SKKN Một số giải pháp sử dụng phương pháp dạy học theo dự án trong chương trình Tiếng Anh cho học sinh Lớp 3 Trường TH & THCS Thắng Lợi
Trong thời kì đổi mới đất nước, công cuộc đổi mới phương pháp dạy học theo hướng tích cực, hoạt động của người học là nhiệm vụ, là trách nhiệm của toàn ngành, của từng nhà trường, và của mỗi giáo viên. Môn Tiếng Anh trong thời kì hội nhập và phát triển, thời kì bùng nổ của công nghệ thông tin đóng vai trò hết sức quan trọng. Tiếng Anh không đơn giản học để biết, mà thực tế nó không thể thiếu ngay trong cuộc sống sinh hoạt, học tập và công tác ngày thường. Hiện nay, giáo dục tiểu học đang thực hiện mục tiêu giáo dục toàn diện cho học sinh nhằm phát triển phẩm chất và năng lực người học nhằm đáp ứng những yêu cầu của thời đại. Trong các môn học của chương trình tiểu học môn Tiếng Anh mang một nội dung cụ thể nhằm hình thành nhân cách, phát triển trí tuệ, năng lực ngôn ngữ của học sinh một cách toàn diện và góp phần không nhỏ phát triển trí tuệ và năng lực tư duy, sự hiểu biết xã hội của học sinh. Chính vì vai trò quan trọng đó mà hiện nay chương trình tiếng Anh đã được Bộ GD& ĐT đưa vào giảng dạy bắt buộc ở bậc tiểu học từ lớp 3 với thời lượng 4 tiết trên tuần.
Trong Chương trình giáo dục phổ thông môn Tiếng Anh, phương pháp giáo dục chủ đạo là đường hướng dạy ngôn ngữ giao tiếp. Đường hướng dạy ngôn ngữ giao tiếp cho phép sử dụng nhiều phương pháp dạy học khác nhau, nhấn mạnh vào việc hình thành và phát triển năng lực giao tiếp của học sinh, vào khả năng sử dụng các quy tắc để tạo ra mẫu câu đúng và phù hợp thông qua các kỹ năng nghe, nói, đọc, viết. Đặc biệt, chương trình môn Tiếng Anh 3 chú trọng phát triển hai kĩ năng nghe – nói cho học sinh.
Một vấn đề đặt ra với người giáo viên là làm sao để học sinh ở lứa tuổi còn nhỏ có thể học ngoại ngữ một cách hiệu quả, khi lứa tuổi này có kinh nghiệm cuộc sống còn ít và hiểu biết xã hội hạn chế. Với vai trò là người dạy học, người cố vấn, người tham gia vào quá trình học tập của học sinh, giáo viên làm thế nào để giúp các em phát triển kĩ năng nghe nói hiệu quả, để một tiết học trở nên thú vị và hấp dẫn? Câu trả lời đó là người giáo viên phải tổ chức được những giờ học Tiếng Anh với nhiều hình thức, phương pháp phong phú, linh hoạt khác nhau. Một trong những phương pháp để tạo hứng thú cho trẻ và giúp trẻ học Tiếng Anh hiệu quả hơn là phương pháp: Dạy học theo dự án (Project – Based Learning). Trong dạy học tiếng Anh tiểu học, phương pháp này được đánh giá mang lại hiệu quả cao vì thông qua hoạt động dự án học sinh nắm bắt được kĩ năng ngôn ngữ và nâng cao năng lực giao tiếp, hợp tác của mình.
