SKKN Một số biện pháp sử dụng thủ thuật và trò chơi giúp học sinh Lớp 3 học tốt từ vựng tại Trường Tiểu học Tạ Hoàng Cơ
Chương trình Giáo dục phổ thông 2018 (cấp Tiểu học) quy định: Môn Tiếng Anh cấp TH là môn học thuộc lĩnh vực Giáo dục ngôn ngữ và văn học trong Chương trình giáo dục phổ thông 2018 (CT GDPT 2018) tổng thể. Là một trong những môn học công cụ ở trường phổ thông, môn Tiếng Anh không chỉ giúp học sinh hình thành và phát triển năng lực giao tiếp bằng tiếng Anh, trang bị cho HS một công cụ giao tiếp quốc tế quan trọng để trao đổi thông tin, tri thức khoa học và kỹ thuật tiên tiến, tìm hiểu các nền văn hoá… mà còn chú trọng đến mục tiêu hình thành và phát triển các năng lực chung theo qui định của CT GDPT 2018 tổng thể (đó là các năng lực tự chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo) và các phẩm chất tốt đẹp để HS có thể học tập tốt các môn học khác, để sống và làm việc hiệu quả và để học suốt đời. Với tư cách là môn học bắt buộc trong CT GDPT 2018, môn Tiếng Anh có mối liên quan trực tiếp và tác động qua lại với nhiều môn học/nội dung giáo dục khác. Bên cạnh đó, tiếng Anh còn là phương tiện để dạy và học các môn học khác, xuất phát từ đặc thù của nội dung môn học, môn tiếng Anh mang tính tổng hợp cao, bao gồm cả tri thức văn hóa, đạo đức, triết học, lịch sử, địa lí, … và liên quan tới nhiều môn học và hoạt động giáo dục khác.
Là môn học công cụ, các kĩ năng được phát triển trong môn tiếng Anh sẽ hỗ trợ HS học các nội dung khác của học vấn phổ thông; ngược lại nội dung giáo dục của các môn học khác cung cấp chất liệu để môn tiếng Anh khai thác trên cơ sở yêu cầu người học liên hệ và vận dụng vào thực tiễn đời sống. Môn tiếng Anh thuộc nội dung giáo dục ngôn ngữ và văn học và có vai trò quan trọng trong việc bồi dưỡng tình cảm, tư tưởng cho thế hệ trẻ. Thông qua những chủ điểm, chủ đề phù hợp với lứa tuổi, thiết thực, cập nhật, có ý nghĩa, Chương trình môn Tiếng Anh góp phần bồi dưỡng cho học sinh những phẩm chất chủ yếu, đặc biệt là tinh thần yêu nước, lòng nhân ái, tính trung thực và ý thức trách nhiệm; hình thành, phát triển cho HS các năng lực chung và năng lực chuyên môn như năng lực ngôn ngữ, năng lực thẩm mỹ, năng lực tìm hiểu xã hội. Ở cấp TH, nội dung dạy học tiếng Anh tập trung vào giúp HS hình thành và phát triển năng lực giao tiếp, đặc biệt là hai kĩ năng nghe và nói ở giai đoạn đầu cấp, thông qua luyện tập thực hành để tiến đến phát triển đồng đều cả bốn kĩ năng nghe, nói, đọc, viết ở giai đoạn học tập tiếp theo.
