SKKN Một số kinh nghiệm trong công tác chỉ đạo bồi dưỡng học sinh giỏi tại trường THCS Lương Thế Vinh

Trường THCS Lương Thế Vinh nằm trên địa bàn trung tâm thị trấn Quảng Phú là một ngôi trường có bề dày về chất lượng mũi nhọn. Khi chưa có trường THCS Nguyễn Tất Thành thì chất lượng mũi nhọn của nhà trường luôn dẫn đầu trong toàn huyện về số lượng cũng như về các giải của các kỳ thi học sinh giỏi các cấp. Kể từ khi trường THCS Nguyễn Tất Thành được thành lập thì nguồn học sinh giỏi, chất lượng đầu vào của nhà trường không cao, số lượng học sinh giỏi các cấp giảm sút. Từ năm học 2012 – 2013 cho đến nay Bản thân tôi được giao nhiệm vụ trực tiếp chỉ đạo công tác Bồi dưỡng học sinh giỏi trong nhà trường. Qua các năm thực hiện nhiệm vụ nay tôi mạnh dạn chọn đề tài “Một số kinh nghiệm trong công tác chỉ đạo bồi dưỡng học sinh giỏi tại trường THCS Lương Thế Vinh” để đưa ra một số kinh nghiệm chỉ đạo nhằm duy trì độ ổn định về số lượng và nâng cao chất lượng học sinh giỏi các cấp trong nhà trường.

Mục tiêu của đề tài là đánh giá thực trạng công tác chỉ đạo bồi dưỡng học sinh giỏi các cấp đối với học sinh THCS tại trường THCS Lương Thế Vinh từ năm học 2013 – 2014 đến năm học 2015-2016. Qua đó rút ra một số kinh nghiệm trong công tác chỉ đạo nhằm duy trì ổn định về số lượng học sinh giỏi các cấp của nhà trường từ năm học 2016 -2017 đến năm học 2018 - 2019, nâng cao chất lượng mũi nhọn, duy trì và nâng cao số lượng giải của tất cả các môn dự thi đối với kỳ thi HSG các môn văn hóa các cấp.

docx 18 trang SKKN Tiếng Anh 30/03/2025 220
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Một số kinh nghiệm trong công tác chỉ đạo bồi dưỡng học sinh giỏi tại trường THCS Lương Thế Vinh", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: SKKN Một số kinh nghiệm trong công tác chỉ đạo bồi dưỡng học sinh giỏi tại trường THCS Lương Thế Vinh

