SKKN Một số kĩ năng giúp học sinh đơn giản hóa bài đọc hiểu trong đề thi THPT Quốc gia môn Tiếng Anh
Tiếng Anh là rất cần thiết với cuộc sống và công việc hàng ngày của bao nhiêu người, tuy nhiên cách học và tiếp cận nó như thế nào một cách hiệu quả thì không phải ai cũng chọn được một phương pháp hiệu quả cho riêng mình. Để đi sâu vào cách học tiếng Anh như thế nào cho hiểu quả là một vấn đề khá rộng và khó nói chi tiết cụ thể được vì mỗi đối tượng học tiếng Anh với mục đích riêng của từng giai đoạn thì lại phải có phương pháp cho từng đối tượng đó. Ví dụ, với đối tượng học tiếng Anh với mục đích giao tiếp phục vụ cho công việc thì ta cần chú trọng vào phát triển kĩ năng thực hành như nghe và nói, còn với đối tượng học tiếng Anh với mục đích thi cử thì người dạy lại phải tập trung nhiều hơn dạy kĩ năng làm bài kết hợp nhiều kĩ năng mang tính hàn lâm hơn như đọc, viết và bổ sung ngữ pháp. Là một giáo viên trong môi trường giáo dục với đối tượng là học sinh THPT và cụ thể hơn là đối tượng học sinh ôn thi THPT Quốc Gia để chuẩn bị bước vào cuộc thi đầy cam go và khốc liệt ở Việt Nam thì có thể nói trách nhiệm và vai trò của người thầy lại càng quan trọng. Người dạy phải tìm ra một phương pháp hiệu quả để hướng đẫn học viên của mình làm bài đạt kết quả cao nhất.
Với cấu trúc đề thi môn tiếng Anh trong đề thi THPT quốc gia 50 câu trắc nghiệm với thời lượng làm bài 60 phút trong đó bao gồm 15 câu hỏi đọc hiểu, còn lại là các dạng bài tập khác thì phần đọc hiểu chiếm một vị trí khá quan trọng trong cấu trúc của đề thi này. Hiểu được vai trò của nó trong mức độ thành công của một bài thi THPTQG, hơn ai hết giáo viên phải là người hướng dẫn và định hướng để các em có thể làm bài thi hiệu quả hơn. Nhận thấy rõ được một mảng kiến thức đọc là một kĩ năng quan trọng trong đề thi THPTQG, tôi đã rất băn khoăn làm sao có thể tìm ra một phương pháp giúp các em có thể luyện tập kĩ năng đọc một cách hiệu quả chính vì thế tôi đã chọn đề tài “Một số kĩ năng giúp học sinh đơn giản hóa bài đọc hiểu trong đề thi THPT Quốc Gia môn tiếng Anh”.
Tóm tắt nội dung tài liệu: SKKN Một số kĩ năng giúp học sinh đơn giản hóa bài đọc hiểu trong đề thi THPT Quốc gia môn Tiếng Anh

e city’s everyday life should not miss Portobello Market, which is the most visited market in London. Question 31: (Dạng 6):Đáp án D: Dẫn chứng: “This vibrant market has been featured in a number of films, documentaries and best-selling books” Question 32 (Dạng 8): Đáp án C: Dẫn chứng: “It seems that both buyers and seller look forward to the weekends when they can meet and escape the city’s fast pace at Portobello Market.” Question 33 (Dạng 5):Đáp án C: Dẫn chứng: “Visitors may feel overwhelmed as there are over 1000 booths” Question 34 (Dạng 7): Đáp án C: Từ savour (v) = enjoy (v): tận hưởng Passage 11: (Trích đề thi tham khảo Kỳ thi THPT Quốc Gia năm 2019) Cambridge University is considering axing compulsory written exams, allowing students to use laptops or iPads instead, after tutors complained that students' handwriting is becoming illegible. Academics say the move, which would bring an end to over 800 years of tradition, has come about because students rely too heavily on laptops in lectures, and are losing the ability to write by hand. Dr Sarah Pearsall, a senior lecturer at Cambridge University, said handwriting is becoming a ''lost art'' among the current generation of students. She added, ''It's increasingly hard for our examiners to read