SKKN Nâng cao hiệu quả học Tiếng Anh cho học sinh Lớp 3 qua các hoạt động ngoài giờ lên lớp

Khi nhắc tới tiếng Anh, người ta nghĩ ngay tới đó là ngôn ngữ toàn cầu; là ngôn ngữ chính thức của hơn 53 quốc gia và vùng lãnh thổ. Đối với Việt Nam, một nước đang đứng trước thời đại phát triển, mở rộng ra với cánh cửa toàn cầu hóa cùng với sự phát triển của công nghệ thì tiếng Anh ngày càng đóng một vai trò hết sức quan trọng. Với các bạn học sinh, sinh viên, những thế hệ tương lai của đất nước thì việc học tiếng Anh lại trở nên cần thiết hơn bao giờ hết. Vì vậy, việc triển khai và đầu tư cho việc dạy và học tiếng Anh - ngôn ngữ chung của toàn cầu của nước ta rất được quan tâm. Hệ thống giáo dục đã đưa tiếng Anh là môn học bắt buộc từ lớp 3 trên ghế nhà trường. Theo quyết định số 1400/QĐ-TTg, ngày 30/9/2008 của Thủ tướng Chính phủ Quyết định về việc phê duyệt Đề án "Dạy và học ngoại ngữtrong hệ thống giáo dục quốc dân giai đoạn 2008 – 2020", học sinh được tiếp xúc và làm quen với tiếng Anh ngay từ lớp 3. Theo Quyết định số 2658/QĐ-BGDĐT ngày 23 tháng 7 năm 2018 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc ban hành đề án dạy và học Ngoại ngữ trong hệ thống Giáo dục Quốc dân giai đoạn 2017-2025, tiếng Anh được thực hiện theo lộ trình 2017-2025 với lộ trình cho trẻ em làm quen với tiếng Anh từ bậc mầm non và chương trình tiếng Anh làm quen với lớp 1, 2. Hiện nay, theo chương trình giáo dục phổ thông 2018, tiếng Anh là môn học bắt buộc từ khối lớp 3. Điều đó càng làm cho chúng ta thấy môn tiếng Anh dần là môn học xuyên suốt các cấp học từ Mầm non cho đến Trung học phổ thông. Đó là một trong những lợi thế trong dạy và học ngoại ngữ hiện nay.

Trong chương trình giáo dục phổ thông hiện nay, môn tiếng Anh với chương trình lấy năng lực giao tiếp làm mục tiêu, kiến thức ngôn ngữ làm phương tiện để hình thành các kĩ năng giao tiếp. Muốn giao tiếp tốt nói chung và giao tiếp tiếng Anh nói riêng cần phải kết hợp bốn kĩ năng: nghe, nói, đọc, viết và nhiều yếu tố khác. Trong đó, kĩ năng nghe, nói được xem là hai yếu tố quan trọng của giao tiếp.

doc 34 trang SKKN Tiếng Anh 05/03/2025 240
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Nâng cao hiệu quả học Tiếng Anh cho học sinh Lớp 3 qua các hoạt động ngoài giờ lên lớp", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: SKKN Nâng cao hiệu quả học Tiếng Anh cho học sinh Lớp 3 qua các hoạt động ngoài giờ lên lớp

SKKN Nâng cao hiệu quả học Tiếng Anh cho học sinh Lớp 3 qua các hoạt động ngoài giờ lên lớp
ay khám phá những điều thú vị về môn tiếng Anh. Câu lạc bộ còn tổ chức các cuộc thi hát múa bằng tiếng Anh. Từ đó, các em có cơ hội thể hiện khả năng tiếng Anh và tài năng của bản thân. 
Câu lạc bộ tiếng Anh khối lớp 3 thực hiện vào giữa học kì I vì khi đó các em đã cơ bản có được một lượng kiến thức về ngôn ngữ mới. Tuy nhiên, giáo viên tiếng Anh cần phải xây dựng được kế hoạch, chương trình, cơ cấu tổ chức trình lên lãnh đạo nhà trường xem xét và ký duyệt. Ngoài ra, còn nhờ vào sự hỗ trợ của các giáo viên trong khối, giáo viên tiếng Anh trong trường và một số thầy cô bộ môn và đặc biệt là được sự ủng hộ nhiệt tình của các bậc phụ huynh.
