SKKN Một số biện pháp phát triển kỹ năng Nghe Tiếng Anh tạo hứng thú học tập cho học sinh Lớp 3
Tiếng Anh là một trong những ngôn ngữ quốc tế phổ biến nhất trên thế giới, được sử dụng rộng rãi trong nhiều lĩnh vực khác nhau. Ở (mỗi bậc học) bậc tiểu học, học sinh cần đạt được 4 kỹ năng: nghe, nói, đọc, viết. Trong đó, kỹ năng Nghe là một trong những kỹ năng quan trọng đối với người học ngoại ngữ nói chung và với học sinh nói riêng. Khi học sinh có kỹ năng Nghe tốt, học sinh sẽ có khả năng sử dụng từ vựng, cấu trúc ngữ pháp và diễn đạt ý một cách chính xác. Do vậy cải thiện kỹ năng Nghe sẽ giúp học sinh có thể tự tin giao tiếp hơn.
Tuy nhiên, học sinh tiểu học còn nhỏ, hiếu động nên thường gặp phải một số khó khăn và hạn chế về kỹ năng Nghe như: Môi trường xung quanh, khả năng tập trung, vốn từ vựng, âm thanh và ngữ điệu, kiến thức và kinh nghiệm. Ngoài ra, qua khảo sát thực tiễn giảng dạy, tôi thấy học sinh cũng chưa thực sự hứng thú với kỹ năng Nghe. Đó cũng chính là lý do thôi thúc để tôi chắp bút viết đề tài “Một số biện pháp phát triển kỹ năng Nghe Tiếng Anh tạo hứng thú học tập cho học sinh lớp 3 ”. Qua đề tài này, tôi hy vọng góp phần tháo gỡ những khó khăn trong giảng dạy kỹ năng Nghe và giúp học sinh của mình thêm tự tin để thể hiện khả năng ngôn ngữ trong cuộc sống và môi trường giao tiếp thực tế.
Tóm tắt nội dung tài liệu: SKKN Một số biện pháp phát triển kỹ năng Nghe Tiếng Anh tạo hứng thú học tập cho học sinh Lớp 3

1. Pre – listening (Trước khi nghe) Một số phương pháp trong giai đoạn này: True/ False Prediction, Open Prediction, Ordering, Pre – Questions. Đây là giai đoạn giúp học sinh định hướng, suy nghĩ về đề tài hay tình huống trước khi học sinh nghe. Giáo viên tạo tâm thế chuẩn bị làm bài nghe cho học sinh bằng cách dẫn dắt, gợi mở, đưa câu hỏi về chủ đề bài nghe, yêu cầu học sinh quan sát tranh, đọc từ và đoán xem học sinh chuẩn bị nghe chủ đề gì, có các nhân vật nào, các nhân vật đang nói gì. Giáo viên có thể yêu cầu học sinh làm việc nhóm để đoán sơ bộ về nội dung sắp nghe thông qua tranh hay tình huống bài nghe. Giáo viên giúp học sinh lường trước những khó khăn về cách phát âm hay các cấu trúc ngữ pháp mới.... Cuối cùng giáo viên nói rõ cho học sinh biết các em sẽ được nghe bao nhiêu lần và nhiệm vụ khi nghe (chọn đúng/ sai, điền từ, khoanh tròn) 2.1.2. While – listening (Trong quá trình nghe) Các thủ thuật trong giai đoạn này là: + Matching ( nối) + Filling in the grip/ chart/ gap ( điền từ vào chỗ trống) + Answering comprehension questions ( Trả lời câu hỏi) + Selecting ( chọn đáp án đúng A, B, C, D) + Defining True/ False ( xác định đúng sai) + Check the correct answers ( Kiểm tra đúng sai) + Listen and draw ( Nghe và vẽ hoặc tô màu) Ở giai đoạn này, học sinh phải thực hiện yêu cầu của đề bài. Học sinh có thể mắc lỗi ở giai đoạn này nên giáo viên chú ý sửa lỗi cho học sinh và đưa ra phương án trả lời đúng. 2.1.3. Post listening ( Sau khi nghe) Các thủ thuật dùng trong giai đoạn này là: Roleplay, Recall, the story, Write – it – up, Further practice Đây là giai đoạn luyện tập