SKKN Một số kinh nghiệm trong công tác bồi dưỡng học sinh giỏi môn Tiếng Anh Trường THCS Thị trấn Than Uyên
Trong sự phát triển chung của toàn thế giới, đặc biệt là sự hội nhập quốc tế của hầu hết các quốc gia ngày càng mạnh mẽ thì ngôn ngữ được coi là một trong những phương tiện cần thiết và quan trọng đối với mỗi quốc gia. Trong các ngôn ngữ trên thế giới thì Tiếng Anh được phổ biến tới nhiều quốc gia nhất và nó cũng là ngôn ngữ bản địa của rất nhiều nước trên thế giới như: Anh, Mĩ, Canađa, Úc, Jamaica, Tôbagô ..v..v... Nhiều tổ chức quốc tế cũng sử dụng Tiếng Anh là ngôn ngữ chính thức như: Liên hiệp quốc, Liên minh châu Âu, Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO), Ủy ban Olympic Quốc tế (IOC) hay Phong trào Chữ thập đỏ - Trăng lưỡi liềm đỏ quốc tế .v..v.... Ở Việt Nam Tiếng Anh là ngôn ngữ giao tiếp thứ hai sau Tiếng Việt và được đưa vào chương trình giảng dạy như một môn học chính thức ngay từ bậc học phổ thông tại nhiều tỉnh thành trên cả nước. Đối với tỉnh Lai Châu, ngay từ khi mới chia tách tỉnh Lai Châu cũ thành tỉnh Điện Biên và Lai Châu mới từ năm 2004, môn Tiếng Anh đã rất được các cấp, ban ngành trong tỉnh, nhất là ngành Giáo dục quan tâm, đầu tư và cho đến nay môn Tiếng Anh đã được đưa vào giảng dạy tại một số trường tiểu học và tất cả các trường THCS, THPT trong toàn tỉnh. Ngoài ra, môn Tiếng Anh còn là một trong tám môn văn hóa cơ bản được Sở Giáo dục và Đào tạo Lai Châu lựa chọn, tổ chức thi học sinh giỏi lớp 9 cấp tỉnh hằng năm.
Bộ môn Tiếng Anh tuy đã được Bộ Giáo dục và Đào tạo nước ta và các trường học trong cả nước đầu tư về cơ sở vật chất, trang thiết bị như: Xây dựng các phòng học tiếng, cung cấp băng đài, tranh ảnh, các thiết bị nghe nhìn ..v..v... song nhìn chung chất lượng môn Tiếng Anh ở nhiều địa phương, nhiều trường học còn bất cập, chưa đồng đều, chất lượng thấp, nhất là tại các vùng sâu, vùng xa, vùng có nhiều học sinh dân tộc thiểu số. Đặc biệt công tác bồi dưỡng học sinh thi học sinh giỏi môn Tiếng Anh các cấp chưa được nhiều trường quan tâm, đầu tư, chất lượng đạt giải tại các kì thi thấp. Nhiều thầy cô giáo thiếu kinh nghiệm và phương pháp trong công tác bồi dưỡng.
Qua quá trình giảng dạy tại Trường THCS Thị trấn Than Uyên, huyện Than Uyên, tỉnh Lai Châu tôi nhận thấy trước đây công tác bồi dưỡng học sinh giỏi môn Tiếng Anh chưa được quan tâm đầu tư đúng mức, phương pháp bồi dưỡng của giáo viên chưa có hệ thống, trọng tâm, giáo viên bồi dưỡng không khái quát hết được các dạng bài thường có trong đề thi cũng như trình tự, phương pháp làm các dạng bài đó. Số học sinh tham gia bồi dưỡng môn Tiếng Anh ít. Chất lượng bồi dưỡng và kết quả dự thi của học sinh qua các kì thi thấp.
Với mong muốn góp một phần nhỏ công sức nhằm nâng cao chất lượng môn Tiếng Anh và công tác bồi dưỡng học sinh dự thi học sinh giỏi môn Tiếng Anh trong nhà trường, tôi mạnh dạn nghiên cứu đề tài “Một số kinh nghiệm trong công tác bồi dưỡng học sinh giỏi môn Tiếng Anh Trường THCS Thị trấn Than Uyên”.