Tóm tắt nội dung tài liệu: SKKN Một số giải pháp sử dụng phương pháp dạy học theo dự án trong chương trình Tiếng Anh cho học sinh Lớp 3 Trường TH & THCS Thắng Lợi

ử dụng hoạt động What do I Know? Hoạt động What do I Know? là hoạt động đặt câu hỏi cho học sinh trước khi thực hiện dự án, nhằm giúp giáo viên có thể thu thập thông tin về học sinh đã nắm được nội dung kiến thức gì về dự án, từ đó tiến hành xử lí thông tin bằng cách phân hoá nhóm học sinh trong lớp, chẳng hạn như: nhóm chưa biết gì về dự án, nhóm mới biết tương đối và nhóm đã biết nhiều về dự án. Từ việc phân loại nhóm, bản thân tôi thường sẽ giúp đỡ kịp thời và có phương án hướng dẫn riêng cho nhóm chưa biết gì, đồng thời yêu cầu những bạn học sinh đã biết nhiều về dự án hỗ trợ cho các bạn mới biết tương đối. Việc thực hiện What do I Know? có nhiều cách như sau: giáo viên có thể đặt câu hỏi trực tiếp hoặc giáo viên có thể thông qua trò chơi Network game để nắm bắt từng đối tượng học sinh. colours name jobs What do I Know? age Ví dụ, Unit 4: Our bodies – Lesson 3 – Activity 6: Parts of the body khi thực hiện tại lớp 3A trong đó có 27 học sinh tôi đã tiến hành đặt câu hỏi cho học sinh để nắm xem học sinh nào đã biết vẽ một số bộ phận cơ thể, học sinh nào có thể viết bằng tiếng Anh tên các bộ phận cơ thể, hay học sinh nào đã nói được một số từ vựng về chủ đề cơ thể em từ đó đưa ra phân loại và phương án hỗ trợ kịp thời cho học sinh. 6.2. Đánh giá quá trình bằng việc sử dụng Traffic Light: Phương pháp Traffic Light là phương pháp được sử dụng sau khi giới thiệu một nội dung hay kiến thức nào đó, nhằm giúp học sinh nói ra được sau một phần hoạt động dự án mà thầy cô đã hướng dẫn cho học sinh, các em đã nắm được, hiểu được nội dung đó hay chưa. Nếu giáo viên không tiến hành kiểm tra lại thì khi bài học tiếp tục tiến về phía trước rất nhiều khả năng sẽ có học sinh bị tụt lại. Giáo viên có thể xác định học sinh nào cần hỗ trợ ngay lập tức. Đầu tiên giáo viên cần chuẩn bị những tấm thẻ với ba màu như màu đèn giao thông và ghi tóm tắt nội dung vào thẻ như học sinh đã hiểu nội dung bài (thẻ xanh), học sinh còn boăn khoăn (thẻ vàng) và học sinh chưa hiểu (thẻ đỏ), sau đó thực hiện trong quá trình dạy cực kì đơn giản như sau: Nếu học sinh nào dơ thẻ đỏ, giáo viên nên hỗ trợ học sinh đó riêng. Nếu học sinh nào dơ thẻ vàng giáo viên có thể yêu cầu những học sinh đã hiểu rồi bằng thẻ xanh hỗ trợ cho học sinh thẻ vàng đó. Và hoạt động Traffic Light này cũng giúp giáo viên phân hoá trong học tập, đảm bảo rằng cả lớp sẽ tiến bộ và nắm được kiến thức của hoạt động đó. Sau đây là một số mẫu Traffic Light mà tôi đã sử dụng trong tiết học dự án: 6.3. Đánh giá quá trình bằng việc áp dụng hoạt động Exit Ticket: Học sinh tự đánh giá bản thân thông qua Exit Ticket chủ yếu ở cuối hoạt động dự án: Các phiếu Exit ticket này, bản thân tôi thiết kế đơn giản, nhưng cụ thể và dễ hiểu, câu hỏi đánh giá mang tính chất gợi mở, khích lệ học sinh hơn là đặt nặng về vấn đề em chưa làm được gì. Bên cạnh đó giáo viên có thể sử dụng những phiếu Exit