SKKN Phát triển kỹ năng nói và thuyết trình Tiếng Anh cho học sinh Lớp 5 tại Trường Tiểu học Minh Tân

Trong thế giới hiện đại, kỹ năng giao tiếp đóng một vai trò quan trọng và chúng ta phải thành thạo kỹ năng này để có được thành công trong các lĩnh vực tương ứng. Vì vậy, Kỹ năng Nói (Speaking Skill) là kỹ năng quan trọng nhất trong tất cả bốn kỹ năng ngôn ngữ để giao tiếp tốt trong thế giới toàn cầu này. Khi tiếng Anh được sử dụng rộng rãi trên toàn thế giới, người học cần phải có kỹ năng giao tiếp, khả năng thuyết trình để trao đổi thông tin, thuyết phục người nghe về vấn đề cần trình bày. Vì vậy, lớp học là nền tảng lý tưởng để có được các kỹ năng giao tiếp tốt, đặc biệt là kỹ năng nói.

Các giáo viên phải hiểu các vấn đề của ELL (người học tiếng Anh) và cố gắng sử dụng các phương pháp giảng dạy khác nhau trong lớp học để phát triển kỹ năng nói cho học sinh trong lớp học tiếng Anh. Điều này có thể thực hiện được đối với giáo viên khi họ thay đổi phương pháp và tài liệu của mình và bằng cách sử dụng các kỹ thuật mới nhất để dạy kỹ năng nói. Mặt khác, khả năng giao tiếp và truyền tải thông điệp bằng tiếng Anh được xem là thước đo quan trọng để đánh giá năng lực Ngoại ngữ của người học.

pdf 11 trang SKKN Tiếng Anh 11/04/2025 170
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Phát triển kỹ năng nói và thuyết trình Tiếng Anh cho học sinh Lớp 5 tại Trường Tiểu học Minh Tân", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: SKKN Phát triển kỹ năng nói và thuyết trình Tiếng Anh cho học sinh Lớp 5 tại Trường Tiểu học Minh Tân

SKKN Phát triển kỹ năng nói và thuyết trình Tiếng Anh cho học sinh Lớp 5 tại Trường Tiểu học Minh Tân
UBND HUYỆN LƯƠNG TÀI 
TRƯỜNG TIỂU HỌC MINH TÂN 
BÁO CÁO BIỆN PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG 
 Phát triển kĩ năng nói và thuyết trình Tiếng Anh cho học sinh lớp 5 
 Họ và tên: Vũ Thị Lan 
 Dạy môn: Tiếng Anh lớp 5 
 Đơn vị công tác: Trường Tiểu học Minh Tân 
 Minh Tân, tháng 10 năm 2023 
2 
PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ 
 Trong thế giới hiện đại, kỹ năng giao tiếp đóng một vai trò quan trọng 
và chúng ta phải thành thạo kỹ năng này để có được thành công trong các lĩnh 
vực tương ứng. Vì vậy, Kỹ năng Nói (Speaking Skill) là kỹ năng quan trọng 
nhất trong tất cả bốn kỹ năng ngôn ngữ để giao tiếp tốt trong thế giới toàn cầu 
này. 
 Khi tiếng Anh được sử dụng rộng rãi trên toàn thế giới, người học cần 
phải có kỹ năng giao tiếp, khả năng thuyết trình để trao đổi thông tin, thuyết 
phục người nghe về vấn đề cần trình bày. Vì vậy, lớp học là nền tảng lý tưởng 
để có được các kỹ năng giao tiếp tốt, đặc biệt là kỹ năng nói. Các giáo viên phải 
hiểu các vấn đề của ELL (người học tiếng Anh) và cố gắng sử dụng các 
phương pháp giảng dạy khác nhau trong lớp học để phát triển kỹ năng nói cho 
học sinh trong lớp học tiếng Anh. Điều này có thể thực hiện được đối với giáo 
viên khi họ thay đổi phương pháp và tài liệu của mình và bằng cách sử dụng các 
kỹ thuật mới nhất để dạy kỹ năng nói. 
 Mặt khác, khả năng giao tiếp và truyền tải thông điệp bằng tiếng Anh 
được xem là thước đo quan trọng để đánh giá năng lực Ngoại ngữ của người 
học. 
