SKKN Một số biện pháp giúp học sinh Lớp 3 luyện tập và phát triển kĩ năng nói Tiếng Anh
Tiếng Anh là một ngôn ngữ Quốc tế có tính thông dụng và là một công cụ giao tiếp thiết yếu trong mọi lĩnh vực hoạt động của xã hội. Trong thời đại toàn cầu hoá, nhu cầu giao tiếp giữa mọi người thuộc mọi quốc gia là bắt buộc. Do vậy, việc học Tiếng Anh đang trở thành một nhu cầu cần thiết và cấp bách giúp chúng ta tiếp cận, mở rộng hiểu biết với nguồn tri thức tiên tiến trên thế giới. Đối với Việt Nam, một nước đang đứng trước thời đại phát triển, mở rộng ra với cánh cửa toàn cầu hoá, việc học Tiếng Anh lại càng trở nên cần thiết hơn bao giờ hết đặc biệt ở lứa tuổi Tiểu học vì nó làm tiền đề cho các cấp học sau.
Trong quá trình giảng dạy, nghiên cứu cộng với thực tế cuộc sống ngày nay, tôi đã nhận ra rằng: Kĩ năng nói là vô cùng quan trọng. Cũng như một đứa trẻ, trước khi biết đọc, biết viết thì phải nói trước tiên. “Nói” là một trong 4 kĩ năng quan trọng trong việc dạy học Tiếng Anh để học sinh có khả năng thực hành giao tiếp nhanh và đạt hiệu quả cao. Bên cạnh đó trong những năm trở lại đây bộ giáo dục đã đưa kỹ năng nói vào kiểm tra đánh giá. Vì thế việc giảng dạy, tập trung phát triển kĩ năng nói cho học sinh là vô cùng cần thiết.
Tuy nhiên, từ thực tế giảng dạy ở Trường Tiểu học số 1 Trà Sơn, một trường thuộc xã miền núi của huyện Trà Bồng nên việc học Tiếng Anh của các em học sinh còn nhiều khó khăn, đặc biệt môn Tiếng Anh rất mới lạ đối với các em học sinh lớp 3. Đa phần các em rất ngại nói Tiếng Anh trong giờ học do nhiều nguyên nhân khác nhau như: tâm lý ngượng ngùng, ngại các bạn cười mình khi nói sai, lớp học quá đông nên ít có thời gian rèn luyện kỹ năng cho từng học sinh. Nhiều học sinh chưa thấy rõ hết tầm quan trọng và lợi ích của Tiếng Anh trong cuộc sống hiện đại. Điều đặc biệt khó khăn hơn nữa đa số học sinh là đồng bào dân tộc thiểu số các em ít đầu tư cho việc học ở nhà, chưa tự tìm tòi học hỏi, nên các em vận dụng những cấu trúc văn phạm, vốn từ vựng, các kỹ năng một cách khó khăn, cha mẹ học sinh có hoàn cảnh khó khăn đi làm trên nương rẫy chưa thật sự quan tâm đến việc học tập của con em còn phó thác cho giáo viên dẫn đến kết quả việc giảng dạy trên lớp còn chưa cao làm ảnh hưởng đến chất lượng bộ môn. Do đó trong năm học 2022 – 2023 tôi đã nghiên cứu và áp dụng sáng kiến “Một số biện pháp giúp học sinh lớp 3 luyện tập và phát triển kĩ năng nói Tiếng Anh”nhằm để tạo cho các em hứng thú và tự tin trong giao tiếp và giúp chất lượng giáo dục bộ môn Tiếng Anh trong nhà trường được nâng cao.