SKKN Một số kinh nghiệm trong công tác chỉ đạo bồi dưỡng học sinh giỏi tại trường THCS Lương Thế Vinh
c sinh giỏi đối với 3 môn Văn, Toán, Tiếng Anh các lớp 6, 7 và các môn Văn, Toán, Vật Lý, Hóa Học, Sinh Học, Địa Lí, Tiếng Anh, Lịch Sử, Tin Học lớp 8. Kỳ thi thường được tổ chức vào cuối tháng 3 của năm học, thông qua kỳ thi nhà trường chọn và thành lập đội tuyển học sinh để tiếp tục bồi dưỡng hằng năm. Riêng đội tuyển học giỏi các môn lớp 9 sẽ được tổ chức thi sàng lọc các đợt đầu năm học để chọn ra đội tuyển dự thi cấp huyện có chất lượng tốt. Ngoài ra trong quá trình giảng dạy trên lớp các đồng chí giáo viên bộ môn cũng đã phải phát hiện những học sinh học tốt môn mình để làm cơ sở chọn lựa cho năm lớp 9. Qua nhiều năm thực hiện chúng tôi nhận thấy nếu tổ chức tốt kỳ thi học sinh giỏi cấp trường thì công tác giáo dục mũi nhọn sẽ được nâng cao, học sinh có ý thức học tập và nỗ lực phấn đấu hơn sau mỗi kỳ thi và đây cũng là một trong những nhân tố góp phần thành công trong công tác bồi dưỡng học sinh giỏi. 
b) Kiểm tra khảo sát và các phương thức bồi dưỡng để nâng cao hiệu quả.
Công việc bồi dưỡng học sinh giỏi của trường mặc dù được phân công cụ thể theo thời khóa biểu tuy nhiên cũng không nên quy định quá cứng nhắc mà nên cho giáo viên đăng ký thời gian và nơi bồi dưỡng. Người quản lý sẽ kiểm tra thường xuyên theo lịch hoặc kiểm tra đột xuất giáo viên. Ban giám hiệu nên giao trách nhiệm cho họ và tin tưởng vào sự nỗ lực tự giác cống hiến của giáo viên của mình.
Thầy cô bồi dưỡng có thể thực hiện ở mọi lúc mọi nơi, có thể đưa học sinh đến trường hoặc bồi dưỡng ở nhà. Ở trên lớp giáo viên có thể giao thêm bài cho yêu cầu các em làm hoàn thành hôm sau cô giáo chữa với học sinh. Kiểm tra trực tiếp hoặc ra câu hỏi, bài tập cho học sinh về nhà tự học, tự làm với gian ấn định sau đó giáo viên kiểm tra.
Hướng dẫn giáo viên ôn tập tăng cường sưu tầm tài liệu biên soạn lại và phô tô từng tài liệu, bộ đề, đề cương phát đến tận tay các em học sinh. Nhà trường tạo điều kiện hỗ trợ tối đa chi phí phô tô tài liệu để cung cấp cho giáo viên và học sinh, tổ chức cấp phát giấy thi trong các đợt kiểm tra do giáo viên bồi dưỡng tự tổ chức.
Việc được phân công bồi dưỡng vào cuối các năm học nên tất cả các thầy cô đêu xác định nhiệm vụ ngay từ trong hè đã chọn học sinh và bồi dưỡng trong suốt ba tháng hè. Chính vì vậy rất nhiều môn học đạt được kết quả đậu rất cao, có những môn năm nào cũng đạt giải nhất như môn Tin học, môn Lịch sử và một số bộ môn khác.
Mục tiêu của nhà trường là phấn đấu đạt giải cao trong kỳ thi cấp huyện. Từ kết quả đó để nhiều em được lọt vào đội tuyển ôn luyện bồi dưỡng dự thi cấp tỉnh. Những em được Phòng Giáo Dục chọn vào đội tuyển mặc dụ được Phòng Giáo dục tập trung bồi dưỡng theo kế hoạch nhưng nhà trường vẫn tiếp tục chỉ đạo các thầy cô vẫn bám sát bồi dưỡng cho các em mọi lúc mọi các em có thể đến nhà trao đổi học hỏi thầy cô mình, nhờ giáo viên hướng dẫn các bài khó. Ở trên lớp, thầy cô, Ban giám hiệu thường xuyên hỏi về tình hình học của các em để giúp đỡ tháo gỡ các vướng mắc mà các em gặp phải.
 Trong quá trình bồi dưỡng nhiệm vụ của người giáo viên là đầu tư thời gian, nghiên cứu và rút kinh nghiệm qua những năm bồi dưỡng đội tuyển để đạt kết quả cao nhất.
Trong các buổi bồi dưỡng cho học sinh cần tạo cho các em thói quen rèn luyện kỹ năng, thói quen lập luận, liên hệ, hoàn chỉnh hệ thống kiến thức. Tạo thói quen rèn kỹ năng, kỹ xảo cho từng kiểu bài, từng đơn vị kiến thức trọng tâm. Giáo viên có thể ôn các mảng kiến thức trọng tâm theo dạng đề, giáo viên ra đề chấm chữa cho học sinh trong quá trình bồi dưỡng.
Trong quá trình bồi dưỡng chỉ đạo giáo viên tăng cường việc kiểm tra khảo sát từng đợt qua đó phát hiện những lỗ hỗng kiến thức mà học sinh chưa nắm được từ đó có phương án giúp đỡ học sinh hoàn thiện, chú ý các khâu trình bày, các phương pháp giải ngắn gọn và hợp lý.
c) Kết hợp với gia đình và xã hội.