Tóm tắt nội dung tài liệu: SKKN Một số biện pháp sử dụng thủ thuật và trò chơi giúp học sinh Lớp 3 học tốt từ vựng tại Trường Tiểu học Tạ Hoàng Cơ

: living room, kitchen, bedroom, bathroom Giáo viên đố từ bedroom mà học sinh chưa đoán ra thì giáo viên có thể gợi ý: There is a bed and a chair here. Hay từ living room: There’s a TV, a table and chairs in this room. - Sau khi vài học sinh trả lời, giáo viên hỏi xem học sinh có chắc chắn với đáp án của mình không kết hợp với điệu bộ để học sinh thêm chú ý, hồi hộp rồi mới cho cả lớp xem tranh để kiểm tra đáp án; nếu đúng như dự đoán của mình học sinh sẽ rất phấn khích. *Thủ thuật 2: Che một phần – Đoán - Giáo viên sử dụng tranh/ vật thật, dùng bìa cứng che đi gần hết chỉ để hở ra một phần/ góc nhỏ, cho vài học sinh đoán, lại hỏi cả lớp xem ai có đáp án giống bạn A, bạn B sau đó cho đáp án, học sinh thường ồ lên thích thú vì các con đang rất hồi hộp chờ xem mình có đúng không. Ví dụ 1: Unit 9 – Colours – từ vựng là các từ chỉ màu sắc: red, blue, green, Giáo viên chuẩn bị bìa cứng che màu gần hết flash card chỉ để hở một chấm nhỏ màu rồi hỏi học sinh ”What colour is it?”, giáo viên kết hợp với điệu bộ di chuyển hình qua lại để gây thêm hứng thú, sau khi cho vài học sinh đoán giáo viên mới mở toàn bộ hình, xoay mặt chữ để học sinh đọc và nhớ từ. Che một phần Ví dụ 2: Unit 16 –My pets – từ vựng là các từ chỉ thú cưng: goldfish, dog, cat, rabbit, Giáo viên cũng che hình đủ để học sinh nhìn được một phần đuôi con vật. Giáo viên đố học sinh xem cô giáo có con thú cưng gì “I have a”. Kết thúc đoán từ, giáo viên lại xoay mặt chữ cho học sinh đọc. Học sinh sẽ nhớ từ rất nhanh. Biện pháp 2: Tạo thách thức để chinh phục *Thủ thuật 1: Thách thức truy tìm - Giáo viên tổ chức trò chơi “I spy with my eyes”: giáo viên cho học sinh xem một số từ/ tranh sau đó yêu cầu học sinh nhắm mắt để giáo viên giấu đi một từ/ tranh và đố học sinh tìm ra từ/ tranh bị mất. Ví dụ: Unit 17 – Our toys – từ vựng là: doll, teddy bear, plane, Giáo viên lấy trong hộp ra 5 tranh/ đồ chơi, cho học sinh đọc tên từng đồ chơi. Giáo viên tạo tình huống “Bạn Peter lấy hộp đồ chơi ra để chơi nhưng khi cất dọn bạn để quên mất một thứ. Đố ai biết bạn đã quên mất đồ chơi gì? Ai tìm ra được xứng đáng là một thám tử tài ba.”. Học sinh tìm ra sẽ nói “I spy with my eyes – a plane.” *Thủ thuật 2: Nâng cao thử thách - Thường thì giáo viên sẽ bắt đầu bằng “Cô đố bạn nào tìm được/ trả lời được. Phải rất thông minh và tinh mắt mới phát hiện ra nhé” để tạo một thách thức nho nhỏ đánh vào tâm lí muốn thử sức, muốn chinh phục của học sinh. Ví dụ: Unit 8 – My school things – từ vựng là các từ chỉ đồ dùng học tập: pen, book, Giáo viên cho học sinh xem 4 - 5 đồ dùng học tập trong một phút (dán trên bảng hoặc chiếu trên màn hình) sau đó cất hết đi, yêu cầu học sinh nhớ và kể tên tất cả. *Tổ chức các trò chơi: “Rub out and remember”, “What and Where”, “Kim’s game” Rub out and remember - Mục đích: Giúp