SKKN Một số biện pháp phát huy tính tích cực, chủ động của học sinh trong giờ học Tiếng Anh 5 tại Trường Tiểu học Thị Trấn Vĩnh Bảo
Trong những năm gần đây, việc dạy và học ngoại ngữ đã được Bộ giáo dục và đào tạo dành sự quan tâm rất lớn, thể hiện rõ nét nhất là Đề án Ngoại Ngữ 2017-2025 đã và đang được triển khai tới tất cả các cấp học ở bậc Tiểu học. Việc dạy và học tiếng Anh bậc Tiểu học được xem là nền tảng quan trọng góp phần hình thành cho học sinh những kỹ năng giao tiếp cơ bản, giúp các em có thêm nhiều kiến thức, hiểu biết, áp dụng khi lên các bậc học cao hơn.
Nội dung chương trình môn Tiếng Anh tiểu học được thiết kế theo quan điểm chủ điểm (themes) và mục đích giao tiếp (communications) với các chủ đề (topics) thú vị, gần gũi với cuộc sống hàng ngày của các em. Tuy nhiên ở giai đoạn này, năng lực nhận thức của học sinh tiểu học được hình thành và phát triển dựa trên cơ sở tư duy cụ thể. Các em chưa có khả năng nắm bắt ngôn ngữ một cách hệ thống và phân tích ngôn ngữ một cách có ý thức. Vì thế, sự nhàm chán, mất tập trung của các em hoàn toàn có thể xảy ra trong tiết học. Do vậy, phương pháp giảng dạy của giáo viên là yếu tố quyết định, là vấn đề được đặt lên hàng đầu. Để có một tiết học Tiếng Anh hiệu quả, tạo cho học sinh có hứng thú, tích cực tham gia mọi hoạt động học tập thì người giáo viên phải có những phương pháp dạy học sáng tạo, độc đáo, mới lạ và hấp dẫn.
Đối với bất kì một môn học nào, việc phát huy tính tích cực, chủ động của học sinh, lôi cuốn các em vào bài học là một điều rất quan trọng. Điều đó không chỉ giúp các em hiểu bài nhanh hơn, mà còn giúp các em khắc sâu kiến thức, ghi nhớ bài học tốt hơn. Từ đó, khả năng tư duy, khả năng tập trung của các em mới được phát triển. Như vậy, để có một tiết dạy gây được hứng thú cho học sinh đòi hỏi giáo viên phải có sự chuẩn bị và đầu tư nhiều hơn là tiết dạy bình thường trên lớp, thậm chí phải có quá trình tích lũy kinh nghiệm qua thời gian mới có thể đạt hiệu quả và thuyết phục học sinh, làm cho các em thực sự hứng thú và tập trung vào bài giảng. Đó là yêu cầu, mục tiêu quan trọng của quá trình dạy học, đặc biệt là đối với giáo viên Tiếng Anh.
