SKKN Một số hình thức dẫn dắt học sinh vào bài học mới môn Tiếng Anh Lớp 3 Trường TH & THCS Kim Đồng
Như chúng ta đã biết, Tiếng Anh là ngôn ngữ thứ 2 sau tiếng mẹ đẻ và được sử dụng nhiều nhất trên thế giới, cũng bởi lẽ đó mà hệ thống giáo dục Việt Nam đã được đưa môn Tiếng Anh vào sử dụng từ lớp 1 ở hầu hết các trường ở tỉnh Quảng Nam nói chung và huyện Phước Sơn nói riêng. Đối với Việt Nam, một nước đang đứng trước thời đại phát triển, mở rộng ra với cánh cửa toàn cầu hoá, vì thế việc học Tiếng Anh là vô cùng quan trọng. Với các em học sinh, những thế hệ tương lai của đất nước, việc học Tiếng Anh lại càng trở nên cần thiết hơn bao giờ hết.
Đối với giáo viên nói chung và giáo viên tiểu học nói riêng, việc dạy học không đơn giản là chỉ đem kiến thức sẵn có đến cho học trò, mà đó còn là việc tìm và khơi dậy trong lòng học trò những khả năng tìm ẩn vốn có trong mỗi học sinh, đúng như lời của Galile vẫn nói: “Chúng ta không thể dạy bảo ai bất cứ điều gì, chúng ta chỉ có thể giúp họ phát hiện ra những gì còn tìm ẩn trong họ”. Sẽ chẳng có ai tự nhiên trở nên tài giỏi nếu mỗi người không biết khai thác chính khả năng tiềm ẩn của mình hoặc nhờ một động lực nào đó thúc đẩy khả năng tiềm ẩn đó bùng phát.
Việc đổi mới phương pháp dạy học, cách thức tổ chức lớp học để nâng cao chất lượng dạy và học là cần thiết. Uyliam BatơDit từng nói: Nhà giáo không phải là người nhồi nhét kiến thức, mà là công việc của người khơi dậy ngọn lửa tâm hồn”. Người giáo viên phải biết sử dụng các phương pháp và hình thức dạy học phù hợp, phát huy được năng lực sở trường của học sinh, nâng cao chất lượng và hiệu quả giáo dục, việc tạo hứng thú vào mỗi tiết học là con đường dẫn dắt học sinh nắm nội dung bài một cách rõ ràng và hiệu quả nhất.
Tóm tắt nội dung tài liệu: SKKN Một số hình thức dẫn dắt học sinh vào bài học mới môn Tiếng Anh Lớp 3 Trường TH & THCS Kim Đồng

+ Gv hỏi nghĩa và dùng hình ảnh mà Gv chụp lại trong bài hát để cho Hs dễ dàng biết nghĩa. + Hs: Những từ lặp lại và có trong bài hát: toys, ball, train, plane, ship, car, boat, bike, robot. + Gv: What does it means? + Hs: Thông qua hình ảnh và trả lời câu hỏi một cách dễ dàng. + Gv: Vậy thì ở nhà các em đã có đồ chơi chưa? Và có những đồ chơi gì? Tiết hôm nay cô và các em sẽ vào bài mới để hỏi thử bạn mình đã có đồ chơi chưa và có những đồ chơi gì? Unit 15: Do you have any toys? (lesson 1) * Hiệu quả mang lại khi sử dụng bài hát để dẫn dắt vào bài mới: - Hỗ trợ phát âm. - Lời bài hát giúp phát triển kỹ năng đọc hiểu ngôn ngữ. - Âm nhạc bằng Tiếng anh cải thiện vốn từ vựng. - Làm quen các kiểu câu lạ. - Tăng cường khả năng giao tiếp. - Tăng sự hứng thú khi học Tiếng anh. 1.1.4. Nối các từ với bức tranh để giới thiệu bài mới và từ vựng: *Mục đích: Hình ảnh bao giờ cũng có cách thể hiện khiến cho việc tiếp thu từ vựng một