SKKN Một số giải pháp tăng hứng thú cho học sinh khi học trực tuyến môn Tiếng Anh ở bậc tiểu học
Như chúng ta đã biết ngoại ngữ rất quan trọng đối với chúng ta trong thời đại công nghiệp hóa- hiện đại hóa đặc biệt là trong thời kỳ hội nhập. Nó được ví như chiếc chìa khóa giúp chúng ta mở mang tầm nhìn và có thể đi khắp mọi nơi trên thế giới, vươn tới mọi lĩnh vực trong cuộc sống mà ngôn ngữ chung cho toàn thế giới là tiếng Anh. Đất nước ta ngày càng phát triển đòi hỏi chúng ta phải nhanh chóng bắt kịp với những thay đổi những xu hướng chung của thời đại công nghệ thông tin.
Đảng và Nhà nước đã xác định rõ ý nghĩa và tầm quan trọng của tin học và Công nghệ thông tin, truyền thông cũng như những yêu cầu đẩy mạnh của ứng dụng Công nghệ thông tin, đào tạo nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu Công nghiệp hóa, hiện đại hóa, mở cửa và hội nhập, hướng tới nền kinh tế tri thức của nước ta nói riêng - thế giới nói chung. Cùng với tình hình dịch bệnh COVID diễn biến phức tạp học sinh không thể đến trường như trước đây để cùng chung tay đẩy lùi dịch bệnh nhưng không dừng việc học tập bản thân tôi cũng nhận thức được trách nhiệm của mình. Nếu cứ dừng việc học tập trên lớp các em sẽ khó có thể theo kịp chương trình khi quay trở lại học. Do vậy năm học này tôi mạnh dạn đề xuất một số giải pháp giúp học sinh chủ động và hứng thú trong giờ học trực tuyến môn tiếng Anh. Với mong muốn giúp các em có những tiết học trực tuyến nhẹ nhàng, không đè nặng áp lực, tiết học cuấn hút gây được hứng thú học sinh học tập, dễ tiếp thu kiến thức. Chính vì những lí do nêu trên tôi lựa chọn đề tài: “Một số giải pháp tăng hứng thú cho học sinh trong giờ học trực tuyến môn tiếng Anh bậc Tiểu học .”
Tóm tắt nội dung tài liệu: SKKN Một số giải pháp tăng hứng thú cho học sinh khi học trực tuyến môn Tiếng Anh ở bậc tiểu học

u kiến thức nhẹ nhàng, tạo hứng thú học tập. - Kích thích sự tìm tòi, tạo cơ hội để học sinh tự thể hiện mình. - Thông qua trò chơi, học sinh vận dụng kiến thức năng nổ, hoạt bát, kích thích trí tưởng tượng, trí nhớ. Từ đó phát triển tư duy mềm dẻo, học tập cách xử lý thông minh trong những tình huống phức tạp, tăng cường khả năng vận dụng trong cuộc sống. e. Giải pháp 5: Chủ động đánh giá quá trình học tập của học sinh, động viên khích lệ kịp thời. + Có chế độ thi đua khen thưởng: Tôi thường tặng sao cho các con ngay khi trả lời đúng, có cố gắng, có tiến bộ. Quy định đủ 10 sao thì đổi quà. Qùa cô ghi sổ và sẽ gửi lại các con khi quay lại trường. Cuối buổi học, luôn cho học sinh bình chọn 3 bạn tích cực nhất và tặng. Đã bao giờ bạn nhận được một là thư khen của hiệu trưởng hay của các cấp quản lý của mình? Cảm xúc của bạn lúc đó thế nào? Chắc chắn là rất vui và hạnh phúc phải không? Hãy làm điều đó cho học sinh của mình. Nếu một học sinh có tiến bộ vượt bậc hoặc học sinh có những đóng góp nổi bật, hãy viết một bức thư tay hoặc gửi email đến phụ huynh và khen thưởng học sinh đó. Điều này còn có giá trị hơn cả những món quá, chắc chắn nó sẽ làm học sinh cảm thấy hạnh phúc và bất ngờ. Bằng cách này, bạn cũng sẽ đưa phụ huynh tham gia vào các hoạt động của lớp học. + Có chế độ lớp trưởng. Bạn được nhiều sao nhất, tích cực nhất của buổi học trước sẽ được làm lớp trưởng của buổi học hôm sau. Lớp trưởng được những quyền gì. Lớp trưởng được điều hành các bạn luyện nói ở một phần nào đó trong buổi học. Học sinh hoàn toàn làm được dù