Tóm tắt nội dung tài liệu: SKKN Một số biện pháp giúp học sinh Lớp 3 luyện tập và phát triển kĩ năng nói Tiếng Anh

iết học các em cũng đều hiểu và làm theo đúng mệnh lệnh của giáo viên. Sau khi các em đã học được mẫu câu mới thì tôi sử dụng thường xuyên trên lớp học để các em có điều kiện phản xạ tốt. Ví dụ như những câu mệnh lệnh thường dùng trong các tiết dạy như: + Open/ close your books, please! + Stand up/ Sit down, please! Ví dụ như những câu chào hỏi và câu hỏi đơn giản: + Hi/ Hello. + How are you today? (Video minh họa) * Giải pháp 2: Rèn luyện cách phát âm và sử dụng ngữ điệu cho học sinh. Trong quá trình giao tiếp bằng Tiếng Anh muốn người khác hiểu nội dung mình nói gì học sinh cần phải phát âm từ, câu một cách rõ ràng và chuẩn xác.Vì vậy khi giới thiệu ngữ liệu mới, mẫu câu tôi luôn ý thức rằng mình cần phải đọc chuẩn về cả ngữ âm, ngữ điệu có trọng âm để các em bắt chước vì đây là yếu tố cơ bản trong việc dạy nghe-nói. Tôi cũng kiên trì luyện phát âm cho học sinh để tạo cho các em có thói quen phát âm đúng. Bởi lẽ, các em mới bước đầu học Tiếng Anh nhưng phát âm không đúng sẽ thành thói quen ảnh hưởng không tốt trong quá trình học và giao tiếp sau này. - Thường xuyên tập cho học sinh phát âm các âm cuối như: eight /eɪt/, like /laɪk/.... - Tập cho học sinh có thói quen đọc nối. Ví dụ: stand-up /’stænd^p/, look-at /lukæt/ - Hướng cho học sinh nhận thức được hai ngữ điệu cơ bản. * Ngữ điệu xuống được thể hiện bằng cách hạ âm điệu giọng nói xuống thấp ở cuối câu trong các trường hợp sau: + Dùng trong câu nói bình thường. Ví dụ: I’m ten years old. + Dùng trong câu hỏi WH (who, what, when, where, why, và how) Ví dụ: What colour is it? ; What’s this? + Dùng trong câu yêu cầu hoặc mệnh lệnh: Ví dụ: Open your book. * Ngữ điệu lên được thể hiện bằng cách tăng âm điệu giọng nói lên cao ở cuối câu trong các trường hợp sau: + Dùng trong các câu hỏi nghi vấn; “cókhông”. Ví dụ: Is this Nam? ; Is that Linda? + Dùng trong câu xác định nhưng hàm ý câu hỏi hoặc các từ đơn có một âm tiết nhấn mạnh. Ví dụ: You are Mai? ; Me? * Giải pháp 3: Phát triển kỹ năng nói thông qua hoạt động project. Hoạt động Project được thực hiện ở phần cuối của mỗi đơn vị bài học chính vì vậy nội dung của mỗi phần Project được dựa trên chủ đề của mỗi đơn vị bài học. Thông qua đó, học sinh sẽ củng cố được kiến thức ngôn ngữ của đơn vị bài học, đồng thời phát huy được kỹ năng nghe, nói. Ngoài ra, còn phát triển được các kỹ năng mềm như kỹ năng làm việc nhóm, kỹ năng thuyết trình. Đây là hoạt động mà các em học sinh đều rất hứng thú, và thể hiện được khả năng sáng tạo của các em đồng thời giúp học sinh rèn luyện và phát triển kỹ năng nói trước đám đông. Ví dụ 1: Unit 5: MY HOBBIES. Project: A HOBBY SHOW Mục tiêu: Giúp cho học sinh phát huy khả năng sáng tạo và sử dụng Tiếng Anh để mạnh dạng trình bày trước lớp về sở thích của mình. Nội dung: Vẽ một bức tranh nói về sở thích của mỗi cá nhân và trình bày trước lớp. Trình tự: 1. Giới thiệu mục đích của dự án. 2. Hướng dẫn học sinh thực hiện, hướng dẫn cho các em sử dụng các mẫu câu để trình bày sản phẩm của mình: Hello, everybody. My name’s+ tên. I’m+tuổi+ years old. This is my hobby. I like What’s your hobby?. 