SKKN Một số kinh nghiệm nhằm nâng cao năng lực tự học môn Tiếng Anh cho đối tượng học sinh Lớp 6 tại Trường PTDTBT THCS Phước Chánh
Từ thực tế giảng dạy môn Tiếng Anh của bản thân những năm qua tại trường PTDTBT THCS Phước Chánh, tôi nhận thấy rằng đa số học sinh đầu cấp lớp 6 chưa có kỹ năng tự học Tiếng Anh. Qua khảo sát trên 60 học sinh khối 6 năm học 2020-2021, đa số các em không biết cách tự học và soạn bài mới như thế nào, không biết cách tìm kiếm tài liệu tham khảo, chưa biết cách sử dụng từ điển để học từ vựng, chưa biết cách đọc và tự phát âm từ mới …Tất cả đều xuất phát từ nguyên nhân các em chưa có kỹ năng tự học Tiếng Anh đúng đắn. Một phần vì ở cấp Tiểu học các em đã quen được cầm tay hướng dẫn, quen với việc học thuộc lòng, ghi nhớ kiến thức máy móc. Phần khác vì là học sinh đầu cấp THCS, các em còn bỡ ngỡ, chưa quen với môi trường mới và phương pháp học tập mới nên chưa thích ứng và chưa đáp ứng kịp với yêu cầu môn học của giáo viên. Cụ thể như ghi chép lộn xộn, chưa biết cách hoạt động nhóm, thụ động trong học tập, chưa biết cách soạn bài mới, gặp từ gì mới cũng phải hỏi thầy cô từ này đọc như thế nào,…
Để khắc phục thực trạng này, tôi nghĩ cần thiết phải thực hiện những biện pháp để cải thiện kỹ năng tự học cho học sinh. Tự học chính là chìa khoá để các em chiếm lĩnh tri thức, là hành trang vững chắc để các em tự bước đi trên chính đôi chân của mình. Đó chính là lý do tôi chọn đề tài “Một số kinh nghiệm nhằm nâng cao năng lực tự học môn tiếng anh cho đối tượng học sinh lớp 6 tại Trường PTDTBT THCS Phước Chánh”.
Tóm tắt nội dung tài liệu: SKKN Một số kinh nghiệm nhằm nâng cao năng lực tự học môn Tiếng Anh cho đối tượng học sinh Lớp 6 tại Trường PTDTBT THCS Phước Chánh

lượng unit, các chủ đề của mỗi unit, số lượng tiết trong mỗi unit, mục tiêu của mỗi tiết) để học sinh có cái nhìn bao quát, có hệ thống về bộ sách mà mình sẽ học và biết cách sử dụng khai thác hợp lý. Giới thiệu về bộ sách và các chủ điểm trong chương trình của bộ sách: Tiếng Anh lớp 6 tập 1 được biên soạn xoay quanh hai chủ điểm là Our Communities và Our Heritage. Tiếng Anh lớp 6 tập 2 được biên soạn xoay quanh hai chủ điểm là Our World và Visions of the Future. Mỗi chủ điểm được chia thành 3 đơn vị bài học (Unit) tương ứng với ba chủ đề (Topic) của chương trình. Sau mỗi chủ điểm là một bài ôn tập (Review) tập trung vào kiến thức ngôn ngữ và kĩ năng ngôn ngữ học sinh đã được học và rèn luyện. Phần BOOKMAP: Giới thiệu sơ lược về chủ đề của mỗi đơn vị bài học, nội dung kiến thức và các kỹ năng cần đạt được mỗi Unit, các điểm ngữ pháp, từ vựng, ngữ âm trong mỗi đơn vị bài học. GLOSSARY: Tổng hợp các từ viết tắt và từ vựng của từng đơn vị bài học. Phần này sẽ hỗ trợ học sinh hệ thống vốn từ vựng có trong mỗi Unit, tra cứu cách phát âm, dấu trọng âm và