SKKN Một số kinh nghiệm rèn kỹ năng nghe Tiếng Anh cho học sinh THCS có hiệu quả
Trong xu thế hội nhập toàn cầu của xã hội ngày nay thì việc trang bị cho mình một vốn kiến thức tốt về ngoại ngữ đặc biệt là Tiếng Anh là hết sức cần thiết. Việc học Tiếng Anh trở nên rất phổ biến không chỉ những người đang công tác, đang phải dùng ngoại ngữ để giao tiếp trong công việc mà nó cũng rất cần đối với những học sinh THCS, những người nay mai sẽ là những chủ nhân của đất nước. Vì vây, việc học Tiếng Anh của học sinh THCS được học sinh, phụ huynh học sinh, giáo viên rất quan tâm. Tiếng Anh trở thành một trong các môn học được chú trọng trong chương trình học của học sinh.
Tuy nhiên, việc học và sử dụng Tiếng Anh đòi hỏi cả một quá trình luyện tập chuyên cần, sáng tạo của cả người dạy lẫn người học. Đặc biệt, việc dạy Tiếng Anh theo đường hướng giao tiếp đang được coi trọng cả bốn kỹ năng: nghe, nói, đọc, viết. Với phương pháp này, học sinh sẽ được nâng cao năng lực giao tiếp, chủ động tích cực tham gia vào các tình huống thực tế.
Trong thực tế, để rèn luyện các kỹ năng Tiếng Anh cho học sinh, giáo viên gặp không ít khó khăn, đặc biệt là rèn kỹ năng nghe. Qua thực tế, khi bắt đầu học môn ngoại ngữ phần lớn học sinh thích học, nhưng dần dần các em bớt hứng thú với bộ môn, và hầu hết các em đều khá yếu về kỹ năng nghe.
Trước tình hình đó, là một giáo viên trực tiếp giảng dạy Tiếng Anh, bản thân tôi trăn trở làm sao để học sinh có thể nắm vững, nghe hiểu lấy thông tin và vận dụng thành thạo. Trong quá trình vừa dạy, vừa tìm hiểu quan sát học sinh, tôi thấy phần lớn học sinh chưa biết cách học nghe, học sinh thường cho rằng kỹ năng nghe là khó nhất. Trong giờ học nghe, học sinh thường nói rằng dù trong bài nghe có nhiều từ đã biết nhưng các em vẫn không hiểu hết nội dung của bài hoặc khó nghe.
Vậy làm thế nào để giúp học sinh có thể vận dụng được vốn từ vựng và cấu trúc ngữ pháp của mình để việc nghe có hiệu quả? Để trả lời câu hỏi này, trong quá trình dạy học, tôi tự tìm kiếm một số phương pháp tích cực, đơn giản, dễ hiểu thiết thực đảm bảo tính khoa học, nhằm phát triển khả năng tư duy; sự suy đoán và tính sáng tạo của học sinh.
Tóm tắt nội dung tài liệu: SKKN Một số kinh nghiệm rèn kỹ năng nghe Tiếng Anh cho học sinh THCS có hiệu quả

ĩa là sa mạc, nhưng trọng âm rơi vào âm tiết thứ hai thì đó là động từ, có nghĩa là bỏ rơi, đào ngũ. Như vậy, phát âm đúng trọng âm từ là yếu tố đầu tiên giúp học sinh nghe hiểu và nói được như người bản ngữ Trong Tiếng Anh, không chỉ từ mang trọng âm, mà câu cũng có trọng âm. Những từ được nhấn trọng âm thì thường phát âm to hơn và chậm hơn những từ còn lại. Trọng âm câu rất quan trọng, vì khi nói từ mà người nói nhấn trọng âm cũng như cách mà họ đánh trọng âm vào cùng một từ có thể làm thay đổi hoàn toàn nghĩa hàm chứa trong câu. Ngoài ra trọng âm câu còn tạo ra giai điệu, hay tiếng nhạc cho ngôn ngữ. Đó chính là âm điệu, tạo nên sự thay đổi trong tốc độ giao tiếp Tiêng Anh. Ví dụ: I’m in the classroom (Tôi chứ không phải ai khác đang ở trong lớp học) I’m in the classroom (Tôi đang ở trong lớp học chứ không phải ở nơi nào khác) * Ngữ điệu Ngữ điệu là sự lên và xuống giọng trong khi nói. Nó rất quan trọng đối với người nghe, vì nếu lên và xuống không đúng chỗ, có thể dẫn đến hiểu lầm, hoặc tạo ra cảm giác khó chịu. Trong Tiếng Anh có 2 loại ngữ điệu chính: ngữ điệu lên (the rising tune) và ngữ điệu xuống (the falling tune) - The rising tune Thể