sau khi nghe, Ở giai đoạn này học sinh sử dụng những kiến thức, kỹ năng ngôn ngữ đã được luyện tập ở giai đoạn While - listening vào các tình huống giao tiếp thực tế, ý nghĩa. Ví dụ minh họa: Với bài Unit 1 – Lesson 3.2 ( trang 17) phần D dưới đây của sách Tiếng anh 3 I learn smart start Giai đoạn 1: Pre - listening Tôi yêu cầu học sinh nghe và viết từ vào chỗ trống. Các bước thực hiện: Bước 1: Yêu cầu học sinh quan sát tranh và làm việc nhóm đôi. Hỏi và trả lời về các hoạt động trong từng tranh. Bước 2: Giáo viên sẽ hỏi và học sinh trả lời cụ thể từng tranh đồng thời ôn lại các từ vựng và các mẫu câu. Việc đó sẽ giúp các em nghe tốt hơn (Hỏi để gợi ý các từ cần điền vào chỗ trống) Bước 3: Nói rõ học sinh sẽ nghe 3 lần và điền từ vào chỗ trống Giai đoạn 2: While – listening *Các bước thực hiện: Bước 1: Mở audio cho học sinh nghe ( học sinh sẽ được nghe 2 lần. Lần đầu, giúp học sinh làm quen với bài nghe. Lần thứ 2, nghe thông tin chính xác để viết từ vào chỗ trống.) Bước 2: Yêu cầu học sinh đổi chéo bài với bạn kế bên Bước 3: Học sinh nghe lại audio và giáo viên chốt đáp án đúng, yêu cầu trả sách lại cho bạn, kiểm tra có bao nhiêu bạn đúng, khuyến khích và tuyên dương học sinh. Giai đoạn 3: Post – listening Các bước thực hiện: Bước 1: Mở lại audio cho học sinh nghe và nhắc lại Bước 2: Sửa lỗi phát âm, ngữ điệu ( nếu có học sinh đọc sai) Bước 3: Yêu cầu học sinh làm việc theo nhóm để đóng vai các nhân vật trong tình huống Bước 4: Gọi một số nhóm lên để thực hành lại. Các nhóm khác quan sát, lắng nghe và đưa ra nhận xét. Cuối cùng giáo viên đưa ra nhận xét, khích lệ và tuyên dương các nhóm 2.2. Biện pháp 2: Bổ sung vốn từ vựng Việc học từ vựng rất quan trọng vì nếu học sinh muốn nghe và giao tiếp một cách lưu loát mà lại không có nhiều vốn từ vựng thì có nghĩa học sinh chưa thể truyền tải được hết ý mình muốn nói tới người nghe. Học sinh có thể học từ vựng thông qua việc đọc sách, đọc truyện bằng tiếng anh. Có vốn từ vựng nhiều và nắm chắc cấu trúc câu sẽ giúp học sinh nghe tốt hơn và tự tin giao tiếp hơn. Ví dụ minh họa: Bổ sung vốn từ vựng cho học sinh bằng cách xây dựng không gian học tập thoải mái và hấp dẫn; trang trí lớp học bằng các tấm poster, hình ảnh theo chủ đề giúp học sinh cảm thấy thú vị và nâng cao tinh thần học tập Ngoài ra, tôi cũng bổ sung và củng cố từ vựng cho học sinh thông qua trò chơi. Trò chơi : Who’s faster? Tôi áp dụng với bài Unit 1 – Lesson 2.1 sách I learn smart start 3. Cách thực hiện: Bước 1: Phổ biến cách chơi. Bước 2: Chia lớp thành 3 nhóm. Mỗi nhóm gọi 1 bạn Bước 3: Mở audio cho học sinh nghe. Học sinh nghe thấy từ nào thì phải đập nhanh vào tranh đó và đọc lại. Học sinh nào đập nhanh hơn và đọc chính xác hơn thì học sinh đó được thưởng điểm tốt về tổ. Sửa phát âm cho học sinh nào đọc sai. Tôi lặp lại với các nhóm khác trong vòng 5-7 phút Bước 4: Nhận xét, tuyên dương 2.3. Biện pháp 3: Dạy nghe thông qua các bài hát, phim hoạt hình, video các cuộc nói chuyện của người bản xứ Bài hát, đoạn phim và video là một cách thú vị để học sinh luyện tập kỹ năng nghe. Học sinh có