 Để giúp học sinh phát triển thêm những năng lực cá nhân khác như: tự quản, tự giải quyết vấn đề, năng lực tổ chức, chúng tôi đã khuyến khích học sinh bằng cách hướng dẫn, định hướng và giúp đỡ các em qua các hoạt động cụ thể như: khả năng làm việc cá nhân, làm việc nhóm, khả năng dẫn chương trình, điều hành nhóm.
Một buổi sinh hoạt của Câu lạc bộ - Chủ điểm tháng 12: 
- Thời gian, địa điểm: Vào lúc 7h 30’ ngày thứ 7 cuối tháng.
- Thành phần tham gia:
+ Giáo viên tiếng Anh, học sinh tự nguyện khối 3, khuyến khích các em khối 4, 5. (có danh sách đăng kí tham gia từ giáo viên chủ nhiệm để nắm số lượng)
- Chuẩn bị: Tài liệu, video, phần mềm, đồ dùng liên quan để soạn nội dung chủ đề của tháng 12.
 a, Mục đích, yêu cầu
- Nhằm giúp học sinh yêu thích môn học tiếng Anh có cơ hội thực hành tiếng Anh nhiều hơn, trau dồi hơn nữa những kĩ năng giao tiếp bằng tiếng Anh.
- Tạo nơi giao lưu, học hỏi, trao đổi kinh nghiệm học tiếng Anh của học sinh.
- Tạo sân chơi lành mạnh, sôi nổi thu hút nhiều học sinh tham gia, góp phần giúp các em giải lao sau những giờ học mệt mỏi.
- Giúp học sinh sử dụng, vận dụng tốt các mẫu câu, vốn từ vựng đã học vào cuộc sống thực tiễn.
- Bồi dưỡng thêm về kiến thức, kĩ năng về khả năng sử dụng tiếng Anh thông qua các hoạt động của câu lạc bộ. 
- Tạo cơ hội thể hiện năng khiếu của bản thân như hát, múa,..
b, Nội dung sinh hoạt của câu lạc bộ
Chủ điểm: “SCHOOL THINGS”
+ Mẫu câu: What’s this?- It’s a pen.
What colour is it?- It’s pink.
+ Từ vựng: Ruler; book; pen; school bag; rubber; desk; pencil case; table; classroom; pencil;...
+ Bài hát: What’s this?/ Colour song.
- Thực hiện: Ban điều hành CLB (gồm giáo viên và 4 HS học tốt tiếng Anh ở 4 lớp 3), phân công mỗi bạn phụ trách 1 công việc.
Họat động 1: Múa hát, giao lưu văn nghệ bằng một số bài hát tiếng Anh 
- Hát bài: Hello. 
Họat động 2: Ôn lại, mở rộng từ vựng của chủ đề qua các trò chơi.
- Matching: nối tên đồ dùng học tập với nghĩa của chúng.
- Slowly, Slowly: Cho xem hình về đồ dùng học tập một cách từ từ. Ai đoán đúng tên nhanh nhất sẽ được nhận quà.
Hoạt động 3: Ôn lại mẫu câu về chủ đề đồ dùng học tập. ( Chia các nhóm để chơi)
- Gợi ý mẫu câu qua trò chơi sắp xếp câu đúng.
- Các nhóm hoàn thành và sử dụng mẫu câu mình đã sắp xếp để hỏi và trả lời.
- Sắp xếp các câu của các nhóm thành đoạn hội thoại và cùng luyện tập.
Ví dụ: Nhóm 1: - is/ bag./ school/ This/ my à This is my school bag. 
 - very/ It’s / Wow!/ nice. à Wow! It’s very nice.
Nhóm 2: - colour/ is/ What/ pencil?/ your à What colour is your pencil?
 - pink/ white. /is/ It/ and à It’s pink and white.
