáo dục có vai trò quan trọng. Đặc biệt trong thời đại khoa học công nghệ 4.0 thì ngành Giáo dục lại càng được chú trọng. Việc học được nâng cao, nền kinh tế phát triển mạnh kéo theo sự phồn thịnh của đất nước. Muốn theo kịp đà phát triển mạnh của thế giới thì ngoài việc trang bị cho mình vốn kiến thức thì việc học tốt Tiếng Anh rất cần thiết, vì sử dụng Tiếng Anh một cách thuần thục thì mới có thể giao tiếp và hội nhập tốt được. Tiếng Anh đang trở thành một trong những ngôn ngữ được sử dụng phổ biến nhất thế giới. Và trong xã hội hiện đại ngày nay tiếng Anh càng đóng một vai trò đặc biệt quan trọng, là cầu nối liên kết cộng đồng, liên kết các mối quan hệ xã hội, hợp tác làm ăn,Tiếng Anh không những giúp chúng ta phát triển kinh tế, xã hội mà còn giúp chúng ta hòa nhập với bạn bè trên toàn thế giới, nó càng đặc biệt hơn khi đất nước ta chính là thành viên của WTO. Vì thế trong những năm gần đây ngành Giáo dục đã chú trọng đầu tư nâng cao việc học và dạy Tiếng Anh trong nhà trường đặc biệt là kĩ năng giao tiếp. Tiếng Anh là một trong những môn học được coi là bắt buộc và cần thiết dành cho thế hệ học sinh hiện nay. Việc biết tiếng Anh mang đến cho chúng ta rất nhiều lợi ích như vậy tuy nhiên, nhiều bạn trẻ không nhận thấy lợi ích của tiếng Anh mang lại cho người dùng, trình độ ngoại ngữ của học sinh, sinh viên.ở nước ta hiện nay còn rất nhiều hạn chế, vốn tiếng Anh thường chỉ gói gọn trong những lý thuyết, ngữ pháp, khả năng giao tiếp trao đổi trực tiếp còn nhiều hạn chế. Chính vì vậy đa phần học sinh khi học đều lơ là và không hứng thú trong việc học tiếng anh ngay từ khi mình còn ngồi trong ghế nhà trường. Nhiều bạn trẻ hiện nay thường chỉ cố học tiếng Anh để vượt qua kỳ thi hoặc vượt qua điểm số chứ không thực sự chú tâm tới việc trau dồi vốn tiếng Anh giao tiếp cho sau này. Thực hiện dạy và học theo chương trình Tiếng Anh của cấp Trung học cơ sở được biên soạn theo quan điểm giao tiếp, coi việc hình thành và phát triển các kỹ năng giao tiếp: Nghe - Nói - Đọc - Viết là mục tiêu cuối cùng của quá trình giảng dạy. Việc dạy và học môn Tiếng Anh ở trường phổ thông nhằm mục đích giúp cho học sinh có khả năng sử dụng Tiếng Anh như một công cụ giao tiếp ở mức độ cơ bản và tương đối thành thạo dưới các hình thức Nghe- Nói - Đọc - Viết, tiến đến việc hình thành năng lực sử dụng Tiếng Anh dễ dàng, có hiệu quả trong giao tiếp thông thường. Vậy nên, để tạo được nền tảng Tiếng Anh vững chắc, để Tiếng Anh trở thành ngôn ngữ phổ thông thì mỗi chúng ta cần phải có cách học phù hợp. Phải bắt đầu từ những thứ căn bản nhất như trang bị tài liệu Tiếng Anh giao tiếp, nghe nhiều, nói nhiều và mạnh dạn giao lưu, trao đổi với bạn bè quốc tế, II.1. Ưu điểm. Kĩ năng giao tiếp giúp học sinh đạt được tiêu môn học bao gồm mục tiêu về phẩm chất và mục tiêu về năng lực. Cả hai mục tiêu này được thực hiện trong quá trình hình thành và phát triển năng lực giáo tiếp Tiếng Anh cho học sinh dưới dạng nghe, nói, đọc, viết. Song hành với tiếp nhận và tạo lập ngôn ngữ, học sinh cần được trải nghiệm việc học Tiếng Anh thông qua các hình thức học hợp tác trong nhóm, lớp học để giải quyết các tình huống có vấn đề, học bằng tự học có hướng dẫn để hình thành và phát triển các năng lực chung. II.2. Hạn chế. II.2.1. Đối với giáo viên. Trong một tiết học kĩ năng đối với sách giáo khoa chương trình phổ thông 2018,kĩ năng nói đi kèm cùng kĩ năng đọc trong một tiết học nên việc phát triển kĩ năng cho học sinh còn hạn chế về thời gian, giáo viên chưa huy động được nhiều học sinh tham gia thực hiện kĩ năng này. II.2.2. Đối với học sinh. Nhiều học sinh chưa