SKKN Nâng cao chất lượng dạy phần kĩ năng Speaking trong SGK Tiếng Anh 7 chương trình GDPT 2018 tại Trường THCS Bình Thuận

Trong quá trình giảng dạy, tôi nhận thấy rằng nhiều học sinh chưa thực sự hứng thú trong việc học môn Tiếng Anh, các em chưa biết cách tự học một cách khoa học, lô gic và có hệ thống nên khó nhớ từ vựng cũng như cấu trúc câu, dẫn đến việc các em còn e ngại, rụt rè khi nói Tiếng Anh, ngại khi nói trước đông người. Để giúp học sinh yêu thích học Tiếng Anh, và để có những phần dạy kĩ năng thú vị, có hiệu quả và thu hút được sự chú ý của học sinh, giúp các em tham gia vào bài giảng một cách tích cực và biết vận dụng vào giao tiếp trong cuộc sống hàng ngày thì chúng ta- những thầy cô trực tiếp giảng dạy trên lớp - phải làm gì ? Chính vì lẽ đó tôi lựa chọn biện pháp “Nâng cao chất lượng dạy phần kĩ năng Speaking trong SGK Tiếng Anh 7 chương trình GDPT 2018 tại trường THCS Bình Thuận”.

Mục tiêu của việc dạy học ngoại ngữ hiện nay là tập trung hướng vào việc phát triển tính năng động, sáng tạo và tích cực của học sinh nhằm tạo khả năng nhận biết và giải quyết vấn đề cho các em, coi học sinh là chủ thể của hoạt động, khuyến khích các hoạt động học tập tích cực, chủ động, sáng tạo trong quá trình dạy học là cần thiết. Phương pháp dạy học ngoại ngữ chọn giao tiếp là phương hướng chủ đạo, năng lực giao tiếp là đơn vị dạy học cơ bản, coi giao tiếp vừa là mục đích vừa là phương tiện dạy học (dạy học trong giao tiếp, bằng giao tiếp và để giao tiếp). Phương pháp này sẽ phát huy tốt nhất vai trò chủ thể, chủ động, tích cực của học sinh trong việc rèn luyện kĩ năng ngôn ngữ. Dạy học ngoại ngữ thực chất là hoạt động rèn luyện năng lực giao tiếp dưói các dạng: nghe, nói, đọc, viết. Muốn rèn luyện được năng lực giao tiếp cần có môi trường với những tình huống đa dạng của cuộc sống. Môi trường này chủ yếu do giáo viên tạo ra dưới dạng những tình huống giao tiếp và học sinh phải tìm cách ứng xử bằng ngoại ngữ cho phù hợp với từng tình huống giao tiếp cụ thể.

docx 7 trang SKKN Tiếng Anh 13/03/2025 380
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Nâng cao chất lượng dạy phần kĩ năng Speaking trong SGK Tiếng Anh 7 chương trình GDPT 2018 tại Trường THCS Bình Thuận", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: SKKN Nâng cao chất lượng dạy phần kĩ năng Speaking trong SGK Tiếng Anh 7 chương trình GDPT 2018 tại Trường THCS Bình Thuận

