SKKN Một số biện pháp luyện phát âm trong môn Tiếng Anh Lớp 3 Trường THLX Chánh Công

Như chúng ta đã biết, tiếng Anh ngày nay đã trở thành một ngôn ngữ quan trọng không thể thiếu trong mọi hoạt động xã hội. Là một ngôn ngữ quốc tế được phổ biến rộng rãi ở hầu hết các nước trên thế giới, tiếng Anh đóng một vai trò không thể thiểu trong giao tiếp hay nghiên cứu trên mọi lĩnh vực. Từ yêu cầu thực tế đó, môn tiếng Anh đã được đưa vào chương trình chính khóa của mọi cấp học ở nước ta. Mục tiêu cuối cùng của việc dạy và học tiếng Anh là học sinh có thể giao tiếp được bằng tiếng Anh. Khả năng giao tiếp thể hiện trên hai bình diện: tiếp nhận (nghe và đọc) và sản sinh (nói và viết) ngôn ngữ. Tuy nhiên để đạt được mục tiêu cuối cùng đó yếu tố đầu tiên học sinh cần nắm vững là ngữ âm.

Vì vậy ngữ âm được coi là một trong những yếu tố cơ sở của tất cả các ngôn ngữ trên thế giới. Nếu phát âm chính xác thì mọi kĩ năng như nghe, nói, đọc sẽ trở nên dễ dàng hơn rất nhiều. Ngược lại, nếu phát âm sai hoặc không rõ ràng sẽ làm cho người nghe hiểu nhầm hoặc thậm chí không hiểu ý của người nói.

Từ thực tế những năm tôi trực tiếp giảng dạy tiếng Anh ở trường tiểu học, ngoài những phương pháp dạy ngữ âm tôi tiếp thu được từ các buổi tập huấn, tham dự các tiết dạy giáo viên giỏi, các tiết thao giảng, tôi luôn trăn trở tìm tòi cách thức giảng dạy làm sao cho phù hợp với đối tượng học sinh của mình, giúp các em không còn cảm thấy khó khăn, nặng nề khi phát âm tiếng Anh. Từ ý nghĩ trên tôi đã tìm tòi và thực nghiệm trên lớp dạy của mình và nhận được kết quả như mong muốn. Chính vì vậy, tôi mạnh dạn đưa ra kinh nghiệm của mình về “Một số biện pháp luyện phát âm trong môn tiếng Anh lớp 3 trường THLX Chánh Công” để bạn bè và đồng nghiệp tham khảo.

docx 13 trang SKKN Tiếng Anh 20/04/2025 90
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Một số biện pháp luyện phát âm trong môn Tiếng Anh Lớp 3 Trường THLX Chánh Công", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: SKKN Một số biện pháp luyện phát âm trong môn Tiếng Anh Lớp 3 Trường THLX Chánh Công

SKKN Một số biện pháp luyện phát âm trong môn Tiếng Anh Lớp 3 Trường THLX Chánh Công
 sinh chưa tích cực tham gia học tập. Vì vậy, một giờ học ngữ âm sẽ thực sự hiệu quả, sôi nổi nếu giáo viên thực hiện theo quy trình dạy rõ ràng, cụ thể lồng ghép vào các hoạt động trò chơi, tranh ảnh gợi sự hứng thú, tò mò sẽ làm cho các âm tiết trở nên dễ dàng tiếp nhận đối với học sinh. Nếu thực hiện tốt việc giảng dạy sẽ khiến một tiết ngữ âm vốn khô khan sẽ trở nên nhẹ nhàng và thỏa mái. Các đối tượng học sinh nắm được những kiến thức cơ bản mà giáo viên truyền đạt và thực hành một cách sáng tạo không rập khuôn, máy móc như trước.
