SKKN Nâng cao chất lượng dạy và học Tiếng Anh thông qua một số hoạt động ngoại khóa và không gian Anh ngữ tại trường THPT Nho Quan A

Giáo viên vận dụng kiến thức liên môn biên soạn nội dung 3 vở kịch ngắn gắn liền với nội dung học của 3 khối. Khối 10 tác phẩm thầy bói xem voi (thuộc thể loại Văn học dân gian), khối 11 tác phẩm Chí phèo, khối 12 tác phẩm Vợ chồng A Phủ. Nội dung các tác phẩm được thiết kế tóm tắt và pha thêm yếu tố hài hước nhằm tăng sự cuốn hút cho học sinh. Tất cả học sinh trong lớp sẽ được chia thành các nhóm, mỗi nhóm phụ trách lời thoại một nhân vật và phải học thuộc lời thoại để diễn tập. Các nhân vật sẽ được luân phiên diễn tập vào giờ học tiếng Anh thay thế cho tiết chào cờ đầu tuần trong khoảng thời gian 8 tuần. Ngoài ra, trong học sinh còn được luyện tập các cuộc hội thoại ngắn thông dụng hàng ngày để tăng khả năng nghe nói tiếng Anh. Đối với những dịp lễ quan trọng như Giáng sinh và Tết, giáo viên dạy môn tiếng Anh sẽ cho học sinh toàn trường học hát các bài hát tiếng Anh có liên quan như: Merry Christmas, Jingle Bells, Last Christmas, Happy New Year,…

Các lớp có thể lựa chọn một trong các bài hát đó để cùng học hát trong giờ học tiếng Anh. Nội dung học hát mỗi bài hát có thể diễn ra từ 1 đến 2 tiết trong thời gian của giờ học tiếng Anh hàng tuần. Những lớp có máy chiếu có thể được sử dụng theo hình thức karaoke nhằm tăng tính hiệu quả. Sau khi học hát tập thể, giáo viên có thể gọi một số học sinh trình bày theo hình thức đơn ca. Cùng với khí thế ngày lễ và hình thức học tập vui vẻ và nhẹ nhàng đã giúp học sinh có nhiều hứng thú học tập bộ môn hơn. Giáo viên có thể căn cứ vào sự tham gia của học sinh trong các hoạt động để đánh giá và cho điểm thường xuyên cho từng cá nhân hoặc theo nhóm nhằm khích lệ tinh thần và sự yêu thích đối với môn học này

doc 6 trang SKKN Tiếng Anh 05/04/2025 150
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Nâng cao chất lượng dạy và học Tiếng Anh thông qua một số hoạt động ngoại khóa và không gian Anh ngữ tại trường THPT Nho Quan A", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: SKKN Nâng cao chất lượng dạy và học Tiếng Anh thông qua một số hoạt động ngoại khóa và không gian Anh ngữ tại trường THPT Nho Quan A