Vậy với 4 nhóm, ta sẽ có đoạn hội thoại khoảng 8 câu với nội dung chính là đồ dùng học tập và màu sắc.
- Kết hợp phần mở đầu là giới thiệu cơ bản và kết thúc để có đoạn hội thoại hoàn chỉnh và trình bày. Các nhóm có thể làm phong phú bằng tên các đồ vật khác nhau.
- Bình chọn nhóm đối thoại hay và trao phần thưởng. 
Họat động 4: Tổng kết buổi sinh họat và đưa ra kế hoạch cho tháng tới.
- Nêu ý kiến đóng góp nội dung, khó khăn cần giúp đỡ trong khi sinh họat.
- Đánh giá, tổng kết hoạt động và trao thưởng cho các bạn hoạt động nhiệt tình, năng nổ và trình bày tốt.
Với mục tiêu tạo môi trường giao tiếp, sân chơi cho các em đam mê tiếng Anh được giao lưu, học hỏi kiến thức lẫn nhau và đặc biệt là hỗ trợ, giúp đỡ các em khó khăn trong học tập củng cố, nâng cao kiến thức, kĩ năng học ngoại ngữ. Tham gia sân chơi này, chúng tôi thấy các em vừa nắm chắc được kiến thức, kĩ năng thông qua hoạt động ôn tập, củng cố và mở rộng bằng trò chơi. Một số em còn có cơ hội để thể hiện năng khiếu, sở trường của mình như: văn nghệ, Mĩ thuật, thuyết trình, dẫn chương trình và thể hiện tính hài hước, lém lỉnh tự nhiên trong từng hoạt động, từng buổi sinh hoạt. Năng lực làm việc nhóm, đội và tinh thần tập thể của các em được cải thiện rõ rệt khi các em biết chia sẻ, hợp tác và quan tâm đến mọi người để cùng nhau thực hiện nhiệm vụ của câu lạc bộ đưa ra. Một số học sinh đã thể hiện sự yêu thích tiếng Anh và thể hiện tài năng ca hát của mình qua các cuộc thi như Giai điệu tuổi hồng được Liên đội tổ chức hằng năm. Điển hình như em: Thiên Di - chi đội 3B- đã thể hiện ca khúc Bụi phấn (với lời bài hát tiếng Anh) và đã giành giải Nhì trong phần thi ca hát của cuộc thi. Chúng tôi rất vui mừng vì đã đồng hành cùng các em và thấy được sự tiến bộ của các em về mọi mặt từ năng lực đến phẩm chất. Và vui hơn nữa khi thấy các em giành nhiều tình cảm và ngày càng yêu thích môn học này hơn.
3.3 Mối quan hệ giữa các biện pháp, giải pháp
Cải thiện khả năng giao tiếp cho học sinh là một trong những khó khăn lớn đối với mỗi giáo viên dạy ngôn ngữ. Việc áp dụng các phương pháp dạy học phù hợp với đối tượng học sinh kết hợp với ứng dụng của công nghệ thông tin cũng đã một phần truyền tải được những nội dung cơ bản của chương trình đến học sinh. Tuy nhiên, quá trình phát triển ngôn ngữ và khả năng giao tiếp ngôn ngữ là một quá trình lâu dài. Đòi hỏi giáo viên phải không ngừng tìm tòi, rút kinh nghiệm sau mỗi tiết, mỗi hoạt động. Trong bài viết này, chúng tôi cũng đã trình bày một số kinh nghiệm đã được bản thân chúng tôi áp dụng và đúc kết qua một thời gian giảng dạy. Qua quá trình áp dụng , chúng tôi thấy các biện pháp trên đều có những ưu điểm và thế mạnh riêng, chúng bổ trợ lẫn nhau và cùng mang lại hiệu quả trong việc giúp học sinh rèn luyện và nâng cao khả năng giao tiếp. Giải pháp tạo được môi trường học tập, thực hành trải nghiệm mới cho học sinh như: Phối hợp với Liên Đội, với họat động ngoài giờ lên lớp, sinh hoạt chuyển tiết,.. mang lại hiệu quả và tạo hứng thú học tập cho học sinh. Từ các hoạt động giúp học sinh rèn luyện các kĩ năng nghe, nói, phản xạ như kết hợp với Liên Đội tạo sân chơi giải trí nhưng bổ ích cho việc học ngoại ngữ đến môi trường giao tiếp thực tế đã mang lại hiệu quả rất khả quan. Vì các em đã tự tin, mạnh dạn trong giao tiếp, thuyết trình và phản xạ nhanh với những câu hỏi, tình huống mới. Với đối tượng học sinh nhút nhát và sợ sai khi được hỏi và trả lời các em cũng mạnh dạn và hăng hái hơn khi được các thầy cô gợi ý, khích lệ trả lời. Nhờ đó, những em có niềm đam mê với môn tiếng Anh có cơ hội được rèn luyện, trau dồi, giao lưu học hỏi và mở mang kiến thức và định hướng cho mình trong việc học ngoại ngữ. 