nghĩa của chúng. Các em có thể khai thác phần này để học từ vựng hoặc soạn từ vựng của bài mới. Về số lượng bài học trong mỗi Unit và mục tiêu của mỗi bài: Mỗi Unit sẽ được học trong 7 tiết. Cụ thể như sau: Lesson 1: Getting started (Introducing the topic, vocabulary, pronunciation, grammar of the whole unit) Lesson 2: A closer look 1 (Vocabulary and Pronunciation) Lesson 3: A closer look 2 (Grammar) Lesson 4: Communication (Everyday English and Apply English) Lesson 5: Skill 1 (Reading and Speaking skill) Lesson 6: Skill 2 (Listening and Writing skill) Lesson 7: Looking back and Project (Exercises for review the whole unit and Project) Ngoài sách học sinh tập 1 và tập 2, bộ sách còn kèm theo sách bài tập tập 1 và tập 2 để học sinh tự rèn luyện thêm ở nhà. Các bài tập được chia theo từng unit cụ thể. Giáo viên nên yêu cầu học sinh làm thêm bài tập trong sách bài tập và kiểm tra vở bài tập vào giờ kiểm tra miệng. + Về từ điển Tiếng Anh: Trong tiết Getting Started hoặc A closer look 1, giáo viên có thể đem theo một số cuốn từ điển lên lớp, đưa ra từ mới và sau đó chia nhóm để các em tự tìm hiểu nghĩa và cách phát âm. Nhóm nào tìm kiếm nhanh hơn và chính xác sẽ được khen thưởng. Trong quá trình tìm kiếm, nhóm nào gặp khó khăn hoặc chưa biết cách tìm kiếm đúng đắn thì giáo viên sẽ đến và hỗ trợ hướng dẫn các em. Với cách làm này, dần dà các em sẽ quen sử dụng từ điển và hứng thú học từ vựng hơn. Thông qua từ điển, học sinh có thể biết được từ mình muốn tìm được viết như thế nào, phát âm ra sao, nghĩa là gì, được sử dụng trong ngữ cảnh, tình huống nào, các ví dụ cụ thể... Ngoài ra, các em còn có thể biết được các từ đồng nghĩa hoặc trái nghĩa với từ cần tra thông qua từ điển đồng nghĩa và từ điển trái nghĩa mà không cần hỏi thầy cô. Đây là tài liệu hỗ trợ không thể thiếu trong quá trình các em tự học Tiếng Anh. Giáo viên giới thiệu cho học sinh một số loại từ điển Tiếng Anh thông dụng như từ điển Anh-Anh-Việt, từ điển Anh-Việt, từ điển Việt-Anh, từ điển đồng nghĩa ( Dictionary of Symnonyms), từ điển trái nghĩa (Dictionary of Antonyms) Tùy thuộc vào mục đích tra cứu mà các em lựa chọn sử dụng loại từ điển phù hợp. Sau đó giới thiệu với học sinh các từ viết tắt có trong từ điển ví dụ như n là danh từ, v là động từ, adj là tính từ,Quy tắc tra từ: Tra cứu theo thứ tự Alpha B (A,B,C,D,E,F,.). Một khi biết cách sử dụng và khai thác những tài liệu này, các em sẽ chủ động hơn trong việc tự soạn từ vựng của bài mới trước khi đến lớp và tự tích luỹ vốn từ vựng cho bản thân. Nếu học sinh có điện thoại, giáo viên nên hướng dẫn thêm cho các em cách tra cứu từ điển trên các trang từ điển online như Cambridge Dictionary, Oxford Dictionary, Tratu.soha.vn, Tratu.coviet.vn,hoặc tải những ứng dụng từ điển từ CH play hay Appstore trên điện thoại như