SKKN Nâng cao hiệu quả dạy từ vựng Tiếng Anh cho học sinh tại Trường Tiểu học Xuân Thượng

Cùng với xu thế hội nhập toàn cầu, ngành giáo dục Việt Nam đã và đang ngày một phát triển để hội nhập cùng thế giới. Nhiệm vụ quan trong nhất của giáo dục hiện đại là đào tạo ra những con người có thể bắt kịp xu thế đó. Vì thế mà việc học và vận dụng tốt ngoại ngữ, đặc biệt là ngôn ngữ quốc tế - Tiếng Anh giữ một vai trò vô cùng quan trọng. Để chuẩn bị tốt kiến thức ngoại ngữ thì học sinh phải có nền tảng tiếng Anh vững chắc ngay ở bậc tiểu học. Muốn đạt được hiệu quả cao nhất trong việc dạy và học tiếng Anh, các nhà giáo dục mà cụ thể là giáo viên cần luôn chú trọng việc lựa chọn, cải tiến phương pháp dạy học theo hướng tích cực, phát huy tính chủ động sáng tạo và năng lực tự học của học sinh từ đó tạo được khả năng tư duy và phát triển khả năng học tập một cách độc lập, tạo niềm say mê, hứng thú với môn học cho các em.

Trong quá trình học tiếng Anh, việc nắm vững và sử dụng thành thạo từ vựng đóng một vai trò vô cùng quan trọng. Từ vựng là phương tiện dùng để diễn đạt ý tưởng đồng thời đó cũng là nền tảng để học sinh hình thành và phát triển các kĩ năng ngôn ngữ. Vốn từ vựng vững chắc, dồi dào sẽ giúp học sinh cải thiện tất cả các kĩ năng nghe, nói, đọc và viết. Khi đó, sự tự tin và năng lực trong học tập của học sinh cũng như trong giao tiếp xã hội sẽ được nâng cao. Đây cũng chính là mục tiêu chính của việc dạy và học ngoại ngữ.

Như vậy, nếu thiếu từ vựng các kỹ năng ngôn ngữ cũng bị ảnh hưởng, người học không thể nắm vững các kiến thức trọng tâm của môn Tiếng Anh từ đó người học sẽ thất bại trong việc học tập ngôn ngữ cũng như khó có thể thành công trong việc sử dụng Tiếng Anh để giao tiếp. Không chỉ có vậy, với vốn từ vựng nghèo nàn, ít ỏi, họ cũng sẽ không có khả năng tự học, tự mở rộng thêm vốn từ vựng của mình gây cản trở lớn cho người học trong việc bồi dưỡng, nâng cao năng lực học tập và giao tiếp ngoại ngữ của bản thân.

Chính vì tầm quan trọng của từ vựng đối với người học tiếng Anh, giáo viên cần lựa chọn và phối hợp các phương pháp và kỹ thuật dạy từ một cách linh hoạt và uyển chuyển để duy trì khả năng tập trung vốn kém ở học sinh tiểu học. Làm thế nào để các em có được vốn từ vựng cần thiết và có thể sử dụng một cách hiệu quả nhất cũng như giúp các em phát triển khả năng giao tiếp sử dụng vốn từ vựng đã được học.

Xuất phát từ những trăn trở trên, là một giáo viên dạy Tiếng Anh ở tiểu học, tôi lựa chọn biện pháp “Nâng cao hiệu quả dạy từ vựng Tiếng Anh cho học sinh Tiểu học” để góp phần nâng cao chất lượng học tập môn học này cho các em và qua đó tạo cho học sinh môi trường học tập tích cực, thực tế và vận dụng kiến thức ngôn ngữ trong giao tiếp một cách tự nhiên, hiệu quả.

docx 17 trang SKKN Tiếng Anh 18/05/2025 40
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Nâng cao hiệu quả dạy từ vựng Tiếng Anh cho học sinh tại Trường Tiểu học Xuân Thượng", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: SKKN Nâng cao hiệu quả dạy từ vựng Tiếng Anh cho học sinh tại Trường Tiểu học Xuân Thượng

SKKN Nâng cao hiệu quả dạy từ vựng Tiếng Anh cho học sinh tại Trường Tiểu học Xuân Thượng
áo viên dùng nét mặt, cử chỉ, điệu bộ để dạy các từ phù hợp.