SKKN Nâng cao chất lượng dạy phần kĩ năng Speaking trong SGK Tiếng Anh 7 chương trình GDPT 2018 tại Trường THCS Bình Thuận
Sáng kiến kinh nghiệm: “Nâng cao chất lượng dạy phần kĩ năng Speaking trong SGK Tiếng Anh 7 chương trình GDPT 2018 tại trường THCS Bình Thuận”.
Người thực hiện: Nguyễn Thị Tuyết
Môn học: Tiếng Anh
Chương trình giáo dục phổ thông 2018 của nước ta đã và đang tiếp tục thực hiện bước chuyển từ chương trình giáo dục tiếp cận nội dung sang tiếp cận năng lực của người học, nghĩa là từ chỗ quan tâm đến việc học sinh học cái gì đến chỗ quan tâm học sinh làm được cái gì qua việc học. Để làm được điều đó nhất định phải thực hiện thành công việc chuyển từ phương pháp dạy học nặng về truyền thụ kiến thức sang dạy cách học, cách vận dụng kiến thức, rèn luyện kỹ năng, hình thành năng lực và phẩm chất. Trong phương pháp dạy học tích cực học sinh luôn được cuốn hút vào các hoạt động do giáo viên tổ chức và chỉ đạo. 
Một trong những yếu tố để tạo hứng thú cho học sinh trong giờ dạy môn Tiếng Anh là giáo viên tạo ra được hoạt động hấp dẫn thu hút học sinh tiếp nhận kiến thức mới. Đó chính là tiền đề tạo nên thành công của một giờ dạy, nhằm nâng cao chất lượng môn học.
 Tuy nhiên việc học Tiếng Anh đối với các em học sinh ở trường THCS nhất là đối với học sinh ở vùng nông thôn là môn học khó, kết quả học tập bộ môn chưa cao, học sinh thường yếu kém về nghe và nói Có nhiều nguyên nhân tác động đến chất lượng giáo dục bộ môn Tiếng Anh trong đó có nguyên nhân do thời lượng giao tiếp tương tác giữa học sinh với học sinh, học sinh với giáo viên còn ít, nhiều em ngại nói.  
Trong quá trình giảng dạy, tôi nhận thấy rằng nhiều học sinh chưa thực sự  hứng thú trong việc học môn Tiếng Anh, các em chưa biết cách tự học một cách khoa học, lô gic và có hệ thống nên khó nhớ từ vựng cũng như cấu trúc câu, dẫn đến việc các em còn e ngại, rụt rè khi nói Tiếng Anh, ngại khi nói trước đông người. Để giúp học sinh yêu thích học Tiếng Anh, và để có những phần dạy kĩ năng  thú vị, có hiệu quả và thu hút được sự chú ý của học sinh, giúp các em tham gia vào bài giảng một cách tích cực và biết vận dụng vào giao tiếp trong cuộc sống hàng ngày thì chúng ta- những thầy cô trực tiếp giảng dạy trên lớp - phải làm gì ?
 Chính vì lẽ đó tôi lựa chọn biện pháp “Nâng cao chất lượng dạy phần kĩ năng Speaking trong SGK Tiếng Anh 7 chương trình GDPT 2018 tại trường THCS Bình Thuận”.
4.1. Nội dung của sáng kiến
4.1.1. Thực trạng chất lượng dạy phần kĩ năng Speaking trong SGK Tiếng Anh 7 chương trình GDPT 2018 tại trường THCS Bình Thuận.
Mục tiêu của việc dạy học ngoại ngữ hiện nay là tập trung hướng vào việc phát triển tính năng động, sáng tạo và tích cực của học sinh nhằm tạo khả năng nhận biết và giải quyết vấn đề cho các em, coi học sinh là chủ thể của hoạt động, khuyến khích các hoạt động học tập tích cực, chủ động, sáng tạo trong quá trình dạy học là cần thiết. Phương pháp dạy học ngoại ngữ chọn giao tiếp là phương hướng chủ đạo, năng lực giao tiếp là đơn vị dạy học cơ bản, coi giao tiếp vừa là mục đích vừa là phương tiện dạy học (dạy học trong giao tiếp, bằng giao tiếp và để giao tiếp). Phương pháp này sẽ phát huy tốt nhất vai trò chủ thể, chủ động, tích cực của học sinh trong việc rèn luyện kĩ năng ngôn ngữ. Dạy học ngoại ngữ thực chất là hoạt động rèn luyện năng lực giao tiếp dưói các dạng: nghe, nói, đọc, viết. Muốn rèn luyện được năng lực giao tiếp cần có môi trường với những tình huống đa dạng của cuộc sống. Môi trường này chủ yếu do giáo viên tạo ra dưới dạng những tình huống giao tiếp và học sinh phải tìm cách ứng xử bằng ngoại ngữ cho phù hợp với từng tình huống giao tiếp cụ thể.
Bản thân tôi được đào tạo đúng chuyên ngành, được dạy đúng chuyên  môn Tiếng Anh, được tham gia các lớp tập huấn và được bồi dưỡng module đồng thời với tinh thần luôn học hỏi để trau dồi, mở mang kiến thức nên tôi nắm rõ những hiểu biết cơ bản về nội dung chương trình SGK Tiếng Anh theo chương trình phổ thông 2018, kế hoạch dạy học theo công văn 5512 và tổ chức dạy học theo hướng phát triển năng lực giúp học sinh phát triển phẩm chất và năng lực một cách hiệu quả.
Để có được giờ dạy có chất lượng đòi hỏi giáo viên phải dành rất nhiều thời gian đọc, tìm hiểu tài liệu, xây dựng kế hoạch dạy học nghiên cứu cách tổ chức dạy học phù hợp. Trong những năm qua, bản thân tôi luôn cố gắng tìm tòi, đổi mới phương pháp dạy học thông qua các kĩ năng hay áp dụng các kĩ thuật dạy học vào nội dung bài thì nhận thấy học sinh hứng thú với bộ môn hơn. 