cho học sinh nhớ từ vựng nhanh và lâu hơn. - Chuẩn bị: phấn, bảng - Cách chơi: Chơi cả lớp, cá nhân, nhóm, đội. Giáo viên viết một số từ đã học trong bài và nghĩa của chúng lên bảng, giáo viên cho học sinh lặp lại và xóa dần các từ tiếng Việt hay tiếng Anh. Chỉ vào nghĩa tiếng Việt yêu cầu học sinh nói bằng tiếng Anh và ngược lại. Sau đó gọi học sinh viết lại từ tiếng Anh bên cạnh nghĩa tiếng Việt hoặc nghĩa tiếng Việt bên cạnh nghĩa Tiếng Anh. - Luật chơi: Học sinh nào đọc đúng, viết đúng là chiến thắng. What and Where - Mục đích:Trò chơi này giúp học sinh nhớ từ và cách đọc của từ. - Chuẩn bị: phấn, bảng - Cách chơi: Chơi cả lớp. Giáo viên vẽ một số hình tròn lên bảng tương ứng với số lượng từ vừa dạy, viết các từ đó vào trong hình tròn. Cho học sinh đọc lại các từ đó. Lần lượt xóa các từ trong vòng tròn. Trước khi xóa cho học sinh đọc lại từ đó, xóa xong chỉ vào vòng tròn trống cho học sinh đọc lại. Cứ làm như vậy cho đến khi học sinh đã ghi nhớ từ. Gọi học sinh viết lại các từ vào đúng vị trí trong vòng tròn. - Luật chơi: Học sinh đọc chính xác và viết lại đúng các từ trong vòng tròn. Example: What and Where Biện pháp 3: Tạo ra sự cạnh tranh, thi đua a. Thi đua giữa cá nhân học sinh với học sinh: bed door chair lamp table window Tổ chức trò chơi ”Face to face” rèn cho học sinh nhớ mặt chữ: + Hai học sinh ngồi/ đứng đối diện, học sinh 1 đọc một từ trong chủ đề của bài, học sinh 2 phải đánh vần; hoặc có thể thay bằng thẻ từ, học sinh 2 nhìn vào thẻ từ và đánh vần các chữ cái của từ (tùy theo khả năng của học sinh mà lựa chọn) Ví dụ: Hs 1: pencil , Hs 2: P –E –N –C –I – L + Mỗi học sinh chuẩn bị một số từ ghi vào các mảnh giấy, sau đó cắt rời từng chữ cái và yêu cầu học sinh đối diện sắp xếp lại các mẩu giấy để tạo thành từ ban đầu. Ai làm đúng nhiều hơn sẽ tháng cuộc. Face to face b. Thi đua giữa các nhóm/ đội/ tổ: Giáo viên tổ chức cho học sinh các trò chơi sau: + Matching - Mục đích: Giúp học sinh ôn từ khi kết hợp câu hỏi với câu trả lời từ với tranh, từ với nghĩa. - Chuẩn bị: Giáo viên chuẩn bị bút để nối, 1 hoặc 2 tờ giấy khổ lớn (hoặc bảng phụ). Mỗi tờ chia 2 cột 1 bên ghi câu hỏi, 1 bên ghi câu trả lời (nếu ôn mẫu câu); hoặc 1 bên ghi từ, 1 bên ghi nghĩa của từ; 1 bên tranh, 1 bên từ chỉ vật trong tranh ( nếu ôn từ). - Cách chơi: Chơi theo đội hoặc nhóm, thành viên của mỗi nhóm hoặc mỗi đội tùy thuộc vào số lượng từ hoặc mẫu câu cần luyện. Giáo viên gắn tờ giấy đã chuẩn bị trước lên bảng (1tờ giấy nếu chơi theo nhóm, 2 tờ giấy nếu chơi theo đội), gọi nhóm (nếu chơi theo nhóm) hoặc 2 đội (nếu chơi theo đội) chơi lên bảng đứng thành hàng trước tờ giấy đã chuẩn bị một khoảng. Giáo viên phổ biến luật chơi. Khi giáo viên hô "Start" thì thành viên đầu tiên của nhóm hoặc 2 đội cầm bút nhanh chóng chạy lên tờ giấy đã chuẩn bị trước trên bảng cầm bút nối câu hỏi với câu trả lời hoặc từ với nghĩa, hay từ với tranh. Nếu chơi theo đội thì mỗi lần nối đúng được một điểm. - Luật chơi: Thành viên nào nối đúng và nhanh nhất là chiến thắng (nếu chơi theo nhóm). Còn nếu chơi theo đội thì đội nào được nhiều điểm và thời gian ít nhất là chiến thắng . • • This is a teddy bear. • • This is a hand. • • There are three books. • • I have three planes. + Line-up - Mục đích: Củng cố cấu trúc vừa học, cách phát âm và rèn tính nhanh nhẹn của học sinh. - Chuẩn bị: Một số mảnh giấy, trên mỗi mảnh giấy được ghi 1 chữ. - Cách chơi: Chơi theo đội (nhóm), số lượng thành viên của mỗi đội (nhóm) tùy vào số mảnh giấy có ghi các chữ của từ cần luyện. Giáo viên để các mảnh giấy đó cùng một chỗ, mỗi thành viên trong đội (nhóm) cầm một mảnh giấy. Sau đó các em trong mỗi đội (nhóm) nhanh chóng xếp các mảnh giấy lại với nhau để tạo thành từ. Cuối cùng cả nhóm đọc to từ vừa xếp được. - Luật chơi: Các nhóm phải xếp thành từ hoàn chỉnh, nhóm nào xếp nhanh, đúng và đọc chính xác là chiến thắng. Chuẩn bị Và kết quả + Chinese whisper - Mục đích: Trò chơi này giúp học sinh củng cố từ, mẫu câu và rèn kỹ năng nói. - Chuẩn bị: Từ hoặc câu học sinh mới học. - Cách chơi: Giáo viên cho học sinh chơi theo đội/ nhóm. Mỗi đội/ nhóm từ 5 đến 7 học sinh ( hoặc có thể nhiều hơn nữa). Giáo viên yêu cầu học sinh của hai đội/ nhóm đứng thành 2 hàng dọc. Giáo viên gọi hai học sinh đứng đầu của mỗi hàng và nói thầm với hai học sinh đó một từ (hoặc một câu) mà học sinh vừa học. Sau đó 2 học sinh của 2 đội/ nhóm về hàng của mình và nói thầm từ (hoặc câu) mà mình vừa nghe được với bạn kế tiếp mình. Các bạn cứ tiếp tục như vậy cho đến bạn cuối cùng nghe được và nói to (hoặc lên bảng viết) được từ hoặc câu đó ra. Nếu bạn nào nói ( viết) chính xác từ ( hoặc câu) mà giáo viên nói thì nhận được một điểm cho đội của mình. Cứ chơi vậy cho đến khi giáo viên dừng cuộc chơi. - Luật chơi: Nhóm nào nhanh hơn, nhiều điểm hơn thì chiến thắng. + Slap the board. - Mục đích: Luyện tập và củng cố kỹ năng nghe lại từ đã học và nhận diện mặt chữ, luyện phản xạ nhanh. - Chuẩn bị : phấn, bảng hoặc tranh (nếu sử dụng hình ảnh). - Cách chơi: Giáo viên giới thiệu tên trò chơi và vẽ một số hình tròn lên bảng, rồi ghi lại một số từ mới vừa học vào các hình trên (nếu sử dụng từ) hoặc dán tranh (nếu sử dụng hình ảnh). Chơi theo đội, mỗi đội từ 4-5 em. Học sinh 2 đội đứng trước bảng, nghe giáo viên đọc từ (hoặc câu chứa từ ở tranh đó)và đập nhanh vào từ đó. - Luật chơi: Hai đội chơi đứng trước bảng ở một khoảng cách nhất định và nghe giáo viên đọc từ (hoặc câu chứa từ ở tranh đó) đại diện của 2 đội nghe và nhanh chóng đập tay vào từ giáo viên vừa đọc trên bảng, ai đập nhanh và đúng sẽ mang về cho đội mình 1 điểm. Tiếp tục cho đến hết lượt học sinh. Kết thúc trò chơi bên nào nhiều điểm đội đó thắng. Example : Slap the board + Brain storming - Mục đích: Giúp các em ôn lại hệ thống từ vựng và nhớ từ một cách tốt hơn. - Chuẩn bị: Không cần chuẩn bị đồ dùng. - Cách chơi: Chơi theo đội (nhóm). Giáo viên cho chủ điểm và yêu cầu học sinh viết từ liên quan