SKKN Một số biện pháp phát triển năng lực giao tiếp hợp tác của học sinh trong dạy học môn tiếng Anh ở Trường THCS Phú Xuyên
Trong những năm gần đây việc đổi mới phương pháp dạy học theo định hướng phát triển năng lực học sinh có vai trò vô cùng quan trọng nhằm phát huy tính tích cực, chủ động, hợp tác, sáng tạo của người học. Trong dạy học môn Tiếng Anh theo chương trình giáo dục phổ thông 2018 chủ yếu là định hướng phát triển năng lực người học, lấy người học làm trung tâm. Vì vậy việc dạy học áp dụng các kỹ thuật dạy học mới là hết sức cần thiết. Phương pháp dạy học tích cực tập trung vào việc sử dụng tư duy sáng tạo, chủ động, tích cực của học sinh làm nền tảng và giáo viên chỉ là người hướng dẫn và gợi mở vấn đề. Nhằm giúp giáo viên lựa chọn được giải pháp dạy học ở một số hoạt động trong môn Tiếng Anh, giúp học sinh chủ động nắm vững kiến thức song song với hình thành và phát triển năng lực giao tiếp và hợp tác cũng như nhằm gây hứng thú của học sinh khi học, góp phần nâng cao chất lượng dạy học môn Tiếng Anh ở nhà trường THCS.
Từ những băn khoăn, trăn trở trên tôi đã tham khảo sách giáo khoa, bạn bè, đồng nghiệp, tìm hiểu tâm lí học sinh… nghiên cứu, ứng dụng những kiến thức mình có vào quá trìng giảng dạy cho học sinh và tôi mạnh dạn chia sẻ sáng kiến: “Một số biện pháp phát triển năng lực giao tiếp hợp tác của học sinh trong dạy học môn tiếng Anh ở Trường THCS Phú Xuyên”
Tóm tắt nội dung tài liệu: SKKN Một số biện pháp phát triển năng lực giao tiếp hợp tác của học sinh trong dạy học môn tiếng Anh ở Trường THCS Phú Xuyên

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc ĐƠN YÊU CẦU CÔNG NHẬN SÁNG KIẾN Kính gửi: - Hội đồng sáng kiến huyện Đại Từ 1. Tôi ghi tên dưới đây: TT Họ và tên Ngày tháng năm sinh Nơi công tác Chức danh Trình độ chuyên môn Tỷ lệ (%) đóng góp vào việc tạo ra sáng kiến 1 Phạm Thị Hiền 20/03/1993 Trường THCS Phú Xuyên Giáo viên Đại học 100% Là tác giả đề nghị xét công nhận sáng kiến: “Một số biện pháp phát triển năng lực giao tiếp hợp tác của học sinh trong dạy học môn tiếng Anh ở Trường THCS Phú Xuyên” 2. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến Môn Tiếng Anh 3. Ngày sáng kiến được áp dụng lần đầu Từ tháng 9 năm 2023 đến tháng 4 năm 2024 4. Mô tả bản chất của sáng kiến 4.1. Sự cần thiết, tính mới, tính khoa học, tính thực tiễn của sáng kiến. * Sự cần thiết của sáng kiến. Trong những năm gần đây việc đổi mới phương pháp dạy học theo định hướng phát triển năng lực học sinh có vai trò vô cùng quan trọng nhằm phát huy tính tích cực, chủ động, hợp tác, sáng tạo của người học. Trong dạy học môn Tiếng Anh theo chương trình giáo dục phổ thông 2018 chủ yếu là định hướng phát triển năng lực người học, lấy người học làm trung tâm. Vì vậy việc dạy học áp dụng các kỹ thuật dạy học mới là hết sức cần thiết. Phương pháp dạy học tích cực tập trung vào việc sử dụng tư duy sáng tạo, chủ động, tích cực của học sinh làm nền tảng và giáo viên chỉ là người hướng dẫn và gợi mở vấn đề. Nhằm giúp giáo viên lựa chọn được giải pháp dạy học ở một số hoạt động trong môn Tiếng Anh, giúp học sinh chủ động nắm vững kiến thức song song với hình thành và phát triển năng lực giao tiếp và hợp tác cũng như