SKKN Nâng cao chất lượng học Tiếng Anh cho học sinh Lớp 4,5 thông qua sử dụng bài hát

Trong thời kỳ hội nhập và với xu thế toàn cầu hóa hiện nay thì Tiếng Anh có một vai trò vô cùng quan trọng. Vì vậy việc nâng cao chất lượng bộ môn Tiếng Anh là một trong những mối quan tâm hàng đầu của sự nghiệp giáo dục hiện nay. Điều đó được đặc biệt chú trọng hơn cho các đối tượng là học sinh ở bậc Tiểu học người mới bắt đầu tiếp cận với ngoại ngữ.

Hiện nay tình trạng sao nhãng việc học, học sinh chưa tự giác học và chưa hiểu rõ được tầm quan trọng của việc học ngoại ngữ còn nhiều. Học sinh chưa thật sự tự tin trong giao tiếp cũng như tham gia vào các hoạt động học vì các em còn hạn chế về vốn từ cũng như cách phát âm. Nhiều học sinh còn chưa chăm học dẫn đến các em không thuộc từ vựng và mẫu câu. Làm thế nào để thu hút học sinh chú tâm vào việc học là vấn đề đòi hỏi mỗi thầy cô giáo phải tâm huyết, luôn luôn tìm tòi sáng tạo và cải tiến phương pháp dạy học để ngày càng nâng cao chất lượng giáo dục.

Với tình hình thực tế ở nhà trường qua những chương trình phát động phong trào học Tiếng Anh. Bản thân tôi nhận thấy việc đưa những bài hát vào các tiết dạy đã thu hút được sự yêu thích của các em học sinh. Ngoài các bài hát trong chương trình học của các em, bản thân tôi luôn tìm tòi và sưu tầm thêm những bài hát dễ hát, những bài hát có giai điệu vui nhộn , gần gũi với các em. Thật bất ngờ các em rất thích hát và nhanh thuộc các bài hát đó. Tôi cảm thấy các em tự tin, mạnh dạn hơn, luôn gần gũi và chia sẻ với cô giáo trong và ngoài giờ học.

doc 7 trang SKKN Tiếng Anh 30/03/2025 270
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Nâng cao chất lượng học Tiếng Anh cho học sinh Lớp 4,5 thông qua sử dụng bài hát", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: SKKN Nâng cao chất lượng học Tiếng Anh cho học sinh Lớp 4,5 thông qua sử dụng bài hát

SKKN Nâng cao chất lượng học Tiếng Anh cho học sinh Lớp 4,5 thông qua sử dụng bài hát
UBND THÀNH PHỐ PHỔ YÊN
TRƯỜNG TIỂU HỌC ĐẮC SƠN I
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
Đắc Sơn, ngày 22 tháng 9 năm 2022