Ticket này để làm bằng chứng để giúp phụ huynh có thể nắm bắt được nội dung mà học sinh học được. Ví dụ: Unit 5: My hobbies – Lesson 3 – Activity 6. Project: A hobby show, tôi đã thiết kế mẫu phiếu tự đánh giá bằng việc sử dụng ứng dụng Canva như sau: Việc linh hoạt sử dụng các hình thức đánh giá như vậy chắc chắn sẽ giúp học sinh nhận thấy được đánh giá đúng mức. Các em nỗ lực, cố gắng của bản thân được thầy cô ghi nhận. Bên cạnh đó, những hình thức đánh giá sẽ góp phần giúp học sinh hứng thú học tập hơn. 6.4. Tổ chức trưng bày và lưu giữ sản phẩm dự án cho học sinh. Trưng bày, lưu trữ sản phẩm học sinh nhằm giúp cho học sinh có thể nhìn thấy quá trình tiến bộ học tập dự án của mình; giúp nhà trường, giáo viên có những tài liệu minh chứng hữu hiệu trong quá trình đánh giá học sinh. Đồng thời, giúp phụ huynh có thể nhìn thấy quá trình học tập dự án của con em mình tại trường từ đó quan tâm tới việc học tập môn tiếng Anh của học sinh hơn. Việc trưng bày và lưu giữ sản phẩm cho học sinh có nhiều cách: Thứ nhất, giáo viên sử dụng bảng trưng bày sản phẩm và treo những sản phẩm học sinh đã hoàn thành ngay tại lớp học. Thứ hai, giáo viên có thể yêu cầu học sinh lưu trữ sản phẩm dự án của mình dưới hình thức Portfolio (hồ sơ học tập). Hồ sơ học tập là hình thức đánh giá hiệu quả, cá nhân hoá hoạt động học, giúp học sinh tự học và phần nào tự đánh giá được tiến bộ học tập của mình. Giáo viên có thể yêu cầu học sinh lưu giữ lại các sản phẩm dự án trong một kẹp file hoặc túi clear Thứ ba, có thể sử dụng Google Sites như một công cụ để lưu trữ dự án của học sinh bằng việc tạo ra E – Portfolio ((hồ sơ học tập điện tử). Giáo viên tiến hành chụp hình hoặc quay clip và tạo E – Portfolio để lưu trữ những hình ảnh, video đó như một minh chứng hữu hiệu để đánh giá thường xuyên học sinh. Các bước để thực hiện như sau: - Bước 1: Truy cập vào tài khoản Google, chọn Google Drive, chọn tiếp Google Sites. - Bước 2: Tạo trang chủ Google Sites, đặt tên trang và có thể thay đổi hình ảnh của trang chủ. - Bước 3: Từ trang chủ tạo trang con và đặt tên cho trang con, mỗi trang con có thể là từng khối lớp. Sau đó tải hình ảnh hoặc video về từng dự án mà học sinh đã tham gia. - Bước 4: Xuất bản tên web, từ đó có thể sao chép link và gửi đến bố mẹ hoặc ban giám hiệu nhà trường. Ví dụ: Sau đây là mẫu E – Portfolio được xuất bản dưới dạng website mà tôi đã tạo: Giáo viên có thể thuận tiện gửi link đến phụ huynh hoặc nhà trường tham khảo, và phụ huynh có thể hoàn toàn truy cập và xem được những sản phẩm dự án tại lớp học con em mình và dưới đây là một số hình ảnh từ trang web: Qua sáu giải phải mà tôi đã đề cập, sau đây là tiến trình một hoạt động dự án minh hoạ mà tôi đã thể hiện trong giáo án sử dụng một số giải pháp trong số sáu giải pháp đó: Unit 7: Classroom Instructions – Lesson 3 – Activity 6: Project: Classroom Instructions PRODUCTION Activity 6. Project. 