PHẦN II: NỘI DUNG 
1.Thực trạng của vấn đề 
Thực tế trong lớp học của tôi, học sinh không tham gia tích cực giao tiếp 
bằng tiếng Anh là một vấn đề khá phổ biến. Nguyên nhân có thể do học sinh 
chưa có thói quen chia sẻ ý kiến, có hội chứng sợ đám đông, hay giáo viên chưa 
tìm được phương pháp tổ chức giảng dạy phù hợpQua khảo sát chất lượng kĩ 
năng nói của học sinh khối lớp 5 tôi nhận thấy: đa số các em chỉ trả lời được 
những câu đơn giản, chưa biết tạo tình huống giao tiếp, tương tác với bạn. Chưa 
biết sử dụng kiến thức đã học để miêu tả bức tranh, hay vận dụng vào tình huống 
thực tế. Kinh nghiệm giảng dạy cho tôi thấy một số nguyên nhân cụ thể như sau: 
- Do các em chưa có nguồn tham khảo ngoài sách giáo khoa. 
- Nhiều học sinh cho rằng học kĩ năng Đọc - Viết tốt là đủ 
- Do các em chưa có nhiều môi trường thực tế để vận dụng thường xuyên 
- Giáo viên chưa có phương pháp phù hợp, chưa tạo môi trường thuận lợi 
để các em tích cực tham gia trao đổi, chia sẻ bằng Tiếng Anh. 
3 
Vì vậy để nâng cao kĩ năng Nói và Thuyết trình cho học sinh tôi đưa ra 
một số biện pháp “Phát triển kỹ năng nói và thuyết trình Tiếng Anh cho học 
sinh lớp 5”. 
Khảo sát đầu năm 
Tổng số học 
sinh 
Trả lời câu 
hỏi đơn giản 
Tương tác với 
giáo viên 
Dựa vào tranh 
để miêu tả 
Biết dùng 
ngôn ngữ cơ 
thể, ngữ điệu 
80 
Sl % Sl % Sl % Sl % 
40 50 25 31,2 15 18,8 20 25 
2. Biện pháp: “Phát triển kỹ năng nói và thuyết trình tiếng Anh cho 
học sinh lớp 5” 
 a. Biện pháp 1: Hoạt động thảo luận (Discussion) 
 Mục tiêu: Hoạt động này giúp học sinh biết cách thể hiện ý kiến của bản 
thân. Lắng nghe ý kiến của bạn và học cách phản biện 
 Cách thực hiện: Học sinh thảo luận, chia sẻ ý kiến về một chủ đề dựa 
vào nội dung của bài hoặc giáo viên tổ chức chơi trò chơi. Giáo viên có thể 
thành lập các nhóm dựa vào vị trí hoặc sở thích của học sinh. Sau đó, mỗi nhóm 
làm việc trong một khoảng thời gian nhất định và trình bày ý kiến của mình 
trước lớp. Các thành viên trong nhóm sẽ lần lượt phát biểu. Trong các cuộc thảo 
luận học sinh luôn được khuyến khích đặt câu hỏi, bày tỏ quan điểm của cá 
nhân. Giáo viên giúp học sinh nhận định ý kiến đó đúng hoặc chưa đúng. 
 Ví dụ1 : Unit 4: Did you go to the party? ( Lesson 2- Page 27) – Lớp 5 
 Activitity 6. Let’s play: Tic-Tac-Toe 
Where were 
you? 
Did you play? I ate. 
Did you go? Did you have..? I didn’t. 
Did you watch..? What did ? I had 
 Giáo viên chia lớp thành 2 đội. Các đội thảo luận để hoàn thành câu. 
Đội 1 đặt được mỗi câu đúng đánh dấu X. Đội 2 đặt được mỗi câu đúng đánh 
4 
dấu O. Giáo viên mời 2 học sinh của 2 nhóm lên bốc thăm xem đội nào được đi 
trước. Nếu đội nào đặt được 3 câu đúng tạo thành hàng ngang, hàng dọc hoặc 
hàng chéo trước sẽ thắng. 
 Sau hoạt động này học sinh sẽ ôn lại câu hỏi và câu trả lời về hoạt động 
đã xảy ra trong quá khứ. 