Như tôi nói ở khó khăn, đa số học sinh ở đây không tiếp xúc được với người bản xứ, nên việc phát âm sai là điều dễ hiểu, học sinh học ai thì quen với giọng điệu và cách phát âm của người đó, nên khi nghe một người lạ hay một giáo viên khác phát âm sẽ cảm thấy ngập ngừng và khó hiểu. Vì vậy, hầu hết ở các tiết học ngữ âm hay các tiết học khác tôi đều cho học sinh nghe máy đọc trước hai đến ba lần trước khi giáo viên đọc, việc này sẽ giúp học sinh làm quen với nhiều giọng đọc không bị lúng túng và linh hoạt trả lời các câu hỏi, nói chuyện khi nghe một giọng khác ngoài giáo viên dạy.
1.1. Cách luyện đọc từ chứa âm đang học
- Giáo viên giới thiệu, bật máy từ có chứa âm đang học, học sinh lắng nghe.
Ví dụ: Dạy âm /ɔ:/ giáo viên đọc: draw 
- Giáo viên hướng mặt về phía học sinh đọc âm (ví dụ: /ɔ:/) một vài lần cốt để học sinh có thể nghe rõ và quan sát được cử động miệng, môi, răng, lưỡi của giáo viên khi phát âm này.
- Giáo viên đọc một vài từ có chứa âm đang học, học sinh đọc theo.
Ví dụ: law/ saw/ paw
- Giáo viên viết các từ lên bảng.
- Giáo viên treo tranh và miêu tả cách phát âm (vị trí của lưỡi, môi, răng). Giáo viên treo sơ đồ biểu thị vị trí của lưỡi, môi, răng khi phát âm và giảng giải cụ thể sao cho học sinh hiểu.
- Yêu cầu học sinh đồng thanh nhắc lại các từ trên bảng, (ví dụ: law, saw, paw) sau đó gọi từng nhóm nhắc lại. Cuối cùng giáo viên gọi một số học sinh nhắc lại.
- Theo đúng tiến trình trên, giáo viên giới thiệu âm thứ hai.
Ví dụ: Giáo viên thực hiện theo quy trình trên giới thiệu, treo tranh và hướng dẫn cách phát âm /ɑ:/ (Unit 12 lesson 2, Tiếng Anh 3)
- Sau đó cho học sinh so sánh đối chiếu sự khác nhau khi phát âm thứ hai với âm thứ nhất.
 Ví dụ: giáo viên giải thích sự khác biệt về vị trí lưỡi, môi, răng khi phát âm hai âm /ɔ:/ và /ɑ:/ 
- Học sinh chia thành các nhóm, nhắc lại hai âm (isolated sounds) theo giáo viên hoặc theo băng.
Với cách dạy này sẽ giúp cho học sinh ngay từ lúc bắt đầu học sẽ phát âm chuẩn hơn, rõ ràng hơn đối với từng âm học sinh sẽ biết được môi, răng lưỡi sẽ đặt ở vị trí nào khi đọc lên 
1.2. Phương pháp thực hành từ và cụm từ chứa từ đang học: 
Trong phần này học sinh nên được thực hành phát âm mới theo thứ tự từ từ (isolated words) đến cụm từ (short phrases) đến câu (sentences) và đến đoạn hội thoại (dialogue).
- Giáo viên mở máy cho học sinh nghe các cặp từ để nhận diện âm mà máy đọc là âm nào. Sau đó lần lượt cả lớp nhắc lại các cặp từ, rồi nhắc lại theo nhóm và cuối cùng nhắc lại cá nhân.
- Học sinh nhìn, nghe và nhắc lại theo băng một đoạn hội thoại ngắn trong đó có nhiều từ chứa âm đang học hoặc theo giáo viên. Các bài hội thoại này thường đã có trong sách giáo khoa. Cho thực hành theo cá nhân sau đó sẽ theo cặp.
- Học sinh trình bày lại đoạn hội thoại theo cặp (sau khi đã đọc thành thạo nếu còn thời gian học sinh có thể thêm một vài từ có chứa âm đang học vào đoạn hội thoại nhưng các từ đó phải phù hợp nghĩa với bài).