nhằm gây hứng thú của học sinh khi học, góp phần nâng cao chất lượng dạy học môn Tiếng Anh ở nhà trường THCS. Từ những băn khoăn, trăn trở trên tôi đã tham khảo sách giáo khoa, bạn bè, đồng nghiệp, tìm hiểu tâm lí học sinh nghiên cứu, ứng dụng những kiến thức mình có vào quá trìng giảng dạy cho học sinh và tôi mạnh dạn chia sẻ sáng kiến: “Một số biện pháp phát triển năng lực giao tiếp hợp tác của học sinh trong dạy học môn tiếng Anh ở Trường THCS Phú Xuyên” * Tính mới. Việc hướng dẫn học sinh trao đổi, hợp tác với các bạn là một quá trình cần có sự hợp tác tích cực của cả giáo viên và học sinh. Nhờ những lần được trao đổi, hợp tác đó không chỉ cung cấp kiến thức cơ bản của bài học mà còn giúp các em phát triển những kỹ năng giao tiếp, hợp tác và sáng tạo đồng thời giúp các em ghi nhớ kiến thức một cách rõ ràng, tự nhiên (không thụ động trong việc tiếp thu kiến thức). Đồng thời thể hiện sự phối kết hợp giữa người dạy với người học và sự hợp tác giữa các học sinh với nhau. Giúp học sinh bày tỏ được quan điểm, ý kiến theo hình thức cá nhân hoặc nhóm học sinh. Khi học sinh được trao đổi, hợp tác trong quá trình học sẽ khơi dậy được ở học sinh niềm đam mê hứng thú với tiết học, phát triển được năng lực người học và đạt được mục tiêu giáo dục như mong muốn. * Tính khoa học. Nếu xác định được đúng quy trình và vận dụng một cách linh hoạt và hợp lí các phương pháp phát triển năng lực giao tiếp hợp tác của học sinh trong dạy học môn tiếng Anh sẽ giúp học sinh hứng thú trong học tập từ đó phát huy tốt khả năng giao tiếp hợp tác, sáng tạo của học sinh. Qua đó nâng cao được chất lượng dạy học môn Tiếng Anh ở trường THCS. * Tính thực tiễn. - Thuận lợi: Bản thân tôi luôn có ý thức học hỏi trao đổi nghiệp vụ, tích lũy chuyên môn để phục vụ công tác giảng dạy. Nhà trường có à đầy đủ các trang thiết bị, tranh ảnh trong danh mục thiết bị tối thiểu phục vụ cho quá trình giảng dạy và học tập. Có sự chỉ đạo của tổ chuyên môn, hội đồng chuyên môn của ngành qua các đợt sinh hoạt chuyên đề cụm hoặc do phòng giáo dục tổ chức. Trong quá trình làm việc tôi luôn nhận được sự quan tâm, giúp đỡ của Ban giám hiệu nhà trường, các tổ chức đoàn thể cũng như các đồng chí đồng nghiệp giúp tôi hoàn thành tốt công việc của mình. Các em học sinh trong nhà trường đều có ý thức trong học tập trên lớp cũng như việc làm bài tập ở nhà. Các em nhận được sự quan tâm sát sao từ phía gia đình: có đủ sách giáo khoa và tài liệu học tập, có ý thức trong học tập Có nhiều học sinh yêu thích học tập bộ môn, tích cực học hỏi,... - Khó khăn: Mặc dù học sinh chăm ngoan nhưng còn yếu môn Tiếng Anh. Trình độ học sinh không đồng đều, tính tự giác, khả năng tư duy còn hạn chế. Do đó các em học còn mang tính chất đối phó, miễn cưỡng, có tư tưởng ỉ lại dựa vào tài liệu có sẵn điều này gây khó khăn cho giáo viên trong việc cung cấp kiến thức cho học sinh. 4.2. Thực trạng của vấn đề nghiên cứu Thực trạng công tác giảng dạy Tiếng Anh học tại nhà trường, tôi nhận thấy: ngay từ đầu năm học tôi được phân công giảng dạy bộ môn Tiếng Anh của các khối 6,9. Tôi đã cho học sinh làm bài kiểm tra, đánh giá chất lượng đầu năm học với kết quả nhận được như sau: Lớp Tổng số HS Điểm < 5 Điểm 