Tóm tắt nội dung tài liệu: SKKN Một số kinh nghiệm trong công tác bồi dưỡng học sinh giỏi môn Tiếng Anh Trường THCS Thị trấn Than Uyên

like real cockroaches, it can survive in almost any environment. Questions: a. What is AOL ? b. What does Steve Case work for ? c. What is the passage about ? d. When was the "Cyber-cockroach" launched ? -----► Trong câu hỏi a, sau khi đọc lướt toàn bộ bài ta thấy ở dòng thứ 9 từ trên xuống có xuất hiện cụm từ viết tắt “AOL” do vậy ta cần đọc kỹ phần đó và dễ dàng tìm ra câu trả lời cho câu hỏi a là: It is America Online. -----► Trong câu hỏi b, sau khi đọc lướt toàn bộ bài ta thấy ở dòng thứ 4 và dòng thứ 5 từ trên xuống có xuất hiện thông tin về Steve Case, do vậy ta cần đọc kỹ phần đó và dễ dàng tìm ra câu trả lời cho câu hỏi b là: He works for AOL. -----► Ở câu hỏi c, thường thì thông tin trả lời sẽ nằm ngay trong câu 1 và 2 của bài, do vậy ta đọc kỹ phần đầu và tìm ra câu trả lời là: It’s about an internet company. -----► Trong câu hỏi d, sau khi đọc lướt toàn bộ bài ta thấy ở dòng thứ 3 từ trên xuống có xuất hiện thông tin về "Cyber-cockroach" launched, do vậy ta đọc kỹ phần đó và dễ dàng tìm ra câu trả lời cho câu hỏi b là: It was launched in 1992. * Dạng bài thứ chín: Writing letter/ essay. a. Writing letter: Bước 1: Hướng dẫn và giúp học sinh nắm được cấu trúc chính của một bức thư, và thể loại thư. - Thông thường một bức thư gồm có 05 mục chính như sau: 1. Greeting 2. Opening 3. Body 4. Concluding 5. Closing - Thư viết có 02 thể loại, đó là: 1. Formal style 2. Informal style Bước 2: Hướng dẫn và giúp học sinh phân biệt thể loại thư giữa formal style và informal style, đồng thời cung cấp cho học sinh những câu thường sử dụng trong mỗi thể loại thư cũng như tùy thuộc vào nội dung của mỗi bức thư. 1. Greeting Formal style Informal style Dear Sir, Dear Madam, Dear Dr. Johnson Dear Prof. Inman, Dear Mr/Mrs (+ last name) .... Hello/ Hi Ba, Hey Mary 2. Opening Types of letters Formal style Informal style Thanking - Thank you for your letter enquiring about our newest softwave - Thank you for your invitation to the education exhibition on May 8th - Thanks for your letter. It was good to hear from you. - Thanks for the invitation Stating why you are writing I am writing to complain about the poor service at your restaurant I am writing to advise you of the loss of my credit card. I must tell you about the latest news here. Can you help me? Mentioning the documentation enclosed - I am enclosing/ attaching a brochure about (X) - I am sending you a brochure about (X) 3. Body Content of the letter Typical sentence patterns Request Could you please/ possibly .... ? Would it be possible to ? I would be grateful if you would Suggestion I would like to suggest that .... May I suggest that ? Perhaps we could Apology I am terribly sorry, but .... I am afraid I .... I must apologise about (not) + V-ing .... Complain I must complain about .... I am not satisfied with ... I feel something should be done about .... 4. Concluding Types of letters Formal style Informal style Request (what the recipient will do for you) - Thank you (in advance) for your attention to this matter I look forward/ I am looking forward to your prompt response/ reply Thanks for your help. I hope to hear from you soon Apology (making an apology once more) - Once again, I am sorry for any inconvenience caused. - Please accept my apologies once more I hope I didn’t cause you too much trouble. Sorry again! Complain (what the recipient has to do, or what you will do) - Please give this matter your immediate attention If I do not receive a satisfactory response, I will .... Suggestion or advice (reminding the recipiet that you are willing to give help) - I hope/ trust this information is helpful/ useful. - Please (feel free to) contact me if you