SKKN Nâng cao chất lượng dạy và học Tiếng Anh thông qua một số hoạt động ngoại khóa và không gian Anh ngữ tại trường THPT Nho Quan A
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
ĐƠN YÊU CẦU CÔNG NHẬN SÁNG KIẾN
Kính gửi: Hội đồng sáng kiến Sở GD&ĐT Ninh Bình
Họ tên chúng tôi là:
Số TT
Họ và tên
Ngày tháng năm sinh
Nơi công tác
Chức danh
Trình độ chuyên môn
Tỷ lệ (%) đóng góp vào việc tạo ra sáng kiến
1
Quách Đức Hiển
06/01/1981
Trường THPT Nho Quan A
Hiệu trưởng
Thạc sĩ
20 %
2
Phạm Tuấn Nghị
11/9/1977
Trường THPT Nho Quan A
Phó hiệu trưởng
Thạc sĩ
20 %
3.
Đinh Đức Nhật
08/07/1986
Trường THPT Nho Quan A
Tổ phó chuyên môn
Đại học sư phạm tiếng Anh
20 %
4
Đinh Thị Hoa Sen
23/08/1978
Trường THPT Nho Quan A
Giáo viên tiếng Anh
Đại học sư phạm tiếng Anh
20 %
5
Đinh Thị Thanh Lam
10/07/1989
Trường THPT Nho Quan A
Giáo viên tiếng Anh
Đại học sư phạm tiếng Anh
20 %
Là các đồng tác giả đề nghị xét công nhận sáng kiến: “Nâng cao chất lượng dạy và học tiếng Anh thông qua một số hoạt động ngoại khóa và không gian Anh ngữ tại trường THPT Nho Quan A.”
I. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến: Quản lý giáo dục - ứng dụng hoạt động ngoại khóa nâng cao chất lượng dạy và học tiếng Anh.
II. Mô tả bản chất của sáng kiến
*Mục đích của giải pháp
- Nâng cao tinh thần học tập cho học sinh, tạo điều kiện để học sinh được khẳng định giá trị và phát huy các phẩm chất và năng lực bản thân.
- Tạo một môi trường học tập tốt cho học sinh sao cho học sinh thấy vui vẻ và nhẹ nhàng và yêu thích học tập bộ môn này. 
- Áp dụng đồng bộ hơn nữa các hoạt động ngoại khóa nhằm nâng cao chất lượng dạy và học tiếng Anh trong nhà trường thông qua các hoạt động ngoại khóa như: Giờ học tiếng Anh (tích hợp liên môn diễn kịch tác phẩm văn học), Câu lạc bộ nói tiếng Anh, Tập làm phóng viên, Làm báo tường bằng tiếng Anh, Không gian Anh ngữ. 
*Ưu điểm của giải pháp
- Tạo cảm hứng và động lực học tập cho học sinh đối với môn học Tiếng Anh giúp học sinh củng cố, bổ trợ cũng như mở rộng kiến thức trong chương trình học. Ngoài ra, giải pháp này cũng giúp các em học sinh phát triển các năng lực của bản thân như ca hát, nhảy múa, mỹ thuật, khả năng hợp tác và sự tự tin khi biểu diễn văn nghệ hoặc thuyết trình.
- Áp dụng đồng bộ nhiều hoạt động ngoại khóa hơn với quy mô và các hình thức đa dạng phù hợp với mọi đối tượng học sinh và điều kiện thực tiễn và được tiến hành xuyên suốt năm học do đó mang lại hiệu quả cao, không mang tính hình thức. 
- Lôi cuốn được sự tham gia của toàn bộ học sinh trong trường tham gia với khí thế và tinh thần tập thể trong các cuộc thi, do đó thúc đẩy mạnh mẽ phong trào học tiếng Anh đối với toàn bộ học sinh trong nhà trường. 
*Nội dung cụ thể của giải pháp
1. Hoạt động 1: Tích hợp kiến thức liên môn với bộ môn Ngữ văn thông qua hoạt động “Giờ học tiếng Anh” 
Giáo viên vận dụng kiến thức liên môn biên soạn nội dung 3 vở kịch ngắn gắn liền với nội dung học của 3 khối. Khối 10 tác phẩm thầy bói xem voi (thuộc thể loại Văn học dân gian), khối 11 tác phẩm Chí phèo, khối 12 tác phẩm Vợ chồng A Phủ. Nội dung các tác phẩm được thiết kế tóm tắt và pha thêm yếu tố hài hước nhằm tăng sự cuốn hút cho học sinh. Tất cả học sinh trong lớp sẽ được chia thành các nhóm, mỗi nhóm phụ trách lời thoại một nhân vật và phải học thuộc lời thoại để diễn tập. Các nhân vật sẽ được luân phiên diễn tập vào giờ học tiếng Anh thay thế cho tiết chào cờ đầu tuần trong khoảng thời gian 8 tuần. Ngoài ra, trong học sinh còn được luyện tập các cuộc hội thoại ngắn thông dụng hàng ngày để tăng khả năng nghe nói tiếng Anh. Đối với những dịp lễ quan trọng như Giáng sinh và Tết, giáo viên dạy môn tiếng Anh sẽ cho học sinh toàn trường học hát các bài hát tiếng Anh có liên quan như: Merry Christmas, Jingle Bells, Last