Nhà trường, gia đình, xã hội là môi trường giáo dục tốt nhất cho các em. Mặc dù việc bồi dưỡng học sinh giỏi, vai trò trách nhiệm chính là nhà trường song nếu thiếu sự hỗ trợ từ phía gia đình thì không thể đạt được kết quả cao. Chính vì vậy nhà trường cần kết hợp với gia đình làm thế nào để các gia đình quan tâm đến việc học tập của con em mình thì các em sẽ học tốt. Sự động viên của gia đình cùng với sự đầu tư về kinh phí để các em mua sách vở, tài liệu tham khảo. Đặc biệt tạo quỹ thời gian hợp lý cho các em học tập, nghiên cứu sẽ có tác dụng rất lớn đến kết quả học tập của các em. Kịp thời tiếp xúc trao đổi với một số bậc phụ huynh không muốn cho con em mình tham gia bồi dưỡng, trao đổi để họ thấy được niềm vinh dự khi con em mình được chọn vào đội tuyển tham gia dự thi. Sự quan tâm động viên của gia đình sẽ là nguồn động lực lớn để các em yên tâm học tập.
Liên hệ với các trường cấp ba trên địa bàn để họ định hướng chiêu mộ những học sinh xuất sắc sau khi tốt nghiệp lớp 9 thì họ nhận về trường họ với những ưu tiên về học tập như là hỗ trợ học bổng, miễn giảm tiền học thêm  . Bên cạnh đó họ cũng có những phần thưởng thích đáng cho những học sinh đạt giải cao trong các kỳ thi từ đó các em học sinh cũng có thêm chí hướng để phấn đấu. Trong năm học 2017 – 2018 sau khi kết thúc kì thi chọn học sinh giỏi cấp tỉnh, với thành tích xuất sắc của đội tuyển nhà trường rất nhiều trường THPT trên địa bàn huyện và địa bàn thành phố Buôn Ma Thuột mong muốn các em về trường với những ưu ái khích lệ .
Thầy giáo Hoàng Đức Sản Hiệu trưởng trường THPT CưMgar lên trao thưởng trước cờ cho hai em đạt giải nhất cấp tỉnh môn Toán và môn Tin Học trong kỳ thi chọn học sinh giỏi cấp tỉnh năm học 2017-2018
Trước ngày đưa các em đi thi nhà trường đã gặp mặt họp phụ huynh học sinh và các em học sinh đi thi, hỗ trợ kinh phí bồi dưỡng cho các em, trong buổi gặp mặt đó người quản lý phải nêu được truyền thống học tập của trường, kết quả học sinh giỏi các năm trước đạt được. Gương điển hình học tập thi đạt kết quả tốt ở các môn. Đồng thời nêu mục tiêu phấn đấu của nhà trường ở các bộ môn, mức thưởng. Động viên khuyến khích các em cố gắng bình tỉnh, tự tin để dành chiến thắng. 
Hình ảnh đội tuyển học sinh tham gia kì thi HSG cấp huyện năm học 2018 – 2019 đang lắng nghe hướng dẫn trước ngày đi thi
Hình ảnh Cán bộ quản lý gặp gỡ các em học sinh 
trước ngày thi chọn HSG cấp huyện năm học 2018 - 2019
Trao đổi và nhờ phụ huynh học sinh giúp đỡ tạo điều kiện cho các em về quỹ thời gian, bảo ban các em thêm về kiến thức động viên các em vững vàng tâm lý thoải mái để hoàn thành tốt bài thi.
3.2.5. Động viên thi đua khen thưởng.
Nhà trường nên động viên và quan tâm đến tất cả các thầy cô được phân công bồi dưỡng. Ưu tiên về thi đua cho tất cả các đồng chí có học sinh đậu giải cao trong kì thi học sinh giỏi các cấp đặc biệt là các đồng chí có học sinh giỏi cấp tỉnh sẽ được xếp thành tích cao nhất trong hội đồng thi đua.
Mỗi giáo viên bồi dưỡng hàng năm được chi trả số tiết bồi dưỡng từ 1800 000 đồng trở lên. Thưởng nóng các giáo viên có học sinh đậu giải cao.
Tổ chức gặp mặt, động viên và khích lệ các em trước khi các em đi thi, sau khi có kết quả ngoài việc gặp gỡ động viên trong buổi gặp mặt, người Hiệu trưởng phải thông báo tuyên dương trước cờ tên các em được vinh dự đi thi , tuyên dương và chúc mừng các em đạt giải huyện, giải tỉnh, thưởng nóng cho các thầy cô bồi dưỡng có học sinh đạt giải cao và học sinh đạt giải nhất các cấp huyện, tỉnh.
Ban giám hiệu nhà trường tuyên dương trước cờ và thưởng nóng cho 2 thầy giáo và 2 học sinh đạt giải nhất cấp tỉnh môn Toán và môn Tin học năm học 2017-2018
Huy động kinh phí khuyến học và quỹ phúc lợi nhà trường để tổ chức cho các giáo viên có học sinh giỏi cấp huyện trở lên và các em đạt học sinh giỏi cấp tỉnh, các em đạt từ giải ba cấp huyện trở lên đi tham quan ngoại tỉnh trong dịp hè như đi Nha Trang, Đà Nẵng, Vũng Tàu Năm nào nhà trường cũng động viên bằng phần thưởng là những chuyến tham quan cho thầy và trò qua đó kích thích lòng hứng thú học tập cho các em và phần nào động viên cho các giáo viên bồi dưỡng.
Thầy cô bồi dưỡng và các em học sinh giỏi tham quan học tập tại Nha Trang
3.3. Kết quả: 
Thống kê kết quả học sinh đạt giải trong các kỳ thi học sinh giỏi cấp huyện, cấp tỉnh hằng năm sau khi áp dụng các phương pháp chỉ đạo công tác bồi dưỡng.
Năm học
C. huyện
Giải cấp huyện
Cấp tỉnh
Giải cấp tỉnh