Tóm tắt nội dung tài liệu: SKKN Một số biện pháp phát huy tính tích cực, chủ động của học sinh trong giờ học Tiếng Anh 5 tại Trường Tiểu học Thị Trấn Vĩnh Bảo

c nghiệm hoặc tự luận. - Cách chơi: Giáo viên giới thiệu trò chơi: Mụ phù thủy độc ác đã bắt cóc hết các sinh vật biển khỏi đại dương, các em có nhiệm vụ giúp các nàng tiên cá giải cứu các sinh vật biển bằng cách trả lời các câu hỏi về từ vựng, mẫu câu đã học hoặc bài đọc hiểu, nghe hiểu của mụ phù thủy đưa ra có liên quan đến bài học. Mỗi câu trả lời đúng của các em sẽ cứu được một sinh vật biển trở về đại dương. Cứ như vậy cho đến khi trả lời hết các câu hỏi để giúp tất cả các sinh vật biển trở về đại dương của chúng. - Kết thúc trò chơi: Chúc mừng và tuyên dương cả lớp, giáo dục cho HS ý thức bảo vệ tài nguyên biển. - Ví dụ minh họa: Unit 8. Lesson 3 (SGK Wonderful World 5-Tập 2) Phần khởi động, chúng tôi vận dụng trò chơi này giúp học sinh ôn lại từ về chủ đề con người và nơi ở. Question 1: Which place would you like to visit in your city? I’d like to visit the Imperial City of Hue. 2. Giải pháp 2: Phát huy năng lực của học sinh qua các bài hát, bài chant - Mục đích: Giúp HS cuốn hút vào tiết học, nhi nhớ, thực hành, ôn tập, củng cố từ vựng, mẫu câu,... Với giai điệu vui tươi, rộn ràng, quen thuộc của các bài chant, bài hát các em học sinh dễ bị cuốn hút, hòa mình vào không khi tiết học ngay từ những phút ban đầu. Đọc chant cũng có nghĩa học sinh được hoạt động cả về tư duy ngôn ngữ lẫn nhịp điệu. Từ đó, kích thích bộ não của các em. Các em nhanh chóng hòa mình vào bài học, lĩnh hội tri thức, vận dụng thực hành tốt trong tất cả các hoạt động của tiết học. - Cách thức thực hiện: Các bài hát, bài chant thường được sử dụng vào phần khởi động tiết học (Warm up). Chúng tôi thường đưa ra các bài hát hay chant ngắn gọn, đơn giản (thời gian khoảng 1-3 phút), nội dung bài hát thường liên quan đến chủ đề tiết học để từ đó vừa tạo không khí hào hứng trước khi bước vào tiết học vừa để dẫn dắt vào nội dung bài học. Các bài hát, bài chant cũng có thể sử dụng trước khi kết thúc tiết học để học sinh được củng cố, ôn lại kiến thức và giảm bớt căng thẳng trong giờ học. - Các bài hát chúng tôi thường sử dụng trong chương trình lớp 5 là: The Hello song; The walking song; If you happy and you know it; Head, shoulders, knees and toes; The family song; The job song; Food and drink song; - Ở mỗi đơn vị bài học đều có một bài chant với nhịp điệu vui tươi, dí dỏm, học sinh rất tích cực khi được biểu diễn, được thể hiện mình trong mỗi tiết dạy chant. Các bài chant trong chương trình giúp các em ôn lại từ, mẫu câu và rèn kĩ năng phát âm, chẳng hạn như: Family and friends (Unit 1); Free time (Unit 4); Food (Unit 6)?; Sports (Unit 7); Weather and nature (Unit 12),. - Ngoài ra chúng tôi còn tham khảo và sưu tầm trên trang Youtube các đoạn nhạc karaoke về các chủ điểm từ vựng, mẫu câu trong chương trình SGK của HS có nhạc điệu quen thuộc, dễ hát giúp tiết học sinh động, các em trở nên hứng thú hơn rất nhiều. 