Christmas, Happy New Year,Các lớp có thể lựa chọn một trong các bài hát đó để cùng học hát trong giờ học tiếng Anh. Nội dung học hát mỗi bài hát có thể diễn ra từ 1 đến 2 tiết trong thời gian của giờ học tiếng Anh hàng tuần. Những lớp có máy chiếu có thể được sử dụng theo hình thức karaoke nhằm tăng tính hiệu quả. Sau khi học hát tập thể, giáo viên có thể gọi một số học sinh trình bày theo hình thức đơn ca. Cùng với khí thế ngày lễ và hình thức học tập vui vẻ và nhẹ nhàng đã giúp học sinh có nhiều hứng thú học tập bộ môn hơn. Giáo viên có thể căn cứ vào sự tham gia của học sinh trong các hoạt động để đánh giá và cho điểm thường xuyên cho từng cá nhân hoặc theo nhóm nhằm khích lệ tinh thần và sự yêu thích đối với môn học này.
2. Hoạt động 2: Tập làm phóng viên
Các lớp tham gia cuộc thi làm video đưa tin về một chủ đề nào đó và đăng tải lên trang nhóm Facebook NHO QUAN A “TẬP LÀM PHÓNG VIÊN”. Các bài đăng tải sẽ được các giáo viên dạy bộ môn duyệt trước về nội dung và hình thức. Thông qua các video của các tập thể lớp mỗi tháng, Ban tổ chức sẽ xét giải trao thưởng và cộng điếm thi đua theo từng tháng cho các tập thể lớp. Giáo viên phụ trách từng lớp cũng có thể căn cứ vào đó để đánh giá cho điểm thường xuyên và tuyên dương kịp thời nhằm tạo ra phong trào sôi nổi hơn.
3. Hoạt động 3: Câu lạc bộ nói tiếng Anh trường THPT Nho Quan A (NQA English Speaking Club)
Câu lạc bộ nói tiếng Anh trường THPT Nho Quan A được thành lập với hình thức hoạt động mỗi tuần một lần, mỗi lần khoảng 1 tiếng với các hình thức như giao lưu văn nghệ, các câu đố kiến thức tổng hợp liên quan đến chủ đề hoặc kiến thức tổng hợp xã hội, hướng dẫn nói các chủ đề theo kế hoạch, cung cấp cấu trúc và tự vựng nâng cao cho học sinh luyện tập qua các chủ đề, học sinh luyện tập, tương tác với nhau. Nội dung các buổi sinh hoạt được giao cho học sinh theo khối chuẩn bị dưới sự hướng dẫn của giáo viên với vai trò là chủ nhiệm và phó chủ nhiệm câu lạc bộ hướng dẫn và duyệt nội dung. Mỗi tuần đại diên học sinh theo khối sẽ chủ trì nội dung sinh hoạt bằng cách cung cấp kiến thức về từ vựng và cấu trúc nâng cao khi nói về chủ đề đó. Đa phần các em học sinh được giao nhiệm vụ đều rất chủ động, sáng tạo về nội dung, tự tin khi trình bày hướng dẫn dưới sự hỗ trợ và giám sát của giáo viên phụ trách câu lạc bộ. Sau phần hướng dẫn về từ vựng và cấu trúc nâng cao học sinh sẽ được dành thời gian luyện tập sau đó sẽ được gọi lên tương tác với nhau để thực hành. Nhiều nội dung được chuẩn bị rất chất lượng và hiệu quả.
Một số học sinh là thành viên câu lạc bộ đã đạt được những kết quả rất tốt trong kỳ thi Olympic “chinh phục IELTS” dành cho học sinh THPT năm học 2021-2022 do Sở GD & ĐT Ninh Bình tổ chức cũng như kỳ thi IELTS chính thức của Hội đồng Anh ngữ (British Council) đã chứng tỏ được sự hiệu quả của câu lạc bộ. 
4. Hoạt động 4: Làm báo tường bằng tiếng Anh
Nhà trường phát động cuộc thi làm báo tường. Mỗi lớp sẽ làm một tờ báo tường có nội dung bằng tiếng Anh chào mừng ngày nhà giáo Việt Nam 20-11 và cử đại diện lớp thuyết trình bằng tiếng Anh. Đây là một hoạt động thiết thực giúp học sinh rèn luyện năng lực tự chủ, tự học. Ngoài ra, cũng thông qua hoạt động này, học sinh có cơ hội phát triển thêm các năng lực thẩm mỹ, năng lực về kỹ năng giao tiếp và hợp tác với các thành viên khác, giải quyết vấn đề theo nhiều cách khác nhau.
5. Hoạt động 5: Không gian Anh ngữ
Để góp phần thúc đẩy tinh thần học tập của học sinh với môn tiếng Anh, việc tạo ra một không gian để tác động một cách trực quan đối với học sinh cũng đóng vai trò quan trọng trong việc giúp học sinh tiếp cận đa chiều hơn và toàn diện hơn đối với bộ môn. Học sinh sẽ được giao nhiệm vụ tìm hiểu các khẩu hiệu hay và ý nghĩa và dịch sang tiếng Anh hoặc sưu tầm và nộp lại cho giáo viên giảng dạy tổng hợp và chọn lựa chọn cho nhà trường in ra và treo ở những nơi trọng điểm để tạo không gian tác động nâng cao tinh thần học tập của học sinh đối với bộ môn.