- Trong quá trình học sinh thực hành, Giáo viên theo dõi và sửa chữa kịp thời nếu học sinh mắc lỗi.
Ví dụ: Khi dạy 2 âm /eʊ/ và /ɒ/ giáo viên đọc các cặp từ: go/ got; no/ not; close/ lot  Học sinh lắng nghe và đọc lại theo giáo viên.
- Học sinh thực hành đọc các cụm từ có chứa âm đang học.
Ví dụ: go home /a hot holliday/ lots of ropes  
- Học sinh thực hành đọc các câu (trong câu có nhiều từ chứa âm đang học).
Ví dụ: Well, it’s hot. It hasn’t got many farms./ How do you go to your hometown? 
1.3. Củng cố lại các từ hay cụm từ đã học thông qua các trò chơi:
Sau khi giáo viên truyền tải hết nội dung một bài ngữ âm cho học sinh, thì giáo viên cung cấp cho học sinh trò chơi hoặc các hoạt động để cũng cố lại kiến thức. Một số trò chơi đơn giản nhưng hiệu quả và dễ thực hiện như:
- Silent Sounds: Ví du: khi dạy hai âm /e/ và /æ/, giáo viên viết lên bảng:
Giáo viên hướng mặt về phía học sinh, phát âm nhưng không thành tiếng. Học sinh quan sát cử động miệng của giáo viên (cử động của lưỡi, môi, răng) và đoán giáo viên đang nói âm gì và chỉ vào âm đó trên bảng. Sau đó giáo viên chia học sinh thành các nhóm từ 2 đến 3 người cùng chơi như trên.
- Bingo: Đây là một trò chơi đơn giản nhưng rất dễ gây hứng thú cho học sinh. Có nhiều cách tiến hành trò chơi này. Sau đây tôi xin đưa ra một ví dụ.
Khi dạy âm /i:/ và /I/, giáo viên cho học sinh tự kẻ bảng gồm 12 -> 14 ô, học sinh lựa chọn và tự điền vào tất cả các ô nhưng con số từ 13 đến 99 sao cho hết tất cả các ô. Giáo viên (hoặc một học sinh trong lớp) đọc lần lượt các số, học sinh lắng nghe và quan sát nếu số nghe được có trong bảng của mình thì gạch số đó. Người nghe và gạch được hết các ô của mình đầu tiên thì nói to: Bingo. Giáo viên kiểm tra độ chính xác và tuyên bố người đó chiến thắng.
- Same or Different: Giáo viên viết phiên âm quốc tế lên bảng (ví dụ: /I/)
Giáo viên nói một chuỗi các âm tương tự với âm trên bảng (/i:/,/e/,/æ/). Học sinh lắng nghe và cho biết liệu các âm trên giống hay khác với âm trên bảng.
- One or Two (or three): Giáo viên viết lên bảng hai (hoặc ba) phiên âm quốc tế (ví dụ: 1 /I/, 2 /i:/, 3 /e/ sau đó lần lượt đọc các từ: fifteen/ fifty/ bit/ beat/ eat/ it/ man/ men) để học sinh nghe và nói “one” (1), “two” (2) hay “three” (3).
- Correct or incorrect: Giáo viên viết một hay một chuỗi các từ lên bảng và phát âm một số từ trên đúng và một số từ sai. Học sinh lắng nghe và nói “correct” (đúng) hay “incorrect” (sai).
- Word Elicitation: Viết phiên âm quốc tế lên bảng và yêu cầu học sinh liệt kê từ mà âm đó đứng đầu, từ mà âm đó đứng giữa, và từ mà âm đó đứng cuối.
- Minimal Pairs: Viết phiên âm quốc tế lên bảng và cho học sinh thoải mái liệt kê các cặp từ gần giống nhau.
Ví dụ: /I/ /i:/
 Fifty Fifteen
 It eat
 Bin bean
 Ill eel ..