3. Giải pháp 3: Sử dụng những lời khen ngợi để động viên, khích lệ học sinh - Mục đích: Nhằm ghi nhận sự tiến bộ của học sinh trong quá trình học tập và rèn luyện, động viên, khích lệ học sinh kịp thời, từ đó tạo động lực để HS tiếp tục cố gắng và phát huy những gì đã đạt được. - Cách thức thực hiện: Giáo viên dùng những lời khen ở mọi hoạt động học tập, trò chơi trong các tiết dạy. Có thể khen bằng lời hoặc chuẩn bị những sticker về các hình ngộ nghĩnh phù hợp với lứa tuổi, hoặc những món quà nhỏ (đồ dùng học tập) để tặng cho học sinh khi có những tiến bộ hay hoàn thành xuất sắc các nhiệm vụ học tập và rèn luyện, đặc biệt là đối tượng học sinh chậm tiếp thu thì việc khen thưởng, động viên bằng biện pháp này khiến các em có thêm nhiều động lực để tiếp tục cố gắng. - Một số lời khen chúng tôi thường sử dụng là: Good, Good job, Well-done, Great, Perfect, Exellent, Wonderful, Fantastic, Try more,.. -Một số loại sticker chúng tôi sử dụng là: 4. Giải pháp 4: Tăng cường tổ chức hoạt động theo cặp-nhóm - Mục đích: Trong quá trình chiếm lĩnh tri thức, học sinh không chỉ được luyện tập cá nhân, các em còn tham gia nhiều hoạt động nhóm đôi, nhóm ba và các đội. Từ đó, tạo cho các em tinh thần đoàn kết, tinh thần trách nhiệm, khả năng làm việc nhóm, phát huy năng lực giao tiếp và hợp tác, rất có ích cho các em trong quá trình học bộ môn Tiếng Anh cũng như các bộ môn khoa học khác. - Cách thức thực hiện: Việc tổ chức hoạt động học tập theo cặp, theo nhóm được thực hiện trong hoạt động thực hành đọc hội thoại, thực hành luyện mẫu câu, hoàn thành các nhiệm vụ nghe hiểu, đọc hiểu,.. các hoạt động trò chơi học tập. Tùy vào đặc trưng từng hoạt động, giáo viên tổ chức cho HS làm việc theo cặp hay nhóm cho phù hợp, tổ chức cho các nhóm trình bày sản phẩm của mình, sau đó yêu cầu các nhóm tham gia vào quá trình đánh giá và tự đánh giá các hoạt động học tập. 5. Giải pháp 5: Sử dụng tranh ảnh, video sinh động để minh họa cho mỗi tiết học - Mục đích: Việc sử dụng tranh ảnh, video minh họa nhằm khơi gợi trí tò mò, thích khám phá của HS tiểu học, giúp học sinh tập trung và hứng thú hơn trong giờ học. Bên cạnh đó, tranh ảnh còn là hình tượng hóa ngôn ngữ giúp HS dễ hiểu, dễ tiếp thu nội dung bài học và trinh phục, khám phá tri thức một cách dễ dàng. - Cách thức thực hiện: Giáo viên có thể sử dụng flashcards, tranh ảnh đi kèm bộ sách do thư viện nhà trường cung cấp hoặc có thể tự chuẩn bị tranh ảnh tự làm, sưu tầm tranh ảnh, video về bài học từ nhiều nguồn vô tận như trên mạng internet qua trang google tìm kiếm hình ảnh và trang youtube.vn. Đến mỗi tiết học, chúng tôi sử dụng tranh ảnh, video để minh họa nội dung hội thoại, cho HS thực hành mẫu câu, ôn từ vựng, rèn kĩ năng nghe, viết, đọc hay cho HS tập thuyết trình về một chủ đề nào đó trong chương trình học. 6. Giải pháp 6: Phối kết hợp với giáo viên chủ nhiệm và gia đình học sinh để nâng cao tính tích cực, chủ động, năng lực của các em trong học tập - Mục đích: Nhằm nắm được đặc điểm tâm lý từng học sinh, hoàn cảnh gia đình học sinh để có những biện pháp dạy học, giáo dục phù hợp giúp các em