need any further information. - I hope/ trust these suggestions have been useful. I hope this helps. - If I can tell you anything else, please call me. - I hope these suggestions help. 5. Closing Greeting Closing Dear Sir? Madam, Dear Mr./Mrs./Ms (+ last name), Hi/Hello (+ first name of a friend/ relative) ➝ ➝ ➝ Yours faithfully,/ Regards, Truthfully yours, Yours sincerely, Best,/ Best wishes,/ Love, / Cheers,/ Ever yours Bước 3: Giới thiệu một số bài mẫu giúp học sinh có sự so sánh, đối chiếu. * Informal letter: Hello Mr Long, I am writing to ask you to find my luggage which was lost last month, on Monday, May 23, on the car WOS325 from Hai Duong to Lai Chau. When I got to Lai Chau, I did not find my luggage. I asked about it at the ticket office, and they told me that some articles of luggage had been wrongly put on the car WOS335 to Lao Cai. The agent wrote down my name and address and a description of my luggage and what was inside it, and told me that the luggage would be sent to me one or two weeks later. Howerver, four weeks have passed and I have heard nothing. I hope you will help me find it. My luggage is a small blue bag, 30cm by 15cm with a leather handle. There are a computer, some shirts, jeans and a pair of black leather shoes in it. Please help me. I really want it now. I hope to hear from you soon. Ever yours, * Formal letter: Dear Mr Long, I am writing to enlist your help in locating my luggage which was lost last month, on Monday, May 23, on the car WOS325 from Hai Duong to Lai Chau. When I got to Lai Chau, I did not find my luggage. I enquired about it at the ticket office, and I was told that some articles of luggage had been wrongly put on the car WOS335 to Lao Cai. The agent took down my contact details and a description of my luggage and its contents, and told me that the luggage would be sent to me one or two weeks later. Unfortunately, four weeks have passed and I have heard nothing. I trust you will now look into this matter. My luggage is a small blue bag, 30cm by 15cm with a leather handle. The contents include a computer, some shirts, jeans and a pair of black leather shoes in it. I would be grateful if you would look into this matter as soon as possible, as it is causing me considerable anxiety I am looking forward to your prompt response/ reply. Yours faithfully, b. Writing essay: Bước 1: Hướng dẫn và giúp học sinh nắm được cấu trúc chính của một bài viết Cấu trúc của một bài viết văn thường có 03 đến 04 đoạn (Paragraphs) - Paragraph 1: INTRODUCTORY PARAGRAPH - Paragraph 2: FIRST SUPPORTING PARAGRAPH - Paragraph 3: SECOND SUPPORTING PARAGRAPH - Paragraph 4: CONCLUDING PARAGRAPH Bước 2: Hướng dẫn và giúp học sinh nắm được những thông tin, dữ liệu chính cần đưa ra trong mỗi đoạn văn của bài viết. - Paragraph 1: INTRODUCTORY PARAGRAPH + Begin the introduction with background information about how the topic relates to you in order to get the reader interested in the eassay. + End the introduction with a statement or statements that show the reader how the rest of the essay will be organized. - Paragraph 2: FIRST SUPPORTING PARAGRAPH - Paragraph 3: SECOND SUPPORTING PARAGRAPH Introduce each supporting paragraph with a topic sentence and support that paragraph with lots of details. Make sure that the ideas in the paragraph are unified by using a mixture of the following methods: + Repeating a keyword + Rephrasing a keyword + Replacing a keyword with a pronoun or possessive + Adding transition words, phrases, sentences - Paragraph 4: CONCLUDING PARAGRAPH + Summarize the key points in the discussion. + Be sure that the overall ideal and the reasons for the idea are very clear. 