3.4 Kết quả khảo nghiệm, giá trị khoa học của vấn đề nghiên cứu 
Những năm qua chúng tôi đã tích cực áp dụng những biện pháp trên vào giảng dạy, chúng tôi thấy kết quả học tập của học sinh có nhiều tiến bộ, lớp học sôi nổi, các em thích thú giờ học ngoại ngữ hơn. Lớp học sôi nổi hơn, học sinh thích nói tiếng Anh hơn và thường hay hỏi cô giáo những câu hỏi, giao tiếp mà các em chưa biết và muốn sử dụng. Và khi gặp cô giáo tiếng Anh ngoài tiết học các em đã mạnh dạn chào và giao tiếp với cô bằng tiếng Anh. Đó là dấu hiệu rất đáng mừng cho bản thân chúng tôi. Học sinh không còn lo sợ khi đến tiết tiếng Anh mà thay vào đó là tâm trạng háo hức, mong chờ đến tiết học. Cụ thể cuối học kì 1, kết quả khảo sát với 105 học sinh của khối lớp 4 môn tiếng Anh năm học 2022-2023:
Khả năng giao tiếp tiếng Anh
Số lượng HS
Tỉ lệ %
Tăng 
Giảm
Mạnh dạn, tự tin, giao tiếp tốt 
39
37,1%
16,1%

Giao tiếp được nhưng còn rụt rè
44
41,9%

4,8%
Nhút nhát, rụt rè, trả lời chậm 
22
21%

11,3%
Bảng 3: Kết quả khảo sát khả năng giao tiếp khối lớp 4 -HKI (2022-2023)
	Qua kết quả của bảng số liệu, chúng tôi thấy tỉ lệ học sinh mạnh dạn, tự tin trong giao tiếp và giao tiếp tốt đã tăng rõ rệt. Tỉ lệ học sinh giao tiếp cơ bản nhưng còn rụt rè cũng đã giảm tương đối và tỉ lệ các em nhút nhát, trả lời chậm cũng đã giảm rất đáng kể. Hiệu quả học tập môn học này của các em cũng được cải thiện rõ qua quá trình học tập, thực hành và kiểm tra. Điều này được thể hiện qua kết quả sau: 
Biểu đồ 2: Chất lượng học sinh khối lớp 4 học kì 1 năm học 2022-2023
Dựa vào các số liệu thể hiện kết quả học tập trên biểu đồ qua việc áp dụng đề tài: “Nâng cao hiệu quả học tiếng Anh cho học sinh lớp 3 qua các hoạt động ngoài giờ lên lớp”. Có thể thấy rằng, việc áp dụng phương pháp tổ chức các hoạt động học tập, vui chơi ngoài giờ lên lớp, kết hợp sử sụng ngôn ngữ tiếng Anh đã mang lại hiệu quả khả quan như mong đợi. Tỉ lệ học sinh đạt điểm 9-10 và 7-8 tăng rõ rệt và tỉ lệ học sinh đạt 5-6 cũng được cải thiện đáng kể. Không những tiến bộ trong kết quả học tập, kĩ năng nghe, nói, đọc, viết cùng những năng lực, phẩm chất của các em cũng có những chuyển biến tích cực. Hầu hết, học sinh có hứng thú và hào hứng với các hoạt động học tập và với môn học tiếng Anh. Các em có thái độ tích cực, chủ động tham gia các trò chơi, hoàn thành các nhiệm vụ trong các tiết học trên lớp. Học sinh khó khăn trong học tập không còn tự ti, rụt rè như trước, ngược lại các em thoải mái học tập như cách các em tham gia trò chơi, múa hát ngoài giờ. 