hiện bằng cách tăng âm điệu giọng nói lên cao trong các trường hợp Dùng trong câu hỏi “có .. không” E.g: Do you like milk? ↑ Dùng trong câu mệnh lệnh E.g: Open the door, please. ↑ Dùng trong khi đang đếm E.g: One ↑, two ↑, three ↑, four ↓ Dùng trong câu hỏi đuôi (hỏi để biết chứ không phải để xác định điều đã biết) E.g: He’s tired, isn’t he? ↑ Dùng với từ xưng hô E.g: My friend ↑, I’m glad to see you Dùng trong câu xác định nhưng mang ý nghĩa của câu hỏi E.g: Her name’s Mary? ↑ - The falling tune Thể hiện bằng cách hạ âm điệu giọng nói xuống thấp nhất trong các trường hợp sau Dùng trong câu đề nghị E.g: Let’s go fishing ↓ Dùng trong câu chào hỏi E.g: Hello! ↓ Dùng trong câu cảm thán E.g: For goodness’s sake! ↓ Dùng trong câu gọi E.g: Tom, don’t turn the light on. ↓ Dùng trong câu hỏi có who, whose, whom, which, what, when, where, why, và how E.g: How are you? ↓ Dùng trong câu hỏi đuôi để xác định điều đã biết E.g: He can’t speak English, can he? ↓ * Sự nối âm Sự nối âm (liaison) là một trong 3 thành phần (phát âm, ngữ điệu và nối âm) chính của giọng bản xứ Mỹ (American Accent). Hiểu được những nguyên tắc về nối âm giúp chúng ta nghe người bản xứ nói dễ dàng hơn, đặc biệt là khi nói nhanh. Sau đây là một số quy tắc nối âm - Quy tắc phụ âm đứng trước nguyên âm + Khi chữ trước kết thúc bằng một phụ âm, chữ sau bắt đầu bằng một nguyên âm, bạn đọc nối phụ âm với nguyên âm. Ví dụ: check-in bạn đọc liền thành ['t∫ek'in], fill-up đọc liền thành ['filʌp] chứ không tách rời hai từ. + Các từ tận cùng bằng nguyên âm không được phát âm. Ví dụ: make-up đọc là ['meikʌp], come-on đọc là ['kʌm, ɒn] + Đối với những cụm từ viết tắt. Ví dụ: "MA"(Master of Arts) đọc là /em mei/ Tuy nhiên, khi một phụ âm có gió đứng trước nguyên âm, trước khi bạn nối với nguyên âm, bạn phải chuyển phụ âm đó sang phụ âm không gió tương ứng. Ví dụ "laugh" được phát âm là /f/ tận cùng, nhưng nếu bạn dùng trong một cụm từ như "laugh at someone", bạn phải chuyển âm /f/ thành /v/ và đọc là /la:v væt/. - Quy tắc phụ nguyên âm đứng trước nguyên âm Khi chữ trước kết thúc bằng một nguyên âm, chữ sau bắt đầu bằng một nguyên âm thì hay nguyên âm này được nối với nhau bởi (w/w/) hoặc (y /j/). Cụ thể như sau: + Đối với nguyên âm tròn môi (khi phát âm, môi bạn nhìn giống hình chữ "O", ví dụ: "OU", "U", "AU",... bạn cần thêm phụ âm "W" vào giữa. Ví dụ "USA" sẽ được đọc là /ju wes sei/. + Đối với nguyên âm dài môi (khi phát âm, môi bạn kéo dài sang 2 bên), ví dụ: "E", "I", "EI",... bạn thêm phụ âm "Y" vào giữa. Ví dụ: VOA (Voice of America) /vi you wei/. - Qui tắc phụ âm đứng trước phụ âm Khi chữ trước kết thúc bằng phụ âm có cách phát âm giống hoặc tương tự phụ âm bắt đầu chữ sau, ta chỉ đọc phụ âm bắt đầu chữ sau thôi. Ví dụ: "want to" (bao gồm 3 phụ âm N, T, T cùng nhóm sau răng đứng gần nhau) sẽ được đọc là /won nə/*. "got to" hay gotta, đọc là /gɒtə/ - Các trường hợp đặc biệt + Chữ U hoặc Y, đứng sau chữ cái T, phải được phát âm là /ch/: Ví dụ: not yet ['not chet], mixture ['mikst∫ə] + Chữ cái U hoặc Y, đứng sau chữ cái D, phải được phát âm là /dj/: Ví dụ: education [,edju:'kei∫n] + Phụ âm T, nằm giữa 2 nguyên âm và không là trọng âm, phải được phát âm là /D/: Ví dụ: tomato /tou'meidou/ I go to cinema /ai gou də sinimə/. + “Him, her, them” không chỉ có một cách đọc thông thường như người học tiếng Anh thường sử dụng, mỗi từ đều có hai cách đọc khác nhau: Có phụ âm đầu (khi phía trước là một nguyên âm) Không có