5,6 Điểm 7,8 Điểm 9,10 9A1 36 8 15 7 6 9A2 36 10 13 8 5 Khảo sát về việc thích hoạt động nhóm của học sinh khối lớp 6 vào đầu tháng 9 năm học 2023-2024 tại Trường THCS Phú Xuyên cho kết quả như sau: Lớp Tổng số học sinh Thích Ít thích Không thích Tổng Tỉ lệ % Tổng Tỉ lệ % Tổng Tỉ lệ % 6A1 43 7 16,3 11 25,6 25 58,1 6A2 44 7 15,9 12 27,3 25 56,8 6A3 44 6 13,6 12 27,3 25 59,1 Sau khi tổng hợp kết quả tôi nhận thấy kết quả đó do các nguyên nhân sau - Các em học sinh chưa thực sự hứng thú nhiều với môn học, đôi khi học bài theo hình thức học trước quên sau; - Một số học sinh ghi nhớ kiến thức còn máy móc chưa hiểu rõ vấn đề, học sinh chưa tìm được phương pháp học hiệu quả và thích hợp với bản thân. Có những học sinh rất chăm chỉ đầu tư thời gian nhưng kết quả không như mong đợi do học sinh học vẹt, học máy móc chưa nắm được kiến thức sâu nên khả năng ghi nhớ còn hạn chế. - Học sinh chưa ý thức được hết tầm quan trọng của việc học nên không hiểu được những hạn chế và nhược điểm của bản thân để tìm được phương pháp cũng như cách học hợp lí. Từ những kết quả trên tôi đã băn khoăn, lo lắng và tìm tòi học hỏi được biện pháp sử dụng kĩ thuật dạy học mảnh ghép với phần mềm Tarsia Maker giúp học sinh hứng thú, tích cực hơn trrong học tập để phát triển tốt năng lực giao tiếp và hợp tác và để nâng cao chất lượng bộ môn Tiếng Anh. 4.3. “Một số biện pháp phát triển năng lực giao tiếp hợp tác của học sinh trong dạy học môn tiếng Anh ở Trường THCS Phú Xuyên” 4.3.1. Biện pháp sử dụng kĩ thuật dạy học mảnh ghép với phần mềm Tarsia Maker giúp học sinh hứng thú, tích cực hơn trrong học tập để phát triển tốt năng lực giao tiếp và hợp tác * Chuẩn bị trước khi dạy đối với giáo viên: - Dựa vào kế hoạch dạy học, kiến thức sách giáo khoa, nội dung yêu cầu cần đạt theo chương trình giáo dục phổ thông mới để lựa chọn các bài thích hợp sử dụng kĩ thuật dạy học mảnh ghép, thường áp dụng ở phần new words, reading, bài tập vận dụng grammar và luyện tập củng cố. - Máy tính hoặc laptop có kết nối mạng internet để đăng nhập phần mềm Tarsia; Sau đó tạo mảnh ghép (hình tam giác hoặc lục giác tùy chọn) trên phần mềm Tarsia với nội dung bài học đã chọn, in ra giấy và cắt từng mảnh ghép nhỏ là các hình tam giác nhỏ đã ghi thông tin nhiệm vụ của từng học sinh trong nhóm trên các cạnh của hình tam giác đó (giáo viên chuẩn bị ở nhà). Các bước tiến hành: Bước 1: Giáo viên chia học sinh thành các nhóm trong đó số lượng học sinh tương ứng với số lượng mảnh ghép chứa nội dung thông tin nhiệm vụ và phát cho mỗi nhóm một bộ mảnh ghép nhỏ là các hình tam giác nhỏ đã ghi thông tin nhiệm vụ trên các cạnh của hình tam giác đó. Bước 2: Mỗi học sinh nhận 1 mảnh ghép có chứa câu hỏi của mình và làm việc độc lập trong khoảng vài phút, tập trung suy nghĩ để tìm ra câu trả lời. Trường hợp học sinh nhận được mảnh ghép chỉ chứa câu đáp án thì học sinh đọc kĩ câu đáp án để xác định đó là đáp án của câu hỏi nào nhằm tìm được mảnh ghép phù hợp trong bước 4. Bước 3: Hết thời gian làm việc cá nhân, học sinh thảo luận nhóm. Khi thảo luận nhóm phải đảm bảo mỗi thành viên trong nhóm đều được trình bày câu trả lời của mình, các thành viên khác lắng nghe để xác định thành viên giữ mảnh