3. Tổ chức cho học sinh trình bày trước lớp, nhận xét đánh giá. Hình 1. Sản phẩm của học sinh Hình 2. Học sinh trình bày sản phẩm. Hình 3. Học sinh nhận xét sản phẩm. (Video minh họa) Ví dụ 2: Unit 8: MY SCHOOL THINGS. Project: MY SCHOOL THINGS Mục tiêu: Giúp cho học sinh phát huy khả năng sáng tạo và hợp tác trong khi làm việc theo nhóm. Nội dung: Học sinh vẽ đồ dùng học tập mà các em có và trình bày trước lớp. Trình tự: 1. Giới thiệu mục đích của dự án. 2. Hướng dẫn và tổ chức cho học sinh trình bày trước lớp. 3. Các nhóm cử một học sinh đại diện lên trình bày trước lớp, học sinh và giáo viên tiến hành nhận xét đánh giá. Hình 4. Sản phẩm của học sinh. Hình 5. Học sinh trình bày sản phẩm. Hình 6. Học sinh nhận xét sản phẩm. (Video minh họa) * Giải pháp 4: Luyện tập và phát triển kỹ năng nói qua phim ảnh bằng Tiếng Anh. Việc sử dụng phim ảnh bằng Tiếng Anh giúp cho học sinh nhanh chóng nắm được ngữ cảnh và áp dụng những gì đã được học vào thực tế một cách tốt nhất. Người dạy có thể sử dụng phim ảnh bằng Tiếng Anh để củng cố, mở rộng nội dung bài học trong sách giáo khoa. Xem phim bằng Tiếng Anh còn giúp học sinh nói Tiếng Anh tự nhiên hơn và thực hành phát âm tốt hơn. Giáo viên cần phải chọn lọc các phim một cách khoa học phù hợp với chủ đề bài học, phù hợp với lứa tuổi, phù hợp với trình độ nhận thức của học sinh, các phim nên ngắn, dễ hiểu. Đa số tôi sử dụng các phim hoạt hình ở English singsing channel trong tiết dạy của mình nhằm để cũng cố lại kiến thức mà các em học được ở mỗi đơn vị bài học. English singsing channel là một kênh phim hoạt hình chứa nội dung hội thoại phù hợp với chủ đề bài học mà các em được học ở sách giáo khoa. Trong phim hoạt hình có phụ đề bằng Tiếng Anh các em dễ dàng lặp lại theo đoạn hội thoại, sau đoạn hội thoại các em có phần đóng vai các nhân vật trong đoạn hội thoại, các em có thể lồng tiếng cho các nhân vật trong đoạn hội thoại đó. Ví dụ: Unit 8: MY SCHOOL THINGS. Lesson 2, Tiếng Anh 3. Để củng cố và mở rộng nội dung bài học trong chủ đề này, ở phần cuối bài tôi dành thời gian 4 phút cho các em xem bộ phim hoạt hình “Do you have crayons?” của English singsing channel. Bộ phim xoay quanh nội dung về dụng cụ học tập và cách dùng mẫu câu “Do you have..?” Lần thứ nhất học sinh xem, lắng nghe và đọc thầm theo đoạn hội thoại. Lần hai các em sẽ nhìn phụ đề và lồng tiếng cho các nhân vật. Kết quả là các em nắm được nội dung, kiến thức bài học và sử dụng ngữ điệu tốt hơn. Hình 7: Học sinh xem phim hoạt hình * Giải pháp 5: Hướng dẫn cho học sinh cách luyện nói Tiếng Anh tại nhà. Trong một tiết học chỉ có 35 phút không đảm bảo đủ thời gian cho học sinh thực hành nói Tiếng Anh bởi các em còn phải học các kỹ năng khác vì vậy việc luyện nói Tiếng Anh tại nhà là vô cùng cần thiết. Để các em học sinh biết cách luyện nói Tiếng Anh tại nhà tôi tiến hành như sau: - Giáo viên nêu chủ đề