2013-2014

28
5 Giải Nhì 
(Vật lý: 3. Lịch sử: 1, Địa lí: 1)
11 giải Ba 
(Địa lí: 3;Văn: 2; Tiếng Anh: 2; Toán: 2; Vật lí: 2)
12 Giải Khuyến khích chia đều cho các môn

8
3 Giải Nhì 
(Vật lí: 2; Địa lí: 1)
2 Giải Ba 
(Vật lí: 1; Địa lí: 1)
3 Giải Khuyến khích 
(Văn: 1; Sử: 1, Địa: 1)

2014-2015

37
1 Giải Nhất
(Tin học: 1)
3 Giải Nhì
(Vật lí: 1; MTCTCasio: 2)
14 Giải Ba
(Vật lí: 3; Tiếng Anh: 1; Toán: 4; Địa lí: 3; Lịch sử: 2; MTCT Casio: 1)
18 Giải Khuyến khích chia đều cho các môn

12
3 Giải Nhì
(Vật lí: 1; Lịch sử: 1; Địa lí: 1)
6 Giải Ba
(Lịch sử: 1; Toán: 1; Tin học: 1; Địa lí: 1; MTCT Casio: 2)
3 Giải Khuyến khích
(Toán: 2; Vật lí: 1)

2015-2016

26
3 Giải Nhì
(Vật lí:2; MTCT Casio:1).
6 Giải Ba
(Địa lí: 2; Sinh học: 1;
Vật lí: 1; MTCT Casio: 2)
17 Giải Khuyến khích chia đều cho các môn

5
1 Giải Nhì
(Vật lí: 1)
3 Giải Ba
(Địa lí: 2; Vật lí: 1)

2016-2017

 32
3 Giải Nhất
(Văn:1;Tin học:1;Địa: 1)
4 Giải Nhì
(Sinh: 1; Tin học: 1; Lịch sử: 1; Địa lí: 1)
8 Giải Ba
(Toán: 1; Sinh: 2; T.Anh: 1; Văn: 1; Vật lí: 1; Địa lí: 2)
17 Giải Khuyến khích chia đều cho các môn

5
2 Giải Nhì
(Lịch sử: 1; Vật lí: 1)
2 Giải Ba
(Địa lí: 1; Tin học: 1)
1 Giải Khuyến khích
(Tin học: 1)