điến chủ điểm đó. - Luật chơi: Trong khoảng thời gian nhất định nếu đội nào viết được nhiều từ đúng thì đội đó thắng cuộc. Example: goldfish parrot bird dog cat cook doctor worker singer farmer pets + Chain Game - Mục đích: Trò chơi này nhằm luyện trí nhớ cho học sinh. Khi tham gia trò chơi này, học sinh phải thật sự tập trung để ghi nhớ từ.. Ngoài ra học sinh còn có cơ hội nói, phát âm các từ rõ ràng. - Chuẩn bị: Chuẩn bị từ cùng 1 chủ điểm cần cho học sinh luyện. - Cách chơi: Chia lớp thành nhiều nhóm ngồi quay mặt vào nhau. Học sinh đầu tiên trong các nhóm lặp lại từ của giáo viên. Học sinh thứ 2 lặp lại từ của học sinh thứ nhất và thêm vào một từ khác. Học sinh thứ 3 lặp lại từ của học sinh thứ nhất, thứ 2 và thêm vào một từ khác và cứ tiếp tục như vậy cho đến khi trở lại với học sinh thứ nhất trong nhóm. - Luật chơi: Học sinh phải lặp lại từ của bạn mình và thêm vào một từ khác. Học sinh nào làm được nhiều lần là thắng. Example: Teacher: a car S1: a car, a truck S2: a car, a truck, a doll S3: a car, a truck, a doll, a bus ➢ Những kết luận sau khi tiến hành dạy thực nghiệm. Sau một thời gian dạy thực nghiệm với đề tài: “Một số biện pháp sử dụng thủ thuật và trò chơi giúp học sinh lớp 3 học tốt từ vựng” tôi thấy được chất lượng và hiệu quả của giờ dạy tăng nên rõ rệt. Học sinh được thực hành rất sinh động, giờ học sôi nổi, không khí học tập không còn buồn tẻ như trước kia. Học sinh hào hứng trong học tập và kiến thức được khắc sâu hơn, các em nhớ từ, mẫu câu và vận dụng tốt vào thực tế hơn. Kết quả dạy thực nghiệm còn được đánh giá qua bài kiểm tra chất lượng và thăm dò hứng thú học tập của học sinh vào cuối đợt dạy thực nghiệm. ➢ Kết quả sau khi dạy thực nghiệm: Điểm 9,10 Điểm 7,8 Điểm 5,6 Điểm < 5 Lớp SL % SL % SL % SL % 3A 41 HS 26 63,4 9 22 6 14,6 0 0 3B 31 HS 12 38,7 10 32,3 8 25,8 1 3,2 3C 29 HS 10 34,6 6 20,7 9 31 4 13,7 Tổng: 101 HS 48 47,5 25 24,8 23 22,8 5 4,9 ➢ Kết luận rút ra sau tiến hành dạy thực nghiệm: Sau khi lựa chọn và vận dụng các trò chơi đã nêu trên vào các tiết học, tôi nhận thấy học sinh không những nắm vững kiến thức của bài học mà còn ghi nhớ rất tốt kiến thức của bài học đó. Các em rèn được tác phong nhanh nhẹn, khéo léo và trở nên mạnh dạn, tự tin hơn. Điều đáng mừng là các em rất hào hứng với môn học, chờ đợi tiết học. Các em tỏ ra yêu thích, đam mê môn Tiếng Anh. Ngoài ra các em còn vận dụng tương đối tốt các từ, cấu trúc đã học vào các tình huống thực tế. PHẦN III KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ I. Kết luận: - Trò chơi học tập là một loại hình hoạt động vui chơi có nhiều tác dụng trong các giờ học của học sinh tiểu học. Trò chơi học tập tạo ra không khí vui tươi, hồn nhiên, sinh động trong giờ học. Nó còn kích thích được trí tưởng tượng, tò mò, ham hiểu biết ở trẻ. - Dùng thủ thuật và tổ chức tốt trò chơi học tập không chỉ làm cho các em hứng thú hơn trong học tập mà còn giúp các em tự tin hơn. Có cơ hội tự khẳng định mình và