Kỹ thuật này thường dùng khi:
- Dạy các từ mới là các tính từ biểu thị cảm giác, cảm xúc như:
a. happy – sad
b. cold - hot
- Hoặc dùng để dạy các từ mới là các động từ chỉ hoạt động. Ví dụ như khi dạy các từ mới là các động từ chỉ hoạt động ở Unit 4 - Tiếng Anh 4, giáo viên dùng luôn các cử chỉ, hành động để giới thiệu các từ:
swim 	dance 	 sing
* Dùng từ đồng ngh ĩa/ trái ngh ĩa
Giáo viên sử dụng từ đồng nghĩa hoặc trái nghĩa để làm rõ nghĩa của một từ khi học sinh đã biết nghĩa của một từ trong cặp từ đồng nghĩa, trái nghĩa.
Ví dụ:
nice = beautiful	Tall # short
bookstore = bookshop	New # old
*Dùng các tình huống.
Giáo viên thiết lập tình huống đơn giản, dễ hiểu bằng tiếng Anh, học sinh đoán nghĩa qua tình huống, có thể bắt chước sử dụng từ vào ngữ cảnh giao tiếp và rèn kỹ năng nghe.
Ví dụ: My school is small. There are ten classrooms.
Lan’s school is big. There are nineteen classrooms.
*Dùng ví dụ.
Giáo viên đưa ra các ví dụ cụ thể liên quan đến từ sắp học tạo sự tò mò và hấp dẫn học sinh.
Ví dụ: Khi muốn giới thiệu từ “school things” ( Unit 8 - Tiếng Anh 3) giáo viên dùng ví dụ sau:
Pens, pencils, rulers, crayons are school things.
* Dựa vào các quy tắc hình thành, cấu tạo của từ.
Học sinh đoán được nghĩa của từ mới được hình thành qua từ gốc. Với quy tắc này giáo viên không những giúp học sinh nắm kiến thức mà còn mở rộng vốn từ cho học sinh. Các từ mới thường là các danh từ được cấu tạo từ động từ như:
work → worker
drive → driver
teach → teacher
* Dùng các bài hát.
Đây là một trong những kỹ thuật đơn giản và hiệu quả, vừa có tác dụng khiến cho giờ học thêm sinh động, tạo hứng thú cho học sinh, vừa có thể tăng vốn từ cũng như khả năng nhớ lâu lượng từ đó một cách đẽ dàng là cho học sinh học những bào hát có nội dung phù hợp với bài học, ngắn gọn và không có quá nhiều từ khó.
Như là khi dạy Unit 2 - Lesson 1, Tiếng Anh 5, giáo viên có thể sử dụng bài hát “This is the way we do things'’” để giới thiệu các từ/cụm từ mới: brush, wash, teeth, face, brush teeth, wash face.
* Dịch nghĩa
Giáo viên dùng những từ tương đương trong tiếng Việt để giảng giải nghĩa của từ tiếng Anh. Giáo viên chỉ sử dụng kỹ thuật này khi không còn cách nào khác, nó thường được dùng để dạy các từ trừu tượng, hoặc để giải quyết một số lượng từ nhiều nhưng thời gian không cho phép, giáo viên gợi ý cho học sinh tự dịch từ đó. Cần lưu ý nếu giáo viên thường xuyên sử dụng cách này sẽ gây cho học sinh cảm giác đơn điệu, nhàm chán, không phát huy được tính tư duy, sáng tạo của các em.
Trên đây là những kỹ thuật dạy từ vựng cho học sinh, tuy nhiên trong quá trình giới thiệu từ mới giáo viên nên phối hợp các kỹ thuật với nhau. Chẳng hạn giáo viên thiết lập tình huống bằng tiếng Anh, học sinh sẽ cố gắng nghe và đoán từ trong ngữ cảnh, kết hợp thể hiện bằng động tác, điệu bộ và yêu cầu học sinh đặt câu sử dụng từ đó.
Ví dụ: Sự phối hợp giữa các kỹ thuật để dạy từ “jump” (nhảy)
- Sử dụng tranh minh họa từ để giới thiệu từ mới (HS nghe và nhắc lại từ)
- Giáo viên thực hiện động tác (nhảy) và yêu cầu HS thực hiện theo (vừa làm vừa đọc từ).