ghép phù hợp với mảnh ghép của mình. Bước 4: Các thành viên trong các nhóm kết hợp cùng nhau ghép các mảnh ghép là các hình tam giác nhỏ với nhau để tạo thành hình tam giác/lục giác lớn sao cho phía trên của cạnh hình tam giác nhỏ là câu hỏi, phía dưới là đáp án tương ứng. Trường hợp số lượng mảnh ghép chứa câu hỏi ít hơn 9 thì cả nhóm sau khi ghép các mảnh ghép có câu hỏi và trả lời xong sẽ ghép các mảnh ghép trắng theo số thứ tự ghi trên mảnh ghép đó để tạo thành hình tam giác/lục giác lớn hoàn chỉnh. Nhóm nào hoàn thành việc ghép hình nhanh nhất là nhóm chiến thắng. Bước 5: Giáo viên sử dụng webcam để chiếu sản phẩm của các nhóm lên màn hình và mời đại diện nhóm báo cáo kết quả thảo luận. Bước 6: Giáo viên nhận xét, đánh giá, cho điểm. Ví dụ cụ thể * Bài áp dụng: Unit 3. Lesson 2.2: Task c: Write full sentences using the given words and the Present Continuous. * Các bước tiến hành: Bước 1: Giáo viên chia học sinh thành các nhóm 6 thành viên tương ứng với 6 mảnh ghép chứa câu hỏi, câu trả lời hoặc là mảnh ghép tam giác có cả 3 cạnh đều có nội dung. Giáo viên phổ biến luật chơi và phát cho mỗi nhóm một bộ mảnh ghép gồm 9 hình tam giác nhỏ (6 tam giác có nội dung + 3 tam giác trống nội dung) đã cắt rời. Bước 2: Mỗi học sinh nhận 1 mảnh ghép (được đánh số 1, 2, 3, 4, 5, 6 trong hình minh họa bên dưới) có chứa câu hỏi của mình và làm việc độc lập trong khoảng 3 phút, tập trung suy nghĩ để viết lại câu sử dụng thì hiện tại tiếp diễn. Trường hợp học sinh nhận được mảnh ghép chỉ chứa câu đáp án như mảnh 1 và 3 trong hình minh họa bên dưới thì học sinh đọc kĩ câu đáp án để xác định đó là đáp án của câu hỏi nào nhằm tìm được mảnh ghép phù hợp trong bước 4. Hình minh họa nội dung của mỗi mảnh ghép tam giác nhỏ Bước 3: Hết thời gian làm việc cá nhân, học sinh thảo luận nhóm trong 5 phút. Khi thảo luận nhóm phải đảm bảo mỗi thành viên trong từng nhóm đều được trình bày lại câu trả lời của mình, các thành viên khác lắng nghe để xác định thành viên giữ mảnh ghép phù hợp với mảnh ghép của mình. Bước 4: Các thành viên trong các nhóm kết hợp cùng nhau ghép các mảnh ghép là các hình tam giác nhỏ với nhau để tạo thành hình tam giác lớn sao cho phía trên của cạnh hình tam giác nhỏ là câu hỏi, phía dưới là đáp án tương ứng. Sau khi ghép các mảnh ghép có câu hỏi và trả lời xong sẽ ghép 3 mảnh ghép trắng còn lại để tạo thành hình tam giác lớn hoàn chỉnh. Nhóm nào hoàn thành việc ghép hình nhanh nhất là nhóm chiến thắng. Bước 5: Giáo viên sử dụng Webcam để chiếu sản phẩm của các nhóm lên màn hình và mời đại diện nhóm báo cáo kết quả thảo luận. Bước 6: Giáo viên nhận xét, đánh giá, cho điểm. Hình minh họa đáp án 4.4. Kết quả đạt được: Trong quá trình giảng dạy khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm của mình để soạn giảng và vận dụng vào thực tế giảng dạy thực tế tôi nhận thấy các tiết học có sự thay đổi như sau: - Học sinh đã có những thái độ học tập tích cực, thích thú hơn trong các tiết học. Học sinh chủ động nêu ra những thắc mắc về bộ môn đối với giáo viên, các em nhiệt tình hưởng ứng. Bên cạnh đó việc hoàn thành nội dung về nhà cũng được các em thực hiện nghiêm túc, chất lượng bài tập ngày càng nâng cao. Kết quả kiểm