BÁO CÁO
BIỆN PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG CÔNG TÁC GIẢNG DẠY CỦA CÁ NHÂN
Tên biện pháp: “Nâng cao chất lượng học Tiếng Anh cho học sinh lớp 4,5 thông qua sử dụng bài hát”.
- Tên tác giả: Bùi Thị Tâm
- Đơn vị công tác: Trường tiểu học Đắc Sơn I
- Lĩnh vực, đối tượng áp dụng biện pháp: Học sinh lớp 4,5 trường Tiểu học Đắc Sơn I
- Thời gian áp dụng biện pháp: Năm học 2022-2023 và tiếp tục ở năm học 2023-2024
1. Lý do chọn biện pháp:
Trong thời kỳ hội nhập và với xu thế toàn cầu hóa hiện nay thì Tiếng Anh có một vai trò vô cùng quan trọng. Vì vậy việc nâng cao chất lượng bộ môn Tiếng Anh là một trong những mối quan tâm hàng đầu của sự nghiệp giáo dục hiện nay. Điều đó được đặc biệt chú trọng hơn cho các đối tượng là học sinh ở bậc Tiểu học người mới bắt đầu tiếp cận với ngoại ngữ.
Hiện nay tình trạng sao nhãng việc học, học sinh chưa tự giác học và chưa hiểu rõ được tầm quan trọng của việc học ngoại ngữ còn nhiều. Học sinh chưa thật sự tự tin trong giao tiếp cũng như tham gia vào các hoạt động học vì các em còn hạn chế về vốn từ cũng như cách phát âm. Nhiều học sinh còn chưa chăm học dẫn đến các em không thuộc từ vựng và mẫu câu. Làm thế nào để thu hút học sinh chú tâm vào việc học là vấn đề đòi hỏi mỗi thầy cô giáo phải tâm huyết, luôn luôn tìm tòi sáng tạo và cải tiến phương pháp dạy học để ngày càng nâng cao chất lượng giáo dục.
 	Với tình hình thực tế ở nhà trường qua những chương trình phát động phong trào học Tiếng Anh. Bản thân tôi nhận thấy việc đưa những bài hát vào các tiết dạy đã thu hút được sự yêu thích của các em học sinh. Ngoài các bài hát trong chương trình học của các em, bản thân tôi luôn tìm tòi và sưu tầm thêm những bài hát dễ hát, những bài hát có giai điệu vui nhộn , gần gũi với các em. Thật bất ngờ các em rất thích hát và nhanh thuộc các bài hát đó. Tôi cảm thấy các em tự tin, mạnh dạn hơn, luôn gần gũi và chia sẻ với cô giáo trong và ngoài giờ học.
Dựa vào tình hình thực tế việc học môn Tiếng Anh của các em học sinh trường Tiểu học Đắc Sơn I. Tôi nhận thấy: Sử dụng âm nhạc là phương pháp hữu ích giúp các em hứng thú và yêu thích môn học. Thường xuyên cho các em hát các bài hát Tiếng Anh giúp các em nhớ bài học tốt hơn, các em luyện được cách phát âm, củng cố được vốn từ vựng và mẫu câu đã học.
Vì thế năm học này tôi quyết định chọn biện pháp “Tạo hứng thú và củng cố kiến thức Tiếng Anh cho học sinh Tiểu học qua sử dụng bài hát” để góp phần nâng cao chất lượng giảng dạy bộ môn mình đảm nhiệm.
2. Thực trạng vấn đề và nguyên nhân. 
Do Tiếng Anh không giống như các môn học khác, nên các em vẫn còn rất nhiều bỡ ngỡ. Bên cạnh đó các em học sinh ở đây do điều kiện và hoàn cảnh, phụ huynh chưa hiểu rõ được tầm quan trọng của môn tiếng Anh, nên chưa quan tâm, đốc thúc các em học môn học này. Dẫn đến khả năng giao tiếp của các em còn hạn chế.
Bên cạnh một số em học hành nghiêm túc, có không ít học sinh chỉ học qua loa, không khắc sâu được từ vựng vào trong trí nhớ, không tập đọc, dẫn đến đọc sai, phát âm sai nhiều. Đến khi giáo viên yêu cầu các em sẽ không đọc được. Vì là môn ngoại ngữ, nên không phải phụ huynh nào cũng biết. Đây cũng là vấn đề hết sức khó khăn trong quản lý việc học ở nhà của học sinh.