Khi áp dụng các kĩ thuật giới thiệu từ vựng, giáo viên cần chú ý tăng cường sự tham gia của học sinh ở bước giới thiệu từ mới.
+ Trong giai đoạn này, thông thường giáo viên đóng vai trò chính, vai trò truyền thụ, học sinh đóng vai tiếp nhận, thụ động là chủ yếu. Tuy nhiên, nếu giáo viên tạo được điều kiện cho học sinh chủ động tham gia vào quá trình này, kết quả tiếp thu bài của các em sẽ tốt hơn nhiều.
+ Để làm được điều đó, giáo viên cần tìm kiếm và sử dụng những phương pháp phù hợp nhằm phát huy sự chủ động suy đoán, tự phát hiện của học sinh. Ví dụ, tự phát hiện và nhận biết từ mới, tự đoán nghĩa từ trong ngữ cảnh, tự giải thích nghĩa từ bằng vốn từ có sẵn, cho từ đồng nghĩa, hoặc trái nghĩa ...
Giải pháp 3. Các dạng bài tập củng cố từ vựng dành cho học sinh cấp tiểu học.
Có nhiều dạng bài tập để củng cố từ vựng như:
+ Listen and tick.
+ Listen and circle.
+ Listen and number.
+ Listen. Say and stick.
+ Look and listen. Then trace.
+ Look and write. Then say.
+ Read and write.
+ Put the cards in order.
+ Group the words (ex: animals, toys ...)
Các loại hình bài tập này dùng để củng cố, phát triển từ vựng, có thể là một bài tập tình huống bằng tranh thuộc chủ đề của bài dạy, đưa những từ mục tiêu (là từ mới đã dạy trong bài) vào trong tình huống đó.
Như khi củng cố các từ vựng thuộc nhóm các thành viên trong gia đình cho học sinh lớp 3 (Unit 11), giáo viên đưa ra bức tranh về gia đình và yêu cầu học sinh viết từ tiếng Anh cho từng thành viên sau đó đọc to các từ vừa điền:
Execise: Look and write. Then say.
Giải pháp 4. Kiểm tra vốn từ của học sinh sau bài học.
Không có thử nghiệm sẽ không có phương tiện đáng tin cậy nào để biết được quy trình giảng dạy của giáo viên đạt được hiệu quả như thế nào. Kiểm tra từ vựng của học sinh sau bài học giúp ghi nhận phản hồi cho cả giáo viên và học sinh, tạo động lực cho học sinh coi trọng việc học từ vựng hơn. Việc kiểm tra lại từ vựng, thúc đẩy học sinh ôn lại từ. Việc này có thể được coi như là một lần “học lại từ lần nữa ” .
Những nội dung cần kiểm tra từ vựng: Hình thái (Form: pronunciation; spelling; grammar); Ngữ nghĩa (Meaning); Cách sử dụng (Use).
Có nhiều cách kiểm tra vốn từ vựng của học sinh, cách nhanh nhất và hiệu quả nhất là kiểm tra thông qua các trò chơi:
* Jumbled word
Đưa ra một số từ bị xáo trộn các chữ cái, yêu cầu học sinh sắp xếp lại các chữ cái thành từ có nghĩa.
Cho học sinh đọc lại các từ đã sắp xếp đúng.
Như khi củng cố chủ đề Week days cho học sinh lớp 4( Unit 3), giáo viên đưa ra bài tập như sau:
* Reorder the letters to make corect words:
1. m a o n y d
2. u r s a t y a d t
3. f i d a y r	
4. t a u r d y h s
5. u d a t e s y
6. d s u n y a
7. e d a s w d e n y
* Matching
Tùy nội dung từng bài hoặc chủ điểm từ vựng, giáo viên thiết kế hoạt động matching phù hợp (có thể là nối từ với tranh, tranh với từ hoặc tranh với câu...)
Ví dụ: Giáo viên dùng dạng bài này để củng cố chủ đề School things cho học sinh lớp 3 (Unit 8).
*Chain game
Chia lớp thành nhiều nhóm nhỏ ngồi quay mặt vào nhau. Học sinh đầu tiên trong nhóm lặp lại câu nói của giáo viên, học sinh thứ hai lặp lại câu nói của HS thứ nhất và thêm từ phù hợp vào.. .cứ như vậy cho tới khi trở lại học sinh thứ nhất.
