SKKN Một số trò chơi gây hứng thú học tập cho học sinh tiểu học trong giờ học Tiếng Anh tại Trường Tiểu học Thái Yên

Trong xu thế hội nhập quốc tế, tiếng Anh đóng một vai trò hết sức quan trọng trong cuộc sống của mỗi chúng ta. Nó không chỉ giúp cho mọi người trên toàn thế giới có thể giao tiếp được với nhau mà còn là cầu nối để mọi người có thể khám phá, tìm hiểu về những điều lí thú đang diễn ra hàng ngày trên thế giới. Ngày nay, việc học tiếng Anh như là một nhu cầu tất yếu của tất cả mọi người song không phải ai cũng có thể học nó một cách dễ dàng. Hiện nay, Bộ GD và ĐT đang rất quan tâm đến việc dạy tiếng Anh đối với học sinh tiểu học. Để đạt được kết quả cao thì đòi hỏi người giáo viên phải gây hứng thú học tập cho các em bằng cách lôi cuốn các em tham gia vào các hoạt động học tập. Trò chơi học tập là một hoạt động mà các em hứng thú nhất. Nó giúp cho việc thực hành ngôn ngữ thật hữu dụng và dể hiểu trong hợp tác và cạnh tranh.

Ngoài ra, chúng còn giúp cho giáo viên cảm thấy năng động và tự tin hơn khi truyền thụ kiến thức cho học sinh. Các trò chơi có nội dung phong phú, sử dụng ngôn ngữ thật lý thú và bổ ích phù hợp với nhận thức của các em. Thông qua các trò chơi các em sẽ lĩnh hội những kiến thức và khả năng vận dụng ngôn ngữ trong giao tiếp một cách dễ dàng, củng cố, khắc sâu kiến thức một cách vững chắc, tạo cho các em niềm say mê, hứng thú trong học tập, trong việc làm. Khi chúng ta đưa ra được các trò chơi trong giờ học tiếng Anh một cách thường xuyên, khoa học thì chắc chắn chất lượng dạy học môn tiếng Anh sẽ ngày càng nâng cao. Chính vì những lý do trên mà tôi đã chọn đề tài này làm sáng kiến kinh nghiệm.

docx 13 trang SKKN Tiếng Anh 07/04/2025 210
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Một số trò chơi gây hứng thú học tập cho học sinh tiểu học trong giờ học Tiếng Anh tại Trường Tiểu học Thái Yên", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: SKKN Một số trò chơi gây hứng thú học tập cho học sinh tiểu học trong giờ học Tiếng Anh tại Trường Tiểu học Thái Yên

SKKN Một số trò chơi gây hứng thú học tập cho học sinh tiểu học trong giờ học Tiếng Anh tại Trường Tiểu học Thái Yên
ch chơi: Giáo viên chia lớp thành 3 đội, mỗi đội 5 em. Mỗi lần chơi sẽ có 3 học sinh tham gia, giáo viên đọc tiếng anh những đồ vật có trong lớp học
 Ví dụ: books, tables, door, window, chairs, desks, etc. 
Sau đó học sinh sẽ chạm vào đồ vật mà giáo viên gọi tên bạn nào chạm đúng và nhanh nhất thì sẽ chiến thắng.
  Học sinh lớp 4b đang tham gia trò chơi “Touch the objects”
c. Trò chơi giúp học sinh nhớ số đếm
* Numbers line-up
Cách chơi: Giáo viên chia lớp thành 2 đội, mỗi đội 9 người  và yêu cầu mỗi em học sinh cầm 1 con số từ 1 đến 9. Sau đó giáo viên  đọc một con số nào đó thì các thành viên trong đội phải giơ đúng con số đó lên. Qua 5 lần đọc, đội nào có số lần giơ đúng nhiều hơn, đội đó sẽ chiến thắng. 
Ví dụ: T reads:  “four, three, six, two, five”   
Học sinh lớp 3c đang tham gia  trò chơi “Numbers line- up”
d. Một số trò chơi giúp học sinh nhớ về tính từ:
*. Colour the pictures       
* Trò chơi này giúp học sinh ghi nhớ về một số tính từ chỉ màu sắc. 
Cách chơi: Mỗi bạn học sinh cần chuẩn bị một hộp bút chì màu. Giáo viên yêu cầu cả lớp vẽ về một người mà em yêu thích bằng bút chì. Sau khi các em hoàn thành bức ảnh, giáo viên  yêu cầu các em tô màu cho bức ảnh. Giáo viên sẽ đọc màu sắc bằng tiếng anh mà học sinh cần tô cho mỗi bộ phận trên cơ thể. 