- Missing words: Giáo viên đọc một câu hoặc một cụm từ ngắn trong đó có một từ để trống. Học sinh lắng nghe và đoán từ để điền vào chỗ trống, miễn sao từ đó phải chứa âm đang học.
Ví dụ: Thực hành âm /3:/
a) A boy and a  (girl)
b) First, second and .... (third)
c) A pigeon is a kind of . (bird)
Sentences Construction: Giáo viên viết lên bảng hai nhóm các từ có chứa âm đang học và yêu cầu học sinh đặt câu có sử dụng ít nhất hai từ trong hai nhóm đó.
Ví dụ: Thực hành âm /ɔ:/ và /æ/ (SGK Tiếng Anh lớp 3 tập 1, Nhà xuất bản Giáo Dục Việt Nam) Unit 8 – Lesson 2
Nhóm 1: tall/small/fall/volleyball/talk.
Nhóm 2: bad/bag/dad/Saturday/family.
- Picture identification: Giáo viên có thể vẽ hoặc treo một bức tranh có hai sự vật lên bảng,chẳng hạn khi dạy hai âm /i:/ và /I/ giáo viên giới treo bức tranh.
Sau đó giáo viên nói “point to the ship” (Hãy chỉ vào chiếc thuyền) hay “point to the sheep” (Hãy chỉ vào con cừu), học sinh lắng nghe và thực hiện. Giáo viên chỉ vào từ ship và sheep cho học sinh phát âm chính xác. Sau đó giáo viên xóa từ và chỉ vào bức tranh cho học sinh phát âm đúng. 
Chú ý: Đối với những âm đôi, phương pháp dạy cũng tương tự, nhưng giáo viên nên phân chia nó thành hai âm đơn cho học sinh thực hành. Sau đó kết hợp hai âm đơn lại thành một âm đôi.
Ví dụ: Khi dạy âm: /br/ brick
/b/ bid, big, bill -> /r/ ring, rich, rid -> /br/ brick, bring, bridge 
2. Tăng cường công tác phối hợp với phụ huynh: 
Bên cạnh với việc học ở trường, để phát huy tốt tính tích cực chủ động sáng tạo của học sinh trong học tập, thì phụ huynh chúng ta cần tạo cho các em một môi trường lành mạnh và quản lí thời gian học tập của các em chặt chẽ hơn, thường xuyên quan tâm, nhắc nhở đôn đốc và em học và làm bài tập ở nhà. Cần tổ chức quá trình dạy học theo hướng tích cực hoá hoạt động của người học, trong quá trình dạy và học, giáo viên chỉ là người truyền tải kiến thức đến học sinh, học sinh muốn lĩnh hội tốt những kiến thức đó, thì các em phải tự học bằng chính các hoạt động của mình.
Hơn nữa thời gian học ở trường rất ít, cho nên đa phần thời gian còn lại ở gia đình các em phải tổ chức cho được hoạt động học tập của mình. Làm được điều đó, thì chắc chắn hoạt động dạy và học sẽ ngày càng hoàn thiện hơn.
Cho nên ngay từ đầu năm học, giáo viên cần hướng dẫn học sinh xây dựng hoạt động học tập ở nhà.
a) Chuẩn bị từ vựng.
b) Học thuộc lòng từ vựng.