phụ âm đầu (khi phía trước là một phụ âm - và trong trường hợp này, ta có thể nối) Ví dụ: take him = ta + k + (h) im = ta + kim gave her = gay + v + (h) er = gay + ver a.2: Nghe mà không biết mình đang nghe cái gì: Nếu học sinh không được cung cấp nghĩa và cách đọc một số từ nhất định trong bài nghe thì dù có nghe bao nhiêu lần cũng không hiểu a.3: Học sinh được nghe quá ít lần: Nếu có thời gian nên cho học sinh nghe đi nghe lại, nghe từ đầu đến cuối, hạn chế nghe từng câu một, từng từ một vì như vậy sẽ khiến học sinh có thói quen phải hiểu từng từ, từng câu khi nghe b. Một số nguyên tắc dạy kỹ năng nghe Như đã đề cập, giáo viên cần hướng sự tập trung vào phần muốn nghe, sẽ biết phải chú ý vào nội dung nào khi nghe. Vì vậy, khi dạy nghe giáo viên cần tạo ra những chủ động để học sinh có được sự chuẩn bị cho phần nghe sắp tới qua các hoạt động trước khi nghe như: - Giới thiệu ngữ cảnh, tình huống - Những câu hỏi gợi ý, đoán về nội dung sắp nghe - Những câu hỏi tạo trí tò mò, tạo hứng thú về nội dung bài sắp nghe - Những câu hỏi hướng dẫn, yêu cầu đối với những nội dung cần thiết nghe hiểu - Dạy những cấu trúc, từ mới cần thiết cho bài nghe - Cho học sinh đoán trước nội dung bài nghe Giáo viên tạo tâm thế chuẩn bị làm bài nghe cho học sinh bằng cách dẫn dắt, gơi hỏi nói về chủ đề của bài nghe, yêu cầu học sinh quan sát tranh, đọc từ và đoán xem các em chuẩn bị nghe về chủ đề gì? Ai sắp nói? Nói với ai . Tóm lại, để tiến hành một tiết dạy nghe hiệu quả, giáo viên cần chú ý thêm một số điều như: - Chọn và sử dụng linh hoạt các kỹ thuật nghe phù hợp với nội dung từng bài - Sử dụng thành thạo các phương tiện, đồ dùng dạy học có hiệu quả - Biết sáng tạo ra các đồ dùng dạy học phù hợp cho tiết dạy nghe - Biết tổ chức, điều khiển lớp học, phân bố thời gian hợp lý c. Một số giải pháp cải thiện dạy kỹ năng nghe - Nếu bài dài quá, giáo viên không nhất thiết phải thực hiện đầy đủ các tiền trình của bài dạy nghe - Giáo viên nên hướng dẫn học sinh tự tìm hiểu về nội dung bài nghe, những vấn đề có liên quan đến bài học - Giáo viên luôn cho học sinh thấy được tầm quan trọng của việc học Tiếng Anh - Thường xuyên trao đổi, chia sẻ với đồng nghiệp về các bài dạy khó để tìm ra được các phương pháp giảng dạy có hiệu quả - Hướng dẫn học sinh luyện nghe thêm qua các tài liệu, qua các sách dùng chuyên luyện nghe hoặc nghe tin tức qua các chương trình truyền thanh, truyền hình bằng Tiếng Anh như VTV NEWS, BBC, CNN .. - Đưa ra một vài lời khuyên giúp các em phát triển kỹ năng nghe tốt hơn + Sử dụng Tiếng Anh ở nhiều nơi chứ không chỉ trong lớp học + Chơi trò chơi và tập các bài hát Tiếng Anh + Đừng bao giờ sợ mắc lỗi khi nói và viết Tiêng Anh. Khi nói chuyện bằng Tiếng Anh, cố gắng diễn đạt bằng mọi cách có thể kể cả dùng điệu bộ + Cố gắng đoán nghĩa của từ, câu dựa vào nội dung bài đọc, bài nghe hoặc tình huống giao tiếp. Áp dụng từ và cấu trúc mới học trong nhiều tình huông khác nhau + Học theo nhóm hoặc theo cặp là tốt nhất - Sử dụng một số trò chơi ngôn ngữ giúp học sinh phát triển kỹ năng nghe như: + Follow the Leader (Simon says) + Listen and draw + Gossip Vận dụng phương pháp đổi mới dạy nghe tiết dạy cụ thể ENGLISH 9 – UNIT 2: CLOTHING LESSON 3: LISTEN (P16) I. Objectives: By the end of this 45 minute lesson, the Ss will have * listened to an announcement about a missing child and identify the lost child through the clothes she is wearing * described their classmates, including their clothes II. Language contents 1. Vocabulary: Boots, floral pants, blue shorts, polka dot shirt... 