12 minutes Procedure Teaching and learning activities Classroom management Note a. Goal: To make a dice about classroom instructions, and play with the dice to read aloud classroom instructions and act out. b. Input: Some paper boxes and scissors. Some pictures in which pupils draw classroom instructions (E.g. Stand up / Sit down, please! Close / Open your book(s), please! Go to the board, please! Go there / Come here, please! Tell me / Spell your name, please! etc.) c. Step 1: Introduce the project and check the Whole class Procedure: school supplies that the teacher told the pupils to prepare in the previous lesson (scissors, boxes, pictures). Step 2: Ask pupils some questions (What Whole class do I know?) in order to check their knowledge and divide into groups. Put pupils into groups of six or ask the whole class to work together. Step 3: Tell pupils to stick the pictures on the sides of the dice. Let pupils use Traffic Light in order to check the progress of Group Work students’projects. Teacher offers support to the pupils holding red cards. Step 4: Have pupils play the game with Dice in groups. Go around the classroom Group Work to monitor and offer support. Step 5: Have some groups display their Group Work/ dice and play the game. The rest of the class give comments. Extension: If there’s enough time, Teacher can ask pupils use tablets to take photos for their friends with their products. Teacher uses the photos to upload on the E – Portfolio. Whole class d. Pupils can make a dice about classroom instructions, and play with the dice to read aloud classroom instructions and act out. Outcome: IV. HIỆU QUẢ CỦA SÁNG KIẾN Qua thời gian áp dụng “Một số giải pháp sử dụng phương pháp dạy học theo dự án trong chương trình tiếng Anh cho học sinh lớp 3 trường TH – THCS Thắng Lợi” vào thực tế giảng dạy, tôi nhận thấy việc tiến hành dạy học theo dự án hiệu quả hơn và đã phân bố thời gian cho tiết học hợp lí, linh hoạt. Giáo viên phân hoá được đối tượng học sinh đồng thời kết quả học tập của học sinh có nhiều tiến bộ đặc biệt là kĩ năng nói. Bên cạnh đó lớp học rất sôi nổi, hào hứng, các em hoàn thành tốt dự án khi được tham gia nhiều hoạt động thực tiễn và thích thú giờ học ngoại ngữ. Thông qua việc thực hiện dạy học theo dự án, học sinh được rèn luyện khả năng tự học tự chủ, năng lực giao tiếp, khả năng sáng tạo, tư duy phản biện và năng lực giải quyết vấn đề để hoàn thiện bản thân mình hơn. Ngoài ra, bằng những sản phẩm của hoạt động dự án được lưu trữ bằng nhiều hình thức khác nhau giáo viên có thể đánh giá quá trình tiến bộ của học sinh cũng như giúp phụ huynh có thể nhìn nhận quá trình học tập của con em mình. Sau đây là kết quả khảo sát học sinh khối lớp 3 trường TH – THCS Thắng Lợi sau khi áp dụng một số giải pháp sử dụng phương pháp dạy học theo dự án: a. Đánh giá thường xuyên kĩ năng nói của học sinh khi áp dụng những giải pháp dạy học theo dự án từ ngày 26/9/2022 đến ngày 30/12/2022 như sau: STT Lớp Số học sinh HS hoàn thành tốt kĩ năng nói HS hoàn thành kĩ năng nói HS chưa hoàn thành kĩ năng nói 1 3A 27 8 (29,6%) 13 (48,2%) 6 (22,2%) 2 3B 26 6 (23,1%) 14 (53,8%) 6 (23,1%) 3 Tổng khối lớp 3 53 14 (26,4%) 27 (51%) 