students' scripts. Those with illegible writing are forced to come back to their college during the summer holidays to read their answers aloud in the presence of two university administrators. It's extraordinarily commendable that the University is considering reforms to its examination practices.'' Sir Anthony Seldon, Vice-Chancellor of the University of Buckingham, said it is inevitable that universities will move to computers as handwriting deteriorates in the coming years. ''We have to accept the reality. Handwriting has now become an optional, not a necessary, part of education. There simply isn't the same time in the curriculum for learning elegant, beautiful handwriting. Life is so quick now. Everybody writes as if they were a doctor writing a prescription,'' he said. ''Handwriting is not necessary for great thought, great English, or great intelligence. Some of our finest wordsmiths today write using laptops, and we have to fight to preserve what is really important, such as the use of great English or great sentence structures.'' Others, however, were not very positive about the move. Tracey Trussell, a handwriting expert, urged Cambridge to ensure that students continue to write by hand. She said, ''It's vital that people continue to write by hand. Writing by hand improves memory and equates to a higher rate of comprehension and information retention.'' There is also concern that schools could follow Cambridge's example by moving away from handwriting. Dr Jane Medwell, Associate Professor of Education at the University of Nottingham, is concerned that scrapping handwritten exams in universities could prompt ''downward curriculum pressure'' on primary and secondary schools to follow suit. (Adapted from telegraph. co. uk) Question 35: Which of the following best serves as the title for the passage? A. Cambridge University in an Attempt to Improve Students' Handwriting B. Cambridge University Pondering Changes to its Exam Practices C. Cambridge University Attacked again for Abolishing Written Exams D. Cambridge University to Replace Written with Oral Exams Question 36: According to paragraph 1, Cambridge University has a long-standing tradition of A. offering academic tutorials B. organising handwritten exams C. relying heavily on technology D. training students in legible handwriting Question 37: The word ''Those'' in paragraph 2 refers to______. A. examiners B. students C. scripts D. administrators Question 38: The word "deteriorates'' in paragraph 3 mostly means______. A. remains unchanged B. becomes more important C. improves gradually D. gets worse and worse Question 39: It can be inferred from what Sir Anthony Seldon said in paragraph 3 that _____ . A. schools in the country used to have more time for handwriting practice B. schools in the country have failed to preserve the beauty of English C. people's handwriting generally reflects their intelligence and linguistic competence D. the majority of doctors these days no longer write prescriptions by hand Question 40: The word ''scrapping'' in paragraph 4 is closest in meaning to_____. A. reconsidering B. eliminating C. introducing D. discouraging Question 41: As mentioned in paragraph 4, writing by hand can_____. A. enhance the ability to remember information B. guarantee desirable academic performance C. facilitate the process of information exchange D. relieve students of unnecessary pressure Question 42: Which of the following statements is