luôn tích cực phấn đấu trong học tập và rèn luyện. - Cách thực hiện: Chúng tôi thường xuyên trao đổi trực tiếp với giáo viên chủ nhiệm về tình hình học tập của lớp, của từng cá nhân học sinh; thực hiện tốt thông tin hai chiều giữa giáo viên và phụ huynh học sinh thông qua các kênh Zalo, Messenger,.. để kịp thời phản ánh tình hình học tập của học sinh, cùng với phụ huynh tìm ra những biện pháp khắc phục khó khăn trong học tập cũng như động viên khuyến khích học sinh khi các em có sự tiến bộ, có thành tích tốt trong học tập. 7. Giải pháp 7: Khuyến khích học sinh tích cực làm dự án học tập (Project) - Mục đích: Thông qua việc làm dự án học tập (Project) ở cuối mỗi đơn vị bài học, học sinh được phát huy năng lực, sở trường của mình như vẽ tranh, phỏng vấn, đóng vai,Đó là những hoạt động mà học sinh rất thích tham gia, các em luôn thích thể hiện mình bằng những hoạt động thoải mái, không gò bó nhưng vẫn phục vụ thiết thực cho việc học. - Cách thực hiện: Ở hoạt động Project trong mỗi đơn vị bài học, chúng tôi thường khuyến khích học sinh làm dự án học tập thông qua các hoạt động như vẽ tranh, phỏng vấn, đóng vai để một lần nữa giúp các em vận dụng những điều đã học vào thực tế, đồng thời qua đó các em được củng cố kiến thức một cách tự nhiên, dễ dàng nhất. Các hoạt động này có thể thực hiện trên lớp hoặc giao về nhà và trình bày vào buổi học sau đó. Dưới đây là một số hình ảnh minh họa học sinh làm dự án học tập: 8. Biện pháp 8: Tăng cường tổ chức các hoạt động câu lạc bộ tiếng Anh, hoạt động ngoại khóa như Rung chuông vàng, Ngày hội tiếng Anh - Mục đích: Nhằm tạo ra sân chơi trí tuệ bổ ích, giao lưu học hỏi, vừa chơi vừa học giúp học sinh được trải nghiệm thực tế, thực hành, ôn tập, củng cố từ vựng, mẫu câu, hoàn thành các kĩ năng nghe hiểu, đọc hiểu,... tạo hứng thú để học sinh tích cực tham gia vào mọi hoạt động học tập, phát huy tính năng động, sáng tạo, tự giác hoàn thành các nhiệm vụ học tập và rèn luyện một cách dễ dàng, hứng khởi nhất. - Cách thức thực hiện: Chúng tôi thường tổ chức cho các em tham gia sinh hoạt câu lạc bộ tiếng Anh vào chiều thứ sáu hàng tuần với sự tham gia của HS khối 3,4,5 bằng việc tổ chức trò chơi Rung chuông vàng, ngày hội nói tiếng Anh hoặc thi hùng biện, thuyết trình về chủ đề đã học gần gũi trong cuộc sống như giới thiệu về bản thân, gia đình, trường học, các hoạt động vui chơi giải trí, môi trường quanh em,. vào các dịp như Ngày thành lập Đoàn TNCSHCM 26/3, Ngày NGVN 20/11, Giáng Sinh,. III.2. Tính mới, tính sáng tạo: Các giải pháp đề cập tới trong sáng kiến này thể hiện tính mới mẻ, sáng tạo cụ thể như sau: Tạo ra được tổ hợp các phương pháp, hình thức tổ chức dạy học độc đáo, mới lạ, hấp dẫn phát huy tính tích cực, tư duy sáng tạo của học sinh trong khi các phương pháp dạy học truyền thống chưa có và chưa tạo được hứng thú, truyền cảm hứng cho học sinh trong mỗi giờ học. Học sinh được trải nghiệm với những phương pháp dạy học hiện đại, mới lạ, không chỉ được củng cố kiến thức đã học mà còn được mở rộng vốn hiểu biết, rèn tư duy, phản xạ, được thể