Ví dụ: T reads : Colour brown for eyes, black for hair, red for nose, violet for mouth , etc. Sau khi tô màu xong, giáo viên yêu cầu học sinh giơ các bức ảnh lên. Giáo viên sẽ chọn ra 2 bức ảnh đẹp hài hước nhất để trao giải. Trò chơi  giúp học sinh sáng tạo và cảm thấy rất thú vị. 
*. I am fat.
* Trò chơi này giúp học sinh nhớ về các tính từ miêu tả.
Cách chơi: Giáo viên gọi 5 bạn học sinh lên bảng và đặt cho mỗi em một tính từ miêu tả.
Ví dụ: Lan is fat, Hoa is thin, Nga is short, Hung is tall, Quan is slim, ect.
Sau đó giáo viên chia lớp thành 2 đội, đội “Cat” và đội “Mouse” mỗi đội 5 bạn học sinh xếp thành 2 hàng dọc. Giáo viên đọc tính từ mà mình vừa đặt cho 5  bạn.
Ví dụ: Giáo viên đọc “thin” 2 bạn học sinh của mỗi đội sẽ nhanh chóng chạm vào người mà mang tính từ đó, bạn nào chạm được nhanh nhất thì bạn đó chiến thắng và đội đó sẽ nhận được 10 điểm 2 bạn đó sẽ quay về chổ ngồi và 2 bạn tiếp theo sẽ  tham gia trò chơi, trò chơi tiếp tục cho đến người cuối cùng và đội chiến thắng sẽ là đội có số điểm cao nhất.  
Học sinh lớp 4c đanh tham gia trò chơi “I am fat”
e. Một số trò chơi giúp học sinh ghi nhớ các từ vựng theo chủ đề
* ball toss
Cách chơi: Giáo viên sẽ đưa ra một chủ đề nào đó, ví dụ về “fruits” sau đó cầm một quả bóng trong tay và nói to một từ về “fruits” ví dụ: apple và sau đó chuyền bóng cho một bạn học sinh, bạn học sinh đó phải nói được một từ về “fruits” sau đó lại chuyền bóng cho bạn học sinh khác và trò chơi cứ tiếp tục như thế. Nếu trong 5 giây mà bạn nào không nói ra được một từ về chủ đề giáo viên đưa ra thì bạn đó sẽ bị loại và bị phạt.    
Học sinh lớp 5b đang tham gia trò chơi “Pass the ball”
* Stand up/ Sit down
Cách chơi: Giáo viên đưa ra 2 chủ đề ví dụ “fruits” và “sports” nếu giáo viên nói một từ về “fruits” ví dụ: grape thì học sinh đứng lên, nhưng giáo viên nói một từ về “sports” ví dụ: football thì học sinh ngồi xuống nếu học sinh nào làm sai thì sẽ bị phạt.
Học sinh lớp 4 d đang tham gia trò chơi “Stand up / Sit down”
* What is your job?    Giáo viên chia lớp thành 2 đội, mỗi đội cử 5 bạn làm đại diện. Sau đó cử 2 đội lên đứng trên bục giảng. Trong tay của giáo viên có sẵn một hộp nhỏ đựng những mảnh giấy nhỏ trong đó có ghi tên một số nghề nghiệp bằng tiếng anh.
Ví dụ: “teacher, nurse, pilot, farmer, ect.
Đại diện của đội A lên bốc một tờ, đọc qua rồi diễn tả cho đội của mình biết về nghề nghiệp của mình bằng hành động không được diễn tả bằng lời nói. Cả đội phải nói ra được nghề gì trong 30 giây. Nếu đội A nói được thì sẽ nhận được một điểm. Tiếp tục đội B cũng lên làm tương tự như đội A. Cuối cùng đội nào ghi được nhiều điểm nhất thì đội đó dành chiến thắng.
Học sinh lớp 4A đang tham gia trò chơi: “What’s your job”
2. Một số  trò chơi giúp học sinh nâng cao các kỹ năng: NGHE, NÓI, ĐỌC và VIẾT
a. Excellent couples 
Mục đích: Giúp học sinh phát triển khả  năng nói trước đám đông.
Cách chơi: Giáo viên gọi 5 bạn nam và 5 bạn nữ đứng trên bục giảng và  làm thành 5 cặp. Mỗi cặp sẽ lần lượt trình diễn người mẫu và tự giới thiệu về bản thân. 
Ví dụ: Hello. My name is Lan. I am ten years old. I am a student at Nguyen Du Primary School. I am from Ha Tinh...
Sau đó bạn cùng diễn cũng giới thiệu tương tự. Cả lớp sẽ làm giám khảo để chọn ra một cặp đôi hoàn hảo nhất để trao giải.