TRUE according to the passage? A. Cambridge University’s move away from handwriting has already set an unprecedented example for other schools to follow. B. Sarah Pearsall acknowledged handwriting as an art form to be preserved among the current generation of students at Cambridge University. C. Sir Anthony Seldon claimed that learning to use great English was more important than learning to write by hand beautifully. D. Most of the tutors at Cambridge are skeptical of the university's decision regarding handwritten exams. ANSWER: Question 35: (Dạng 1) Đáp án B: Với câu hỏi này ta có thể tìm thấy đáp án ở ngay câu đầu tiên của đoạn mở đầu. Cụ thể là: “Cambridge University is axing compulsory writeen exams, alowwing students to use laptops or iPad.” Question 36 (Dạng 5): Đáp án B: Dẫn chứng: “Academics say the move, which would bring an end to over 800 years of tradition, has come about because students rely heavily on laptops in lectures, and are losing the ability to write by hand.” Question 37 (Dạng 8):Đáp án B: Dẫn chứng: “It’s increasingly hard for our examiners to read students’ scripts. Those with illegible writing are forced to come back to their college during the summer holidays and read their answers aloud in the presence of two university administrators.” Question 38 (Dạng 7): Đáp án D: Từ “deteriorates” gần nghĩa nhất với: Gets worse and worse: ngày càng tồi tệ Question 39 (Dạng 4): Đáp án A: Dẫn chứng: “Handwriting has now become an optional, not a necessary, part of education.” Question 40 (Dạng 7): Đáp án B: “Scrapping” ở đoạn 4 gần nghĩa nhất với: Eliminating (v): loại bỏ Question 41 (Dạng 5): Đáp án A: Dẫn chứng: “Writing by hand improves memory and equates to a higher rate of comprehension and information retention.” Question 42 (Dạng 5): Đáp án C: Dẫn chứng: “Handwriting is not necessary for great thought, great English, or intelligence. Some of our wordsmiths today write using laptops, and we have to fight to preserve what is really important, such as the use of great English or great sen PHẦN III: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ I. KẾT LUẬN Giống như các vấn đề về ngữ pháp, từ vựng và các kĩ năng ngôn ngữ khác (Nói, Nghe, Viết), Đọc là một bộ phận không thể thiếu được trong quá trình dạy, học và sử dụng ngôn ngữ. Trong quá trình học đọc, học sinh được rèn luyện viết thông qua các bài tập đọc đi từ một bài đọc hiểu ngắn, từ vựng theo chủ để dễ hiểu, cho đến những bài đọc hiểu có độ dài tương đối, vốn từ vựng phong phú hơn, để học sinh làm quen dần dần, sau đó tự tìm ra các đọc nhanh nhất, cách làm các dạng câu đọc hiểu hiệu quả nhất. Có rất nhiều thủ thuật để tiến hành trong dạy kĩ năng Đọc, nhiệm vụ của người giáo viên là tuỳ thuộc vào trình độ cụ thể của học sinh, biết vận dụng một cách linh hoạt các thủ thuật khác nhau để đạt được mục đích cuối cùng là giúp học sinh tích hợp những kiến thức đã học vào kĩ năng đọc một cách hiệu quả nhất. Trên cơ sở xác định cơ sở lí luận và phân tích những thuận lợi, khó khăn của GV và HS trong quá trình dạy kĩ năng Đọc trong môn Tiếng Anh, tôi đã áp dụng linh hoạt các phương pháp và thủ thuật nhằm giúp học sinh nâng cao kĩ năng đọc nói riêng và nâng cao chất lượng môn Tiếng Anh nói chung. Qua quá trình thực nghiệm ở lớp 12D6 trường THPT Nguyễn Viết Xuân tôi thấy học sinh – mặc dù là học sinh lớp có điểm TB đầu vào thấp nhưng các em đều đã có sự tiến bộ, cơ bản phân loại được các dạng câu hỏi cũng như các kĩ thuật đọc. Các