2. Structures: The Present continuous. III. Teaching aids : Lesson plan, text book, picture, tape, cassette, projector, and a computer IV. Procedure Time Teacher Students 10` 10` 15` 8` 2` I. Warm up - Asks Ss to listen to quiz and guess: What clothes are they? - Conducts feedback (shorts, skirt, blouse, sandals and boots) - Tells Ss to work in groups of 5 and discuss the question: What adjectives can be used to describe those pieces of clothes - Conducts feedback of Ss’ ideas and write them on the board II. Pre-listening - Has Ss work in groups of 4 or 6 and describe pieces of clothes in 9 pictures shown on the screen a. A. a floral pant B. a blue short C. a polka – dotted skirt b. A. a white long- sleeved blouse B. a pink short - sleeved blouse C. a short white sleeveless blouse c. A. sandals B. boots C. brown shoes - Asks Ss to look at the picures on page 16 and name the clothing items - Reads the decription of the clothes shown on the screen and get Ss to choose the appropriate pictures III. While - listening - Tells Ss going to listen to an announcement about a lost little girl, Mary. You will now play the tape 1st, they must listen and choose the correct pictures of what Mary is wearing - Conducts feedback - Asks Ss to read through the 3 comprehension questions 1. How old is Mary? 2. What color is her hair? 3. What may she be carrying? - Conducts feedback of cue words (age, color of hair) - Tells Ss you will now play the tape again and they must listen and answer questions - Reminds them to listen for cue words to help them identify the right part of the text - Allows to discuss in pairs - Conducts feedback of Ss’ ideas for answers III. Post-listening - Asks Ss to work in pairs and take turn to describe Mary (age, appearance and clothes) - Invites 2 pairs to present in the front - Lets Ss play the guessing game Divide the class into 2 groups. T picks 1 student from each group, takes them to the board, and lets them stand back against each other. Have them say hello so that they can recognize who the other is and then have them describe what the other is wearing IV. Homework - Write what they have described their friends V. Adjustment: - Listen and guess the answers - Organize into groups and discuss the answer - Groups describe pieces of clothes in 9 pictures shown on the screen - Name the clothing items - Listen carefully and choose the appropriate pictures - Listen to the whole text and try to decide which option is the best - Read through the questions - Note the cue words - Listen again to answer questions - Give them time to compare answers in pairs - Allow to listen 3rd time to check their ideas of answers - Work in pairs and take turn to describe Mary - Play guessing game IV. KẾT QUẢ THỰC HIỆN Sau khi áp dụng phương pháp trên, tôi thấy học sinh có sự thay đổi rõ rệt về thái độ học tập + Học sinh hào hứng với giờ học Tiếng Anh hơn + Không khí học tập sôi nổi, học sinh tích cực chủ động học tập, nhiều em không còn cảm giác sợ và chán nản khi học môn này nữa 1. Thái độ đối với môn học Lớp Tổng số hs Rất thích Thích Bình thường Không thích 7C 34 26 6 2 0 7D 33 15 8 10 0 Lớp Tổng số hs Rất thích Thích Bình thường Không thích 9C 27 13 6 8 0 9D 31 20 10 1 0 2. Thái độ đối với kỹ năng nghe Lớp Tổng số hs Rất thích Thích Bình thường Không thích 7C 34 27 5 2 0 