cách dễ dàng và đạt hiệu quả cao nhất. Việc học từ vựng qua hình ảnh sẽ giúp phát triển trí tưởng tượng, phản ánh văn hóa hay truyền cảm hứng cho một ai đó. Đối với việc sử dụng nối từ với bức tranh để giới thiệu bài mới và từ vựng giúp cho HS có cảm hứng ngay từ khi bức tranh và các từ được đính lên bảng. Điều này sẽ gây sự hứng thú và tò mò với các em. Giúp các em hăng say và nhớ từ vựng một cách nhanh nhất. *Cách thức thực hiện: + Một số lưu ý khi sử dụng bức tranh: - Bức tranh phải rõ ràng, dễ nhận biết. - Nội dung phải phù hợp với chủ đề bài học. - Từ vựng đơn giản và liên quan đến nội dung cần hướng đến. + Tiến trình thực hiệnbức tranh: - GV chuẩn bị một số bức tranh và bộ từ vựng tương ứng, liên quan đến bài học mới. - GV đính những bức tranh lên bảng trước, yêu cầu HS quan sát, sau đó đính từ vựng lên sau. Lưu ý không đính bức tranh và từ vựng tương ứng với nhau. - Yêu cầu HS lên nối bức tranh cho tương ứng. - Sau đó dựa vào từ vựng và bức tranh này, GV dẫn vào bài mới. - Chú ý: Tranh và từ vựng này GV đính ở góc bên phải của bảng, để sau khi vào bài mới, giới thiệu từ vựng, dạy bài mới nó sẽ không bị choáng chỗ. Bên cạnh đó, HS có thể xem lại những tranh đã nối có chính xác hay không. Cách sử dụng cách nối từ và bức tranh này cho thấy rằng đa số HS phát biểu bài sôi nỗi, hứng thú khi vào bài học mới. Các em nhớ từ vựng nhanh và vui tươi, phấn khởi hơn. Tăng cường vốn tư vựng ở mỗi em HS một cách hiệu quả. *Hiệu quả của bức tranh: - Giúp bài học trở nên sinh động - Giúp học sinh hứng thú với bài mới - Giúp học sinh nhớ từ vựng ngay tại lớp học. 1.1.5. Sử dụng trò chơi để thu hút học sinh vào bài mới: *Mục đích: Trò chơi là một phần không thể thiếu trong quá trình dạy và học môn Tiếng Anh, nó giúp cho việc tiếp thu kiến thức trở nên vui vẻ, hứng khởi và sáng tạo. Khi tham gia trò chơi, họ sinh không cảm thấy việc học là khó khăn hay cứng nhắc, nó yêu cầu các em phải nhanh nhẹn và chủ động. *Cách thức thực hiện: + Nguyên tắc thiết kế trò chơi: - Trò chơi mang ý nghĩa giáo dục. - Trò chơi phải phù hợp với tâm lý, trình độ học sinh, phù hợp với thời gian và điều kiện cơ sở vật chất của trường. - Hình thức trò chơi phải, phong phú, đa dạng, và được chuẩn bị chu đáo. - Trò chơi phải gây được hứng thú và niềm say mê học tập đối với học sinh. *Cấu trúc của trò chơi học tập: + Tên trò chơi. + Mục đích của trò chơi. Nêu rõ mục đích nhằm ôn luyện, củng cố kiến thức, kỹ năng nào. Mục đích của trò chơi sẽ quy định hành động chơi được thiết kế trong trò chơi. + Đồ dùng trò chơi: Mô tả đồ dùng trò chơi dược sử dụng trong trò chơi học tập. + Luật chơi: Nên nêu luật chơi, chỉ rõ quy tắc của hành động chơi được quy định đối với người chơi, quy định thắng thua của trò chơi. + Số lượng người chơi: Cần chỉ rõ số lượng người tham gia trong mỗi trò chơi + Cách chơi: Nêu rõ ràng, cụ thể và đơn giản của mỗi trò chơi. *Cách tổ chức trò chơi: - Thời gian tiến hành trò chơi : Thường từ 5 - 7 phút. - Cách thức chơi: Đầu tiên là giới thiệu trò chơi: Nêu tên trò chơi, hướng dẫn cách chơi bằng vừa mô tả, vừa thực hành và nêu rõ quy định chơi. - Chơi thử nhằm hướng dẫn và nhấn mạnh luật chơi. - Tiến hành chơi thật: Học sinh tham gia chơi và giáo viên làm trọng tài. - Nhận xét kết quả chơi, thái độ của người tham dự, giáo viên có thể nêu thêm những tri thức được học tập qua trò chơi và những sai lầm cần phải tránh. - Kết thúc trò chơi: Thưởng phạt phân minh, đúng luật chơi sao cho người chơi chấp nhận thoải mái và tự giác làm trò chơi thêm hấp dẫn, kích thích học tập của học sinh. Phạt những học sinh phạm luật chơi bằng những hình thức đơn giản mà vui như vỗ tay, nhảy lò cò, hát một bài, hay chào các bạn thắng cuộc... * Gợi ý một số trò chơi dẫn dắt HS vào bài học mới: Brainstorm: Brainstorm thường được sử dụng để huy động kiến thức các kỹ năng nghe, nói, đọc, viết và dẫn dắt học sinh vào bài học mới. Ví dụ để dẫn dắt vào Unit 15: Do you have any toys? (Lesson 1) toys HS tìm cá nhân những từ liên quan đến chủ đề trên và viết vào brainstorm của mình. (Bằng Tiếng Việt, GV khuyến khích HS viết bằng Tiếng Anh nếu biết)GV kiểm tra kết quả, ai viết từ 3 từ trở lên sẽ nộp vở lên bảng GV kiểm tra. HS nào đúng 3 từ sẽ được nhận 1 sticker từ GV, nếu 6 từ sẽ được nhận 2 sticker. Sau đó GV dẫn vào bài mới Unit 15. + Slap the board: Slap the board thường được sử dụng để ôn lại kiến thức cũ, ở đây, GV sử dụng trò chơi này để củng cố từ vựng tiết trước và có liên quan đến từ vựng ở bài học mới. Ví dụ: Ở Unit 15: Do you have any toys ( lesson 2) GV vẽ một số hình tròn, tam giác, hình vuông, hình chữ nhật, hình thoi. Và viết những từ vựng ở tiết 1 vào những hình này, sau đó chia lớp làm 2 nhóm lên bảng. GV đọc từ nào thì HS sẽ đập nhanh vào bảng từ đó. GV sẽ nhắc lại những từ này và nhắc cho HS biết la những từ này có liên quan đến bài mới sẽ học trong hôm nay. Sau đó GV dẫn vào bài mới Unit 15(lesson 2) + Crossword: Sau khi kết thúc Unit 15, qua Unit 16, GV chuẩn bị ô chữ tương ứng với đáp án của trò chơi, gợi ý bằng câu hỏi hoặc tranh ảnh để giúp HS tìm ra đáp án nhanh và đúng nhất để cho HS chơi trò chơi, mục đích ôn lại từ vựng và lấy từ chìa khóa để dẫn vào Unit 16: Do you have any pets? Trong những đáp án đó, sẽ có từ chìa khóa theo ô ngang, dọc hoặc chéo, nếu HS trả lời đúng đáp án theo gợi ý sẽ cộng 1 điểm, nếu học sinh tìm ra từ chìa khóa sẽ được cộng 2 điểm. Crossword được sử dụng ở phần này mục đích nhằm để củng cố từ vựng ở tiết trước và tìm ra từ chìa khóa là tiêu đề cho tiết học này. Trò chơi này làm thay đổi hình thức học tập ở học sinh, giúp học sinh có ý thức học từ vựng ở nhà một cách tự giác và tích cực, bên cạnh đó giúp