III. Điều kiện và khả năng áp dụng. 	
1. Những thông tin cần bảo mật
- Không.
2. Điều kiện áp dụng
- Lãnh đạo nhà trường: Luôn quan tâm đến bộ môn và tạo các điều kiện về cơ sở vật chất, thời gian, chế độ chính sách động viên khen thưởng cho các kết quả đạt được của GV và HS trong quá trình đổi mới phương pháp dạy và học. 
- Đối với giáo viên: Luôn phải tâm huyết và tích cực đổi mới phương pháp giảng dạy, lấy học sinh làm trung tâm, luôn tư duy đến các hình thức dạy học giúp học sinh phát huy tối đa các phẩm chất và năng lực bản thân. 
- Đối với học sinh: Luôn tích cực học hỏi, sáng tạo trong học tập, chủ động chiếm lĩnh tri thức và phát huy hết các tiềm năng của bản thân. 
 3. Khả năng áp dụng
Chúng tôi nhận thấy những giải pháp đồng bộ này có tính thực tiễn cao và hiệu quả cao, có thể áp dụng rộng rãi đối với các cấp học: Tiểu học, THCS, THPT. 
Việc áp dụng đồng bộ các giải pháp nêu trên có thể giúp học sinh nâng cao kiến thức bộ môn đồng thời hình thành được các phẩm chất và năng lực đáp ứng về yêu cầu đổi mới giáo dục của chương trình giáo dục phổ thông 2018. 
IV. Lợi ích đem lại.
1. Hiệu quả về mặt xã hội:
Thông qua các hoạt động ngoại khóa, học sinh có cơ hội khám phá, tự học, khẳng định bản thân, phát huy các phẩm chất và năng lực của bản thân. Những phong trào tập thể giúp tạo ra một hiệu ứng tích cực về tinh thần học tập môn học. Nhiều học sinh trở nên đam mê hơn với môn học tiếng Anh.
Giải pháp đã góp phần nâng cao phong trào học tiếng Anh đối với học sinh của nhà trường. 
Giải pháp giúp học sinh tự tin hơn đồng thời nâng cao khả năng giao tiếp Tiếng Anh cho học sinh thông qua các hoạt động dạy học liên môn (diễn kịch), học hát, luyện tập các cuộc hội thoại ngắn, các chủ đề trong câu lạc bộ nói tiếng Anh, thuyết trình báo tường bằng tiếng Anh. 
2. Hiệu quả về mặt kinh tế: 
Kinh phí bỏ ra cho cho các hoạt động không đáng kể, đối với các hoạt động 1, 2 và 3 không cần chi phí để thực hiện. Đối với hoạt động 4 (Làm báo tường bằng tiếng Anh) và hoạt động 5 (không gian Anh ngữ) chi phí bỏ ra rất ít (mua giấy A0 và màu để vẽ, đối với các biển hiệu không gian Anh ngữ chỉ in một lần dùng nhiều năm). Tuy nhiên, những lợi ích của giải pháp mang lại là vô cùng to lớn:
+ Lợi ích về nâng cao phong trào học tập Tiếng Anh.
+ Lợi ích về nâng cao nhận thức của phụ huynh, học sinh cũng như giáo viên của nhà trường về tầm quan trọng của việc học ngoại ngữ. 
+ Kết quả kỳ thi Học sinh giỏi cấp tỉnh cao hơn những năm học trước.
V. So sánh kết quả trước và sau khi áp dụng giải pháp
1. Trước khi áp dụng giải pháp
- Kết quả học tập của học sinh với bộ môn còn yếu, tinh thần học tập chưa cao.
- Học sinh không có động lực học tập bộ môn, chỉ mang tính chất học tập qua loa, chống đối.
- Học sinh không mạnh dạn tham gia các kỳ thi lấy chứng chỉ quốc tế như IELTS khi mà phải sử dụng những kỹ năng giao tiếp như nghe và nói. 
2. Sau khi áp dụng giải pháp
- Phong trào học tập Tiếng Anh của học sinh được nâng lên, làm tiền đề quan trọng cho các kỳ thi như kỳ thi TN THPT QG và Kỳ thi học sinh giỏi cấp tỉnh.
- Học sinh tự tin tương tác và giao tiếp với bạn bè và thầy cô hơn và phát triển tốt hơn các kỹ năng giao tiếp quan trọng như nghe và nói. 
- Nhiều học sinh mạnh dạn tham gia các kỳ thi lấy chứng chỉ quốc tế như IELTS và các kỳ thi sử dụng kỹ năng giao tiếp nghe và nói. 
- Kết quả các kỳ thi so với các năm trước cao hơn. Cụ thể như sau:
+ Kết quả kỳ thi Học sinh giỏi với năm học trước:
Số giải năm học
 2019-2020
Số giải năm học 
2020-2021
Số giải năm học 
2020-2021
01 giải nhì
01 giải khuyến khích