Tflat, Prodict,Những từ điển này có kèm theo âm thanh và hình ảnh nên thật sự tiện lợi và hữu ích cho việc tự học Tiếng Anh. - Phân tích sự khác nhau về cách thức học môn Tiếng Anh ở bậc Tiểu Học và ở bậc THCS cho học sinh nắm: Giáo viên cần nêu rõ những điểm khác nhau cơ bản trong chương trình Tiếng Anh Tiểu Học với chương trình Tiếng Anh THCS về số lượng tiết học, nội dung chương trình, lượng kiến thức, các yêu cầu cần đạt, các dạng bài kiểm tra, cách đánh giá .để học sinh nắm rõ và xây dựng chiến lược học tập phù hợp. Chương trình Tiếng Anh ở bậc THCS có nhiều điểm khác biệt hơn so với chương trình Tiếng Anh Tiểu Học. Nó đòi hỏi học sinh phải đạt được các yêu cầu về năng lực giao tiếp đồng đều ở cả 4 kỹ năng (Nghe, Nói, Đọc, Viết) và kiến thức ngôn ngữ (Ngữ âm, từ vựng, ngữ pháp); đồng thời phát triển năng lực tư duy và nâng cao sự hiểu biết của học sinh về văn hoá, xã hội của các quốc gia trên thế giới cũng như hiểu biết sâu hơn về văn hoá, xã hội của dân tộc mình. Nội dung kiểm tra và dạng bài trong các bài kiểm tra trong chương trình Tiếng Anh lớp 6 cũng rất khác. Đòi hỏi học sinh cần có nhiều kiến thức tổng hợp, có khả năng nhận biết, thông hiểu, có tư duy phân tích vận dụng kiến thức đã học để xử lý đa dạng bài tập. Bên cạnh đó, hình thức kiểm tra không chỉ gói gọn trong các bài viết mà còn được đánh giá thường xuyên thông qua các hình thức khác như kiểm tra miệng, sản phẩm, dự án, phần trình bày... Để đáp ứng yêu cầu học tập của bộ môn Tiếng Anh bậc THCS, chỉ kiến thức trên lớp là chưa đủ, các em cần tự học, tự rèn luyện thêm để trau dồi kiến thức và cải thiện kỹ năng ngôn ngữ của mình. Ngoài ra, cách thức ghi chép trong quá trình học trên lớp cũng khác hơn nhiều so với bậc Tiểu Học. Nếu ở bậc Tiểu Học, các em có thể nhìn theo nội dung bài học giáo viên đã viết cụ thể trên bảng để ghi vào vở như phương pháp dạy học truyền thống, thì lên bậc THCS các em phải tự chọn lọc kiến thức thông qua lời giảng hoặc kết luận của giáo viên hoặc tự tìm hiểu thêm để khắc sâu hơn kiến thức. Vì theo phương pháp mới, giáo viên chỉ đóng vai trò hướng dẫn và tổ chức hoạt động, còn việc chủ động chiếm lĩnh tri thức là nhiệm vụ của học sinh. Vậy nên, các em cần thay đổi chiến lược học tập môn Tiếng Anh của mình theo hướng tự học, tự rèn luyện. - Dạy học sinh hệ thống phiên âm Tiếng Anh và cách ghép vần Tiếng Anh: Về cách thức: Giáo viên lồng ghép dạy hệ thống phiên âm Tiếng Anh cho học sinh vào tiết Introduction đầu tiên của chương trình Tiếng Anh 6 hoặc dạy vào các tiết phụ đạo, bồi dưỡng. Về phương pháp: Đầu tiên, giáo viên cần giới thiệu cho học sinh biết IPA và phiên âm là gì. Phiên âm tiếng Anh là những kí tự Latin được ghép vào với nhau để tạo thành từ. Tiếng Anh không được đọc bằng mặt chữ mà đọc bằng phiên âm. Nhìn vào phiên âm của một