coi trọng môn học,chưa có ý thức tự giác học tập. Bên cạnh đó nhiều em còn e ngại khi nói,sợ sai khi nói. Một số em không thích học tiết kĩ năng và không thực hiện nhiệm vụ khi giáo viên giao. III. NỘI DUNG VÀ GIẢI PHÁP ĐỀ NGHỊ CÔNG NHẬN SÁNG KIẾN III.1. Nội dung giải pháp đề nghị công nhận sáng kiến. Để hình thành và phát triển các kĩ năng giao tiếp nghe, nói, đọc, viết giáo viên cần giúp học sinh phát triển khả năng giao tiếp là cả một quá trình rèn luyện, dần dần từng bước từ dễ đến khó, từ đơn giản đến phức tạp hình thành thói quen sử dụng Tiếng Anh hàng ngày đòi hỏi phải có sự tham gia tích cực từ hai phía thầy và trò. Là giáo viên giảng dạy bộ môn Tiếng Anh trường THCS, khi dạy kĩ năng nói giáo viên cần nắm được một số phương pháp dạy học theo hai nhóm sau: - Phương pháp dạy kĩ thuật nói: phát âm các âm, nói các từ, cụm từ, câu, lưu ý đến trọng âm, ngữ điệu, nhịp điệu. - Phương pháp dạy nói độc thoại và nói tương tác theo các yêu cầu qui định trong chương trình. - Phương pháp chủ yếu trong dạy nói, đặc biệt là trong dạy kĩ thuật nói là giáo viên cho học sinh nghe đoạn ghi âm các âm, từ, câu, hoặc làm mẫu đồng thời hướng dẫn cách làm và tổ chức cho học sinh thực hành. Trong dạy nói độc thoại và nói tương tác, giáo viên cần làm mẫu, hướng dẫn cách thức để học sinh luyện tập chuẩn bị nói độc thoại, hỏi và trả lời, tranh luận, về chủ điểm/chủ đề theo qui định trong chương trình. Cần tạo được môi trường thân thiện để học sinh tự tin khi nói Tiếng Anh, hỗ trợ học sinh trong giai đoạn chuẩn bị và luyện tập nói (sử dụng tranh ảnh, đồ vật, thẻ từ, gợi ý về ngữ liệu, ), hướng dẫn học sinh điều chỉnh nội dung nói, cách nói (từ ngữ, âm lượng và ngữ điệu), sử dụng các phương tiện giao tiếp phi ngôn ngữ và phương tiện công nghệ hỗ trợ trong khi nói, trình bày. - Ở lớp 7, cần tăng cường tổ chức cho học sinh thuyết trình về một vấn đề, thảo luận, tranh luận; hướng dẫn học sinh sử dụng phương tiện nghe nhìn (sơ đồ, biểu bảng, tranh ảnh, clip, ) để tăng hiệu quả thể hiện ý tưởng khi nói; sử dụng các kĩ thuật dạy học chủ yếu như thảo luận nhóm. Tranh luận, đóng vai, trình bày dự án. - Sau đây là các kĩ thuật dạy học phát triển kỹ năng giao tiếp mà tôi đã sử dụng trong quá trình dạy học. III.1.1 Classroom language: Luyện nói thông qua ngôn ngữ lớp học (Classroom language). Trước mỗi bài học giáo viên có thể dành ra từ 3 đến 5 phút trò truyện với học sinh bằng những câu hỏi đơn giản tạo hứng thú học tập, tạo niềm vui cho học sinh.Theo phương pháp đổi mới, kết hợp chương trình sách giáo khoa mới. Học sinh THCS được khuyến khích sử dụng Tiếng Anh càng nhiều càng tốt tùy theo trình độ của đối tượng. Trong lớp học cần tạo cơ hội cho học sinh giao tiếp bằng nhiều hình thức: T- Whole class, T-S, S –S. Giáo viên là người hướng dẫn các em làm quen với đàm thoại từ những tình huống đơn giản đến đàm thoại theo chủ điểm chủ đề. (Controlled practice -> Less controlled practice -> Communication practice). (Easy -> Difficult ). Beginning of lesson: *Good morning. How are you? *What is the weather like today? * Do you like listening to the song? *Let’s play a game now, shall we? *Are you ready? Compliment: * Good job *Well done. * Wonderful * Excellent. * Fantastic. * That’s right. * Very good. Command: * Don’t talk in class ! * Open your book at page * Look at the board. * Write on the board. * Repeat after me. * Copy the word III.1.2. Ask and answer: + Học sinh có thể thực hành theo cặp (1 học sinh hỏi, 1 học sinh trả lời). + Nếu thực hành theo nhóm thì nhóm trưởng đặt một số câu hỏi, các thành viên khác của nhóm có nhiệm vụ trả