 Ví dụ 2: Unit 15: What would you like to be in the future?. (Lesson 3- 
Page 35- Grade 5) 
 Activity 6. Guess the pictures 
 Giáo viên có 6 bức tranh về các từ chỉ nghề nghiệp. Lớp thành 2 nhóm. 
Giáo viên nêu luật chơi. Giáo viên đưa cho nhóm 1 xem tranh. Nhóm 1 thảo 
luận và đưa ra các câu gợi ý để nhóm 2 đoán tranh đó chỉ nghề gì. Đưa ra gợi ý 
đúng hoặc trả lời đúng được tặng sao. 
 Nhóm 1 (nhìn tranh về người nông dân) thảo luận và đưa ra câu gợi ý 
như là: He grows rice and vegetables. He works in the field. Who is he ? 
 Nhóm 2 đoán đúng từ “farmer” sẽ ghi điểm 
 Lượt tiếp theo Nhóm 2 xem tranh và đưa ra gợi ý. Nhóm 1 đoán từ. các 
từ đó là writer, pilot, nurse, architect, farmer, teacher ,  
 Sau hoạt động này học sinh biết cách đưa ra những câu miêu tả công 
việc, nơi làm việc của người khác. 
 b. Biện pháp 2. Hoạt động phỏng vấn (Interview) 
 Mục tiêu: Giúp học sinh có cơ hội giao tiếp bằng Tiếng Anh với tất cả 
các bạn trong lớp đồng thời các em được đứng trước lớp dùng ý hiểu của bản 
thân để nói về bài phỏng vấn của mình. 
 Cách thực hiện: Giáo viên cung cấp phiếu và nội dungcần phỏng vấn để 
học sinh biết mình có thể hỏi loại câu hỏi nào hoặc con đường đi theo hướng 
nào, nhưng học sinh nên tự chuẩn bị câu hỏi phỏng vấn giáo viên có thể gợi ý. 
Sau khi phỏng vấn, mỗi học sinh có thể trình bày bài phỏng vấn của mình trước 
lớp. 
 Ví dụ 1: Unit 13: What do you do in your free time?- Lesson 3 (Page 
23) – lớp 5 
 Activity 6: Project 
 Nam His father His mother 
Hobbies Play football Play badminton 
Free time activities Hide and seek Go fishing 
5 
 Giáo viên yêu cầu học sinh vẽ bảng như trên. Các em sẽ đi phỏng vấn 
bạn trong lớp bằng cách đặt câu hỏi, rồi ghi lại vào bảng. Thời gian là 3 phút. 
Sau đó giáo viên mời một số học sinh của 2 dãy lên trình bày lại bảng thông tin 
bằng cách nói: Nam likes football. In his free time, he often plays football with 
his friends. And he usually plays hide –and –seek at break time.. Các câu hỏi 
được giáo viên khơi gợi từ học sinh. 
 A:What do you do in your free time? 
 B: I... 
 A: What’s your hobbies? 
 B: It’s 
 Sau hoat động này học sinh ôn lại cách hỏi và trả lời về sở thích và hoạt 
động lúc rảnh rỗi của bạn và các thành viên khác trong gia đình bạn. 
 Ví dụ 2: Unit 7: How do you learn English? ( Lớp 5- Lesson 2-Page 48) 
 Activity 3: Let’s talk 
Questions Nam Peter 
1. How often do you have English? Four 
2. Do you have English today? Yes 
3. How do you practise reading English? By reading English 
comic books. 
4. Why do you learn English? Because I want to talk 
with my foreign friends. 
 Giáo viên tạo ra bảng sẵn, học sinh đi phỏng vấn sau đó lên trình bày lại 
theo hướng dẫn. Nam has Math, Art, Music and English today. He has English 
four times a week. He practices English by reading English comic books . 
 Hoạt động này giúp học sinh ôn lại câu hỏi và câu trả lời về cách luyện 
tập Tiếng Anh. Dựa vào nội dung vừa phỏng vấn, các em tạo thành một đoạn 
văn rồi trình bày trước lớp. 
 c. Biện pháp 3. Hoạt động Kể chuyện (Storytelling) 
 Mục tiêu: Giúp học sinh học được lời thoại thực tế trong các tình huống 
cụ thể, cách nói diễn cảm và sử dụng ngôn ngữ cơ thể. Biện pháp này chủ yếu 
hướng tới đối tượng học sinh khá giỏi. 