từ, các em có thể phát âm từ đó chính xác. Cách đọc phiên âm tiếng Anh khá giống với âm tiếng Việt, ngoại trừ một vài âm không có trong bảng phiên âm tiếng Việt (æ, ʃ, tʃ, dʒ). IPA là viết tắt của International Phonetic Alphabet (Bảng kí hiệu ngữ âm quốc tế). Sau đó, giáo viên giới thiệu cụ thể hơn về từng loại âm: Hệ thống phiên âm Tiếng Anh gồm 20 nguyên âm và 24 phụ âm. Nguyên âm được chia thành 2 loại là nguyên âm đơn và nguyên âm đôi. Nguyên âm đơn lại được chia thành nguyên âm dài và nguyên âm ngắn. Giáo viên nên giới thiệu các cặp âm tương tự nhau hoặc theo một logic nào đó thì học sinh sẽ dễ nhớ và dễ phân biệt hơn. *Ví dụ 1: Khi giới thiệu nguyên âm đơn, giáo viên nên giới thiệu theo từng cặp âm có phát âm gần tương tự, chẳng hạn /i:/ và /i/, /ɔ:/ và /ɔ/, *Ví dụ 2: Khi giới thiệu nguyên âm đôi, giáo viên nên giới thiệu theo logic âm kết thúc, chẳng hạn /ei/, /ɑi/, /ɔi/ kết thúc với âm /i/; /iə/, /ʊə/, /eə/ kết thúc với âm /ə/, Phụ âm gồm có 8 phụ âm hữu thanh, 8 phụ âm vô thanh và một số âm khác. Giáo viên nên hướng dẫn các em phân biệt các âm có hình thức hoặc phát âm gần tương tự nhau (chẳng hạn các âm /s/, /ʃ/ và /tʃ/). Đồng thời, giới thiệu cả mặt âm và mặt chữ của chúng (ví dụ: âm /ʃ/ là phiên âm của chữ “sh”, âm /θ/ và /ð/ là phiên âm của chữ “th”, âm /tʃ/ là phiên âm của chữ “ch”,...). Về quy tắc ghép vần: Đầu tiên, ta đếm số nguyên âm để biết từ đó có bao nhiêu âm tiết. Một từ có bao nhiêu nguyên âm thì sẽ có bấy nhiêu âm tiết. *Ví dụ: + Từ có 1 âm tiết: Cat /kæt/ + Từ có 2 âm tiết: Summer /ˈsʌmɚ(r)/ + Từ có 3 âm tiết: Victory /ˈvɪktɚri/ + Từ có 4 âm tiết: Environment /inˈvairənmənt/ Tiếp theo, ta ghép phụ âm với nguyên âm sao cho mỗi âm tiết phát ra phải có một nguyên âm và ghép vần tương tự như Tiếng Việt. Dấu trọng âm nằm trước âm tiết nào thì ta đọc nhấn mạnh âm tiết đó hơn so với các âm tiết khác. Trong phiên âm có bao nhiêu âm ta phải phát âm tất cả, đặc biệt là các âm cuối như /t/, /d/, /s/, /k/,Vì nó sẽ giúp người nghe phân biệt được các âm gần giống nhau. Ví dụ: bye /bai/ và bike /baik/ Giáo viên nên ghép vần mẫu một vài từ để học sinh quan sát rồi sau đó viết thêm những từ bất kỳ khác lên bảng kèm theo phiên âm của chúng và yêu cầu học sinh thử ghép vần và phát âm. Có thể yêu cầu các học sinh khác nhận xét đúng/sai và giáo viên kết luận. Chú ý khi dạy phần này, giáo viên không nên đi quá sâu vào chuyên môn vì sẽ rất phức tạp khiến học sinh khó tiếp thu. Chỉ cần học sinh nhận biết được các âm, phát âm đúng các âm và ghép vần được một từ bất kỳ là đã tốt rồi. Sau khi đã dạy hệ thống phiên âm và cách ghép vần cho học sinh, giáo viên có thể áp dụng tổ chức các hoạt động tìm hiểu từ mới cho học sinh trong tiết Getting started hoặc củng cố lại các âm có trong phần Pronunciation của tiết A closer look 1. Giáo viên