là còn yếu. Làm đơn giản thôi. Lớp trưởng được tặng sao cho một bạn bất kì trong buổi học. Học sinh rất thích. + Cố gắng gọi được khá nhiều học sinh. Nhiều bạn không thích học vì cô không gọi. Cho nên tôi cố gắng gọi các em hoạt động theo cặp, chia phòng để các em thấy tập trung, hứng thú và thấy được trách nhiệm của mình tcaanf làm trong bài học. + Khi luyện đọc, cho 1 bạn đọc nhưng cả lớp đều phải chỉ tay vào màn hình và đọc theo. Cô giáo nhắc tên nếu có bạn không đọc. Có thể cho đọc đồng thanh nhưng chọn chế độ tắt mic cả lớp và không cho bật loa mic. Không gây tiếng ồn mà học sinh cả lớp đều được đọc và phải đọc. + Có thư khen cuối tuần đăng lên nhóm lớp có dán ảnh các con. Thiết kế thư khen con tiến bộ, con đọc tốt, con viết đẹp.dán ảnh các con vào gửi nhóm lớp. Phụ huynh cho con xem. Cuối tuần đưa vào slide choc cả lớp xem, kích thích thi đua. + Chia nhóm luyện nói. Mở cài đặt web zoom chọn chế độ mở breackout. Sẽ xuất hiện biểu tượng 4 ô vuông. Khi cần chia nhóm luyện nói tôi ấn vào biểu tượng. Có thẻ chia bất kì theo ý. Có thể vào từng nhóm xem thảo luận. + Quay video nội dung trọng tâm bài học thời lượng chỉ 5 – 10 phút đăng kênh you tube. Ngày nào tôi cũng đăng video dạy viết. Gửi lên nhóm lớp cho HS xem lại nếu sau bài học vẫn chưa nắm chắc kiến thức. Điều này, GV có thể sử dụng luôn tính năng quay video có sẵn trong powerpoint là được. Các buổi học trực tuyến, tôi đã linh hoạt công tác đánh giá học sinh theo phương pháp tự học, giải quyết vấn đề, vận dụng kiến thức để tham gia các hoạt động trò chơi qua các ứng dụng phần mềm Bước đầu, những đổi mới này đã đem lại hiệu quả, đồng thời giúp học sinh thích thú, khám phá, nghiên cứu và tìm hiểu các vấn đề, kiến thức trước khi tham gia lớp học. Đánh giá kết quả học tập của học sinh không chỉ có giáo viên là người “ Cầm cân nảy mực” mà nên cho học sinh tham gia vào việc đánh giá kết quả học tập của bạn cũng như của bản thân mình. Ví dụ: + Khi học sinh hoàn thành tốt bài tập, tôi nhận xét như sau: “You are a genius!” + Khi học sinh hoàn thành bài tập nhưng trình bày chưa đẹp tôi có thể nhận xét: “You’ve done a good job!” + Khi học sinh chưa hoàn thành bài tập, hoặc làm sai nhiều, có thể nhận xét: “Try again” Trong quá trình dạy, tôi luôn kiểm tra, theo dõi, giám sát tiến trình hoạt động, kết quả của các hoạt động của từng học sinh để có sự động viên khuyến khích hay giúp đỡ kịp thời. CHƯƠNG IV KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC 1. Nhận xét chung về kết quả đạt được. Sau khi thực hiện các biện pháp trên tôi nhận thấy kết quả học tập của các em có tiến bộ rõ rệt, hầu hết các em học tập trong sự hứng khởi, rất hào hứng mỗi khi đến tiết học trực tuyến. Tất cả học sinh lớp tôi đều thực hiện việc học tập đều đặn đúng giờ và nghiêm túc. Không có học sinh trốn học trực tuyến hay gặp khúc mắc gì về phương tiện học tập. Phụ huynh thì quan tâm đến việc học tập của các em. Phối hợp chặt chẽ với tôi để cùng thực hiện một mục tiêu chung là giáo dục các em học tập lĩnh hội tri thức tiến bộ. Rèn các phẩm chất đạo đức tốt, rèn nền nếp học tập phát huy sự chủ động trong học tập. Có thể nói mặc dù học trực tuyến online nhưng chất lượng giảng dạy tốt, học sinh hứng thú mỗi khi vào học và cuối cùng là kết quả khảo sát cao. Kết quả cụ thể như sau: - Thái độ tham gia giờ học của lớp 3A: Lớp SS Rất hứng thú Hứng thú Bình thường Không hứng thú SL % SL % SL % SL % 3A 35 12 