Các bạn học sinh lớp 4A đang tham gia trò chơi “Excellent couples”
b. Topic games 
Cách chơi: Giáo viên gắn một số bức tranh theo chủ đề ở trên bảng.
Ví dụ:  “animals”, “food”, “clothes”, ect.
Giáo viên chia lớp thành 5 đội, mỗi đội cử 1 em làm đại diện và yêu cầu cả 5 đội đứng trên bục giảng. Giáo viên đọc từ về chủ đề đó.
Ví dụ: Giáo viên gắn 4 bức tranh về các con vật khác nhau như là: cow, rabbit, frog, bird và nhiệm vụ của 5 đội là phải thật nhanh chỉ vào con vật mà cô giáo vừa đọc, nếu đội nào chỉ đúng và nhanh nhất thì sẽ dành chiến thắng, mỗi lần đúng đội đó sẽ ghi được một điểm cuối cùng đội nào được nhiều điểm nhất thì đội đó dành chiến thắng. 
c. Lucky coins 
* Mục đích: Giúp học sinh trả lời một số câu hỏi trong bài đọc hiểu
Cách chơi: Giáo viên chuẩn bị một số đồng tiền xu  và hệ thống một số câu hỏi liên quan đến bài đọc. Giáo viên chia lớp thành 3 đội, mỗi đội cử 3 bạn đại diện. Yêu cầu 3 đội lên đứng trên bục giảng. Khi giáo viên đưa ra câu hỏi sẽ cho các đội có một phút suy nghĩ, nếu đội nào có câu trả lời thì sẽ giơ tay để trả lời, đội nào giơ tay trước thì sẽ dành được quyền trả lời và sẽ nhận được 1 đồng xu nếu câu trả lời đúng. Nhưng nếu câu trả lời sai thì 2 đội còn lại sẽ có quyền trả lời. Khi trò chơi kết thúc nếu đội nào có  được nhiều đồng xu nhất thì sẽ dành chiến thắng. 
d. Ready to complete
Cách chơi: Chia lớp thành 8 đội, mỗi đội cử ra một người có khả năng về ghi nhớ từ vựng. 8 bạn đại diện cho 8 đội bốc thăm chia cặp thi đấu trực tiếp. Mỗi đợt thi đấu 2 người loại 1 để cuối cùng chọn ra một bạn xuất sắc nhất. Giáo viên xếp 2 bạn quay mặt lên bảng. Giáo viên viết chữ đầu tiên lên bảng.
 Ví dụ: “T’’có thể là teacher, table, toys, that, this, ect
 Hai bạn của 2 đội sẽ hoàn thành từ bắt đầu bằng chữ cái đó. Nếu  bạn nào hoàn thành  đúng và nhanh nhất thì sẽ là người thắng cuộc.
3. Một số trò chơi giúp học sinh ghi nhớ ngữ liệu và cấu trúc ngữ pháp mới:
* Các tiết dạy về ngữ liệu và cấu trúc ngữ pháp thường gây cho học sinh cảm thấy rất buồn chán và khó hiểu. Vì vậy việc sử dung các trò chơi sẽ tạo cho học sinh rèn luyện các cấu trúc đó một cách tự nhiên và dễ hiểu.
a. What can you do with a color pencil?
 (Trò chơi này dùng để luyện tập động từ khuyết thiếu “Can”
  Giáo viên dễ dàng nhận thấy rằng các em học sinh thường đưa đến lớp những vật không liên quan hoặc liên quan đến giờ học, giáo viên làm vẽ tình cờ thấy một vật nào đó và hỏi:
T: What is this?                                          St: It’s a toy car
T: What can you do with it?                       I can play with it
T: now                                                        No, at break time
Cuộc đối thoại tình cờ này nhằm mục đích giới thiệu vào trò chơi mới. Sau cuộc đối thoại giáo viên đưa ra một cái bút chì màu và hỏi: What can you do with this color pencil?
St1 : I can draw pictures
St2 : I can write
St3 : I can draw my teacher
Mỗi câu trả lời đúng được tính 1 điểm hoặc giáo viên có thể đặt câu hỏi khác như: “What can you do at home?”,  “What can your sister do?”
b. Ringing the gold bell 
Cách chơi: Giáo viên chuẩn bị khoảng 10- 15 câu hỏi gồm: Từ vựng, cấu trúc. Mỗi bàn sẽ sử dụng tấm  bảng học tập và phấn để ghi câu trả lời. Nếu bàn nào trả lời sai thì phải dừng cuộc chơi, nếu chỉ còn 2, 3 bàn nữa  thì sẽ sử dụng câu hỏi trợ giúp để những bàn bị loại được quay lại trò chơi. Giáo viên sẽ đưa ra câu hỏi cứu trợ là câu hỏi dễ và những bàn bị loại sẽ tham gia trả lời nếu bàn nào trả lời đúng sẽ tiếp tục tham gia trò chơi. Mục đích là để tất cả học sinh có cơ hội luyện tập càng nhiều càng tốt . Bàn nào trả lời được câu hỏi cuối cùng sẽ dành được chiến thắng. 