cũng có thể yêu cầu học sinh áp dụng kiến thức này để sử dụng từ điển soạn từ vựng cho bài mới và làm bài tập tìm từ có phần gạch chân phát âm khác so với các từ còn lại. Sau khi đã quen rồi thì các em sẽ có thể tự học ngữ âm và từ vựng mà không cần nhiều đến sự trợ giúp của giáo viên. - Kích thích năng lực tự học Tiếng Anh của học sinh thông qua việc chuyển giao nhiệm vụ, theo dõi và đánh giá quá trình thực hiện nhiệm vụ: Trong tiết “Introduction” đầu tiên của chương trình Tiếng Anh lớp 6, giáo viên cần nêu rõ những nhiệm vụ học tập mà học sinh phải thường xuyên thực hiện như: Học bài cũ (từ vựng, ngữ âm, ngữ pháp, mẫu câu giao tiếp); bị bài mới trước khi đến lớp; Thực hành theo cặp, nhóm trong giờ học Tiếng Anh; Chuẩn bị dự án nhóm (Project) cho tiết Looking back & Project cuối mỗi Unit. Điều này giúp học sinh xác định rõ những nhiệm vụ học tập mà các em phải thực hiện thường xuyên và mục đích của việc thực hiện những nhiệm vụ đó. Cụ thể là học bài cũ để giáo viên kiểm tra lấy điểm miệng; Thực hành cặp/nhóm để rèn luyện kỹ năng giao tiếp và để đánh giá năng lực học tập cũng như thái độ học tập của các em trong quá trình học; Thực hiện dự án nhóm nhằm rèn luyện kỹ năng làm việc nhóm của học sinh, phát hiện những nhân tố có năng lực để bồi dưỡng và lấy điểm kiểm tra thường xuyên. Khuyến khích các em vào phòng học liệu Anh Ngữ tìm kiếm tài liệu tham khảo. Sau khi giao bất kỳ nhiệm vụ học tập nào dù là học bài cũ, làm bài tập về nhà hay là soạn từ vựng cho bài mới, giáo viên đều phải theo dõi, kiểm tra và đánh giá chất lượng thực hiện của học sinh theo chiều hướng khuyến khích, động viên, khích lệ tinh thần tự học hỏi và rèn luyện tuỳ theo khả năng tiếp thu của các em. 1.4. Khả năng áp dụng của sáng kiến: - Sáng kiến mà tôi đưa ra đã được áp dụng thử nghiệm từ đầu năm học đến nay (thời gian từ ngày 06/9/2021 đến 25/3/2022) cho đối tượng học sinh lớp 6 và đã cho thấy nhiều triển vọng. - Điều kiện để áp dụng sáng kiến đơn giản nên sáng kiến có thể phù hợp với bất kỳ trường THCS nào đang có thực trạng tương tự. - Đặc biệt, nếu áp dụng tại các trường có số lượng học sinh lớp 6 vừa phải, nhiều học sinh có khả năng tiếp thu tốt thì hiệu quả mà sáng kiến này đem lại chắc chắn sẽ cao hơn nữa. - Sáng kiến thể hiện tư duy đổi mới, phù hợp với phương pháp giảng dạy theo hướng phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động của người học và tổ chức các hoạt động học tập lấy học sinh làm trung tâm như giai đoạn hiện nay. - Nếu được áp dụng rộng rãi, sáng kiến có thể đem lại nhiều lợi ích thiết thực cho học sinh và nhà trường. 