tra gần cuối học kì 2 có sự tiến bộ rõ rệt như sau: Lớp Tổng số HS Điểm < 5 Điểm 5,6 Điểm 7,8 Điểm 9,10 9A1 36 5 14 11 6 9A2 36 6 13 10 7 khảo sát về việc thích hoạt động nhóm của học sinh khối lớp 6 vào cuối tháng 3 năm học 2023 – 2024 tại Trường THCS Phú Xuyên cho kết quả như sau: Lớp Tổng số học sinh Thích Ít thích Không thích Tổng Tỉ lệ % Tổng Tỉ lệ % Tổng Tỉ lệ % 6A1 43 26 60,5 10 23,3 7 16,2 6A2 44 23 52,3 12 27,2 9 20,5 6A3 44 24 54,6 10 22,7 10 22,7 5. Những thông tin cần được bảo mật: không có 6. Các điều kiện cần thiết để áp dụng sáng kiến - Cần có tinh thần trách nhiệm cao, luôn chăm lo đến chất lượng học sinh đặc biệt là học sinh chưa phát triển toàn diện - Giáo viên và học sinh cùng chia sẻ và chấp hành các nội quy đưa ra. - Nghiên cứu tài liệu, . - Tham khảo ý kiến cũng như phương pháp dạy của đồng nghiệp thông qua các buổi sinh hoạt chuyên môn, dự giờ thăm lớp. - Thực nghiệm dạy ở Trường THCS Phú Xuyên - Đánh giá kết quả học tập của học sinh. - Có ý thức tự tìm hiểu kênh hình trong sách giáo khoa, các mô hình hay các sơ đồ tư duy sáng tạo, các tư liệu liên quan bài học - Cần đảm bảo cơ sở vật chất trang thiết bị dạy học theo yêu cầu của bộ môn. 7. Đánh giá lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được do áp dụng sáng kiến theo ý kiến của tác giả. Sau một thời gian áp dụng đề tài tôi nhận thấy rằng: Sau khi tiến hành nghiên cứu và triển khai thực nghiệm biện pháp, tôi đã có một cái nhìn tổng quát hơn, hiểu kĩ hơn về việc áp dụng kĩ thuật mảnh ghép bằng phần mềm Tarsia Maker trong các bài học ở môn Tiếng Anh. Việc áp dụng kĩ thuật trên vào giảng dạy đã góp phần nâng cao hơn chất lượng dạy học, phát triển các năng lực cho học sinh. Giúp giáo viên có được những đổi mới về phương pháp giảng dạy, làm cho giờ dạy sinh động, hấp dẫn, hiệu quả hơn. Học sinh có được phương pháp học tập đúng đắn, khoa học, kết quả học tập cao hơn. Hơn thế, còn tạo cho các em khả năng vận dụng sáng tạo vào thực tế và các môn học khác. Để góp phần đạt được mục tiêu giáo dục và đào tạo của toàn ngành giáo dục. Mỗi giáo viên phải tự bản thân mình cố gắng luôn tự bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ, chịu khó học hỏi kinh nghiệm ở đồng nghiệp, quyết tâm vượt qua khó khăn và phấn đấu kiên trì dạy tốt mà trong đó hiệu quả đó là nhân tố chính mang lại thành công cho sự phát triển tư duy sáng tạo của học sinh. Người giáo viên luôn tạo ra không khí tiết học sinh động, thoải mái thì sẽ thúc đẩy học sinh linh hoạt, sáng tạo trong việc khám phá cái mới, biểu lộ khả năng tích cực của trí tuệ và lòng hiểu biết của học sinh. Với đề tài này, tôi rất mong được sự đóng góp ý kiến của các cấp lãnh đạo, của các đồng nghiệp để bản thân tôi ngày càng hoàn thiện hơn. 8. Danh sách những người tham gia áp dụng thử hoặc áp dụng sáng kiến lần đầu Số TT Họ và tên Ngày tháng năm sinh Nơi công tác Chức danh Trình độ chuyên môn Nội dung công việc hỗ trợ 1 Phạm Thị Hiền 02/03/1993 Trường THCS Phú Xuyên Giáo viên Đại học Tôi xin cam đoan mọi thông tin nêu trong đơn là trung thực, đúng sự thật và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật.
File đính kèm:
skkn_mot_so_bien_phap_phat_trien_nang_luc_giao_tiep_hop_tac.docx