 Cách thực hiện: Giáo viên và học sinh thống nhất câu chuyện nào sẽ đọc 
trong tuần. Các em sẽ đọc truyện Tiếng Anh theo nhóm vào giờ truy bài hoặc 
trong các tiết đọc thư viện, truyện dài các em chia đoạn và phân công mỗi thành 
viên một đoạn. Một số truyện các em sẽ nghe trên Youtube. Tự luyện bằng cách 
6 
lồng tiếng có phụ đề. Với những truyện cổ tích giáo viên khuyến khích học sinh 
dùng ý hiểu của bản thân để kể lại. Những truyện dài tập, dễ hiểu được các em 
yêu thích là Peppa Pig, The Wacky Ricky 
 Ví dụ: Unit 14: What happened in the story? ( Lesson 2- P 27-grade 5) 
 Activity 6: Let’s play 
 Học sinh làm việc nhóm 4. Các nhóm tự chọn câu chuyện rồi chia đoạn để 
đọc và phân công mỗi bạn đọc thuộc 1 đoạn. Buổi học tiếp theo, các nhóm lần 
lượt trình bày. Giáo viên khen thưởng các nhóm kể trôi chảy và có diễn cảm. 
d. Biện pháp 4: Hoạt động Ứng dụng Mindmap 
Mục tiêu: Giúp học sinh ghi nhớ thông tin nhanh, ôn lại kiến thức hiệu 
quả. 
Cách thực hiện: Giáo viên hướng dẫn học sinh cách tạo sơ đồ tư duy 
 - Viết tên chủ đề ở trung tâm, hay vẽ một hình ảnh phản ánh chủ đề. 
 - Từ chủ đề trung tâm, vẽ các nhánh chính. Trên mỗi nhánh chính viết 
một khái niệm, phản ánh một nội dung lớn của chủ đề. Nhánh và chữ viết trên 
đó được vẽ và viết cùng một màu. Nhánh chính đó được nối với chủ đề trung 
tâm. Chỉ sử dụng các thuật ngữ quan trọng để viết trên các nhánh. 
 - Từ mỗi nhánh chính vẽ tiếp các nhánh phụ để viết tiếp những nội dung 
thuộc nhánh chính đó. 
 - Tiếp tục như vậy ở các tầng phụ tiếp theo. 
 Sau bài học, học sinh vẽ sơ đồ tư duy theo cách hiểu của mình. Buổi học 
tiếp các em trình bày lại nội dung bài đã học. Giáo viên có thể kiểm tra trí nhớ 
của học sinh bằng cách yêu cầu học sinh trình bày lại những nội dung đã học 
trước đó nhiều tuần. 
 Các bài thuyết trình tôi xây dựng mẫu theo các chủ điểm: Giới thiệu bản 
thân, gia đình, ngôi nhà,Tôi gợi ý để các em dùng thông tin thực tế tạo ra các 
bài của riêng mình rồi các em sẽ vẽ sơ đồ tư duy theo ý hiểu. 
7 
 Dựa trên những ưu điểm vượt trội của Mindmap như trên, tôi đã ứng dụng 
vào việc xây dựng các Mindmap để thúc đẩy phát triển kỹ nói và thuyết trình 
của học sinh theo các chủ điểm quen thuộc trong cuộc sống. 
8 
 Xây dựng kho học liệu những bài thuyết trình mẫu theo chủ đề 
 Trong quá trình rèn kỹ năng nói và thuyết trình cho học sinh, tôi chủ động 
xây dựng kho tư liệu các bài thuyết trình mẫu để học sinh rèn luyện và có thể 
vận dụng, thay đổi các thông tin cố định trong bài mẫu bằng các thông tin có 
thật của chính mình để tạo thành cách bài thuyết trình theo các chủ đề giao tiếp 
quen thuộc trong cuộc sống. 
9 
a 
 3. Kết quả đạt được 
Nhờ áp dụng những biện pháp nêu trên, các em đã có những chuyển biến 
tích cực. Lớp học sôi nổi, các em tự tin hơn trong giao tiếp. Đặc biệt, các em yêu 
thích môn Tiếng Anh hơn, hào hứng chờ đợi những tiết học vui nhộn và bổ ích. 