Trong quá trình kiểm tra kĩ năng nói của các em vào cuối học kì I của năm học sau, chúng tôi thật sự rất ngạc nhiên trước sự mạnh dạn, tự tin và những câu trả lời rõ ràng và lưu loát với phản xạ một cách tự nhiên của học sinh. Điều đó cho thấy, học sinh học tập ngày càng tiến bộ hơn và những giải pháp đã thực hiện thực sự mang lại hiệu quả rõ rệt.
IV. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
1. Kết luận
Trong môi trường học tập theo hướng giao tiếp, các hoạt động được tổ chức đa dạng, phong phú nhằm kích thích sự tò mò, khám phá kiến thức của học sinh. Đồng thời, tạo cho học sinh môi trường học tập tích cực, tạo hứng thú cho học sinh được học tập, vui chơi mà mang lại hiệu quả. 
Qua việc tổ chức các hoạt động tại lớp cũng như phối hợp với các bộ phận ngoài giờ lên lớp triển khai các hoạt động ngoài trời, các cuộc thi, câu lạc bộ trong môn tiếng Anh như trên đã tạo được nhiều cơ hội luyện tập và sử dụng tiếng Anh một cách sáng tạo trong những tình huống gần thực tế với đời sống của học sinh, duy trì được sự tập trung chú ý của các em. Học sinh dần mạnh dạn hơn trong việc sử dụng tiếng Anh để giao tiếp. 
Tăng cường, hỗ trợ và khuyến khích học sinh với bằng cách tổ chức các hoạt động khác nhau để nhiều học sinh khó khăn về học tập hoặc chưa mạnh dạn cũng được luyện tập, cuốn hút theo không khí học tập của lớp, vượt qua được nhiều mặc cảm, trở ngại để học tốt hơn. Học sinh có cơ hội để học hỏi và giúp đỡ nhau nhiều hơn.
Với việc sử dụng phương pháp dạy học theo định hướng phát triển năng lực cho học sinh thì phương pháp phối hợp nói trên rất có hiệu quả trong việc phát triển khả năng giao tiếp cho học sinh, năng lực tự quản, tự học và phát triển cả về phẩm chất của học sinh thông qua các hoạt động tập thể. Muốn làm được điều đó, đòi hỏi người giáo viên phải có kỹ năng sư phạm khéo léo, năng động, tích cực suy nghĩ tình huống phù hợp với nội dung học tập và luôn sáng tạo những hoạt động, trò chơi mới lạ để thu hút học sinh. Luôn học hỏi, nâng cao chuyên môn nghiệp vụ, tìm hiểu và đổi mới phương pháp dạy học, nâng cao chất lượng giảng dạy. 
Trong quá trình dạy học, giáo viên quan tâm hơn nữa thái độ học tập của học sinh, giúp các em đánh giá sự cần thiết của tiếng Anh cho tương lai các em. Từ đó, học sinh có thể xác định được động cơ, thái độ học tập nghiêm túc.
 Không gây áp lực học đối với học sinh khó khăn trong học tập, học sinh chưa chăm học. Thay vào đó là động viên khuyến khích để các em tự giác tìm tòi kiến thức, tham gia tự nguyện và lĩnh hội kiến thức một cách tự nhiên, hiệu quả. 
Đánh giá đúng thực lực của học sinh để từ đó đưa ra yêu cầu phù hợp làm cho học sinh có sự tự tin, ý chí phấn đấu vươn lên nữa.
Không ngừng nâng cao trình độ công nghệ thông tin, trình độ về năng lực ngôn ngữ nhất là kỹ năng nghe và nói tiếng Anh đạt chuẩn.