lời. + Giáo viên có thể tổ chức như một cuộc thi: câu trả lời được tính điểm dựa trên độ chính xác về ngôn ngữ cũng như các thông tin. Example: Tiếng anh 7: Unit 2: Skills 1: Answer the questions Example: S1:What will happen if you eat too much fatty food ? S2: We will get fat. III.1.3. Dialogue: + Dialogue build: Giáo viên có những từ gợi ý cơ bản hoặc tranh ảnh thể hiện cho học sinh xây dựng hội thoại rồi thực hành nói. + Disapearing dialogue: học sinh tập đàm thoại theo văn bản đã được giáo viên xóa đi một từ, ngữ (mỗi gạch là một từ) Ví dụ: S1: What____ ____ like? S2: _____ _____ very much. III.1.4. Substitution drills: + Thay thế lời thoại hay vấn đề ngữ pháp, từ vựng đã được học bằng những lời thoại, vấn đề ngữ pháp, từ vựng mới. + Giáo viên yêu cầu lần lượt học sinh nhắc từ, ngữ mới để bạn khác luyện tập theo kiểu dây chuyền. + Giáo viên có thể dùng bảng từ: Viết sẵn từ lên tờ bìa cứng rồi giơ nhanh cho học sinh quan sát hoặc cho học sinh xem video. Yêu cầu học sinh thay thế từ đó vào vị trí cần thiết trong câu mẫu để tạo thành câu mới. Example: Tiếng anh 7: Unit 5: Communication Watching a video (MP4) III.1.5. Chain drills. + Giáo viên nêu chủ đề cần luyện tập. + Giáo viên bắt đầu bằng việc đặt một câu hỏi cho một học sinh nào đó. Học sinh đó trả lời câu hỏi của giáo viên xong có nhiệm vụ đặt một câu hỏi khác cho một học sinh tiếp theo. Học sinh này có nhiệm vụ trả lời và đặt tiếp một câu hỏi cho bạn thứ ba, cụ thể là hình thức luyện tập dây chuyền này được tiếp tục. + Các câu hỏi theo chủ đề nhưng có thể không cần phát triển thành lời thoại liền ý. III.1.6. Picture stories. + Giáo viên sưu tập các bộ tranh, ảnh có nội dung phù hợp với chương trình đã học. + Giáo viên có thể yêu cầu học sinh sắp xếp lại tranh theo đúng trật tự tình tiết của câu chuyện. Sau đó học sinh kể lại nội dung câu chuyện. II.1.7. Grouping + Giáo viên phân chia lớp thành nhiều nhóm. Phát cho mỗi nhóm trưởng 1 bản danh sách có ghi tên các từ, ngữ theo chủ điểm. Nhiệm vụ của các bạn khác là phải bổ sung thêm các từ, ngữ khác cho mỗi chủ điểm đó + Nhóm trưởng điều khiển để các thành viên trong nhóm tìm được càng nhiều từ, ngữ theo điểm bao nhiêu càng được nhiều điểm bấy nhiêu (mỗi từ phải kèm theo 1 định nghĩa đúng) III.1.8 Yes/No question: + Giáo viên đưa ra tiêu đề để luyện tập + Giáo viên cung cấp một số từ để gợi ý, kiến thức đã học. III.1.9 Mapped dialogue: + Giáo viên giới thiệu ngữ cảnh và yêu cầu của hoạt động. + Giáo viên viết một từ gợi ý hoặc vẽ hình lên bảng. + Giáo viên trình bày bài hội thoại dựa vào các từ gợi ý hoặc hình vẽ đó. + Rèn luyện bài hội thoại với cả lớp. + Học sinh luyện tập theo cặp. III.1.10 Discussion: + Giáo viên nêu vấn đề thảo luận (Ví dụ: về bóng đá, về một người nổi tiếng, vấn đề sức khỏe.. + Các nhóm bàn bạc, thảo luận, trao đổi quan điểm của mình trong vài phút. Sau đó một thành viên đại diện báo cáo lại ý kiến chung của cả nhóm. Cuối cùng để học sinh của cả lớp cùng thảo luận về vấn đề. Example:Unit 2: Skills 1 Work in groups , and find out the tips for health problems, share the drawing with your partner and then talk about them to your group. III.2. Tính mới, tính sáng tạo: Khi áp dụng những biện pháp trên vào giảng dạy và tôi nhận thấy chất lượng giờ học kĩ năng được nâng cao so với những năm học trước,nhiều em thích học kĩ năng nói,tự tin hơn trong giao tiếp. Hơn nữa học sinh cũng biết sử dụng một số câu Tiếng Anh thông thường để ứng dụng vào các bài đàm thoại và tự tin hơn khi phát biểu trước lớp. Trong mỗi tiết dạy trên lớp, tôi không còn cảm thấy tiết dạy của mình nhàn chán, không khí