*What and Where
Viết một số từ lên bảng không theo trật tự nào và khoanh tròn các từ đó lại. Sau mỗi lần đọc giáo viên lại xóa đi một từ nhưng không xóa vòng tròn. Cho học sinh lặp lại các từ, kể cả các từ đã bị xóa. Khi xóa hết từ, giáo viên yêu cầu học sinh gợi nhớ vị trí của các từ đã bị xóa và viết lại từ đó vào đúng vị trí.
*Bingo
Giáo viên yêu cầu HS nhắc lại một số từ theo một chủ điểm nào đó mà giáo viên yêu cầu (khoảng 6 từ) rồi viết chúng lên bảng. Yêu cầu học sinh chọn 4 (hoặc 5) từ bất kì và viết vào vở của mình. Giáo viên đọc từ tùy ý trong các từ đã viết ở trên bảng. HS đánh dấu vào các từ đã chọn nếu nghe giáo viên đọc đúng từ mình đã chọn. Học sinh nào có 4 (hoặc 5) từ đúng sẽ hô to “Bingo ” và chiến thắng trong trò chơi.
*Simon says
Giáo viên hô to câu mệnh lệnh. Học sinh chỉ làm theo câu mệnh lệnh nào bắt đầu bằng “Simon says”. Nếu học sinh thực hiện hành động theo các mệnh lệnh không có “Simon says” thì học sinh đó bị loại khỏi cuộc chơi.
*Group the words
Giáo viên viết một số từ lên bảng (hoặc cho bài trên phiếu). Yêu cầu học sinh sắp xếp các từ ấy vào nhóm theo chủ điểm cho sẵn. Trong khoảng thời gian nhất định, nhóm nào sắp xếp xong trước và đúng sẽ thắng.
* Crosswords
Giáo viên đưa ra chủ điểm từ vựng, ô chữ liên quan và các gợi ý bằng lời nói, tranh vẽ ... để học sinh giải ô chữ đó.
Như khi củng cố các từ mới thuộc nhóm từ chỉ vị trí cho học sinh lớp 4 (Unit 6) giáo viên dùng luôn dạng bài này (có sẵn trong sách bài tập)
*Synonym and antonym
Giáo viên đưa và từ bất kì, yêu cầu học sinh tìm tra từ đồng nghĩa hoặc trái nghĩa với từ đã cho. Học sinh làm việc theo cặp hoặc nhóm để tìm ra từ đó.
*Noughts and crosses
Giáo viên vẽ 9 ô có từ mới lên bảng hoặc chuẩn bị bảng phụ. Chia lớp học thành 2 nhóm: nhóm 1 là “noughts” (o), nhóm 2 là “crosses” (x) giống như trong khi chơi cờ caro. Hai nhóm lần lượt chọn từ trong 9 ô và đặt câu với các từ đó. Sử dụng mẫu câu:
Nhóm nào đặt câu đúng sẽ được 1 dấu (o) hoặc (x) vào ô đã chọn. Nhóm nào có (o) hoặc (x) thẳng hàng 3 dấu liền theo hàng ngang hoặc chéo thì nhóm đó dành chiến thắng.
*Networks hoặc Brain storming
Giáo viên đưa ra chủ điểm và yêu cầu học sinh viết các từ tương ứng liên quan đến chủ điểm đó. Ưu tiên sử dụng mindmap (sơ đồ tư duy).
* Wordsearch
Giáo viên đưa ra 1 bảng gồm nhiều chữ cái, trong đó có các chữ cái thẳng hàng theo hàng chéo, ngang, dọc tạo thành các từ có nghĩa. Học sinh sẽ tìm và khoanh vào các từ đó.
Ví dụ giáo viên dùng dạng bài này để củng cố chủ đề animals cho học sinh lớp 4 (Unit 19)
Giải pháp 5. Giúp học sinh xây dựng phương pháp tự học và ôn tập từ vựng ở nhà.
a. Giúp học sinh xây dựngphươngpháp tự học để củng cố và mở rộng vốn từ.
Học sinh mới là đối tượng cần phải học từ mới và giáo viên không thể làm thay các em được. Việc giúp học sinh hình thành và vận dụng phương pháp tự học là rất quan trọng. Các em nên tự học theo phương pháp sau:
- Xác định những từ vựng cần học.