Qua điều tra khảo sát đối tượng là học sinh lớp 4, lớp 5 do tôi phụ trách để nghiên cứu và làm minh chứng.
Đầu năm học 2022-2023 theo dõi tình hình học tập của lớp, tôi thấy phần lớn các em chưa có hứng thú học Tiếng Anh, ngại học nên kết quả học tập chưa cao. Đánh giá khảo sát số lượng học sinh năm học 2022-2023 qua 3 tuần như sau:
Lớp
TSHS
Trước khi áp dụng
Hoàn thành tốt
Hoàn thành
Chưa đạt
SL
Tỷ lệ (%)
SL
Tỷ lệ (%)
SL
Tỷ lệ (%)
4A
31
10
32,3%
19
61,3%
2
6,4%
5B
42
8
19%
32
76,2%
2
4,8%
*Nguyên nhân:
- Phần lớn các em học sinh chưa chú tâm và đầu tư cho môn ngoại ngữ, chuẩn bị bài một cách sơ sài. Trong các giờ học, đa số các em thường thụ động, thiếu sự linh hoạt, ngại việc đọc - nói tiếng Anh và ít tham gia phát biểu để tìm hiểu bài học.
- Hoạt động luyện nói thường được thực hiện theo cặp, nhóm nên lớp học dễ ồn ào mất trật tự. Giáo viên không bao quát hết được tất cả học sinh nên một số em cá biệt lợi dụng cơ hội nói chuyện bằng Tiếng Việt hay làm việc riêng. Giáo viên không thể phát hiện và sửa hết lỗi của các em học sinh.
3. Biện pháp
Với mục tiêu giúp đỡ học sinh nhớ lại phần kiến thức đã học, củng cố từ vựng, nắm chắc mẫu câu, luyện cách phát âm và sử dụng các bài hát để tạo sự vui tươi, hưng phấn trong học tập cho các em. Tôi đã sử dụng các bài hát trong quá trình giảng dạy của mình dưới các hình thức khác nhau như sau:
Hình thức 1: Học sinh hát cùng nhau: 
Việc hát cùng nhau giúp học sinh tự tin, hào hứng hơn và giúp học sinh luyện song song hai kỹ năng Nghe và Nói. Giáo viên yêu cầu học sinh nhìn vào bài hát trong SGK, cho học sinh nghe bài hát vài lần và sau đó cùng nhau hát dựa trên lời có sẵn.
Nhiều em học sinh học nhanh có thể ghi nhớ và hát theo không cần nhìn vào sách, nhiều em phải nhìn lời bài hát nhưng nhìn chung việc hát cùng nhau cho các em động lực và niềm vui học tập.
- Ví dụ: để rèn các em có thói quen nối âm trong khi đọc, khi nói và hứng thú hơn khi tiếp cận với kiến thức mới. Giáo viên đưa bài hát “The wheels on the bus”( unit 1- SGK lớp 5-Trang 7) vào tiết học và hướng dẫn các em cùng nhau hát.
 Hình ảnh học sinh lớp 5 trong tiết học hát.
Hình thức 2: Học sinh nghe bài hát và điền từ còn thiếu: 
Giáo viên chuẩn bị một số lời bài hát nhưng để trống một số từ. Sau đó phát bài hát và yêu cầu học sinh nghe bài hát và điền từ còn thiếu mà các em nghe được vào chỗ trống. Biện pháp này giúp các em luyện kỹ năng nghe và thói quen học thuộc từ vựng sau mỗi bài học.
- Ví dụ: Khi dạy bài hỏi đáp về số điện thoại (Unit 18 - Lớp 4), để giúp các em luyện kỹ năng nghe và ôn lại số đếm. Giáo viên chuẩn bị lời bài hát có một số chỗ trống, yêu cầu học sinh nghe và điền những số còn thiếu vào chỗ trống.
 What’s your phone number?
 What’s your phone number? What’s your phone number?
 It’s oh-nine-nine-two, three-four-five, eight-nine-six
 What’s your phone number? What’s your phone number?
 Oh-nine-nine-two, three-four-five, eight-nine-six
 Hey ho, hey ho, It’s my phone number
Hình thức 3: Học sinh viết lại bài hát: 