01 giải nhì
03 giải ba
02 giải khuyến khích

+ Môn tiếng Anh:
- 01 giải nhì
- 01 giải ba
- 01 giải khuyến khích
+ Tổ hợp khối D1: 
- 01 giải nhất
- 02 giải 3
+ Tổ hợp khối A1
- 01 giải ba
- 02 giải khuyến khích

+ Cuộc thi lấy chứng chỉ IELTS do Hội đồng Ang ngữ (British Council) cấp: 
- 01 em học sinh dự thi và đạt kết quả 8.0 
+ Kết quả kỳ thi Olympic “Chinh phục IELTS” dành cho học sinh trung học năm học 2021-2022 do Sở GD&ĐT tổ chức. 
- Có 12 em học sinh khối 10 và 11 tham gia và đạt 02 giải ba 
+ Cuộc thi Olympic Tiếng Anh trên Internet dành cho học sinh phổ thông năm học 2021-2022
- Cấp tỉnh - Thành phố: Đạt 02 giải nhất, 02 giải nhì, 01 giải ba, 05 giải khuyến khích 
- Cấp toàn quốc: Đạt 01 huy chương đồng và một giải khuyến khích. 
Những kết quả trên phản ánh một cách rõ ràng hiệu quả của việc áp dụng đồng bộ các hoạt động ngoại khóa giúp nâng cao phong trào học tiếng Anh tại một trường thuộc khu vực miền núi nơi học sinh còn gặp rất nhiều khó khăn về kinh tế.
Các kết quả đạt được nêu trên chủ yếu tập trung vào những em học sinh đam mê bộ môn và được giao trọng trách chính trong các hoạt động ngoại khóa.
VI. Danh sách những người đã tham gia áp dụng sáng kiến lần đầu
Số TT
Họ và tên
Ngày tháng năm sinh
Nơi công tác
Chức danh
Trình độ chuyên môn
Nội dung công việc hỗ trợ
1
Quách Đức Hiển
06/01/1981
Trường THPT Nho Quan A
Hiệu Trưởng
Thạc sĩ
Trưởng ban
2.
Phạm Tuấn Nghị
09/11/1977
Trường THPT Nho Quan A
Phó hiệu trưởng
Thạc sĩ
Phó Trưởng ban thường trực
3
Bùi Bằng Đoàn
19/7/1982
Trường THPT Nho Quan A
Phó hiệu trưởng
Thạc sĩ
Phó Trưởng ban
4
Đinh Đức Nhật
08/7/1986
Trường THPT Nho Quan A
Tổ phó CM
Đại học
Phó Trưởng ban
5
Đinh Thị Hoa Sen
23/8/1978
Trường THPT Nho Quan A
Giáo viên tiếng Anh
Đại học
Uỷ viên
6
Phạm Quang Chiểu
23/5/1963
Trường THPT Nho Quan A
Tổ Trưởng CM
Đại học
Uỷ viên
7
Bùi Thị Thu Hà
13/01/1982
Trường THPT Nho Quan A
Giáo viên tiếng Anh
Đại học
Uỷ viên
8
Đinh Thị Thanh Lam
10/7/1989
Trường THPT Nho Quan A
Giáo viên tiếng Anh
Đại học
Uỷ viên
9
Đinh Thị Thương
30/8/1980
Trường THPT Nho Quan A
Giáo viên tiếng Anh
Đại học
Uỷ viên
10
Lã Thị Thanh Tâm
01/01/1977
Trường THPT Nho Quan A
Giáo viên tiếng Anh
Đại học
Uỷ viên
11
Đinh Thị Oanh
26/5/1963
Trường THPT Nho Quan A
Giáo viên tiếng Anh
Đại học
Uỷ viên
12
Bùi Thị Dung
25/12/1983
Trường THPT Nho Quan A
Giáo viên tiếng Anh
Đại học
Uỷ viên
Chúng tôi xin cam đoan mọi thông tin nêu trong đơn là trung thực, đúng sự thật và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật./.
 Ninh Bình, ngày 05 tháng 05 năm 2022
 	 Người nộp đơn
 (Ký và ghi rõ họ tên)
Xác nhận của BGH 	 Quách Đức Hiển 
 Phạm Tuấn Nghị
Đinh Đức Nhật
 Đinh Thị Hoa Sen
 	Đinh Thị Thanh Lam

File đính kèm:

  • docskkn_nang_cao_chat_luong_day_va_hoc_tieng_anh_thong_qua_mot.doc