cần luyện nói cho học sinh. - Giáo viên hướng dẫn học sinh cách vẽ sơ đồ tư duy về ý học sinh sẽ nói và trình bày. - Học sinh luyện nói và quay lại quá trình các em nói. Sau đó gởi video luyện nói qua zalo giáo viên. - Giáo viên xem video của học sinh, nhận xét, chỉnh sửa cho học sinh và khen thưởng kịp thời. (Video minh họa) * Giải pháp 6: Tăng cường tổ chức các buổi ngoại khóa Tiếng Anh cho học sinh trải nghiệm. Ngoài các tiết học trên lớp thì việc tạo cho các em một sân chơi, một nơi giao lưu Tiếng Anh là hết sức cần thiết. Nhận thấy hoạt động ngoại khóa đóng vai trò rất quan trọng trong việc tạo sự hứng thú, niềm đam mê học Tiếng Anh cho các em học sinh cũng như tạo nền tảng vững chắc cho việc phát triển kỹ năng giao tiếp cho các em. Chính vì thế, cứ hai tháng một lần tôi và các đồng nghiệp của mình đã lên kế hoạch cụ thể về (thời gian, địa điểm, hình thức, nội dung trò chơi). Tôi thường tổ chức cho các em tham gia hoạt động ngoại khóa bằng việc tổ chức trò chơi Rung chuông vàng, thi nói Tiếng Anh hoặc thuyết trình về chủ đề đã học gần gũi trong cuộc sống như giới thiệu về bản thân, gia đình, trường học, Ví dụ 1: Trong buổi sinh hoạt ngoại khóa đầu tiên của các em học sinh khối lớp 3, sau khi hoàn thành chương trình 5 units đầu tiên với chủ điểm là ME AND MY FRIENDS, tôi tổ chức cho học sinh tham gia hoạt động ngoại khóa bằng cách tổ chức trò chơi Rung chuông vàng đây là một gameshow truyền hình nổi tiếng, dựa vào format gốc của chương trình, giáo viên sẽ thay đổi luật chơi cho phù hợp với điều kiện thực tế và lứa tuổi của học sinh. Gameshow sẽ được tích hợp kiến thức Tiếng Anh nhằm tạo nên hoạt động ngoại khóa cân bằng giữa học và chơi. Sau đó, học sinh sẽ triển khai tổ chức trò chơi ngay tại lớp với MC, người chơi, khán giả, trường quay giống chương trình truyền hình gốc. *Các phần tổ chức trò chơi “Rung chuông vàng” - Phần 1: Học sinh sẽ tham gia một tiết mục văn nghệ. - Phần 2: Các thí sinh sẽ trả lời câu hỏi bằng cách viết đáp án vào bảng và đưa đáp án. - Phần 3: Phần tổng kết và phát quà cho người chiến thắng. Hình 8: Câu hỏi trò chơi Rung chuông vàng Hình 9: Hoạt động ngoại khóa tổ chức trò chơi Rung chuông vàng Ví dụ 2: Trong buổi sinh hoạt ngoại khóa thứ hai của các em học sinh khối lớp 3, sau khi hoàn thành chương trình 5 units tiếp theo với chủ điểm là ME AND MY SCHOOL, tôi tổ chức cho học sinh tham gia hoạt động ngoại khóa bằng cách tổ chức cuộc thi nói Tiếng Anh nhằm đa dạng hoạt động ngoại khóa cho các em thích thú, đỡ nhàm chán. Cách tổ chức phần thi nói như sau: Trước khi thi nói học sinh sẽ tham gia trò chơi “Simon say” với một số câu mệnh lệnh mà các em đã được học. - Phần 1: Các thí sinh của các đội sẽ trình bày phần giới thiệu về bản thân (name, age, class, hobby). - Phần 2: Các thành viên mỗi đội sẽ vẽ một bức tranh về trường của mình và lên trình bày trước lớp. - Phần 3: Các đội sẽ lần lượt nhìn tranh và miêu tả bức tranh. - Phần 4: Tổng kết và phát thưởng cho đội chiến thắng. Hình 10: Các học sinh xuất sắc trong phần thi nói Tiếng Anh * Giải pháp 7: Luyện tập và phát triển kỹ năng nói thông qua các hoạt động trò chơi ngôn ngữ. Trò chơi là một trong những phương pháp giảng dạy lấy người học làm trung tâm và mang lại một môi trường học tập thân thiện, học sinh tích cực. Người học sẽ phải thảo luận và tìm cách giải quyết vấn đề để đạt được mục đích cuối cùng là chiến thắng. Điều này có nghĩa là hoạt động trò chơi ngôn ngữ tạo cơ hội cho học sinh giao tiếp với nhau, thậm chí những học sinh rụt rè, thiếu tự tin cũng bị cuốn hút vào loại hoạt động này. Ví dụ 1: Khi dạy Unit 9: COLOURS. Lesson 2. Phần Let’s talk. - Mục đích: Luyện tập mở rộng từ mới và cấu trúc đã học, tạo sự hứng thú, sự tò mò cho học sinh. - Phương tiện: Trò chơi Walk and Talk - Cách chơi: + Cho học sinh đi quanh lớp, khi nghe thấy mệnh lệnh “stop” thì dừng lại và hỏi nhau về màu sắc của những đồ vật xung quanh. A: What colour is it? (chỉ vào cây thước) B: It’s green. What colour are they? (chỉ vào những quyển sách) A: They’re orange. + Giáo viên đi quanh lớp học để hỗ trợ các em khi cần thiết. + Giáo viên nhận xét học sinh tham gia trò chơi và khen ngợi kịp thời. Hình 11: Các học sinh thực hiện trò chơi Walk and Talk Ví dụ 2: Khi dạy Unit 10: BREAK TIME ACTIVITIES. Lesson 2. Phần Let’s talk. - Mục đích: Củng cố kiến thức ghi nhớ từ và vận dụng kỹ năng sử dụng mẫu câu. - Phương tiện: Trò chơi Pass the ball - Cách chơi: + Giáo viên chuẩn bị các bức tranh về các hoạt động mà các bạn thường làm trong thời gian rãnh. + Cho học sinh xếp thành hai vòng tròn nhỏ (vòng tròn 1 và vòng tròn 2), giáo viên mở một bài hát và học sinh chuyền bóng cho bạn theo hình tròn, khi bài hát dừng chỗ nào, trên tay bạn nào cầm quả bóng thì bạn cầm bóng sẽ trả lời câu hỏi của giáo viên. Thực hiện trò chơi cho đến khi bài hát kết thúc. Đội nào trả lời đúng và dành được nhiều điểm hơn thì đội đó chiến thắng. Hình 12: Học sinh thực hiện trò chơi Pass the ball IV. KẾT LUẬN 1. Kết quả đạt được và phạm vi áp dụng. Nhờ việc thực hiện các biện pháp trên đã giúp cho tỉ lệ học sinh chưa hoàn thành giảm xuống rõ rệt. Đồng thời tôi nhận thấy ý thức học tập và kết quả chất lượng học tập của khối lớp 3 nâng lên khá nhiều. Tôi cảm thấy một điều rõ ràng rằng các em rất hứng thú khi đến tiết học và ham thích môn Tiếng Anh, các em tự tin khi giao tiếp với bạn, tích cực hơn trong giờ luyện nói, không còn thụ động như đầu năm. Cụ thể năm học 2022 – 2023, đầu năm tỉ lệ học sinh chưa hoàn thành kỹ năng nói càng cao nhưng đến cuối kỳ I đã giảm rõ rệt. Sau nửa năm áp dụng các biện pháp trên. Năm 2022 - 2023, ở khối lớp 3 tôi giảng dạy chất lượng học tập của lớp đã thay đổi như sau: Bảng 2: Kết quả kiểm tra kỹ năng nói khối lớp 3 trước và sau khi hiện biện pháp Thời gian Tổng số HS khối 3 Hoàn thành tốt Hoàn thành Chưa hoàn thành Trước khi thực hiện biện pháp 94 Số lượng Tỷ lệ (%) Số lượng Tỷ lệ (%) Số lượng Tỷ lệ (%) 10 10,6 54 57,5 30 31,9 Sau khi áp dụng biện pháp 94 30 31,9 55 58,5 9 9,6 Tăng giảm tỷ lệ (%) Tăng 21,3 Tăng 1 Giảm 22,3 Đây là một nghiên cứu nhỏ của tôi về một số biện pháp giúp học sinh lớp 3 luyện tập và phát triển kĩ năng nói Tiếng Anh được áp dụng ở khối lớp 3, tại trường Tiểu học số 1 Trà Sơn năm học 2022-2023 và đạt kết quả chuyển biến rõ rệt. Giải pháp này còn có thể áp dụng cho tất cả các lớp học tại Trường Tiểu học số 1 Trà Sơn cũng như các lớp khác tại các trường tiểu học trên địa bàn huyện. 