học sinh hứng thú. Đây là cách đi vào bài học mới một cách tự nhiên và hiệu quả, học sinh có khả năng hệ thống hóa lại các từ vựng mà đã được học trước đó. 1.2 Phân tích tình trạng của giải pháp đã biết: Việc học Tiếng Anh của các trường Tiểu học nói chung và trường Tiểu học nơi tôi công tác nói riêng có nhiều vấn đề đáng quan tâm. Ngoài những mặt thuận lợi là được sự quan tâm giú đỡ của các cấp lãnh đạo, các ngành, đặc biệt là trường đã tạo mọi điều kiện về cơ sở vật chất, trang bị tương đối đầy đủ thiết bị đảm bảo cho việc dạy và học. Tuy nhiên vẫn còn nhiều mặt khó khăn đó là: đa số HS tại trường TH & THCS Kim Đồng là người dân tộc thiểu số ( Gié-triêng). Các em còn bỡ ngỡ, rụt rè chưa tự tin trong giao tiếp. Chưa thật sự tập trng rong giờ học. Các em chưa có tinh thần tự giác trong học từ vựng và mẫu câu. Phụ huynh đa số là làm nông thường không có thời gian để đôn đốc các em học bài cũ, chuẩn bị bài mới. Hơn nữa, môn Tiếng anh là môn đặc thù, nên không được sự kèm cặp, hỗ trợ tư phía gia đình. Nhưng chương trình Giáo dục phổ thông 2018 định hướng theo đường hướng giao tiếp, vì thế sự mạnh dạn trong giao tiếp, tự tin và vận dụng tốt các kỹ năng Nghe, nói, đọc, viết là một lợi thế cao. Bên cạnh đó, một số GV còn lúng túng, chưa có những phương pháp để thu hút, lôi cuốn HS trong tiết dạy của mình để đạt hiệu quả nhất định. Sáng kiến “ Một số hình thức dẫn dắt hóc sinh vào bài học mới môn Tiếng anh lớp 3 Trường TH & THCS Kim Đồng” là sáng kiến có tính sáng tạo và hiệu quả cao. Bằng cách đưa ra những biện pháp cụ thể, chi tiết để giải quyết các vấn đề còn tồn tại và chưa được khắc phục bằng cách tạo hứng thú, cảm giác thoải mái, không khí sôi nỗi, sự tương tác tốt đặc biệt là tinh thần tự giác, tự tin khi giao tiếp với bạn bè và thầy cô bằng một số hình thức dẫn dắt HS. 1.3. Nội dung đã cải tiến, sáng tạo để khắc phục những nhược điểm hiện tại: Sáng kiến “ Một số hình thức dẫn dắt hóc sinh vào bài học mới môn Tiếng anh lớp 3 Trường TH & THCS Kim Đồng” đã có những cải tiến và sáng tạo nhất định, cụ thể như sau: 1.3.1. Giải pháp 1: Sử dụng những đoạn phim ngắn, phim hoạt hình hoặc đoạn hội thoại liên quan đến bài học. Đây là giải pháp có tính cải tiến và sáng tạo nhất định. Trên cơ sở nắm bắt được tình hình HS, tâm lý và lứa tuổi. Thích được xem phim giải trí nhiều hơn là nhìn vào những con chữ khô khan, khó hiểu. Mặc khác, GV đã vận dụng tất cả những trang thiết bị có sẵn trong phòng học để ứng dụng công nghệ thông tin một cách hợp lý. 1.3.2. Giải pháp 2: Sử dụng bức tranh để gợi mở từ vựng và mẫu câu. Giải pháp này có tính cải tiến mới, sáng tạo bằng cách đưa hình ảnh vào để gợi mở, dẫn dắt HS đưa ra những từ vựng và mẫu câu để đi vào bài mới một cách tự nhiên và hiệu quả. Giúp HS khơi dậy tính tư duy và sáng tạo, óc quan sát để trả lời câu hỏi trọn