thể nghe và cố gắng hiểu ý nghĩa của bài hát, đoạn phim hoặc video đồng thời cũng cải thiện khả năng phát âm của mình bằng cách hát theo đôi khi học sinh có thể thực hiện dạng bài tập Nghe và điền từ còn thiếu để hoàn thành lời bài hát hoàn chỉnh. Nên chọn bài hát hoặc video phù hợp với chương trình học của học sinh. Cần có giai điệu hoặc mẫu câu đơn giản, dễ hiểu để học sinh dễ dàng theo kịp. Ví dụ minh họa: Khi học sinh học về chủ đề số và mẫu câu hỏi tuổi tôi áp dụng bài hát “ How old are you?” Dưới đây là một số cách tôi áp dụng để dạy nghe qua các bài hát: Bước 1: Hướng dẫn học sinh nghe và hiểu ý nghĩa của lời bài hát Bước 2: Dạy học sinh cách phát âm các từ khó. Nên sử dụng các hoạt động luyện đọc phiên âm, luyện phát âm các âm đơn, âm ghép (nối âm, cách ngắt nghỉ, ngữ điệu) và luyện đọc từng câu trong bài hát Bước 3: Luyện nghe và hát theo lời bài hát. Nên mở bài hát nhiều lần để học sinh dễ dàng theo kịp. (Nếu bài hát khó tôi chia bài hát thành các phần nhỏ và hướng dẫn học sinh luyện nghe và hát theo từng phần) Bước 4: Tổ chức các hoạt động thực hành để học sinh có thể sử dụng kỹ năng nghe và phát âm của mình. Các hoạt động này có thể bao gồm thi hát bài hát, luyện nghe và phát âm các từ và câu trong bài hát. 2.4. Biện pháp 4: Khuyến khích học sinh luyện nghe Tiếng Anh ngoài giờ học Cung cấp cho học sinh các tài nguyên để luyện nghe Tiếng Anh ngoài giờ học, bao gồm các ứng dụng di động, video học tập, và các trò chơi học tập để giúp học sinh tăng cường kỹ năng nghe của mình. Việc này sẽ giúp các em tiết kiệm thời gian và chi phí mua sách. Đồng thời nâng cao kỹ năng nghe tiếng Anh và kỹ năng sử dụng thư điện tử cho các em. Tôi sẽ hỗ trợ giải đáp thắc mắc cho học sinh trong giờ ra chơi hoặc trong thời gian rảnh. Ví dụ minh họa: ứng dụng DHA trên eduhome giúp học sinh cải thiện kỹ năng nghe, bổ sung từ vựng, củng cố mẫu câu. Ứng dụng có kèm theo các hình ảnh sinh động, đẹp mắt tạo hứng thú cho học sinh. Cách thực hiện: Hướng dẫn học sinh cách cài ứng dụng DHA. Nhắc nhở, khích lệ học sinh làm bài sau khi kết thúc mỗi tiết học. Học sinh có thể kiểm tra đáp án ngay sau khi hoàn thành mỗi câu. Tặng quà để khích lệ tinh thần học tập của học sinh. Ngoài ra, học sinh có thể luyện nghe và thực hành giao tiếp trên trang wed Một điểm tạo hứng thú cho học sinh trên trang web này là không những giúp học sinh luyện kỹ năng nghe mà học sinh còn có thể lồng tiếng cho các nhân vật trong video. 2.5. Biện pháp 5: Kiểm tra – đánh giá kỹ năng Nghe Giáo viên kiểm tra kỹ năng nghe của học sinh thường xuyên để xác định các điểm mạnh, điểm yếu và đánh giá để giúp học sinh tiến bộ hơn. Kỹ thuật kiểm tra và đánh giá kỹ năng nghe có thể được thực hiện bằng nhiều cách khác nhau, tùy thuộc vào mục đích của bài kiểm tra cũng như đối tượng được kiểm tra và đánh giá. Dưới đây là một số kỹ thuật thường được sử dụng để kiểm tra và đánh giá kỹ năng nghe: Trắc nghiệm đa lựa chọn: Giáo viên sẽ chuẩn bị một loạt câu hỏi với các phương án trả lời khác nhau và yêu cầu người học sinh chọn đáp án đúng nhất. Kỹ thuật này thường được sử