2. Kết luận Kỹ năng nói là một trong bốn kỹ năng quan trọng trong học Tiếng Anh. Muốn nói tốt, lưu loát thì người học phải học tốt các kỹ năng, có vốn từ vựng tốt. Do đó, trong quá trình dạy học thì người giáo viên cần phải thường xuyên thay đổi phương pháp dạy học, tìm tòi, chắt lọc các biện pháp, giải pháp cho từng kỹ năng để các em phát triển, bên cạnh đó người giáo viên phải gần gũi với các em, chia sẻ những khó khăn mà học sinh gặp phải trong quá trình học tập từ đó có những biện pháp kịp thời để giúp đỡ các em. Đề tài có ý nghĩa quan trọng trong việc dạy học Tiếng Anh, góp phần nhỏ vào việc đổi mới phương pháp dạy học, phát huy tính tích cực trong học sinh và giáo viên, nâng cao chất lượng bộ môn. Giúp học sinh tự tin, mạnh dạn hơn trong giao tiếp Tiếng Anh với bạn, thầy cô nói riêng và phát triển kỹ năng giao tiếp tốt trong xã hội nói chung. 3. Kiến nghị Cần tạo điều kiện cho giáo viên Tiếng Anh được tham gia các buổi sinh hoạt chuyên môn cụm, dự giờ các tiết dạy minh họa của các đơn vị bạn để được giao lưu, học hỏi và tích lũy kinh nghiệm chuyên môn. Trên đây là sáng kiến “Một số biện pháp giúp học sinh lớp 3 luyện tập và phát triển kĩ năng nói Tiếng Anh” được xây dựng từ thực tiễn quá trình tổ chức thực hiện giảng dạy ở trường Tiểu học số 1 Trà Sơn. Tuy nhiên, sẽ không tránh khỏi những thiếu sót, tôi rất mong được sự đóng góp ý kiến, trao đổi của quý cấp lãnh đạo, đồng nghiệp để bản thân tôi ngày một tiến bộ, hoàn thiện hơn và sáng kiến đạt hiệu quả cao nhất góp phần vào công cuộc giáo dục và đào tạo thế hệ trẻ, đưa tiếng nước ngoài đến gần với các em, thâm nhập vào cuộc sống và trở thành công cụ giao tiếp hữu hiệu và đắc lực. Qua đó, tích lũy được thêm nhiều kinh nghiệm giảng dạy và nghệ thuật dạy học đạt kết quả cao nhất đáp ứng được yêu cầu giáo dục trong giai đoạn hiện nay. Tôi xin chân thành cảm ơn! XÁC NHẬN CỦA THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ Người thực hiện Dương Thị Thu Hiệu TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Bộ Giáo dục và Đào tạo, Thông tư số 32/2018/TT-BGDĐT ngày 26 tháng 12 năm 2018 Ban hành Chương trình giáo dục phổ thông. 2. Bộ Giáo dục và Đào tạo, Thông tư số 28/2020/TT-BGDĐT ngày 04 tháng 9 năm 2020 ban hành Điều lệ Trường Tiểu học. 3. Sách giáo khoa, Sách giáo viên tiếng Anh 3 của Nhà xuất bản Giáo dục. 4. Tài liệu tập huấn sách giáo khoa Tiếng Anh 3 của Nhà xuất bản Giáo dục. 5. Các trang web: - - sachmem.vn NHẬN XÉT ĐÁNH GIÁ CỦA HỘI ĐỒNG KHOA HỌC TRƯỜNG TIỂU HỌC SỐ 1 TRÀ SƠN NHẬN XÉT ĐÁNH GIÁ CỦA HỘI ĐỒNG KHOA HỌC PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HUYỆN TRÀ BỒNG .
File đính kèm:
skkn_mot_so_bien_phap_giup_hoc_sinh_lop_3_luyen_tap_va_phat.doc