*Ví dụ: Self- check one - Grade 5
Câu 1: Chọn đáp án đúng.
His name________ Quoc Anh,
A. was                  B. is                      C. are                   D. were
Câu 2. Điền từ thích hợp vào chổ trống.
What is his name? ___ name is Nam.
Câu 3. Trả lời câu hỏi sau.
What do you want to be?
Câu 4. Chọn đáp án đúng.
I was born_______ September 20th 1980.
A. from                B. on                    C. at                     D. in
Câu 5. Hoàn thành từ sau.
P_st_an
Câu 6. Đặt câu hỏi cho câu trả lời sau.
I am from England.
Câu 7: Điền từ còn thiếu vào chố trống.
He is___ Vietnam.
Câu 8. Chọn đáp án đúng.
Lam is a ___ at Thang Long Primary School.
A. student            B. farmer              C.worker              D. singer
Câu 9. Chọn câu trả lời đúng.
a.LiLi wants to be a dancer.
b.LiLi wants to be dancer.
Câu 10. Điền từ còn thiếu vào chổ trống.      
He is __ engineer.
Câu 11.Trả lời câu hỏi sau.
When was uncle Ho born? 
Câu 12.Điền từ còn thiếu vào chổ trống.        
What __ she do?
c. Whisper.
Cách chơi: Giáo viên chia lớp thành 2 đội, hai đội đứng thành 2 hàng dọc. Sau đó giáo viên gọi 2 bạn đứng đầu của hai đội ra khỏi lớp và nói cho mỗi bạn một câu khác nhau.
Ví dụ: 
A. I am a teacher.
B. I am a student
Các bạn trở về và truyền câu nói đó cho bạn tiếp theo và cứ như thế câu nói đó được truyền cho bạn cuối cùng của đội và bạn đó phải lên bảng và viết ra câu nói đó nếu đội nào viết đúng thì sẽ dành chiến thắng.
4. Trò chơi về cách đánh vần 
a. Spelling bee
Cách chơi: Giáo viên yêu cầu tất cả học sinh đứng lên. Giáo viên đưa cho mỗi học sinh một từ và yêu cầu từng em một đánh vần từ đó, giáo viên viết lên bảng từ mà học sinh vừa đánh vần. Nếu em nào đánh vần sai thì sẽ bị loại khỏi cuộc chơi. Nếu bạn nào là người cuối cùng không bị loại sẽ là người dành được chiến thắng.
Ví dụ: Giáo viên đưa cho S1 từ “Student” và yêu cầu học sinh đó đánh vần từng chữ cái một của từ đó và giáo viên sẽ ghi lên bảng “S -T-U-D-E-N-T”.
b. Says spell Simon
Cách chơi: Giáo viên chia lớp thành 2 đội. Gọi từng em một của mỗi đội lên bảng. Sau đó giáo viên yêu cầu học sinh chạm vào đồ vật trong lớp học bắt đầu bằng chữ cái nào đó. Ví dụ: Simon says touch something biginning with B. Sau đó học sinh chỉ chạm vào những đồ vật bắt đầu bằng chữ cái đó (ví dụ.board, bag, ball, etc.). Đội dành chiến thắng sẽ là đội chạm vào được nhiều đồ vật đúng nhất
5. Giáo án có áp dụng trò chơi mới.
   Những năm vừa qau tôi cũng đã áp dụng các trò chơi vào các tiết dạy và tôi thấy nó phát huy được hiệu quả rất cao. Tất cả các tiết dạy mà tôi có sử dụng trò chơi thì luôn đạt được thành công, giúp học sinh hiểu bài, các tiết học không nhàm chán. Học sinh cảm thấy hứng thú và bị lôi cuốn vào các trò chơi. Sau đây tôi xin trình bày giáo án có sử dụng trò chơi.
Unit 14: Our room
Lesson 3: 3+ 4
Period 96
 I.Aim: By the end of the lesson students will be able to describe a bedroom.
II. Procedure
1. Warm-up;.
Play game: secret bag
- T puts some things in the bag
- Ask students to put their hand in the bag to touch the objects and guess.