giờ học diễn ra nhẹ nhàng, tự nhiên, các em tham gia vào các hoạt động một cách hào hứng, tự nhiên đảm bảo việc thực hiện theo đúng tinh thần thay sách, đổi mới phương pháp dạy học và đáp ứng theo yêu cầu thi THPT Quốc Gia. Với tinh thần cần mẫn nghiên cứu, đúc rút kinh nghiệm, khiêm tốn học hỏi từ đồng nghiệp, tôi đã tiến hành nghiên cứu và áp dụng đề tài: “Một số kĩ năng giúp học sinh đơn giản hóa bài đọc hiểu trong đề thi THPT Quốc Gia” khi dạy kĩ năng đọc hiểu cho học sinh lớp 12D6 trường THPT Nguyễn Viết Xuân và bước đầu đã đạt được những hiệu quả nhất định trong giờ dạy. II. KHUYẾN NGHỊ 1. Đối với Sở GD&ĐT và Cơ quan quản lí các cấp: - Nhân rộng mô hình các trường điển hình tiên tiến, đặc biệt là việc đưa giáo viên nước ngoài về giảng dạy tại các trường THPT để nâng cao khả năng giao tiếp cũng như rèn các kĩ năng thực hành tiếng cho học sinh. - Đầu tư các trang thiết bị thiết yếu phục vụ cho dạy và học trên các lớp học như hệ thống máy tính, máy chiếu, các thiết bị âm thanh và các phần mềm hỗ trợ học tập. 2. Đối với nhà trường, tổ chuyên môn: - Nâng cao hơn nữa chất lượng các buổi sinh hoạt chuyên môn, tập trung thảo luận, trao đổi về các chuyên đề giảng dạy, đổi mới phương pháp, cách thức tổ chức một giờ dạy, một nội dung giảng dạy cụ thể để mọi thành viên trong tổ có thể chia sẻ, học hỏi kinh nghiệm từ đồng nghiệp. - Về khả năng áp dụng của sáng kiến: Áp dụng cho dạy và học môn tiếng Anh cấp THPT nói chung và ôn thi THPT Quốc Gia nói riêng. 8. Những thông tin cần được bảo mật (nếu có): 9. Các điều kiện cần thiết để áp dụng sáng kiến: Phương pháp dạy hợp lý, thiết bị dạy học phù hợp giúp học sinh hứng thú học tập và luyện tập thường xuyên. Giáo viên tích cực nghiên cứu, đổi mới phương pháp, cách thức dạy học 10. Đánh giá lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được do áp dụng sáng kiến theo ý kiến của tác giả và theo ý kiến của tổ chức, cá nhân đã tham gia áp dụng sáng kiến lần đầu, kể cả áp dụng thử (nếu có) theo các nội dung sau: 10.1. Đánh giá lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được do áp dụng sáng kiến theo ý kiến của tác giả: Sau một thời gian áp dụng đề tài vào giải bài tập và luyện các đề thi đọc hiểu cho học sinh, tôi đã ghi được những kết quả đáng ghi nhận. + Đa số các em ghi nhớ được các dạng câu hỏi trong đề thi đọc hiểu và dễ dàng vận dụng các qui tắc vào làm bài tập. Các em đã nâng cao được vốn từ, cấu trúc câu và kĩ năng làm việc theo nhóm từ đó các em yêu thích bộ môn Tiếng Anh hơn và kết quả học tập được cải thiện. Tỉ lệ học sinh khá, giỏi tăng lên và tỉ lệ học sinh yếu giảm đi rõ rệt. + Từ những kết luận trên cho ta thấy để học sinh làm tốt được bài tập đọc hiểu thì đòi hỏi sự cố gắng, nỗ lực của cả giáo viên và học sinh. Giáo viên phải luôn tìm tòi, học hỏi, trau rồi vốn kiến thức của mình để giúp học sinh luyện tập và tìm ra cho mình phương pháp học tập tốt nhất, phù hợp với bản thân các em. Từ đó các em sẽ ham học và thích học để nâng cao kiến thức cho bản thân. Nhìn chung bài đọc hiểu là một dạng bài tập khó trong cấu trúc đề thi THPT QG, để làm tốt được bài tập này cần một quá trình luyện tập. Với kinh nghiệm bản thân tôi thấy: + Một trong những kĩ năng không thể thiếu khi chúng ta làm bài thi là phân chia thời gian hợp lý. Với cấu trúc bài đọc bao gồm 7- 8 câu hỏi thì người học nên chỉ dành lượng thời gian khoảng 8-10 phút. Khi mới luyện kĩ năng này ở nhà có thể dành nhiều thời gian hơn do chúng ta vừa làm vừa tra từ điển nhưng dần dần