vẹn. Trong quá trình vận dụng giải pháp này, GV không ngừng tìm tòi những bức tranh đẹp, gần gũi với HS và bài học, tạo ra những bộ dụng cụ học tập sáng tạo phù hợp với bài dạy. 1.3.3. Giải pháp 3: Sử dụng bài hát để giới thiệu bài mới, từ vựng. Đây chính là giải pháp được cải tiến và sáng tạo được thể hiện rõ nhất. Tôi nhận thấy tâm lý ở lứa tuổi này hầu hết các em đều rất thích ca hát, Đặc biệt khi các em nghe và hát được một bài hát bằng ngôn ngữ Tiếng Anh thì không chỉ mang lại niềm hứng khởi trong học tập mà kiến thức ngôn ngữ còn được khắc sâu mãi mãi trong trí não của các em. Vì thế, khả năng nhớ từ vựng và mẫu câu tại lớp cũng đạt hiệu quả cao. 1.3.4. Giải pháp 4: Nối các từ với bức tranh để giới thiệu bài mới và từ vựng. Giải pháp này đã có sự cải tiến và sáng tạo bằng cách tạo cho HS sự tò mò, lôi cuốn trước khi vào bài mới. Thu hút mọi đối tượng HS, giúp HS có sự tập trung cao độ khi GV dùng giải pháp này để dẫn các em vào bài mới. Sự tương tác giữa HS và GV đạt hiệu quả cao. Giải pháp 5: Sử dụng trò chơi để thu hút học sinh vào bài mới. Đây là giải pháp cải tiến bằng cách GV linh hoạt vận dụng các trò chơi phù hợp với mỗi bài mới. Ở giai đoạn này, HS thích chơi hơn là học, vừa học vừa chơi tạo cảm giác thoải mái vừa khắc sâu kiến thức để vào bài mới. Trò chơi là giúp HS không chỉ gải tỏa những căng thẳng trong học tập mà còn là cơ hội để giúp HS có thể nhớ bài nhanh hơn. Với những trò chơi thú vị trước khi vào bài mới này, HS sẽ luôn tìm thấy niềm vui và cảm hứng khi vào bài học mới. 1.4. Khả năng áp dụng của sáng kiến: Tiếng Anh lớp 3 là môn bắt buộc trong chương trình GDPT mới. Song các hình thức dẫn dắt nhằm tạo không khí sôi nỗi trong lớp là do GV tự suy nghĩ, thiết kế và linh hoạt sử dụng ở mỗi Unit và mỗi Lesson. Vì thế, muốn học sinh có tinh thần tự giác, chủ động, tự tin giao tiếp, khắc sâu kiến thức trong bài học thì: - GV cần thiết kế những hoạt động phù hợp với bài học. - Lựa chọn những hoạt động đơn giản, thoải mái, phù hợp với lứa tuổi của HS lớp 3. Các hoạt động dẫn dắt học sinh ở trên phù hợp với tất cả các em học sinh lớp 3 trên địa bàn huyện Phước Sơn nói riêng và tỉnh Quảng Nam nói chung, và có thể áp dụng đối với các đối tượng HS lớp 4,5 bởi các hoạt động đơn giản, nhẹ nhàng, phù hợp với hầu hết các đối tượng học sinh. 1.5. Các điều kiện cần thiết để áp dụng sáng kiến: 1.5.1. Đối với nhà trường: Cần quan tâm tạo điều kiện về cơ sở vật chất để đảm bảo đầy đủ các trang thiết bị để thực hiên theo Chương trình Giáo dục phổ thông 2018. Có phòng học bộ môn riêng để HS thoải mái hòa mình vào ngôn ngữ qua các trò chơi hoặc giao tiếp với bạn bè và thầy cô, làm việc nhóm, cặp mà không sợ ảnh hưởng đến lớp khác. 1.5.2. Đối với GV Tiếng Anh: Cần có những bài giảng linh hoạt, sáng tạo, phù hợp với bài dạy và tâm lý lứa tuổi của HS