* Về phía học sinh
Nhiều em còn học bài một cách máy móc, đối phó, thụ động, không phát huy tính chủ động, tư duy và sáng tạo của học sinh, chưa tích cực tham gia các hoạt động lĩnh hội kiến thức. Bên cạnh đó, nhận thức của học sinh chưa được đồng đều, còn nhiều học sinh yếu. 
Các em học sinh  không có cơ hội được nghe, nói nhiều và ít có cơ hội được  nghe, giao tiếp với người bản xứ, do vậy khi nghe các em gặp rất nhiều khó khăn trong việc học ngôn ngữ. Kết quả khảo sát sau 2 tuần học đầu tiên của các em về kĩ năng nói:
TT
Lớp
Tổng số
Giỏi
Khá
TB
Yếu kém
SL
%
SL
%
SL
%
SL
%
1
7A
40
4
10
10
25
19
47,5
7
17,5
* Nguyên nhân
- Học sinh có nhiều lỗ hổng về kiến thức, kỹ năng ở lớp dưới. 
- Khả năng tiếp thu kiến thức của học sinh còn chậm. Năng lực tư duy còn yếu. 
- Phương pháp học tập chưa tốt, ý thức tự giác chưa cao. 
- Dẫn đến học sinh mất đi hứng thú với môn Tiếng Anh.
Dưới đây là kết quả khảo sát dành cho học sinh lớp 7A - năm học 2023-2024 của trường THCS Bình Thuận trước khi tôi áp dụng đề tài nghiên cứu:
(Khảo sát, bỏ phiếu kín có thể không cần ghi họ tên, lớp)
Lớp
Tổng số HS
Số HS có hứng thú với môn học Tiếng Anh
Số HS không có hứng thú với môn học Tiếng Anh
SL
%
SL
%
7A
40
14
35
26
65
Kết quả khảo sát của trường THCS Bình Thuận trước khi tôi áp dụng đề tài nghiên cứu:
Lớp
Tổng số HS
Số HS hình thành được năng lực và phẩm chất
Số HS chưa hình thành được năng lực và phẩm chất
SL
%
SL
%
7A
40
14
35
26
65
Với lòng yêu nghề, mến trẻ và lòng ham học hỏi, tôi đã cùng các đồng nghiệp trong tổ bộ môn dự giờ, trao đổi để tìm ra những phương pháp, thủ thuật hay nhất để đạt được mục tiêu của đề tài là:
- Xác định rõ mục tiêu, nội dung và đặc điểm của bài dạy kĩ năng trong sách giáo khoa Tiếng Anh THCS.
- Lựa chọn các hoạt động và thủ thuật phù hợp cho các bước của bài dạy ( theo ba bước : Pre- While – Post).
- Vận dụng lí thuyết vào việc xử lí các từ mới, cấu trúc mới trong nội dung bài học, ứng dụng các thủ thuật gợi mở, đoán từ trong ngữ cảnh, .
- Sử dụng đồ dùng giảng dạy cho bài  giảng một cách có hiệu quả.
- Đưa ra những gợi ý về cách chuẩn bị các hoạt động và nhiệm vụ của bài tập cho phù hợp với đối tượng học sinh và kiểu bài lên lớp.
- Tích cực tìm tòi, sáng tạo ứng dụng những thủ thuật thật hấp dẫn và phù hợp với nội dung yêu cầu cụ thể của từng bài để giúp cho việc dạy có hiệu quả.
- Giúp cho học sinh hứng thú tham gia vào bài học, tích cực tham gia vào các hoạt động trong giờ học để hiểu bài và áp dụng vào làm tốt các bài tập, các tình huống giao tiếp trong cuộc sống hàng ngày.
4.1.2. Các giải pháp: 
Phương pháp và kĩ thuật giảng dạy.
Tùy theo mỗi bài học mà chúng ta áp dụng phương pháp dạy học khác nhau. Về cơ bản trong quá trình luyện nói phải tuân thủ theo các quy trình sau :
4.1.2.1. Chuẩn bị nói ( Pre-speaking) 
Để có được một giờ dạy thành công, ngay ở bước hoạt động đầu tiên của một giờ dạy là bước mở bài, giáo viên cần tạo cho học sinh có được một không khí học tập thuận lợi cả về mặt tâm lí lẫn nội dung cho hoạt động dạy học tiếp theo đó.
* Các hoạt động khởi động nhằm một số mục đích sau:
+ Tạo môi trường thuận lợi cho bài học mới.
+ Gây hứng thú cho bài học mới. 
+ Giúp học sinh liên hệ những điều đã học với bài học mới.
+ Chuẩn bị về kiến thức cần cho bài học mới.
+ Tạo tình huống, tạo ngữ cảnh cho phần giới thiệu bài tiếp theo
+ Tạo nhu cầu giao tiếp, hay tạo mục đích cho một hoạt động giao tiếp kế tiếp.
+ Khai thác các kiến thức sẵn có của học sinh.
+ Sử dụng tranh ảnh, đồ vật thật thay thế cho tranh trong SGK để gây hấp dẫn.
+ Liên hệ đến thực tế của chính học sinh, của địa phương hay các tình huống gần gũi với học sinh và thay thế các tình huống trong sách giáo khoa nếu cần.
Khuyến khích học sinh suy nghĩ về chủ điểm mà họ sẽ thực hành nói. 
Giới thiệu chủ điểm của bài nói, giới thiệu ngữ cảnh nhân vật.
 - Giới thiệu chủ đề của bài nói bằng cách đặt một số câu hỏi (Who, What.   Where, How, why)
Có nhiều thủ thuật để xây dựng tình huống cho kĩ năng luyện nói tiếng Anh. Ta có thể sử dụng một trong những thủ thuật sau vào từng bài học cụ thể sao cho phù hợp. Trên đây là một số thủ thuật tôi đã vận dụng. 
Một số hình ảnh:

File đính kèm:

  • docxskkn_nang_cao_chat_luong_day_phan_ki_nang_speaking_trong_sgk.docx