hiện năng khiếu của mình thông qua các hoạt động trải nghiệm như sinh hoạt câu lạc bộ Tiếng Anh, Ngày hội nói tiếng Anh, Rung chuông vàng, Phát triển được năng lực đặc thù cho học sinh trong môn Tiếng Việt giúp ngôn ngữ của học sinh được phát triển thông qua các hoạt động của giáo viên giúp học sinh tự khám phá những điều chưa biết chứ không thụ động tiếp thu những tri thức được sắp đặt sẵn. Đổi mới được phương pháp giảng dạy lấy học sinh là trung tâm của hoạt động giáo dục, định hướng cho học sinh cách tư duy, học sinh biết giải quyết các nhiệm vụ học tập, các vấn đề trong các tình huống khác nhau trên cơ sở hiểu biết kĩ xảo và kinh nghiệm cũng như sự sẵn sàng hành động để chiếm lĩnh kiến thức. Phát huy tính tích cực, tự lực và sáng tạo phát triển năng lực hành động, năng lực cộng tác làm việc giúp người học từng bước có năng lực tư duy và năng lực hành động với mục đích chiếm lĩnh các giá trị tinh thần, các hiểu biết, các kỹ năng, các giá trị văn hóa mà nhân loại đã đạt được để trên cơ sở đó có khả năng giải quyết được nhiệm vụ học tập. Tăng cường phối hợp học tập cá nhân với hoạt động học tập nhóm, lớp học trở thành môi trường giao tiếp giáo viên với học sinh, học sinh với học sinh để giải quyết các nhiệm vụ học tập chung. Học sinh mạnh dạn, tự tin, chủ động trong giao tiếp khi đánh giá bạn, tự đánh giá, chia sẻ bài, khi học trên lớp và cả khi giao tiếp ở nhà và ngoài xã hội.. III.3. Phạm vi ảnh hưởng, khả năng áp dụng của sáng kiến: Các biện pháp đề cập trong sáng kiến có thể áp dụng rộng rãi, linh hoạt không chỉ trong chương trình tiếng Anh lớp 5 mà có thể áp dụng cho chương trình tiếng Anh các khối lớp 1,2,3,4. Hơn thế nữa sáng kiến này có thể áp dụng rộng rãi trong việc dạy các môn học khác ở trường tiểu học. * Để áp dụng sáng kiến vào giảng dạy cần chú ý: - Đối với giáo viên: + Việc chọn tranh ảnh, đồ dùng, vật thật cần chú ý đến tính điển hình, phản ánh trung thực và có khả năng làm rõ nội dung bài dạy. + Các loại tranh ảnh cần đảm bảo tính thẩm mỹ + Thường xuyên học tập, trao đổi kinh nghiệm với đồng nghiệp trong việc sử dụng đồ dùng. - Đối với học sinh: + Tập trung chú ý vào nội dung bài để khắc sâu kiến thức. Ngoài việc học ,các em còn tích cực tham gia các sân chơi như đấu trường Tiếng Anh, IOE . Số lượng học sinh tham gia IOE đông III.4 Hiệu quả, lợi ích thu được từ sáng kiến: Hiệu quả kinh tế: Dễ làm, ít tốn kém, phù hợp với thực tế giảng dạy ngày nay . Hiệu quả về mặt xã hội: Sau một thời gian áp dụng một số biện pháp phát huy tính tích cực, chủ động của học sinh trong giờ học Tiếng Anh lớp 5 đã nêu ở trên, chúng tôi thấy học sinh rất tích cực tham gia vào các hoạt động học tập: Lớp học sôi nổi, học sinh tích cực tương tác, thích nói tiếng Anh và tự tin giao tiếp với thầy cô và bạn bè bằng tiếng Anh. Các em phản xạ nhanh, ghi nhớ tốt từ và mẫu câu, tự tin vận dụng từ vựng khi thực hành mẫu câu, các kĩ năng nghe, nói, đọc viết được nâng lên rõ rệt. Chất lượng đại trà tăng lên đáng kể, nhiều học sinh có năng khiếu, đạt được nhiều thành tích cao trong các cuộc thi, giao