3. Cung cấp các bài tập, tài liệu và hướng dẫn học sinh làm bài tập theo từng dạng bài, từng chuyên đề ôn luyện. Sau khi giáo viên hướng dẫn học sinh tìm hiểu các dạng bài và các bước thực hiện đối với từng dạng bài thì giáo viên cần sưu tầm các bài tập, sách tham khảo, tài liệu bồi dưỡng ..v..v... để giúp học sinh thực hành giải các bài tập theo từng dạng bài và từng chuyên đề đã hướng dẫn. Mỗi dạng bài, chuyên đề cần dành thời gian khoảng từ 10 đến 15 tiết để thực hành, luyện tập. 4. Hướng dẫn học sinh thực hành giải một số đề thi học sinh giỏi của các cấp từ những năm học trước. Giáo viên sưu tầm đề thi học sinh giỏi các cấp từ những năm học trước để tổ chức cho học sinh thi thử nhằm giúp các em cọ sát, rèn luyện và đánh giá chất lượng của học sinh giúp giáo viên có sự điều chỉnh cần thiết. IV. Hiệu quả của SKKN: Áp dụng sáng kiến trong công tác bồi dưỡng học sinh giỏi đã giúp giáo viên bồi dưỡng khái quát được hầu hết các dạng bài thường có trong đề thi đồng thời giáo viên dễ dàng hướng dẫn học sinh trình tự các bước giải quyết một dạng bài cụ thể. Các em học sinh đã nắm vững các bước giải các dạng bài khác nhau, biết được cách thức giải từng dạng bài khi gặp trong các đề thi, không còn cảm thấy các dạng bài khó khăn và xa lạ với mình nữa. Sáng kiến còn thúc đẩy phong trào học Tiếng Anh tích cực trong trường học, làm cho các em học sinh cảm thấy hứng thú và yêu thích môn Tiếng Anh hơn, không còn cảm thấy môn Tiếng Anh khó học, các em cũng cảm thấy tự tin hơn trong giao tiếp ... qua đó chất lượng đại trà và chất lượng mũi nhọn môn Tiếng Anh cũng được nâng lên. Sau khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm vào thực tế tại đơn vị, bản thân tôi nhận thấy kết quả công tác bồi dưỡng học sinh giỏi của nhà trường có sự chuyển biến rõ rệt, số lượng học sinh tham gia đội tuyển dự thi học sinh giỏi môn Tiếng Anh do tôi bồi dưỡng tăng lên đáng kể, số lượng và chất lượng giải các cấp cũng đã được cải thiện qua từng năm học, cụ thể như sau: 1. Kết quả thi học sinh giỏi các cấp trước khi áp dụng sáng kiến (Từ năm học 2006 - 2007 đến năm học 2008 - 2009): *Kì thi chọn học sinh giỏi cấp trường: Đạt 02 giải khuyến khích/ 07 học sinh dự thi. *Kì thi chọn học sinh giỏi cấp huyện: Đạt 01 giải ba, 01 giải khuyến khích/ 05 học sinh dự thi. *Kì thi chọn học sinh giỏi cấp tỉnh: Đạt 01 giải khuyến khích/ 04 học sinh dự thi. 2. Kết quả thi học sinh giỏi các cấp sau khi áp dụng sáng kiến (Từ năm học 2009 - 2010 đến năm học 2012 - 2013): * Kì thi chọn học sinh giỏi cấp trường: Năm học Lớp Số học sinh dự thi Số học sinh đạt giải 2009 - 2010 6 04 02 (01 giải ba; 01 giải khuyến khích) 2010 - 2011 6 03 02 (01 giải nhì; 01 giải khuyến khích) 2011 - 2012 7 03 02 (01 giải nhì; 01 giải ba) 2012 - 2013 8 03 02 (01 giải nhì; 01 giải khuyến khích) * Kì thi chọn học sinh giỏi cấp huyện: Năm học Lớp Số học sinh dự thi Số học sinh đạt giải 2009 - 2010 6 02 02 (01 giải ba; 01 giải khuyến khích) 2010 - 2011 6 (Phòng GD&ĐT không tổ chức thi cấp huyện môn Tiếng Anh bậc THCS) 2011 - 2012 7 03 02 (01 giải nhất; 01 giải ba) 2012 - 2013 8 02 02 (01 giải nhất; 01 giải ba) * Kì thi chọn học sinh giỏi cấp tỉnh: Năm học Lớp Số học sinh dự thi Số học sinh đạt giải 2009 - 2010 9 05 04 (04 giải khuyến khích) 2010 - 2011 9 03 02 (02 giải khuyến khích) 2011 - 2012 9 03 02 (01 giải nhất; 01 giải ba) 2012 - 2013 9 03 01 (01 giải khuyến khích) KẾT LUẬN I. Những bài hoc kinh nghiêm: Qua quá trình thực hiện công tác bồi dưỡng học sinh giỏi dự thi các cấp, bản thân tôi nhận thấy: Việc bồi dưỡng học sinh giỏi cần thiết phải giúp học sinh nắm và hiểu bản chất của hầu hết các dạng bài thường có trong đề thi đồng thời trong quá trình bồi dưỡng cần thực hiện lần lượt theo từng chuyên đề (các dạng bài), khi hướng dẫn học sinh các dạng bài cần tập trung hướng dẫn học sinh trình tự và cách thức giải các dạng bài đó. Để học sinh tiếp thu kiến thức một cách chủ động và dễ nhớ các kiến thức, các dạng bài và chuyên đề bồi dưỡng thì