lớp 3. Chuẩn bị những đồ dùng dạy học khoa học, cần thiết và thường xuyên cho tiết dạy. GV luôn tạo phong trào thi đua giữa nhóm này với nhóm kia, cặp HS này với cặp HS kia, em này với em kia để các em có động lực phấn đấu trong học tập. Tạo môi trường học tập thoải mái, nhẹ nhàng, động viên, khen ngợi các em kịp thời. 1.5.3. Đối với GV chủ nhiệm: Cần phối hợp với GV bộ môn, phụ huynh HS để nhắc nhở, đôn đốc các em học bài cũ, chuẩn bị bài mới trước khi đến lớp. Nhắc nhở các em chuẩn bị đầy đủ dụng cụ học tập cần thiết cho môn học. 1.5.4. Đối với phụ huynh HS: Chuẩn bị đầy đủ các dụng cụ học tập, đồ dùng cần thiết cho môn học, nhắc nhở, đôn đốc các em học bài và chuẩn bị bài. Nhắc nhở các em đi học đều và đúng giờ. 1.5.5. Đối với học sinh: Cần có thái độ học tập đúng đắn và sự hợp tác của HS với GV. 1.6. Hiệu quả sáng kiến mang lại: Sau một thời gian áp dụng đề tài này vào dạy học, tôi thấy HS đạt được kết quả rất khả quan. - Hầu hết các em thích giờ học Tiếng Anh, có thể sử dụng nhưng mẫu câu đã học để trò chuyện cùng các bạn trong lớp, có hứng thú tham gia các hoạt động của môn học. Sự tự tin trong giao tiếp cũng được cải thiện rất nhiều. - Từ sự chậm chạp, e dè, nhiều em không tập trung ở đầu năm học. Nay các em đã mạnh dạn phát biểu bài trước lớp trong mỗi giờ học Tiếng Anh. - Học sinh được chuyển sang thực hành rất sinh động, giờ học sôi nổi, không khí học tập không còn buồn tẻ như trước kia. Học sinh hào hứng trong học tập và kiến thức được khắc sâu hơn. Kết quả học tập đến giữa HKII cũng đạt kết quả cao. Qua một thời gian áp dụng các biện pháp dẫn dắt học sinh vào bài học mới, nhìn chung các em có sự tiến bộ rõ nét, các em rất thích khi được học môn này, giờ học tiếng Anh không còn cảm giác sợ sệt, căng thẳng, mà thay vào đó là cảm giác thích thú, phấn khởi. Qua khảo sát thực tế ở giữa học kỳ 2 năm học 2021 – 2022 ở các em học sinh khối 3 cho thấy một kết quả khả quan so với đầu năm học. Tổng số HS khối lớp 3: 43 HS Tổng số HS rất thích bộ môn TA: 30, tỉ lệ: 69,8% Tổng số HS thích bộ môn TA: 13, tỉ lệ: 30,2% Và không có HS không thích môn TA. *Biểu đồ so sánh tỉ lệ học sinh rất thích, thích và không thích trước và sau khi áp dụng đề tài SKKN 2. Những thông tin cần được bảo mật (nếu có) - Không 3. Danh sách những người đã tham gia áp dụng thử hoặc áp dụng sáng kiến lần đầu (nếu có) - Không 4. Hồ sơ kèm theo ( Bản mô tả nội dung sáng kiến có thể minh họa bằng các bản vẽ, thiết kế, sơ đồ, ảnh chụp mẫu sản phẩm...) Hình ảnh minh họa ở phần 1.1.1. HS thích thú khi xem đoạn phim Hình ảnh minh họa ở phần 1.1.2. HS phát biểu sôi nỗi. Hình ảnh minh họa ở phần 1.1.2. HS hòa mình trong giai điệu bài hát. Hình ảnh minh họa ở phần 1.1.4. HS lên đoán và nối từ tương ứng với tranh
File đính kèm:
skkn_mot_so_hinh_thuc_dan_dat_hoc_sinh_vao_bai_hoc_moi_mon_t.docx