lưu. Kết quả khảo sát sau khi áp dụng các biện pháp trên như sau: Lớp TSHS Điểm 9-10 Điểm 7-8 Điểm 5-6 Dưới 5 SL % SL % SL % SL % 5A 41 33 80 6 20 0 0 0 0 5B 39 28 72 8 20 3 8 0 0 Kết quả khảo sát trước và sau khi áp dụng sáng kiến thể hiện qua biểu đồ sau: Lớp 5B: Trước khi áp dụng: Sau khi áp dụng: Lớp 5A: Trước khi áp dụng: Sau khi áp dụng: Chú thích: Phần màu xanh tương ứng điểm 9-10 Phần màu cam tương ứng điểm 7-8 Phần màu xám tương ứng điểm 5-6 Phần màu vàng tương ứng điểm 5-6 Nhìn vào biểu đồ có thể dễ dàng thấy chất lượng đại trà được nâng lên ngoài mong đợi: Số học sinh đạt điểm 5-6 còn không đáng kể và đặc biệt không còn học sinh đạt điểm dưới 5. Số học sinh nhút nhát, lười giao tiếp đã giảm hẳn. Ngoài ra, các em còn tích cực tham gia sinh hoạt Câu Lạc Bộ Tiếng Anh, các buổi sinh hoạt ngoại khóa, vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học để luyện kĩ năng nói, kể chuyện, hát múa, diễn kịch qua những câu đơn giản, Đồng thời các tiết dạy của chúng tôi được đồng nghiệp và lãnh đạo nhà trường đánh giá cao khi áp dụng các biện pháp trên. Trên đây là một số giải pháp mà chúng tôi đã áp dụng tại đơn vị, bước đầu mang lại hiệu quả thiết thực. Chúng tôi rất mong được sự góp ý kiến của hội đồng thẩm định sáng kiến các cấp và bạn bè đồng nghiệp để sáng kiến của chúng tôi được hoàn thiện hơn góp phần nâng cao hiệu quả giảng dạy môn Tiếng Anh . Xin trân trọng cảm ơn ! CƠ QUAN ĐƠN VỊ Thị trấn, ngày 15 tháng 12 năm 2024 ÁP DỤNG SÁNG KIẾN Tác giả sáng kiến Phạm Thị Minh Lý Đồng tác giả Đỗ Thị Thoa IV. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. SGV, SGK tiếng Anh lớp 5 của NXB Đại học sư phạm. 2. The ELTTP Methodology course. 3. Giáo dục học đại cương - NXB Hà Nội 1995. 4. Tài liệu về kiểm tra, đánh giá theo thông tư 27 của Bộ GD-ĐT. 5. Tài liệu tập huấn đổi mới phương pháp giảng dạy môn tiếng Anh. 6. Tra cứu trên mạng Internet.... CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc BẢN CAM KẾT I. Tác giả : Họ và tên: Phạm Thị Minh Lý Ngày/ tháng/ năm sinh: 23/ 06/1980 Chức vụ, đơn vị công tác: Giáo viên Trường Tiểu học Thị Trấn Vĩnh Bảo. Điện thoại: 0978783836 Đồng tác giả: Họ và tên: Đỗ Thị Thoa Ngày/ tháng/ năm sinh: 14/01/1980 Chức vụ, đơn vị công tác: Giáo viên Trường Tiểu học Thị Trấn Vĩnh Bảo. Điện thoại: 0347021109 II. Nghiên cứu sáng kiến : Một số biện pháp phát huy tính tích cực, chủ động của học sinh trong giờ học Tiếng Anh 5. III. Cam kết : Chúng tôi xin cam kết sáng kiến này là sản phẩm của cá nhân chúng tôi. Đó là một quá trình nghiên cứu, tìm tòi, đúc rút kinh nghiệm từ trong thực tế đứng lớp giảng dạy mới có được. Chúng tôi không hề sao chép bằng bất kỳ hình thức nào. Nếu không có tính trung thực về quyền sở hữu đối với một phần hay toàn bộ sản phẩm của sáng kiến chúng tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm trước lãnh đạo đơn vị, Phòng giáo dục, Sở giáo dục./. Hải Phòng, ngày 15 tháng 12 năm 2024 Người cam kết Phạm Thị Minh Lý – Đỗ Thị Thoa
File đính kèm:
skkn_mot_so_bien_phap_phat_huy_tinh_tich_cuc_chu_dong_cua_ho.docx