lớp học sinh động hơn, học sinh hứng thú và thích nói Tiếng Anh nhiều hơn. Một khi học sinh đã có hứng thú và tích cực chủ động học tập thì học sinh sẽ năng động và tích cực hơn trong giờ học, đặc biệt là học sinh trung bình yếu kém cũng có cơ hội được thể hiện mình. Giải pháp mới này giúp các em hình thành tính cách tự tin, sáng tạo độc lập suy nghĩ, phát huy khả năng tư duy, khả năng làm việc (independence, work in pairs, work in groups) và thuyết trình. Số lượng học sinh sử dụng Tiếng Anh trong giao tiếp ngày càng nhiều, các em không còn cảm giác sợ hãi khi trả lời các câu hỏi tiếng Anh của giáo viên. Học sinh không còn lo sợ đến giờ học Tiếng Anh như trước nữa mà thay vào đó là tâm trạng trông chờ đến tiết học. III.3. Phạm vi ảnh hưởng, khả năng áp dụng của sáng kiến: “Phương pháp phát triển kĩ năng nói cho học sinh lớp 7” Phát triển kĩ năng nói cho học sinh góp phần tích cực đổi mới phương pháp giáo dục đào tạo, khắc phục lối truyền đạt một chiều, rèn luyện một nếp tư duy sáng tạo của người học, từng bước áp dụng đến các phương pháp tiên tiến và phương tiện dạy học hiện đại vào quá trình dạy học, đảm bảo điều kiện và thời gian tự học, tự nghiên cứu cho học sinh, nâng cao việc học ngoại ngữ trong nhà trường. Giáo viên cần khuyến khích học sinh giao tiếp giúp học sinh tự tin, mạnh dạn hơn trong các tiết luyện nói bằng Tiếng Anh. - Đối tượng nghiên cứu: học sinh khối7 trường THCS Giang Biên và đạt kết quả cao. Học sinh tiếp thu kiến thức một cách chủ động sáng tạo, say mê học tập môn Tiếng Anh, phát triển được kỹ năng giao tiếp cho học sinh và đã được nhiều đồng nghiệp áp dụng. - Biện pháp có thể được nhân rộng để áp dụng cho đối tượng học sinh của các trường THCS, THPT khi giảng dạy môn Tiếng Anh. III.4. Hiệu quả, lợi ích thu được từ sáng kiến: KẾT QUẢ THỰC NGHIỆM Để thấy hiệu quả của việc áp dụng các biện pháp nêu trên khi phát triển kỹ năng giao tiếp cho học sinh, tôi thực hiện cuộc khảo sát để so sánh khả năng giao tiếp của học sinh trước và sau khi biện pháp kết quả cụ thể như sau: * Trước khi áp dụng biện pháp Lớp Sĩ số Thích học kĩ năng nói Không thích học kĩ năng nói 7A 44 12 32 7B 43 2 41 7C 43 3 40 Tỉ lệ % 130 17 13% 113 87% * Sau khi áp dụng biện pháp Lớp Sĩ số Thích học kĩ năng nói Không thích học kĩ năng nói 7A 44 30 14 7B 43 15 28 7C 43 17 26 Tỉ lệ % 130 62 48% 68 52% Qua bảng so sánh cho thấy hiệu quả rõ rệt khi áp dụng biện pháp. Số lượng và tỷ lệ học sinh biết giao tiếp Tiếng Anh đã tăng hơn. Đặc biệt, nhiều học sinh đã tự tin hơn và giao tiếp trôi chảy, lưu loát, các em hăng hái sôi nổi hơn khi giao tiếp với nhau, hiệu quả đã có sự chuyển biến nhưng chưa triệt để.Tuy đã có nhiều cố gắng nhưng chuyên đề trên đây cũng không thể tránh khỏi những thiếu sót. Rất mong sự góp ý, nhận xét, rút kinh nghiệm của Hội đồng thẩm định, quý đồng nghiệp để chuyên đề này thật sự góp phần nâng cao chất lượng dạy và học. Tôi xin trân thành cảm ơn! CƠ QUAN ĐƠN VỊ ÁP DỤNG SÁNG KIẾN .......................................................................................................................... ............................................................................................................................................................................................................................................................................................................... ............................................................. TÁC GIẢ SÁNG KIẾN Vũ Thị Đào
File đính kèm:
skkn_phuong_phap_phat_trien_ki_nang_noi_cho_hoc_sinh_lop_7_t.doc
Bìa SK 2022.doc
Đơn đề nghị SK 2022.doc