12 (22,6%) Qua kết quả khảo sát và đối chiếu với kết quả đầu năm học, có thể thấy số học sinh chưa hoàn thành kĩ năng nói qua đánh giá thường xuyên đã giảm 20,8%. Tỉ lệ học sinh hoàn thành tốt tăng 9,4% và học sinh hoàn thành tăng 11,4%. Bản thân trong quá trình trực tiếp giảng dạy tôi nhận thấy kĩ năng nói của học sinh tiến bộ rõ ràng đồng thời hình thành các kĩ năng phản xạ tiếng Anh tự nhiên. Nhờ vậy chất lượng môn học được tăng lên rõ rệt, học sinh thích thú và đam mê môn học. b. Đánh giá thường xuyên mức độ hoàn thành dự án của học sinh khối 3 từ ngày 26/9/2022 đến ngày 30/12/2022 sau khi áp dụng những giải pháp sử dụng phương pháp dạy học theo dự án: STT Lớp Số học sinh Học sinh hoàn thành tốt dự án Học sinh hoàn thành dự án Học sinh chưa hoàn thành dự án 1 3A 27 8 (29,6%) 13 (48,2%) 6 (22,2%) 2 3B 26 7 (27%) 14 (53,8%) 5 (19,2%) 3 Tổng khối lớp 3 53 15 (28,3%) 27 (51%) 11 (20,7%) Đối chiếu với kết quả khảo sát đầu năm về mức độ hoàn thành dự án có thể thấy tỉ lệ học sinh hoàn thành tốt dự án tăng 15,1% và tỉ lệ học sinh chưa hoàn thành dự án giảm 30,3 %. I. Kết luận C. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ Qua thực tế giảng dạy tại lớp, tôi nhận thấy việc áp dụng “Một số giải pháp sử dụng phương pháp dạy học theo dự án trong chương trình tiếng Anh cho học sinh lớp 3 trường TH – THCS Thắng Lợi” đã đem lại nhiều hiệu quả cao khi giảng dạy môn Tiếng Anh, phần nào giúp học sinh được tạo dựng môi trường nói Tiếng Anh và áp dụng những kiến thức đã học vào thực tiễn. Dạy học theo dự án là một hình thức dạy học quan trọng để thực hiện quan điểm dạy học hiện đại như định hướng vào người học, lấy người học làm trung tâm, gắn lý thuyết vào thực hành, đồng thời nâng cao năng lực ngôn ngữ. Qua đó, các em dần xây dựng được thái độ học tập tích cực, phương pháp học tập đúng đắn để có thể tự học, tự nghiên cứu đáp ứng được yêu cầu của chương trình giáo dục phổ thông 2018. Giáo viên cần bám sát vào yêu cầu cần đạt của bài học nếu không mục đích của dự án sẽ không rõ ràng và đem lại kết quả không cao. Dựa vào mục đích, mục tiêu giáo viên lựa chọn các bài học cần ưu tiên trong chương trình để thiết kế dự án. Đồng thời, giáo viên cần dặn dò cụ thể cho học sinh cần chuẩn bị những gì cho tiết học có hoạt động dự án (đồ dùng học tập, bảng phụ, giấy bút v.v). Bên cạnh đó luôn nhớ rằng bản thân giáo viên là người hướng dẫn, cố vấn và hỗ trợ, không làm thay mà là tạo điều kiện cho học sinh làm việc. Giáo viên có thể đặt thêm các câu hỏi để học sinh suy nghĩ và tạo sự thử thách để kích thích khả năng tư duy, khám phá của học sinh. Ngoài ra, khi thực hiện hoạt động dạy học theo dự án, lớp học rất dễ bị ồn ào vì vậy giáo viên cần chắc tay trong việc tổ chức. Với “Một số giải pháp sử dụng phương pháp dạy học theo dự án trong chương trình tiếng Anh cho học sinh lớp 3 trường TH – THCS Thắng Lợi” này, tôi hy vọng có thể ứng dụng và giúp ích cho việc giảng dạy môn Tiếng Anh 3 trong chương trình Tiếng Anh tiểu học, góp phần làm nâng cao chất lượng hoạt động giáo dục trong nhà trường. Biện