dụng để kiểm tra khả năng hiểu các thông tin cơ bản, chẳng hạn như hiểu ý chính của một bản tin tin tức hoặc một cuộc phỏng vấn. Điền vào chỗ trống: Giáo viên sẽ cung cấp một bài nghe với một số từ bị lược bỏ và yêu cầu học sinh điền từ còn thiếu. Kỹ thuật này thường được sử dụng để kiểm tra khả năng hiểu các thông tin chi tiết và từ vựng cơ bản. Ghép đôi: Giáo viên sẽ chuẩn bị hai cột thông tin: một cột là những câu hỏi và một cột là các câu trả lời tương ứng. Học sinh sẽ phải nghe và ghép các câu hỏi với các câu trả lời tương ứng. Kỹ thuật này thường được sử dụng để kiểm tra khả năng kết nối thông tin và hiểu rõ ý nghĩa của các câu trong bài nghe. Ví dụ minh họa: Với dạng bài kiểm tra nghe và đánh dấu tick vào ô trống đúng Bước 1: Yêu cầu học sinh nhìn lại bài và đọc nhẩm lại tên của các tranh trong bài kiểm tra. Bước 2: Nêu rõ yêu cầu của đề bài. Học sinh nghe và đánh dấu tick vào ô trống đúng. Bước 3: Mở audio cho học sinh nghe 2 lượt. Lượt 1 học sinh nghe và làm bài. Lượt 2 học sinh nghe và soát lại bài của mình Bước 4: Mở lại audio cho học sinh nghe. Yêu cầu học sinh đổi chéo bài cho nhau. Giáo viên cùng học sinh nghe và kiểm tra lại đáp án đúng. Cuối cùng giáo viên yêu cầu học sinh trả bài lại cho bạn mình, kiểm tra có bao nhiêu bạn làm đúng, yêu cầu bạn làm sai sửa lại bài. III. KẾT QUẢ – KẾT LUẬN 1. Kết quả Qua một thời gian áp dụng giải pháp “Một số biện pháp phát triển kỹ năng Nghe Tiếng Anh tạo hứng thú học tập cho học sinh lớp 3 ”, tôi đã thu được kết quả như sau: Tổng số Em tự đánh giá về kỹ năng Nghe Tiếng Anh của bản thân như thế nào? Trước khi áp dụng Sau khi áp dụng Tăng (giảm) SL Tỷ lệ SL Tỉ lệ 179 học sinh Nghe được một số câu đơn giản 150 83.7 179 100 Tăng 16.3% Nghe được các hội thoại đơn giản 140 78.2 160 89.4 Tăng 11.2% Nghe và nối được đoạn văn ngắn 135 75.4 155 86.5 Tăng 11.1% Nghe được các đoạn văn dài 98 54.7 135 75.4 Tăng 20.7% Học sinh nghe, hiểu và giao tiếp được 90 50.3 140 78.2 Tăng 27.9 % Học sinh không thể nghe 35 19.5 3 1.6 Giảm 17.9% Nhìn vào bảng trên, ta thấy học sinh đã có sự tiến bộ rõ rệt, tỉ lệ học sinh theo các tiêu chí đánh giá kỹ năng nghe tăng lên, số học sinh không thể nghe được Tiếng Anh đã giảm một cách rõ rệt. Học sinh hứng thú học trong mỗi tiết học. Dưới đây là một số video và hình ảnh tích cực của học sinh trong giờ học nghe. Không những vậy học sinh đã có thể nghe – hiểu – thực hành, nghe và làm bài tập, các con cũng có thể hát được bài hát bằng tiếng anh. Học sinh nghe – thực hành theo cặp Học sinh làm việc nhóm, nghe – hỏi – đáp Học sinh nghe – hát theo Học sinh chơi trò chơi “ Listen and slap the picture 2. Kết luận Sau một thời gian tìm tòi, mạnh dạn thử nghiệm một số giải pháp mới nhằm thúc đẩy phát triển kỹ năng Nghe Tiếng Anh cho học sinh lớp 3. Tôi nhận thấy rằng tất cả các kỹ năng của Tiếng Anh đặc biệt là kỹ năng Nghe rất cần sự luyện tập thường xuyên và lâu dài mới đem lại kết quả cao cho người học. Không ai học ngoại ngữ mà không mắc lỗi, cho nên người học cần tự tin và kiên nhẫn giao tiếp thật nhiều trong lớp học đặc biệt là bên ngoài