1.5. Các điều kiện cần thiết để áp dụng sáng kiến: Để sáng kiến trên có thể áp dụng và đem lại hiệu quả cao, cần thực hiện đồng bộ các điều kiện sau: - Đối với nhà trường: Cần thiết phải có một phòng học liệu Anh Ngữ với đầy đủ các trang thiết bị, đồ dùng học tập và sách tham khảo bổ trợ cho môn Tiếng Anh như từ điển, truyện song ngữ, sách ngữ pháp, giấy A0 hoặc rôki, bút lông Đây là điều kiện tiên quyết nếu muốn áp dụng thành công đề tài này bởi vì phòng học liệu là nơi phục vụ cho công tác tự học, nghiên cứu tài liệu và thực hiện dự án của học sinh. - Đối với giáo viên: Giáo viên thực hiện cần nhiệt tình, kiên nhẫn, hiểu rõ về đối tượng học sinh của trường mình, có năng lực chuyên môn đảm bảo và đã được tập huấn chương trình sách giáo khoa Tiếng Anh 6 Global Succcess. - Đối với học sinh: Nhận thức đúng đắn về vai trò và tầm quan trọng của việc tự học Tiếng Anh; Chăm chỉ, có tinh thần cầu tiến và hợp tác. 1.6. Hiệu quả sáng kiến mang lại: - Đa số học sinh đã có khả năng tự học, biết cách tự tìm kiếm thông tin và nghiên cứu tư liệu để thực hiện dự án (project), làm bài tập về nhà và soạn bài mới. - Học sinh có thể sử dụng từ điển Tiếng Anh để học từ vựng và tự nhìn phiên âm phát âm đúng rất nhiều từ mới trong từ điển mà không cần phải hỏi giáo viên. - Học sinh có tư duy phản biện, có thể phát hiện lỗi sai trong phát âm của bạn. - Chủ động hơn trong giờ học và giơ tay phát biểu xây dựng bài thường xuyên hơn. - Vốn kiến thức ngôn ngữ của các em tăng lên đáng kể; kỹ năng phát âm cũng được cải thiện dần. - Chất lượng các bài kiểm tra cũng tốt hơn. SAU ĐÂY LÀ BẢN SO SÁNH KẾT QUẢ TRƯỚC VÀ SAU KHI ÁP DỤNG SÁNG KIẾN *Kết quả khảo sát đầu năm: Môn Lớp TSHS Tốt Khá Đạt Chưa đạt TS TL% TS TL% TS TL% TS TL% Anh 6 6/1 44 1 2,3 % 4 9,1 % 6 13,6 % 33 75 % 6/2 43 3 7 % 5 11,6 % 8 18,6 % 27 62,8 % TC 87 4 34,8 % 9 10,3 % 14 16,1 % 60 69 % Lớp TSHS Biết sd từ điển Chưa biết sd từ điển Biết soạn bài mới Chưa biết soạn bài TS TL% TS TL% TS TL% TS TL% 6/1 44 1 2,3 % 43 97,7 % 3 6,8 % 41 93,2 % 6/2 43 3 7 % 40 93 % 5 11,6 % 38 88,4 % Tổng 87 4 4,6 % 83 95,4 % 8 9,2 % 79 90,8 % *Kết quả sau khi áp dụng sáng kiến: THỐNG KÊ HỌC KỲ 1 LỚP 6/1 Số học sinh đạt Tốt 0 - 0% Số lượng - Tỉ lệ (%) Khá 1 - 2,27% Đạt 32 - 72,73% Chưa Đạt 11 - 25% THỐNG KÊ HỌC KỲ 1 LỚP 6/2 Số học sinh đạt Tốt 0 - 0% Số lượng - Tỉ lệ (%) Khá 5 - 11,63% Đạt 29 - 67,44% Chưa Đạt 9 - 20,93% Lớp TSHS Biết sd từ điển Chưa biết sd từ điển Biết soạn bài mới Chưa biết soạn bài TS TL% TS TL% TS TL% TS TL% 6/1 44 37 84,1 % 7 15,9 % 36 81,8 % 8 18,2 % 6/2 43 39 90,7 % 4 9,3 % 38 97,4 % 5 11,6 % Tổng 87 76 87,4 % 11 12,6 % 74 85,1 % 13 14,9 % 2. Những thông tin cần được bảo mật: Không có 3. Danh sách những thành viên đã tham gia áp dụng thử: Không có 4. Hồ sơ kèm theo: - Bản tổng hợp kết quả khảo sát về thực trạng học Tiếng Anh được thực hiện trong năm học 2020-2021 - Mẫu phiếu khảo sát - Hình ảnh minh hoạ hỗ trợ sáng kiến
File đính kèm:
skkn_mot_so_kinh_nghiem_nham_nang_cao_nang_luc_tu_hoc_mon_ti.docx