pháp được ứng dụng cho việc dạy học theo dự án ở môn Tiếng Anh khối lớp 3, có thể mở rộng áp dụng cho các khối lớp 1, 2, 4, 5. Tùy thuộc vào điều kiện cụ thể của đơn vị, khả năng chuyên môn của từng giáo viên và năng lực học tập của học sinh ở từng địa bàn khác nhau mà giáo viên có thể linh hoạt điều chỉnh vận dụng một cách phù hợp và có hiệu quả nhất. II. Kiến nghị và đề xuất: * Đối với nhà trường: - Thường xuyên tổ chức các buổi chuyên đề đánh giá và rút kinh nghiệm để nâng cao chất lượng dạy học môn Tiếng Anh ở từng khối lớp. - Tạo điều kiện thuận lợi cho giáo viên và học sinh khi thực hiện hoạt động dự án. - Bố trí phòng Tiếng Anh riêng, được đầu tư trang thiết bị dạy học, bảng tương tác, bảng trưng bày sản phẩm để thuận lợi cho học sinh và giáo viên báo cáo dự án. * Đối với giáo viên: - Tự học hỏi, thường xuyên đổi mới và hoàn thiện các phương pháp dạy học theo hướng phát huy tính tích cực, sáng tạo của học sinh. - Không ngừng học tập nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ; tạo mối quan hệ gần gũi, hợp tác trong quan hệ thầy trò. - Xây dựng lịch trình đánh giá dự án học sinh với các tiêu chí đánh giá một cách cụ thể và chi tiết. - Trong điều kiện hiện nay, đòi hỏi người giáo viên phải biết nắm bắt và ứng dụng công nghệ thông tin trong giảng dạy bộ môn, ứng dụng công nghệ trong dạy học theo dự án nhằm góp phần vào nâng cao chất lượng và hiệu quả dạy học môn Tiếng Anh. TÀI LIỆU THAM KHẢO Hoàng Văn Vân Sách – Phan Hà. Sách học sinh Tiếng Anh 3 Global Success tập 1,2. Hoàng Văn Vân Sách – Phan Hà. Sách giáo viên Tiếng Anh 3 Global Success tập 1,2. Trịnh Văn Biều - Phan Đồng Châu Thủy - Trịnh Lê Hồng Phương (2011). Dạy học dự án - Từ lí luận đến thực tiễn. Tạp chí Khoa học, Trường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh, số 28, tr 3-12. Project Based Learning, from Bell, S. (2010) Project-Based Learning for the 21st Century. Barrett, H.C. (2011). Creating an interactive porttfolio with Google sites. Retriedved July 30, 2015. XẾP LOẠI CỦA HĐKH NHÀ TRƯỜNG ĐỀ TÀI: “Một số giải pháp sử dụng phương pháp dạy học theo dự án trong chương trình tiếng Anh cho học sinh lớp 3 trường TH – THCS Thắng Lợi” Của tác giả: Cao Thanh Diễm Quỳnh Tổ chuyên môn: Tiếng Anh - HĐGD Trường: TH – THCS Thắng Lợi Xếp loại:.............................................................................Điểm:........................... TP.Kon Tum, ngày ... tháng 3 năm 2023 TM/Hội đồng khoa học nhà trường Chủ tịch Đoàn Thị Nhẫn XẾP LOẠI CỦA HĐKH CẤP CƠ SỞ ĐỀ TÀI: “Một số giải pháp sử dụng phương pháp dạy học theo dự án trong chương trình tiếng Anh cho học sinh lớp 3 trường TH – THCS Thắng Lợi” Của tác giả: Cao Thanh Diễm Quỳnh Tổ chuyên môn: Tiếng Anh - HĐGD Trường: TH – THCS Thắng Lợi Xếp loại:..............................................................................Điểm:........................... TP.Kon Tum, ngày ... tháng ... năm 2023 TM/Hội đồng khoa học cấp cơ sở Chủ tịch Thái Khắc Hoà
File đính kèm:
skkn_mot_so_giai_phap_su_dung_phuong_phap_day_hoc_theo_du_an.docx