- Ghi chép từ vào vở/sổ tay.
- Thường xuyên luyện nghe - nói từ, ghi nhớ từ thông qua nói và viết các câu có sử dụng từ đã học và gắn liền với bài học trên lớp và bản thân người học
- Ôn lại từ mới vừa học một cách thường xuyên.
- Học sinh cũng có thể tự học từ thông qua các bài hát, bài thơ ngắn, bài chant, phim hoạt hình...
Tuy nhiên, không có phương pháp nào là tốt nhất trong số những phương pháp đã nêu vì mỗi phương pháp lại giúp học sinh học từ vựng theo một cách khác nhau. Khi học từ vựng, học sinh thường phải sử dụng rất nhiều phương pháp khác nhau mà có khi chính các em cũng không nhận thấy. Hiệu quả của việc tự học từ vựng phụ thuộc rất nhiều vào việc học sinh kết hợp những phương pháp học đơn lẻ như thế nào. Nhiệm vụ của giáo viên trong trường hợp này là tạo ra được nhiệm vụ học tập để giúp học sinh làm giàu vốn từ vựng và nắm vững phương pháp tự học từ vựng.
b. Ôn tập từ vựng sau giờ học.
Để phát huy tốt tính tích cực chủ động, sáng tạo của học sinh trong học tập, thì chúng ta cần tổ chức quá trình dạy học theo hướng tích cực hóa hoạt động của người học, trong quá trình dạy và học, giáo viên chỉ là người truyền tải kiến thức đến học sinh, học sinh muốn lĩnh hội tốt những kiến thức đó, thì các em phải tự học bằng chính các hoạt động của mình. Hơn nữa thời gian học ở trường rất ít, cho nên đa phần thời gian còn lại ở nhà các em phải tổ chức được các hoạt động học tập của mình. Làm được điều đó, thì chắc chắn hoạt động dạy và học sẽ ngày càng hoàn thiện hơn. Cho nên ngay từ đầu năm học, giáo viên cần hướng dẫn học sinh xây dựng hoạt động học tập từ vựng ở nhà như sau:
- Chuẩn bị từ vựng.
- Học thuộc lòng từ vựng.
- Mỗi học sinh cần có một quyển vở ghi từ vựng hàng ngày, mỗi từ các em có thể ghi từ 10- 15 lần. Giáo viên có thể thu chấm theo định kỳ. Với cách này học sinh có thể luyện tập từ thường xuyên hơn và nhớ từ lâu hơn.
- Hướng dẫn học sinh ghi từ vào một miếng giấy nhỏ. Ngoài việc viết từ vào vở ghi từ vựng học sinh có thể sử dụng những miếng giấy nhỏ và viết từ vào đó, sau đó học chúng mọi lúc, mọi nơi. Theo cách này học sinh tiết kiệm được rất nhiều thời gian, học sinh có thể vừa học vừa làm một cách thuận lợi.
III. HIỆU QUẢ DO SÁNG KIẾN ĐEM LẠI
Qua thực tế áp dụng các giải pháp trên vào giảng dạy môn Tiếng Anh ở tất cả các khối lớp cấp Tiểu học tôi đã nhận thấy học sinh yêu thích môn học hơn, các em tích cực hơn trong học tập, trong giao tiếp và chất lượng học tập cũng được nâng cao.
Từ nhận thức của bản thân trên cơ sở thực tiễn áp dụng các giải pháp trên qua khảo sát thực tế việc tiếp thu của học sinh, tôi thấy đã đạt được một số kết quả cụ thể như sau:
* về mức độ hứng thú của h ọc sinh với môn học trước và sau khi áp dụng biện pháp:
Khối lớp
Tổng số
HS
Không thích môn
Tiếng Anh
Thích môn
Tiếng Anh
Rất thích môn
Tiếng Anh
Trước
Sau
Trước
Sau
Trước
Sau
Khối 3
36
20 = 55,6%
2 = 5,6%
10 = 27,8%
20 = 55,6%
6 = 10,8%
14 = 38,9%
Khối 4
55
27 = 49%
4 = 7,3%
18 = 32,7%
29 = 52,7%
10 = 20,4%
22 = 40%
Khối 5
34
4 = 11,8%
0,0
20 = 58,8%
16 = 47,1%
10 = 29,4%
18 = 52,9%
* về chất lượng học sinh
Thời điểm
KS
Khối 3
Khối 4
Khối 5
36 HS
55 HS
34 HS
Hoàn thành tốt
Hoàn thành
Chưa hoàn thành
Hoàn thành tốt
Hoàn thành
Chưa hoàn thành
Hoàn thành tốt
Hoàn thành
Chưa hoàn thành
TS
%
TS
%
TS
%
TS
%
TS
%
TS
%
TS
%
TS
%
TS
%
Đầu năm
7
19,4
20
55,6
9
25,0
13
23,6
35
63,6
7
12,8
10
29,4
20
58,8
4
11,8
Cuối
HKI
10
27,8
22
61,1
4
11,1
17
30,9
35
63,6
3
5,5
14
41,2
20
58,8
0
0
Cuối
HKII
16
44,4
20
55,6
0
0
28
50,9
27
49,1
0
0,0
18
52,9
16
47,1
0
0

l. Về hiệu quả kinh tế.