lớp học và trong cuộc sống thực tế thì mới có thể nâng cao kĩ năng và năng lực ngoại ngữ cho bản thân. Thông qua quá trình rèn luyện, học tập đó người học sẽ nâng cao năng lực ngoại ngữ, củng cố thêm từ vựng và tự điều chỉnh, sửa dần những lỗi sai cơ bản để hoàn thiện từng ngày. Quá trình rèn luyện này cần được dẫn dắt, trợ giúp của giáo viên và phải được tiến hành thường xuyên, lâu dài. Sau khi ứng dụng giải pháp “Một số biện pháp phát triển kỹ năng Nghe Tiếng Anh tạo hứng thú học tập cho học sinh lớp 3”, bản thân tôi nhận thấy học sinh không chỉ cải thiện được kỹ năng nghe mà còn nâng cao được vốn từ vựng, mạnh dạn trong giao tiếp hơn. Các tiết học nghe trở nên hấp dẫn hơn. Ngoài ra, còn tạo hứng thú học tập, tạo niềm vui, lòng say mê học tập của học sinh. Từ đó rèn luyện đức tính chăm chỉ, tự tin, năng động sáng tạo góp phần rèn luyện cho học sinh có những đức tính phẩm chất và phong cách làm việc của người lao động mới. Có thể nói rằng đề tài “Một số biện pháp phát triển kỹ năng Nghe Tiếng Anh tạo hứng thú học tập cho học sinh lớp 3 ” được tôi áp dụng với học sinh lớp 3 - Trường Tiểu học Tự Nhiên đã thành công và đạt được những kết quả tốt đẹp. Bản thân tôi là 1 giáo viên đã là người tạo ra bầu không khí học tập vui vẻ, niềm hứng khởi cho học sinh giúp các con cảm thấy mỗi ngày đến trường là một ngày vui. Đó chính là môi trường của lớp học hạnh phúc mà cả xã hội đang hướng tới. 3. Khuyến nghị Để học tốt môn Tiếng Anh, học sinh cần nâng cao ý thức tự học, tự tìm hiểu, qua đó mới tìm ra vấn đề và chia sẻ với thầy cô cùng các bạn trong lớp. Thông qua việc học nhóm hay học trong các câu lạc bộ tiếng anh các em sẽ có nhiều cơ hội thực hành trước lớp hơn bằng cách gửi các sản phẩm học tập của bản thân lên nhóm, do đó cũng cần rèn luyện tính mạnh dạn. Ngoài ra, giáo viên cũng phải giúp các em ý thức được rằng việc tự học cũng đóng vai trò quan trọng và có tính chất quyết định đối với kết quả học tập của bản thân. Đồng thời, chính mỗi giáo viên cũng nên nghiêm túc trau dồi kỹ năng nghe của bản thân để có thể hỗ trợ học sinh phát triển giao tiếp một cách tốt nhất. Mỗi giáo viên cần chủ động xây dựng một nguồn tư liệu hữu ích và chia sẻ tài liệu, bài giảng giữa các thành viên trong tổ chuyên môn với nhau. Như vậy cũng sẽ giúp chúng ta tiết kiệm thời gian soạn giảng, rút ra được nhiều bài học kinh nghiệm trong quá trình giảng dạy sau này. Bên cạnh đó cần có thêm những tiết sinh hoạt chuyên môn để chia sẻ những vướng mắc trong giảng dạy và hỗ trợ lẫn nhau về phương pháp tổ chức các hoạt động dạy kỹ năng nghe. Trên đây là một vài kinh nghiệm của bản thân. Do thời gian nghiên cứu còn ngắn, nên còn có những mặt hạn chế. Tôi rất mong được sự góp ý của Hội đồng khoa học các cấp và các đồng nghiệp để ý kiến tôi đưa ra được hoàn thiện hơn nữa. Tôi xin chân thành cảm ơn! Tôi xin cam đoan đây là Sáng kiến kinh nghiệm do mình viết, không sao chép nội dung của người khác. Hà Nội, Ngày 18 tháng 3 năm 2024 Người thực hiện Lường Thị Ngọc Hằng
File đính kèm:
skkn_mot_so_bien_phap_phat_trien_ky_nang_nghe_tieng_anh_tao.docx