Học hỏi, trao đổi kinh nghiệm dạy học với các giáo viên trong tổ tiếng Anh để phát triển hơn nữa những phương pháp hay, biện pháp hữu hiệu về áp dụng cho học sinh của mình.
2. Kiến nghị
Để chất lượng dạy và học môn tiếng Anh ngày một được nâng cao, ngoài sự cố gắng trong công tác giảng dạy, thường xuyên trau dồi chuyên môn, nghiệp vụ của bản thân, tìm ra các giải pháp nhằm cải thiện và nâng cao chất lượng môn học, chú trọng hiệu quả của học sinh. Chúng tôi xin mạnh dạn được kiến nghị:
Về phía nhà trường: cần hỗ trợ hơn nữa tới các em về sách học tập, trang bị thêm các máy móc, thiết bị cho phòng chức năng, đồng hành và tạo điều kiện để học sinh được học tập trong môi trường giao tiếp tốt nhất, được tham gia trải nghiệm thực tế để biết và hiểu rõ thêm về vùng Tây Nguyên nói chung và quê hương Đăk Nông nói riêng. 
Về phía giáo viên : cần giúp đỡ hơn nữa các em nhận thức được tầm quan trọng của việc học tiếng Anh. Động viên, khích lệ học sinh tham gia các hoạt động ngoại khóa, hoạt động tập thể, rèn luyện cho học sinh các kiến thức, kĩ năng cần thiết và tạo cơ hội mới cho các em thể hiện những năng lực, phẩm chất bản thân. Phối hợp chặt chẽ với phụ huynh học sinh trong quá trình học tập, rèn luyện của học sinh để kịp thời giúp đỡ, hỗ trợ quá trình phát triển trí tuệ và nhân cách học sinh.
Trên đây là một số kinh nghiệm về “Nâng cao hiệu quả học tiếng Anh cho học sinh lớp 3 qua các hoạt động ngoài giờ lên lớp.” ở trường Tiểu học Nguyễn Viết Xuân mà chúng tôi đã rút ra được trong quá trình dạy học. Rất mong sự góp ý của đồng chí, đồng nghiệp để những kinh nghiệm trên được đầy đủ và hoàn thiện hơn.
 Xin chân thành cảm ơn!
 Đăk Song, ngày 15 tháng 3 năm 2023
 Người viết
 Trần Thị Hảo 
 Nguyễn Thị Thu Hà
NHẬN XÉT CỦA HỘI ĐỒNG SÁNG KIẾN CẤP TRƯỜNG
CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG SÁNG KIẾN
 (ký tên, đóng dấu)
NHẬN XÉT CỦA HỘI ĐỒNG SÁNG KIẾN CẤP HUYỆN
	CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG SÁNG KIẾN
 (ký tên, đóng dấu)
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Hướng dẫn số 5842/BGDĐT-VP V/v Hướng dẫn điều chỉnh nội dung dạy học giáo dục phổ thông của Bộ giáo dục và Đào tạo.
2. Sách giáo khoa tiếng Anh lớp 3 của NXB Giáo dục.
3. Language Teaching Games and Contexts. Tác giả: Lee, W.R. (1979). Oxford 21 Press
4. How to use games in language teaching. Tác giả: Rixon, S. (1981). Macmillan, Education.
5. Một số tài liệu khác. Nguồn Internet.
TT
Tên tài liệu
Tác giả
1.
Hướng dẫn số 5842/BGDĐT-VP V/v Hướng dẫn điều chỉnh nội dung dạy học giáo dục phổ thông.
Bộ Giáo dục và Đào tạo
2.
Sách giáo khoa tiếng Anh lớp 3
NXB Giáo dục
3.
Language Teaching Games and Contexts. 
Lee, W.R. (1979). Oxford 21 Press.
4.
How to use games in language teaching.
Rixon, S. (1981). Macmillan, Education.
5. 
Các bài hát Tiếng Anh hay và hình thức tổ chức trò chơi tiếng Anh
Nguồn Internet

File đính kèm:

  • docskkn_nang_cao_hieu_qua_hoc_tieng_anh_cho_hoc_sinh_lop_3_qua.doc