Giáo viên tiết kiệm được nhiều thời gian, công sức cả vật chất lẫn tinh thần trong việc phụ đạo học sinh chưa đạt chuẩn. Học sinh có thói quen học tập mới, có cách tự học, tự nâng cao vốn từ, tạo nền tảng học tập tốt môn học. Phụ huynh tiết kiệm được nhiều thời gian, kinh tế trong việc hướng dẫn con em học tập ở nhà.
2. Hiệu quả về mặt xã hội.
Góp phần thực hiện tốt các nội dung đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo theo tinh thần nghị quyết số 29-NQ/TW ngày 04/11/2013 của Hội nghị Trung ương 8 (Khóa XI). Nâng cao chất lượng giảng dạy các môn học trong chương trình với nhiều phương pháp và kĩ thuật dạy học tích cực giúp các em mạnh dạn, tự tin trong giao tiếp và học tập.
3. Khả năng áp dụng và nhân rộng
Giải pháp đã đưa ra được phương pháp thiết kế các hoạt động dạy từ vựng tích cực, các kỹ thuật dạy từ vựng hiệu quả và các chiến lược dạy từ vựng cho học sinh cấp Tiểu học, góp phần nâng cao chất lượng dạy và học môn Tiếng Anh theo đề án ngoại ngữ Quốc gia. Các em học sinh không chỉ được học tập vui vẻ mà còn lĩnh hội và khắc sâu được kiến thức, xây dựng được vốn từ phong phú, vận dụng được vốn từ phù hợp với văn cảnh và đúng ngữ pháp; qua đó giúp các em học sinh thêm yêu cái hay, cái đẹp của Tiếng Anh. Từ đó có thái độ đúng đắn với việc sử dụng Tiếng Anh trong giao tiếp.
Biện pháp này hoàn toàn phù hợp để ứng dụng rộng rãi trong giảng dạy Tiếng Anh ở tất cả các trường Tiểu học và có thể vận dụng ở các cơ sở giảng dạy Tiếng Anh ngoài trường học mà đối tượng là học sinh trong lứa tuổi Tiểu học.
IV. Cam kết không sao chép hoặc vi phạm bản quyền.
Tôi xin cam kết không sao chép, không vi phạm bản quyền; các biện pháp đã triển khai thực hiện và minh chứng về sự tiến bộ của học sinh là trung thực. Tôi rất mong nhận được sự giúp đỡ, góp ý của các cấp lãnh đạo và các đồng nghiệp để báo cáo của tôi được hoàn thiện hơn góp phần nâng cao chất lượng môn Tiếng Anh cấp Tiểu học.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Xuân Thượng, ngày 08 tháng 3 năm 2023
XÁC NHẬN CỦA CƠ QUAN ĐƠN VỊ	TÁC GIẢ SÁNG KIẾN
 ÁP DỤNG SÁNG KIẾN
Đỗ Thị Hồng Loan
PHÒNG GD-ĐT XUÂN TRƯỜNG
(Xác nhận, đánh giá, xếp loại)
..

File đính kèm:

  • docxskkn_nang_cao_hieu_qua_day_tu_vung_tieng_anh_cho_hoc_sinh_ta.docx
  • pdfSKKN Nâng cao hiệu quả dạy từ vựng Tiếng Anh cho học sinh tại Trường Tiểu học Xuân Thượng.pdf