Tổng số 
học sinh 
Trả lời câu hỏi 
đơn giản 
Tương tác với 
giáo viên 
Dựa vào tranh 
để miêu tả 
Biết dùng 
ngôn ngữ cơ 
thể, ngữ điệu 
80 SL % SL % SL % SL % 
Đầu năm 40 50 25 31,2 15 18,8 20 25 
Cuối năm 20 25 35 43,8 25 31,2 40 50 
10 
 4. Kết luận 
Nâng cao phương pháp giảng dạy môn Tiếng Anh là nhiệm vụ hàng đầu 
của mỗi người giáo viên. Bởi nó sẽ ảnh hưởng đến trực tiếp đến hiệu quả học tập 
của học sinh đồng thời truyền được cảm hứng đến các em thì sẽ tạo nên hiệu quả 
lâu dài. Thông qua những biện pháp trên tạo cơ hội cho học sinh luyện tập và sử 
dụng ngoại ngữ một cách sáng tạo trong các tình huống gần gũi với đời sống. 
Tất cả các em đều có cơ hội luyện tập và thể hiện khả năng,vượt qua điểm yếu 
của bản thân như là ngại nói, sợ sai. Để làm được điều đó tôi rút ra 1 số kinh 
nghiệm sau đây: 
- Giáo viên cần thực hiện các bước chuẩn bị nói một cách đơn giản, rõ 
ràng để khắc phục vấn đề về thời gian. 
- Trong phần nói, giáo viên sử dụng hình ảnh và từ gợi ý để đưa ra hướng 
dẫn cụ thể về các hoạt động học sinh phải thực hiện. Những bức tranh không chỉ 
giới hạn trong sách giáo khoa mà có thể thay thế bằng những bức tranh gần gũi 
với cuộc sống hàng ngày của trẻ. 
- Giáo viên không nên hạn chế ý tưởng, ngôn ngữ mà nên để học sinh 
phát biểu thoải mái để kích thích khả năng sáng tạo của các em. 
- Giáo viên cần khuyến khích học sinh thực hiện phương châm thử 
nghiệm và nhận lỗi. Các em không cần nói nhanh, nói hay mà trước tiên cần 
phải nói rõ ràng, mạch lạc, trình bày đúng và đủ ý là quan trọng nhất. 
- Trong luyện tập, giáo viên cần theo dõi, lắng nghe, ghi nhận các lỗi học 
sinh mắc phải trong quá trình thực hành để sửa trước lớp sau tiến trình thực hành 
nói của học sinh. Việc ngắt lời, bắt lỗi trong lúc học sinh đang thực hành nói 
tiếng Anh là điều không nên bởi sẽ khiến các học sinh vốn đã sợ nói tiếng Anh 
lại càng sợ hơn. Mọi sự góp ý, chỉnh sửa vẫn rất cần thiết nhưng đều hết sức nhẹ 
nhàng, mang tính khích lệ và đưa ra sau khi các học sinh đã hoàn thành lời nói 
của mình. 
- Giáo viên cần năng động, tích cực suy nghĩ các tình huống, các dạng bài 
tập cho phù hợp với nội dung từng bài chứ không nên lặp đi lặp lại một vài dạng 
luyện tập nhất định. 
11 
 5. Kiến nghị, đề xuất 
a. Đối với tổ nhóm chuyên môn 
Thường xuyên tổ chức các buổi sinh hoạt chuyên môn để giáo viên chia 
sẻ kinh nghiệm. 
Tổ chuyên môn trong trường dự giờ đánh giá, rút kinh nghiệm. 
b. Đối với lãnh đạo nhà trường 
- Thúc đẩy việc học Tiếng Anh có yếu tố nước ngoài. 
- Thường xuyên tổ chức giao lưu có phần thi Tiếng Anh. 
- Tổ chức cuộc thi nói gỏi Tiếng Anh cấp trường. 
c. Đối với PGDĐT: Không 
 Minh Tân, ngày 10 tháng 10 năm 2023 
 GIÁO VIÊN 
 Vũ Thị Lan 

File đính kèm:

  • pdfskkn_phat_trien_ky_nang_noi_va_thuyet_trinh_tieng_anh_cho_ho.pdf