34,28 18 51,42 5 14,28 0 0 - Chất lượng khảo sát của lớp 3A: Lớp SS Điểm 10 Điểm 9 Điểm 8 Điểm 7 Điểm 6 Điểm 5 Dưới 5 SL % SL % SL % SL % SL % SL % SL % 3A 35 6 17,14 10 28,6 10 28,6 7 20 2 5,71 0 0 0 0 2. Những bài học kinh nghiệm Sau khi nghiên cứu và áp dụng đề tài vào thực tế tôi đã rút ra một số kinh nghiệm như sau: - Để tạo cho học sinh chủ động, sáng tạo trong học tập và sẵn sàng tâm lí cho bài học mới là điều rất khó khăn và cần sự tỉ mỉ, quan tâm của giáo viên đối với học sinh. - Giáo viên cần dành nhiều thời gian đầu tư nghiên cứu soạn giảng để soạn ra các hình thức và thủ thuật khởi động bài học thật phù hợp với từng nội dung bài học, thích hợp với kĩ năng của từng tiết học yêu cầu. - Hình thức khởi động bài học cần chú ý tạo không khí thoải mái cho học sinh hoạt động tích cực. Các thủ thuật nên thể hiện dưới dạng trò chơi (games) mang tính thi đua tập thể để học sinh phấn đấu thi đua với các bạn và cảm thấy phấn khởi tích cực hoạt động để dành được phần thắng. - Giáo viên nên có biểu hiện khen ngợi thành tích của các em hoặc chuẩn bị một vài món quà nhỏ tượng trưng khen thưởng khi các em có được phần thắng như: một vài viên kẹo, cây viết, cây thước, Đồng thời giáo viên cần giáo dục các em tính thi đua lành mạnh, có tinh thần cùng động viên cổ vũ bạn khi bạn đạt thành tích, tránh thi đua dân đến ganh đua, ghen ghét, đố kị nhau. - Giáo viên cần tổ chức hoạt động nghiêm túc tránh gây ồn ào, hạn chế sự phấn chấn quá mức của các em dẫn đến việc ảnh hưởng các giờ học của các lớp bên cạnh. Sự phấn chấn quá mức cũng ảnh hưởng đến việc tiếp thu bài học tiếp theo của các em. - Một số trường hợp giáo viên có thể hướng dẫn về nhà cho học sinh chuẩn bị trước để các hình thức và thủ thuật khởi động bài học được tiến hành nhanh đảm bảo thời gian. - Trong tiêt dạy giáo án điện tử cần sưu tầm nhiều tranh ảnh ngoài sách giáo khoa nhằm tạo cho học sinh nhiều hứng thú và có kiến thức rộng hơn. Nếu có thể giáo viên nên sưu tầm thêm những đoạn phim có liên quan đến nội dung bài học để trình chiếu và kết hợp với thủ thuật “chatting” để khởi động cho một số bài học. 3. Hướng phổ biến, áp dụng và nghiên cứu của đề tài. - Đây là đề tài mà tôi đã đặt nhiều tâm huyết, dành nhiều thời gian để tìm hiểu thực hiện và áp dụng vào thực tế. Chính vì vậy, ở các năm học tiếp theo tôi sẽ luôn thực hiện và áp dụng các hình thức và thủ thuật khởi động bài học mà mình đã nghiên cứu và từng tiết dạy trên lớp nhằm tạo cho học sinh chủ động, sáng tạo và yêu thích môn học hơn nữa. PHẦN THỨ BA KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 1. KẾT LUẬN: Dạy học trực tuyến là hình thức giáo dục phổ biến nhiều quốc gia. Trong bối cảnh hiện nay, dịch bệnh Covid-19 còn nhiều diễn biến phức tạp, nhiều trường học được trưng dụng cho công tác phòng, chống dịch, nhiều công trình xây dựng, sửa chữa trường lớp bị tạm ngưng, còn có một số giáo viên, học sinh là F0 đang điều trị tại nhà hoặc khu cách ly hay bệnh viện. Vấn đề quan trọng nhất hiện nay học sinh vẫn chưa được tiêm ngừa vaccine Covid-19. Chính vì thế hình thức dạy học trực tuyến là một lựa chọn phù hợp và được quan tâm nhất của đội ngũ nhà giáo ngành giáo dục. Làm thế nào để dạy học trực tuyến mang lại hiệu quả nhất đang là vấn đề khiến các nhà quản lý giáo dục, giáo viên, cha mẹ và học sinh quan tâm. Mô hình dạy học mới được áp dụng tiêu biểu là một trong những giải pháp tối ưu có khả năng đáp ứng