7D 33 13 12 8 0 Lớp Tổng số hs Rất thích Thích Bình thường Không thích 9C 27 13 10 4 0 9D 31 21 10 0 0 C – KẾT LUẬN 1. Bài học kinh nghiệm Để hoàn thành tốt mục tiêu giáo dục, đào tạo con người mới của thời đại công nghiệp hoá, giáo viên cần phải luôn đổi mới tư duy từ phương pháp giảng dạy đến cách thức tổ chức giờ dạy để có hiệu quả, đồng thời phải đáp ứng đúng mục tiêu giảng dạy theo phương pháp giao tiếp. Đặc biệt hơn với môn ngoại ngữ, một trong những môn học sẽ cung cấp nguồn nhân lực cho xã hội hiện đại hoá, mang con người chúng ta tiếp cận với môi trường, cuộc sống văn minh ngày càng tốt đẹp hơn, giúp con người ngày càng hoà nhập vào thế giới hiện đại để nâng cao kiến thức và sự hiểu biết có ích cho công cuộc xây dựng xã hội hiện đại văn minh. Hơn nữa, với sự thông thạo Tiếng Anh ở mức độ cơ bản ở trường THCS cũng sẽ góp phần cho học sinh học lên cấp THPT tốt hơn hay có thể tìm được một công việc tốt sau này. Tuy nhiên, vẫn còn rất nhiều khía cạnh mà người giáo viên cần tiếp tục tìm tòi và nghiên cứu để tìm được nhiều biện pháp khả thi hơn trên cơ sở lý luận cũng như kinh nghiệm thực tiễn để thực hiện công tác giảng dạy tốt hơn, hiệu quả hơn. Những nội dung mà tôi trình bày trên đây chỉ là sự tập hợp, đúc kết kinh nghiệm của bản thân, phạm vi nghiên cứu hẹp, thời gian ngắn, tư liệu ít, do đó có nhiều thiếu sót. Song với mục đích nâng cao chất lượng giáo dục, tôi hi vọng đề tài nhỏ này có thể góp một phần nâng cao kỹ năng nghe cho học sinh. Rất mong nhận được nhiều ý kiến đóng góp quý báu từ thầy cô và các bạn đồng nghiệp. 2. Đề xuất kiến nghị 2.1 Đối với giáo viên: Ngoài việc giảng dạy ở lớp cần phải tăng cường tham gia thăm lớp, dự giờ đồng nghiệp. Thường xuyên tổ chức thao giảng các chuyên đề phù hợp với tình hình thực tế của trường. Phải có sự đánh giá, góp ý rút kinh nghiệm thẳng thắn, chân thành, và chính xác về những ưu khuyết điểm sau tiết dạy. 2.2 Đối với nhà trường: Tạo điều kiện để giáo viên Tiếng Anh có cơ hội được học tập, bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn, đặc biệt về năng lực ngôn ngữ và phương pháp giảng dạy. Tạo điều kiện để giáo viên thực hiện các chuyên đề ngoại khoá, sân chơi trí tuệ, câu lạc bộ Tiếng Anh để góp phần thúc đẩy phong trào học Tiếng Anh trong nhà trường. Tạo điều kiện về cơ sở vật chất như phòng nghe nhìn, sắm đủ các trang thiết bị như đài, băng đĩa và các trang thiết bị theo hướng hiện đại như máy tính nối mạng, máy chiếu đa năng 2.3 Đối với phòng giáo dục: Thường xuyên tổ chức các chuyên đề cấp huyện, các buổi hội thảo nâng cao chất lượng dạy học môn Tiếng Anh. Động viên kịp thời những tập thể, cá nhân có nhiều sáng kiến đổi mới phương pháp dạy học. Tổ chức triển khai áp dụng những kinh nghiệm hay trong giảng dạy. Tổ chức các đợt tập huấn bồi dưỡng giáo viên môn Tiếng Anh có mời chuyên gia có nhiều kinh nghiệm về phương pháp giảng dạy. Hà Nội, ngày..../04/2016 TÀI LIỆU THAM KHẢO SGV, SGK lớp 6,7- Bộ Giáo dục và đào tạo English language Teaching Methodology - Bộ Giáo dục và đào tạo 2003 Sách “Một số vấn đề về đổi mới phương pháp dạy học bậc THCS môn Tiếng Anh” - Bộ Giáo dục và đào tạo Bài tập nghe cơ bản và nâng cao Tiếng Anh lớp 6,7 – Ngọc Lam, Phạm Ngọc Lanh Hướng dẫn thực hiện chuẩn kiến thức, kĩ năng môn Tiếng Anh THCS - Nhà xuất bản giáo dục Việt Nam Anh ngữ thực hành phát âm và nói – Xuân Bá, Quang Minh – NXB Hà Nội
File đính kèm:
skkn_mot_so_kinh_nghiem_ren_ky_nang_nghe_tieng_anh_cho_hoc_s.doc