IV. Kết quả
Sau một năm học 2020 – 2021 áp dụng phương pháp này để dạy ngữ âm cho học sinh, tôi thấy rằng khả năng phát âm tiếng anh của các em đã có tiến bộ rõ rệt. Một số em trước đây rất ngại phát âm giờ đã mạnh dạn hơn, sôi nổi trong các phần thực hành và trò chơi. Thêm vào đó, các em đã có ý thức hơn khi phát âm sao cho tốt nhất có thể. Tiếp tục khảo sát năng lực phát âm của các em để theo dõi tôi đã thu được kết quả như sau: 
Lớp
Tổng số HS
Phát âm chuẩn
Phát âm chưa chuẩn
Phát âm sai
SL
%
SL
%
SL
%
3A
38
15
39,4
18
47,5
5
13,1
3B
39
19
48,8
17
43,5
3
7,7
- Trong quá trình thực hiện phương pháp này cũng có rất nhiều bài học để lại cho tôi. Mới đầu một số học sinh đã quen với cách học cũ nên rất bỡ ngỡ. Khi trình chiếu và giảng giải các sơ đồ về cử động của lưỡi, răng, môi của một số âm khó và không có trong tiếng Việt, nhiều học sinh không thể làm theo được, dẫn đến các em lại phát âm càng sai hơn. Nếu giáo viên cũng nản chí và chấp nhận cách đọc sai thì kết quả sẽ thất bại. Với phương pháp này tôi xem đối tượng học sinh trung bình và yếu là đối tượng được quan tâm hàng đầu. Sử dụng những hoạt động mang tính tập thể để kích thích các em phát huy điểm mạnh của mình. Từ đó giúp các em dần quen với phương pháp mới.
- Trên đây là những phương pháp mà tôi đã áp dụng một năm qua khi dạy ngữ âm cho học sinh tiểu học. Tuy nhiên mỗi đơn vị bài học có những nội dung khác nhau, việc áp dụng phương pháp này cũng cần phải linh động và sáng tạo để đem lại hiệu quả cao, tránh gây nhàm chán cho học sinh.
Ví dụ: Có một số âm trong tiếng Anh cũng phát âm giống với tiếng Việt như: /b/, /p/, /n/, /m/, /l/ khi dạy những âm này giáo viên không cần thiết dành nhiều thời gian để giảng giải cách phát âm, nên cho học sinh nghe qua băng đĩa người bản ngữ phát những âm này để học sinh quen. Sau đó dành thời gian cho phần Production nhiều hơn.
- Các hoạt động trong phần Production nên được thiết kế ngắn gọn, hấp dẫn, phù hợp với lứa tuổi và trình độ của từng đối tượng học sinh. 
VI. Kết luận: 
Như vậy chúng ta thấy rằng việc phát triển ngữ âm tiếng Anh cho học sinh tiểu học là một vấn đề không hề đơn giản. Nó đòi hỏi người giáo viên phải có phương pháp giảng dạy sáng tạo nhưng dễ hiểu, dễ tiếp nhận đối với học sinh. Qua một năm được đưa vào áp dụng, tôi nhận thấy rằng phương pháp dạy ngữ âm này đã mang đến rất nhiều tác dụng. Trước hết, tạo được niềm yêu thích và hưng phấn cho học sinh trong giờ học ngữ âm, giúp các em không còn cảm thấy khó khăn khi phát âm tiếng Anh. Từ đó chất lượng học tập ngữ âm của học sinh đã tăng lên rõ rệt. Tỷ lệ học sinh phát âm chuẩn tăng lên đáng kể so với đầu năm học. Bên cạnh đó, với bản thân tôi việc nghiên cứu phương pháp dạy ngữ âm cho học sinh đã góp phần nâng cao trình độ và năng lực sư phạm của mình, đồng thời góp phần đổi mới phương pháp giảng dạy ngữ âm nói riêng và bộ môn tiếng Anh nói chung. Trong điều kiện học sinh vùng miền núi, cơ sở vật chất dạy học còn thiếu thốn, cơ hội được tiếp xúc với người bản ngữ là rất khó thì những thành công ban đầu tôi thu được là một điều rất hạnh phúc với bản thân tôi.
Phương pháp này có thể áp dụng cho các bài dạy ngữ âm trong sách giáo khoa tiếng Anh lớp 3, lớp 4 lớp 5. Tuy nhiên do đặc thù từng tiết dạy có những âm tiết khác nhau nên các giáo viên cần áp dụng một cách sáng tạo.