nhu cầu cấp thiết trong học tập, giảng dạy và thuận lợi trong đào tạo nhiều cấp học và những mặt tích cực mà phương pháp này mang lại trong quá trình giảng dạy và học tập. 2. ĐỀ XUẤT, KHUYẾN NGHỊ: *Đối với nhà trường: Xây dựng hạ tầng mạng, trang thiết bị công nghệ thông tin (như máy tính, camera, máy in, máy quét), đường truyền, dịch vụ internet, tận dụng tối đa các phương tiện để hỗ trợ cho giáo viên khi dạy học trực tuyến. Bồi dưỡng đội ngũ nhân lực (cán bộ quản lý, giáo viên, giảng viên, học sinh, sinh viên) có kiến thức, kỹ năng đáp ứng yêu cầu chuyển đổi số. Trước hết là kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin, kỹ năng an toàn thông tin, kỹ năng khai thác, sử dụng hiệu quả các ứng dụng phục vụ công việc dạy - học. Hướng dẫn cụ thể về tổ chức học trực tuyến để triển khai, hướng dẫn, tập huấn cho giáo viên kỹ thuật thực hiện, xây dựng kế hoạch chi tiết theo từng bộ môn. Điều tra, khảo sát học sinh khả năng đáp ứng yêu cầu học trực tuyến về thiết bị học tập, tâm thế chuẩn bị học tập nhất là học sinh lớp 2, cần trang bị cho học sinh những kỹ thuật để duy trì sự hứng thú, sự tập trung trong học tập trực tuyến cũng như cách thức cân bằng sức khỏe tinh thần và thể chất trong bối cảnh học tập trực tuyến. *Đối với giáo viên: Giáo viên tự trang bị cho mình khả năng, kỹ năng ứng dụng công nghệ thông tin, sử dụng thành thạo các phần mềm, hệ thống dạy học trực tuyến. Ngoài ra, có thể lựa chọn một trong các hình thức như dạy thông qua trực tuyến, qua online, qua nhóm zalo, messenger, facebook, email... Ở những nơi không có điều kiện về mạng, kỹ thuật thì cần tìm giải pháp để giao bài, giao nhiệm vụ cho học sinh như soạn bài ôn tập, in và thông báo phụ huynh đến nhận. Giáo viên dành thời gian thiết lập các mối quan hệ, làm quen kết nối với học sinh và cha mẹ học sinh. Chuẩn bị các hoạt động dạy học cũng như các trò chơi, video clip với các hoạt động khởi động vui nhộn tạo bầu không khí thoải mái trong lớp học. Giáo viên luôn cài chế độ hình ảnh nổi lên màn hình chính, luôn tương tác với học sinh, ghi nhận và khen thưởng trong quá trình dạy học. Qua đó, tạo mối thân thiện giữa giáo viên và học sinh, hướng dẫn học sinh cần chậm hơn bình thường, tránh việc vô ý tạo ra áp lực thời gian cho học sinh vì nó sẽ làm triệt tiêu hứng thú học tập. *Đối với cha mẹ học sinh: Cha mẹ luôn đồng hành, làm tốt công tác tư tưởng cho các em đối với việc học trực tuyến để học sinh hiểu rõ, chuẩn bị tâm thế để tiếp cận phương pháp này nên tạo không gian yên tĩnh, cố định, sắp xếp đồ dùng học tập gọn gàng và dễ lấy khi cần. Nên loại bỏ tất cả những đồ vật gây phiền nhiễu và mất tập trung như ti vi, đồ chơi, vật nuôi, ra khỏi tầm mắt của học sinh. Điều quan trọng cha mẹ cần rèn nền nếp học tập tự lập, động viên, khen ngợi tạo sự hưng phấn trong học tập cho học sinh. Ngoài ra, cha mẹ còn phải chủ động tìm hiểu công nghệ thông tin, phương pháp sư phạm giúp các em sử dụng thành thạo, an toàn các thiết bị học trực tuyến. Thường xuyên, cập nhật kiến thức chăm sóc con cái đúng cách trong mùa dịch, tạo bầu không khí tâm lý thoải mái trong gia đình. Hướng dẫn các em hoạt động nhẹ nhàng như vệ sinh nhà cửa, chăm sóc cây cảnh, thú cưng... *Đối với học sinh: Học sinh cần chuẩn bị tâm lý, tâm thế sẵn sàng, trang phục nghiêm túc khi tham gia học trực tuyến và chuẩn bị đầy đủ dụng cụ, thiết bị học tập quan trọng nhất là điện thoại thông minh, máy vi tính, máy