sẽ nhanh hơn và không cần đến từ điển nữa. 10.2. Đánh giá lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được do áp dụng sáng kiến theo ý kiến của tổ chức, cá nhân 10.2.1. Kết quả kiểm tra trước khi thực hiện chuyên đề Bảng 1 - Kết quả kiểm tra trước khi áp dụng chuyên đề LỚP Sĩ số Khá/giỏi (%) TB (%) Yếu (%) TS % TS % TS % 12D6 37 3 8.1 16 43.2 18 48.6 10.2.2. Kết quả kiểm tra sau khi thực hiện đề tài Giai đoạn 1: Bài tập vận dụng * Sau khi tiến hành dạy cho học sinh luyện tập trả lời theo từng dạng câu hỏi, tôi cho học sinh làm bài kiểm tra và đã thu được kết quả sau: Bảng 2 - Kết quả thu được sau khi nghiên cứu giai đoạn 1 LỚP Sĩ số Khá/giỏi (%) TB (%) Yếu (%) TS % TS % TS % 12D6 37 5 13.5 20 54 12 32.4 * Sau giai đoạn này học sinh đã có hứng thú với dạng bài đọc hiểu. Học sinh đã làm bài tập nhanh hơn, có tiến bộ trong khả năng tư duy. Cụ thể sau khi học sinh làm bài kiểm tra đọc hiểu kết quả của các em đã tăng lên rõ rệt. Số học sinh khá, giỏi tăng, số học sinh TB và số học sinh yếu giảm. Giai đoạn 2: Bài tập củng cố Sau một thời gian tổ chức hướng dẫn và giảng dạy cho học sinh, tôi thấy kết quả học tập của học sinh tiến bộ rõ rệt. Vì vậy tôi thực hiện giai đoạn thực nghiệm cuối cùng bằng phương pháp Làm bài tập củng cố. * Mục đích: Giúp học sinh nhớ các qui tắc đã được học và có khả năng sử dụng chúng một cách linh hoạt trong từng câu cụ thể. * Cách tiến hành: Giáo viên đưa ra các dạng bài tập bài tập trắc nghiệm Bảng 3 - Kết quả thu được sau khi nghiên cứu giai đoạn 2 LỚP Sĩ số Khá/giỏi (%) TB (%) Yếu (%) TS % TS % TS % 12D6 37 7 18.9 22 59.5 8 21.6 Như đã trình bày ở trên, tuy học sinh lớp12D6 là lớp có học lực thấp hơn trong khối, nhưng sau khi được hướng dẫn phân tích các dạng câu hỏi bài đọc hiểu và cách làm từng dạng câu hỏi một cách kỹ càng, điểm số của các em cũng tăng lên đáng kể. Những học sinh yếu nhất trong lớp cũng đã có thể phân loại và nhận dạng được các câu hỏi và có thể trả lời được các câu hỏi tương đối đạt yêu cầu. Có thể thấy rằng học sinh rất hứng thú và hoàn thành yêu cầu bài học tốt hơn khi được áp dụng đề tài này. 11. Danh sách những tổ chức/cá nhân đã tham gia áp dụng thử hoặc áp dụng sáng kiến lần đầu (nếu có): Số TT Tên tổ chức/cá nhân Địa chỉ Phạm vi/Lĩnh vực áp dụng sáng kiến 1 Trường THPT Nguyễn Viết Xuân Xã Đại Đồng – huyện Vĩnh Tường- tỉnh Vĩnh Phúc Phương pháp giảng dạy Vĩnh Tường, ngày 31 tháng 01 năm 2019 Thủ trưởng đơn vị Vĩnh Tường, ngày 31 tháng 01 năm 2019 Chủ tịch hội đồng Sáng kiến cấp cơ sở Vĩnh Tường, ngày 28 tháng 01 năm 2019 Tác giả sáng kiến Lê Quang Tuấn TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Lưu Hoằng Trí. (2011). Tổng ôn tập các đề tài Tiếng Anh. NXB Đại Học Quốc Gia Hà Nội. 2. Hoàng Thị Lệ M.A, (2005). Bộ đề tuyển sinh Đại Học Cao Đẳng , NXB Đại Học Quốc Gia Hà Nội. 3. Vĩnh Bá, (2010). Câu hỏi trắc nghiệm đề tài Kĩ năng đọc hiểu, NXB Đại Học Quốc Gia. 4. Phạm Thị Thủy Hương, (2015). Bộ đề ôn luyện Kỳ thi THPT Quốc Gia môn Tiếng Anh 5. Đề thi kỳ thi THPT Quốc gia năm 2018 môn tiếng Anh, Bộ GD&ĐT 6. Đề thi tham khảo kỳ thi THPT Quốc gia năm 2019 môn tiếng Anh, Bộ GD&ĐT 7. Richie Hahn, (2011) TOEFL Reading IBT, Kyohaksa press 8. Deborah Phillips, (2000) Long Man preparation course for the Toefl test – The paper test 9. Peterson (2000) TOEFL Success 10. 11.
File đính kèm:
skkn_mot_so_ki_nang_giup_hoc_sinh_don_gian_hoa_bai_doc_hieu.doc
1.Bìa SKKN 2019.doc
2.Mục lục.docx
4.Mau 1.1_ Don de nghi cong nhan sang kien cap co so.doc