Như đã đề cập ở trên, dạy ngữ âm không chỉ đơn thuần là dạy cách phát âm mà còn phải dạy các phần rất quan trọng như: trọng âm, nhịp điệu và ngữ điệu. Trong thời gian tới tôi sẽ tiếp tục nghiên cứu, tìm tòi và học hỏi từ các tài liệu, tư liệu, từ bạn bè đồng nghiệp cũng như từ kinh nghiệm thực tế để có phương pháp dạy trọng âm, ngữ điệu và nhịp điệu cho phù hợp với học sinh, đồng thời hoàn thiện phương pháp dạy ngữ âm của mình.
VI. Kiến nghị:
Để đề tài thực sự đem lại kết quả, cá nhân tôi có một vài kiến nghị, đề xuất sau:
1. Đối với phòng giáo dục và đào tạo huyện:
- Để ứng dụng phương pháp mới này thật hiệu quả, tôi mạnh dạn kiến nghị phòng giáo dục và đào tạo tổ chức chuyên đề giới thiệu đề tài tới tất cả các bạn đồng nghiệp để trao đổi, học tập kinh nghiệm, rút ra được phương pháp dạy học ngữ âm tích cực cho bộ môn tiếng Anh tiểu học.
2. Đối với nhà trường:
- Ban giám hiệu nhà trường cùng bộ phận thiết bị cần bổ sung đầy đủ các trang thiết bị hỗ trợ cho việc dạy bộ môn tiếng Anh như từ điển, sách báo, băng đĩa, máy cát sét, đèn chiếu v.v . ở các điểm trường thôn.
- Các giáo viên nên vận dụng một cách sáng tạo phương pháp này sao cho phù hợp với từng đơn vị bài học và từng đối tượng học sinh cụ thể. Tránh dạy một cách rập khuôn, gây nhàm chán cho học sinh.
Trên đây là một số biện pháp luyện phát âm trong môn tiếng Anh lớp 3 của trường Tiểu học liên xã Chánh Công tôi chia sẻ để bạn bè đồng nghiệp tham khảo. Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện đề tài chắc chắn không thể tránh khỏi những thiếu sót, vì vậy rất mong được sự góp ý bổ sung của các đồng nghiệp để tôi đạt được thành công hơn trong sự nghiệp dạy học bộ môn tiếng Anh. 
	Phước Chánh, ngày 15 tháng 3 năm 2022
	Người viết 
	Trần Thị Kim Oanh
MỤC LỤC
STT TRANG I. Lý do chọn đề tài ...................................................................................... 2
	II. Nội dung nghiên cứu ... 2
1. Cơ sở lý luận ... 2
	2. Cơ sở thực tiễn  3 
 	2.1 Thuận lợi: .................................................................................. 3
2.2 Khó khăn: .. 3
III. Các biện pháp nghiên cứu ..4
1. Vận dụng phương pháp dạy mới vào giảng dạy:  4
1.1. Cách luyện đọc từ chứa âm đang học .. 5
1.2. Phương pháp thực hành từ và cụm từ chứa từ đang học: .6 
1.3. Củng cố lại các từ hay cụm từ đã học thông qua các trò chơi:..6
2. Tăng cường công tác phối hợp với phụ huynh: .. 8
IV. Kết quả .. 9
VI. Kết luận: .. 10 
VI. Kiến nghị:. 10 
1. Đối với phòng giáo dục và đào tạo huyện: ... 10
2. Đối với nhà trường: ... 10
Mục lục .......................................................................................................12
Tài liệu tham khảo ..................................................................................... 13
	Phiếu nhận xét, đánh giá sáng kiến ............................................................14 
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Teach English
2. Đổi mới phương pháp dạy học môn tiếng Anh
3. Tài liệu hướng dẫn môn Tiếng Anh
4. Sổ tay người dạy tiếng Anh
5. Chương trình tập huấn môn tiếng Anh sở GD&ĐT

File đính kèm:

  • docxskkn_mot_so_bien_phap_luyen_phat_am_trong_mon_tieng_anh_lop.docx