tính bảng, tai nghe và sách giáo khoa. Học sinh chọn cho mình góc học tập, không gian yên tĩnh thoải mái phù hợp với ngôi nhà của mình. Trong quá trình học tập cần chú ý lắng nghe, tham gia thảo luận và đóng góp tích cực vào bài họ. Để làm được như vậy học sinh cần chủ động đọc bài, soạn bài trước mỗi tiết học, buổi học. Tập thói quen lên lớp trước 10 phút để chào hỏi làm quen thầy, cô và các bạn tạo mối quan hệ thân thiện trong lớp học. Cách dạy học trực tuyến chỉ có hiệu quả nếu có sự phối hợp đồng bộ giữa nhà trường, giáo viên, học sinh và cha mẹ học sinh. Để hoạt động dạy học thực sự chất lượng, trước mắt giáo viên và học sinh phải thay đổi, thích nghi và tìm ra các cách dạy học trực tuyến hiệu quả, tối ưu nhất. Hy vọng trong tương lai, hình thức dạy học trực tuyến sẽ thực sự trở thành xu thế để thế hệ trẻ có thể tiếp cận cách học mới, giáo dục các em học sinh trở thành người công dân toàn cầu. Trên đây là những kinh nghiệm của bản thân trong quá trình dạy học mà tôi đã đúc rút. Với kinh nghiệm nhỏ này chắc chắn nó sẽ có chỗ chưa trọn vẹn, kính mong hội đồng khoa học, các đồng nghiệp góp ý để kinh nghiệm của tôi có khả năng ứng dụng một cách tốt nhất. Tôi xin chân thành cảm ơn! Tôi xin cam kết sáng kiến kinh nghiệm đảm bảo tính trung thực, không copy của các nguồn thông tin khác. XÁC NHẬN Ngày 31 tháng 03 năm 2022 CỦA THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ Người thực hiện (Ký tên, đóng dấu) Nguyễn Thị Thu Hương TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Success in English teaching – Oxford: OUP – David. P.Eric Pearse. 2. Introduction to linguistic and the English language – Nguyễn Thanh Bình 3. Một số vấn đề đổi mới phương pháp dạy học ở trường Tiểu học – Bộ GD và ĐT 4. Tài liệu bồi dưỡng thường xuyên cho giáo viên – Môn Tiếng Anh – NXB Giáo dục 5. Sách giáo khoa Tiếng Anh 3 6. Sách giáo viên Tiếng Anh 3 7. English language Teaching Methodology – Bộ GD –ĐT 2003 PHẦN PHỤ LỤC Tên đề mục Trang Phần thứ nhất: Đặt vấn đề 1 1. Lí do chọn đề tài 1 2. Mục đích nghiên cứu 1 3. Nhiệm vụ nghiên cứu 1 4. Đối tượng nghiên cứu 2 5. Phạm vi nghiên cứu 2 6. Phương pháp nghiên cứu 2 Phần thứ hai: Nội dung của đề tài 4 Chương I: Cơ sở nghiên cứu của đề tài 4 1. Quản lý đổi mới phương pháp dạy học 4 2. Phương pháp dạy học tích cực 4 3. Ý nghĩa vấn đề nghiên cứu 4 4. Cơ sở thực tiễn 4 Chương II: Thực trạng về việc dạy và học Ngoại ngữ hiện nay 5 1. Thực trạng dạy và học tiếng Anh bậc Tiểu học 5 a. Về phía giáo viên ( người dạy) 5 b. Về phía học sinh ( người học) 5 Chương III: Kinh nghiệm giảng dạy các hoạt động giúp học sinh chủ động và sáng tạo. 6 1. Công tác chuẩn bị 6 2. Các giải pháp 6 Giải pháp 1: Tạo không gian chờ thật thú vị 6 Giải pháp 2: Phần khởi động không bỏ qua 7 Giải pháp 3: Thỉnh thoảng cho học sinh được vẽ lên màn hình 8 Giải pháp 4: Tăng cường trò chơi trực tuyến tương tác. 9 Giải pháp 5: Chủ động đánh giá quá trình học tập của học sinh, động viên khích lệ kịp thời. 10 Chương IV: Kết quả đạt được 13 1. Nhận xét chung về kết quả đạt được 14 2. Những bài học kinh nghiệm 14 3. Hướng phổ biến áp dụng và nghiên cứu đề tài 15 Phần thứ ba: Kết luận và khuyến nghị 16 1. Kết luận 16 2. Đề xuất, khuyến nghị 16 2.1. Đối với nhà trường 16 2.2. Đối với giáo viên 16 2.2. Đối với cha mẹ học sinh 17 2.3. Đối với các học sinh 17
File đính kèm:
skkn_mot_so_giai_phap_tang_hung_thu_cho_hoc_sinh_khi_hoc_tru.doc