trong quá trình truyền tải các nội dung kiến thức giáo viên phải liên hệ thực tế nhiều, lấy nhiều ví dụ minh họa đồng thời khuyến khích học sinh tự lấy ví dụ. Hướng dẫn và giúp học sinh vừa học cấu trúc ngữ pháp vừa học từ vựng. Khi học từ vựng cần học kỹ và triệt để từ vựng (cách phát âm, từ loại của từ đó, các từ loại khác của từ đó, cách sử dụng trong câu, trong từ ngữ cảnh ..v..v...) để học sinh có thể nhớ từ được lâu hơn. Trong mỗi bài học cần đặc biệt khắc sâu kiến thức trọng tâm. Trong quá trình dạy học cần chú ý so sánh sự giống và khác nhau giữa các cấu trúc ngữ pháp, các thì trong Tiếng Anh ... Cần tăng cường rèn luyện kĩ năng giải bài tập trong tất cả các tiết học. Tạo môi trường học ngoại ngữ sôi nổi, hấp dẫn trong các tiết học, tạo điều kiện tối đa để học sinh được sử dụng Tiếng Anh trong và ngoài các tiết học. Định kì tổ chức các đợt thi thử để kiểm tra mức độ kiến thức và kỹ năng làm bài của học sinh, đồng thời giúp học sinh nhận biết những phần kiến thức hoặc những kỹ năng mà mình còn thiếu. Thường xuyên khuyến khích, động viên các em bằng nhiều hình thức (biểu dương, khen thưởng, tặng quà, thưởng điểm ....) giúp các em có sự tự tin và cố gắng nỗ lực trong học tập và bồi dưỡng. II. Ý nghĩa của SKKN: Áp dụng các giải pháp trong sáng kiến kinh nghiệm giúp giáo viên bồi dưỡng hệ thống được các dạng bài, các chuyên đề kiến thức cơ bản trong đề thi. Giáo viên bồi dưỡng có thể sử dụng các phương pháp bồi dưỡng một cách hiệu quả, khoa học, có hệ thống. Sáng kiến kinh nghiệm cũng cung cấp một số kiến thức quan trọng, dễ nhớ, dễ vận dụng vào trong các bài tập, bài thi (cấu tạo của trạng từ, tính từ, danh từ các cách sử dụng của tính từ ...) Các chuyên đề trong sáng kiến kinh nghiệm giúp các em học sinh không bị bỡ ngỡ khi gặp các dạng bài trong đề thi đồng thời dễ dàng thực hiện các bước giải bài tập một cách hiệu quả nhất. III. Khả năng ứng dụng, triển khai: Sáng kiến kinh nghiệm đã được áp dụng vào công tác bồi dưỡng học sinh giỏi đối với các em học sinh từ khối 6 đến khối 9 Trường THCS Thị trấn Than Uyên - Huyện Than Uyên - Tỉnh Lai Châu từ năm học 2009 - 2010 đến nay và đã đạt được những kết quả hết sức khả quan đồng thời có thể áp dụng được với các học sinh tại trường học trong huyện, trong tỉnh. Sáng kiến không chỉ đưa ra các phương pháp, chuyên đề kiến thức bồi dưỡng học sinh giỏi mà còn có thể áp dụng vào bồi dưỡng, ôn luyện cho học sinh thi vào lớp 10 THPT, thi vào các trường chuyên THPT mang lại hiệu quả rõ rệt. IV. Những kiến nghi đề xuất: Để thực hiện có hiệu quả theo đề tài nghiên cứu, tôi xin có một số kiến nghị với các cấp giáo dục như sau: 1. Đối với Phòng Giáo dục và Đào tạo Than Uyên. - Tập trung bồi dưỡng nâng cao chất lượng giáo viên môn Tiếng Anh, nhất là bồi dưỡng về nền tảng kiến thức chuyên môn. - Tăng cường đầu tư kinh phí phục vụ cho công tác bồi dưỡng học sinh giỏi từ cấp trường đến cấp huyện, cấp tỉnh. 2. Đối với Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Lai Châu. Khen thưởng đối với những giáo viên bồi dưỡng có học sinh đạt giải thi học sinh giỏi cấp tỉnh hằng năm. Thị trấn, ngày 20 tháng 3 năm 2013 nGười viết skkn Đoàn Mạnh Hùng CÁC TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Bài tập bổ trợ - Nâng cao Tiếng Anh 6 - Nhà xuất bản Giáo dục. 2. Bài tập bổ trợ - Nâng cao Tiếng Anh 7 - Nhà xuất bản Giáo dục. 3. Bài tập bổ trợ - Nâng cao Tiếng Anh 8 - Nhà xuất bản Giáo dục. 4. Bài tập bổ trợ - Nâng cao Tiếng Anh 9 - Nhà xuất bản Giáo dục. 5. Những điểm quan trọng trong văn phạm Tiếng Anh - Nhà xuất bản Hà Nội. 6. Longman (Preparation course for the Toefl test) - Nhà xuất bản Thời đại. MỤC LỤC ĐẶT VẤN ĐỀ I.
File đính kèm:
skkn_mot_so_kinh_nghiem_trong_cong_tac_boi_duong_hoc_sinh_gi.docx
SKKN Một số kinh nghiệm trong công tác bồi dưỡng học sinh giỏi môn Tiếng Anh Trường THCS Thị trấn Th.pdf