2. Write.
a. Pre- writing.
- T shows the picture of page 29
- Have students identify things in the room.
b. While- writing.
-  Ask students to  read the text and complete the text  individually. Monitor the activity and offer help when necessary.
- Work in pairs.
- Ask some students to come to the board and write their anwers.
- get feedback and give the corrections.
* Answer:
1.  two                  2. picture              3. desk                  4. lamp
c. Post- writing.
* Play game:  Whisper
T divides class in three groups and then calls three students of thee groups to get out of the class.
- T whispers a message to them.Next, they whisper  a message to other, which is passed through a line of people until the last player. Finally, the last player come write a message on the board. If who writes right, they will win.
A. There is a lamp.
B. There are two chairs.
C. There is a desk.
* Chant:
This is my bedroom.
There is a lamp
 On the desk.
There is a picture 
 On the wall.
 There are two chairs.
  In the room.
A lamp, a picture  and two chairs.
- T reads, students listen
- T reads, students repeat.
- Work in individual
- Call some students chant before the class.
3. Homework.
-  Learn “chant” by heart
- Do exercises D, E page 59
- Prepare Unit 15: Lesson 1 ( 1,2)
6. Kết quả nghiên cứu, thực hiện đề tài
 Trong quá trình nghiên cứu, tôi đã áp dụng đề tài này vào các tiết dạy và nhận thấy việc học tập của các em có sự chuyển biến tích cực, các em hứng thú hơn trong giờ học, tiếp thu bài nhanh hơn và kết quả học tập được nâng lên rõ rệt.Sau đây là kết quả điều tra, khảo sát khi tôi áp dụng đề tài “Một số trò chơi gây hứng thú học tập cho học sinh tiểu học trong giờ học tiếng anh”
Lớp
Khảo sát cuối năm
Giỏi
Khá
TB
Yếu
3A(30)
20%
35%
45%
0%
3B (28)
22%
37%
39%
2%
3C (30)
25%
35%
37%
3%
4A(29)
27%
36%
35%
2%
4B (28)
24%
40%
34%
2%
4C (30)
26%
38%
35%
1%
5A (30)
25%
38%
35%%
2%
5B(29)
26%
35%
39%
0%
5C (30)
24%
36%
39%
1%
C. Kết luận và kiến nghị
I. Kết luận
Việc sử dụng các trò chơi trong các giờ học tiếng Anh không những giúp các em bớt căng thẳng trong các tiết học mà nó còn giúp các em ghi nhớ bài nhanh và lâu hơn. Bên cạnh đó nó còn tạo cho các em sự tự tin trong giao tiếp. Tuy nhiên, để có được một tiết dạy thành công chúng ta cần phải sử dụng các trò chơi một cách hợp lí và phù hợp với nội dung của bài dạy. Điều quan trọng là cần phải làm thế nào để học sinh cảm thấy hứng thú khi tham gia trò chơi. Để tổ chức một trò chơi thành công thì người giáo viên cần phải tạo ra  một bầu không khí thật vui tươi và náo nhiệt. Điều quan trọng là làm sao cho học sinh thích nghi với giao tiếp đó, bị lôi cuốn và tham gia tích cực vào trò chơi.  Qua thực tế giảng dạy tôi thấy rằng các tiết dạy có sử dụng trò chơi luôn thu hút sự chú ý cũng như niềm thích thú đối với tất cả các em học sinh. Do đó mỗi giáo viên trong quá trình giảng dạy cần phải luôn biết cách tạo ra những trò chơi phù hợp với nội dung bài học.
II. Kiến nghị
Để nâng cao chất lượng dạy học môn tiếng Anh đối với học sinh tiểu học tôi có một số kiến nghị như sau:
- Trong các đợt chuyên đề phòng giáo dục nên mời một số chuyên gia tiếng Anh  cùng tham dự để giúp đỡ giáo viên tiểu học một số vấn đề còn lúng túng trong phương pháp giảng dạy.
- Nhà trường nên tham mưu với địa phương xây phòng học tiếng Anh cho các em.
- Tạo điều kiện cho giáo viên tiếng Anh tham gia học hỏi kinh nghiệm trường khác, địa phương khác .
- Cần có các trang thiết bị: băng, đĩa, phương tiện nghe nhìn.
III. Tài liệu tham khảo
- Trang web ESL ACTIVITIES FOR KIDS.
- Sách tiếng anh lớp 3 của bộ.
- Sách giáo viên tiếng anh lớp 3 của bộ.

File đính kèm:

  • docxskkn_mot_so_tro_choi_gay_hung_thu_hoc_tap_cho_hoc_sinh_tieu.docx