đánh giá nhau trong học tập. - Việc tổ chức trò chơi trong các giờ học tiếng Anh là vô cùng cần thiết. Song không nên quá lạm dụng phương pháp này, mỗi giờ học ta chỉ nên tổ chức cho các em chơi từ 1 đến 2 trò chơi, mỗi trò chơi từ 3 - 5 phút. Do vậy người giáo viên cần có kỹ năng tổ chức, hướng dẫn các em chơi thật hợp lý và đồng bộ, phát huy được tối đa vai trò của học sinh. - Khi tổ chức trò chơi học tập nói chung và môn tiếng Anh ở bậc tiểu học nói riêng, chúng ta cần phải dựa vào nội dung bài học, vào điều kiện cơ sở vật chất của trường. Thời gian trong từng tiết học mà lựa chọn hoặc thiết kế các trò chơi cho phù hợp. - Song để tổ chức được một số trò chơi có hiệu quả đòi hỏi mỗi người thầy phải có kế hoạch, chuẩn bị thật chu đáo cho mỗi trò chơi và luôn tạo tâm lí thoải mái cho học sinh. II. Khuyến nghị: Để vận dụng các phương pháp dạy học một cách tích cực và có hiệu quả hơn nữa trong các giờ dạy, tôi có một số đề xuất và khuyến nghị sau: - Ngoài những đợt tập huấn về phương pháp giảng dạy do Sở Giáo dục- Đào tạo Hà Nội tổ chức hàng năm. Phòng Giáo dục- Đào tạo huyện cần tổ chức thêm các buổi bồi dưỡng, chuyên đề để giáo viên tiếng Anh trong toàn huyện có cơ hội học hỏi, trao đổi kinh nghiệm lẫn nhau. Bên cạnh đó cần bổ sung thêm một số đồ dùng học tập như: tranh ảnh minh họa, con rối, thẻ từ và một số các thiết bị khác để giáo viên có thể thiết kế các trò chơi cho các tiết học Tiếng Anh đạt hiệu quả tốt nhất. - Nhà trường nên tạo điều kiện, động viên và giúp đỡ giáo viên hơn nữa trong việc thực hiện tốt công việc giảng dạy để đưa chất lượng giáo dục môn Tiếng Anh ngày càng được nâng cao. Trên đây là một vài ý kiến của tôi về một số biện pháp sử dụng thủ thuật và trò chơi trong giờ học tiếng Anh ở bậc Tiểu học. Nó vẫn còn có những hạn chế nhất định. Tôi rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến của các đồng nghiệp và nhận xét của các chuyên viên cấp trên để bản thân tôi ngày một tiến bộ hơn, hoàn thiện hơn và đề tài đạt hiệu quả cao hơn, góp phần vào công cuộc giáo dục và đào tạo thế hệ trẻ, đưa Tiếng Anh đến gần với các em, thâm nhập vào cuộc sống và trở thành công cụ giao tiếp hữu hiệu và đắc lực. Qua đó tôi học hỏi, tích lũy được thêm nhiều kinh nghiệm giảng dạy và nghệ thuật dạy học đạt kết quả cao nhất để đáp ứng được yêu cầu giáo dục trong giai đoạn hiện nay. Tôi xin chân thành cảm ơn! Tôi xin cam đoan sáng kiến này là do tôi viết không sao chép của người khác. Hà Nội, ngày tháng 4 năm 2023 Người viết Trần Thị Phương Dung Tài liệu tham khảo 1. Tài liệu tìm hiểu chương trình môn Ngoại Ngữ (Trong chương trình Giáo dục phổ thông 2018). 2. Chương trình giáo dục phổ thông (môn Tiếng Anh). 3. Sách Tiếng Anh 3 (Sách học sinh và Sách giáo viên). 4. Môt số vấn đề cơ bản trong dạy và học Tiếng Anh ở tiểu học (Nguyễn Quốc Tuấn- NXB Giáo dục Việt Nam). 5. Một số tài liệu khác trên Internet.
File đính kèm:
skkn_mot_so_bien_phap_su_dung_thu_thuat_va_tro_choi_giup_hoc.pdf