Biện pháp viết lại bài hát là thử thách khó khăn hơn đối với các em học sinh. Tuy nhiên với các em học khá, giỏi các em có thể hoàn thành tương đối tốt yêu cầu đề ra. Đầu tiên, giáo viên cho các em nghe và hiểu bài hát gốc. Tiếp đó yêu cầu các em thay đổi bài hát theo cách riêng của mình nhưng nhất định phải đưa ra một diện mạo mới cho bài hát gốc. Các em có thể thay đổi một số từ trong bài hát bằng từ đồng nghĩa hoặc viết lại bài hát mới cùng chủ đề hoặc cùng thông điệp. Biện pháp này đòi hỏi các em phải thuộc từ theo chủ điểm và phát huy khả năng sáng tạo trong khi viết của các em. Ví dụ như chủ điểm gia đình (Family), thời tiết (Weather), con vật (Animals/ Pets), số điện thoại (phone number),...
-Ví dụ: Khi dạy bài hỏi đáp về đồ ăn và đồ uống yêu thích (Unit 13 - Lớp 4). Giáo viên cho học sinh nghe bài hát gốc, sau đó yêu cầu các em thay đổi bài hát theo sở thích riêng về thức ăn hay đồ uống của các em .
My favourite food and drink.
What’s your favourite food? What’s your favourite food ?
Hey ho, hey ho, my favourite food is beef
What’s your favourite drink ? What’s your favourite drink ?
Hey ho, hey ho, my favourite drink is milk
Beef and milk, beef and milk
Hey ho, hey ho, they’re my favourite food and drink .
Sau khi lựa chọn biện pháp sử dụng các bài hát vào trong quá trình dạy học tại trường Tiểu học Đắc Sơn I, tôi nhận thấy có sự chuyển biến rõ rệt về thái độ học tập của các em học sinh. Các em đã nắm được kiến thức bài học và biết vận dụng vào thực hành có hiệu quả giúp các em tự tin và yêu thích môn học hơn.
Trong thực tế giảng dạy các tiết dạy học có sử dụng bài hát, tôi thường dạy vào các tiết ôn tập hoặc tự phân phối các bài học một cách hợp lý để không ảnh hưởng đến lượng kiến thức, nội dung bài học trong chương trình. Và trong mỗi bài hát tôi có thể áp dụng những phương pháp khác nhau. Tuỳ vào nội dung và mức độ khó dễ trong từng bài hát để thiết kế các hoạt động khác nhau.
 4. Kết quả thực hiện
Sau thời gian áp dụng các bài hát vào trong quá trình dạy học ở trường Tiểu học nơi tôi công tác. Tôi nhận thấy có sự chuyển biến rõ rệt về thái độ học tập của các em học sinh trong các tiết học Tiếng Anh.
Gần đây tôi đã thống kê được sở thích của các em đối với bộ môn Tiếng Anh. Đầu tiên đa số các em không thích học môn Tiếng Anh. Đến nay hầu hết các em đã yêu thích môn học. Các em đã tự tin hơn, hứng thú hơn, chuẩn bị bài ở nhà chu đáo hơn. Vì thế kết quả môn Tiếng Anh của các em cũng được nâng lên rõ rệt.
Lớp
TSHS
Trước khi áp dụng
Sau khi áp dụng
Hoàn thành tốt
Hoàn thành
Chưa đạt
Hoàn thành tốt
Hoàn thành
Chưa đạt
SL
Tỷ lệ (%)
SL
Tỷ lệ (%)
SL
Tỷ lệ (%)
SL
Tỷ lệ (%)
SL
Tỷ lệ (%)
SL
Tỷ lệ (%)
4A
31
10
32,3%
19
61,3%
2
6,4%
20
64,5%
11
35,5%
0

5B
42
8
19%
32
76,2%
2
4,8%
20
47,6%
22
52,4%
0


5. Kết luận
Bằng nhiều cố gắng và nỗ lực, với trách nhiệm và lòng nhiệt huyết dành cho nghề, tôi luôn cố gắng học hỏi và tìm tòi ra các biện pháp để lôi cuốn học sinh ngày một thêm yêu bộ môn Tiếng Anh và học tốt bộ môn này.
 Trên đây là biện pháp tôi đã thực hiện và đạt được kết quả khả quan trong thời gian giảng dạy vừa qua. Tuy chưa được tốt lắm nhưng cũng phần nào giúp cho học sinh của tôi ngày càng yêu thích và tự tin trong khi học môn Tiếng Anh.
Tôi rất mong được sự đóng góp của Ban giám khảo để biện pháp của tôi được hoàn chỉnh hơn giúp cho công tác giảng dạy của tôi đạt chất lượng cao hơn.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Đắc Sơn, ngày 22 tháng 9 năm 2022
NGƯỜI VIẾT
 Bùi Thị Tâm

File đính kèm:

  • docskkn_nang_cao_chat_luong_hoc_tieng_anh_cho_hoc_sinh_lop_45_t.doc