2017-2018

 37
3 giải Nhất
(Vật lí: 1; Tin học: 1; Lịch sử: 1)
6 giải Nhì
(Toán: 2; Văn: 1; lịch sử: 1; Địa lí: 1; T. Anh: 1)
8 giải Ba
(Tin học: 2; Địa lí: 2; Vật lí: 1; Hóa học: 1; Toán: 1; T. Anh: 1)
20 Giải khuyến khích chia đều cho các môn

12
2 giải Nhất
(Toán: 1; Tin học: 1)
3 giải Nhì
(Văn: 1; Lịch sử: 1; Địa lí: 1)
3 giải Ba
(Toán: 2; Vật lí: 1)
4 Giải Khuyến khích
(Địa lí: 2; Lịch sử: 1; Tiếng Anh: 1)

2018-2019

34
2 giải Nhất
(Lịch sử: 1; Tin học: 1)
3 giải Nhì
(Văn: 2; Tin học: 1)
13 giải Ba
(Địa lí: 3; Lịch sử: 2; Vật lí: 3; Toán: 2; Tin học: 1; Sinh học: 1; Văn: 1)
16 Giải khuyến khích chia đề cho các môn

20 em được chọn vào đội tuyển dự thi cấp tỉnh
20 em trong đội tuyển bao gồm: Toán 4 em; Vật lí 3 em; Tin học 3 em; Địa lí 3 em; Ngữ Văn 3 em; Sinh học 1 em; Lịch sử 3 em

III. KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ.
1. Kết luận.
Để công tác mũi nhọn được giữ vững và phát triển thì vai trò của người cán bộ quản lý là rất quan trọng, đòi hỏi người cán bộ quản lý phải có tầm nhìn và vạch ra những kế hoạch cụ thể như: 
- Xây dựng được kế hoạch chỉ đạo công tác bồi dưỡng học sinh giỏi ngay từ đầu năm sát với tình hình thực tế.
- Chỉ đạo nâng cao chất lượng đại trà, quan tâm chú trọng trong việc phụ đạo học sinh yếu, bồi dưỡng những học sinh khá giỏi để nâng cao chất lượng đại trà, nếu chất lượng đại trà không tốt thì chất lượng mũi nhọn không thể cao được.
- Người quản lý phải đam mê chuyên môn, sẵn sàng hướng dẫn cho giáo viên cách bồi dưỡng, thường xuyên tổ chức và tham gia thảo luận các chuyên đề về bồi dưỡng học sinh giỏi với các tổ chuyên môn.
- Chăm lo xây dựng bồi dưỡng đội ngũ, mạnh về chuyên môn, tâm huyết với nghề và tự giác trong công việc, ham học hỏi tìm tòi kiến thức thông qua nhiều kênh như bạn bè đồng nghiêp, các thầy giáo nhiều kinh nghiệm, tài liệu tham khảo, tài liệu intenet 
- Biết phát huy nội lực của đội ngũ, không cả nể, ưu ái thiên vị mà chọn đúng người để giao việc, tin tưởng, khơi dậy ở họ niểm tin và tinh thần trách nhiệm để họ say chuyên môn và quyết tâm chiến thắng.
- Có biện pháp bồi dưỡng thiết thực phù hợp với điều kiện cơ sở vật chất của nhà trường ở từng thời điểm. Động viên khích lệ giáo viên và học sinh bồi dưỡng ở mọi lúc mọi nơi nếu có thể.
- Giao trách nhiệm cho giáo viên để họ thấy rõ trách nhiệm và vai trò của mình trong công tác bồi dưỡng kể cả khi học sinh vào đội tuyển tỉnh thì trách nhiệm bồi dưỡng vẫn thuộc về nhà trường và giáo viên bộ môn, chứ không phải chỉ có giáo viên bồi dưỡng đội tuyển tỉnh.
- Có sự kết hợp tốt giữa 3 môi trường gia đình- nhà trường – xã hội, đặc biệt phải dựa vào lực lượng phụ huynh học sinh. Nắm bắt tâm tư nguyện vọng của các em học sinh và gia đình để kịp thời giải quyết các khó khăn vướng mắc.
Với sự tâm huyết nỗ lực của các thầy cô giáo trong nhà trường. Sự chỉ đạo sát sao của ban giám hiệu nhà trường đã giúp nhà trường luôn nằm trong tốp dẫn đầu về chất lượng mũi nhọn, tỉ lệ học sinh đạt giải học sinh giỏi các cấp hàng năm được duy trì ổn định, ngày càng có nhiều học sinh đạt giải cao trong các kỳ thi cấp huyện và cấp tỉnh. Nhiều môn hàng năm đều có giải nhất cấp huyện, cấp tỉnh như môn Tin học, môn Địa lý. Đặc biệt năm học 2017 – 2018 trường đạt tỉ lệ học sinh giỏi cấp tỉnh là 12/15 em tham gia trong đó 02 giải nhất thuộc về môn Toán và môn tin học, 03 giải nhì thuộc về các môn Ngữ Văn, Lịch Sử, Địa Lí, 02 giải Ba môn Toán và 01 giải Ba môn Vật Lí.
2. Kiến nghị.
- Cần có kinh phí cho việc tổ chức thi học sinh giỏi cấp trường. Các kinh phí như : kinh phí ra đề thi, kinh phí tổ chức coi thi, chấm thi. Hiện tại các kinh phí này không được thanh toán trong khi đó các kì thi cấp huyện đều được thanh toán. Do không được thanh toán chế độ nên việc tổ chức ra đề, coi thi, chấm thi gặp nhiều khó khăn.
- Cần đầu tư nhiều hơn cho các hoạt động chuyên môn, đầu tư kinh phí mua đồ dùng dạy học, mua thêm tài liệu tham khảo, tài liệu bồi dưỡng học sinh giỏi để bổ sung cập nhật vào thư viện.
- Cần có cơ chế chi trả số tiền bồi dưỡng học sinh giỏi theo tiết cho các giáo viên tham gia bồi dưỡng học sinh dự thi cấp huyện một cách thõa đáng.
Trên đây là một số kinh nghiệm thực tế trong công tác chỉ đạo bồi dưỡng học sinh giỏi trong trường THCS Lương Thế Vinh và kết quả mà trường chúng tôi đã đạt được. Tôi tin tưởng rằng nhiều trường trong huyện nhà cũng đã làm và có nhiều kinh nghiệm hơn trong công tác quản lý chỉ đạo việc bồi dưỡng học sinh giỏi. Chính vì vậy bản thân tôi rất mong sự bổ sung đóng góp ý kiến của các đồng chí quản lý để chúng ta học tập trao đổi và có những biện pháp hiệu quả hơn trong công tác bồi dưỡng học sinh giỏi ở trường THCS.
	Quảng Phú, ngày 4 tháng 3 năm 2019
	Người thực hiện
	Hoàng Nghĩa Quang
MỤC LỤC
NỘI DUNG
TRANG
PHẦN MỞ ĐẦU
Lý do chọn đề tài
Mục tiêu, nhiệm vụ của đề tài
Đối tượng nghiên cứu
Giới hạn của đề tài
Phương pháp nghiên cứu
PHẦN NỘI DUNG
1. Cơ sở lý luận
2. Thực trạng nghiên cứu
3. Nội dung và hình thức của giải pháp
3.1. Mục tiêu của giải pháp
3.2. Nội dung và cách thức thực hiện giải pháp.
3.2.1. Lập kế hoạch bồi dưỡng hằng năm
3.2.2. Phát hiện và lựa chọn đội tuyển học sinh giỏi
3.2.3. Lựa chọn phân công giáo viên bồi dưỡng
a) Chọn giáo viên
b) Gắn trách nhiệm cho giáo viên
c) Giao trách nhiệm cho tổ chuyên môn
3.2.4. Các phương pháp để nâng cao chất lượng bồi dưỡng
3.2.5. Động viên thi đua khen thưởng
3.3. Kết quả
III. KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ
Kết luận
Kiến nghị
01
01
01
01
01
01
02
02
02
03
03
03
03
03
07
07
08
09
10
15
17
20
20
21

XÁC NHẬN CỦA LÃNH ĐẠO NHÀ TRƯỜNG

File đính kèm:

  • docxskkn_mot_so_kinh_nghiem_trong_cong_tac_chi_dao_boi_duong_hoc.docx