SKKN Một số biện pháp dạy học theo định hướng phát triển năng lực cho học sinh Lớp 4 trong giờ học Tiếng Anh

Mục tiêu cơ bản của Chương trình giáo dục phổ thông môn Tiếng Anh là giúp học sinh hình thành và phát triển năng lực giao tiếp thông qua rèn luyện các kỹ năng nghe, nói, đọc, viết trong đó chú trọng kĩ năng Nghe – Nói và các kiến thức ngôn ngữ (ngữ âm, từ vựng, ngữ pháp) để sau khi học xong chương trình Tiếng Anh Tiểu học, các em đạt Bậc 1 theo Khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam.

Đối với bất kì một môn học nào, việc phát huy tính tích cực, chủ động, năng lực học tập của học sinh, lôi cuốn các em vào bài học là một điều rất quan trọng. Điều đó không chỉ giúp các em hiểu bài nhanh hơn, mà còn giúp các em khắc sâu kiến thức, ghi nhớ bài học tốt hơn.

Hiện nay ngành giáo dục đã và đang không ngừng đổi mới các phương pháp giảng dạy trong các trường tiểu học. Đổi mới phương pháp gắn liền với thực tiễn, phù hợp với đối tượng học sinh, nhằm phát huy được khả năng tích cực, chủ động của học sinh trong quá trình lĩnh hội tri thức.

pptx 26 trang SKKN Tiếng Anh 05/03/2025 280
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Một số biện pháp dạy học theo định hướng phát triển năng lực cho học sinh Lớp 4 trong giờ học Tiếng Anh", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: SKKN Một số biện pháp dạy học theo định hướng phát triển năng lực cho học sinh Lớp 4 trong giờ học Tiếng Anh

SKKN Một số biện pháp dạy học theo định hướng phát triển năng lực cho học sinh Lớp 4 trong giờ học Tiếng Anh
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HUYỆN VĨNH BẢO 
TRƯỜNG TIỂU HỌC THỊ TRẤN VĨNH BẢO 
HỘI THI 
GIÁO VIÊN DẠY GIỎI CẤP HUYỆN 
NĂM HỌC 2024 – 2025 
Vĩnh Bảo, tháng 2 năm 2025 
 BÁO CÁO 
“MỘT SỐ BIỆN PHÁP DẠY HỌC THEO ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC CHO HỌC SINH LỚP 4 TRONG GIỜ HỌC TIẾNG ANH.” 
 Người thực hiện: Đỗ Thị Thoa 
Giáo viên Trường Tiểu học Thị Trấn Vĩnh Bảo 
CẤU TRÚC BIỆN PHÁP 
I.MỞ ĐẦU 
Lí do lựa chọn biện pháp 
Đối tượng áp dụng 
II . NỘI DUNG 
Mục tiêu 
Cơ sở lí luận 
Cơ sở thực tiễn 
Cơ sở lí luận 
Nội dung biện pháp 
III. THỰC NGHIỆM BIỆN PHÁP 
Đối tượng, nội dung, phương pháp thực nghiệm 
Tiến trình thực nghiệm 
Đánh giá kết quả thực nghiệm 
IV. KẾT LUẬN, ĐỀ XUẤT 
Kết quả 
Đề xuất 
Cách thức, quy trình thực hiện biện pháp 
BÁO CÁO : “MỘT SỐ BIỆN PHÁP DẠY HỌC THEO ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC CHO HỌC SINH LỚP 4 TRONG GIỜ HỌC TIẾNG ANH.” 
MỞ ĐẦU 
 I 
01 
Lí do 
lựa 
 chọn 
 biện 
 pháp 
02 
Đối t ư ợng 
áp 
dụng 
BÁO CÁO : “MỘT SỐ BIỆN PHÁP DẠY HỌC THEO ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC CHO HỌC SINH LỚP 4 TRONG GIỜ HỌC TIẾNG ANH .” 
 2 . Mục tiêu cơ bản của Chương trình giáo dục phổ thông môn Tiếng Anh là giúp học sinh hình thành và phát triển năng lực giao tiếp thông qua rèn luyện các kỹ năng nghe, nói, đọc, viết trong đó chú trọng kĩ năng Nghe – Nói và các kiến thức ngôn ngữ (ngữ âm, từ vựng, ngữ pháp) để sau khi học xong chương trình Tiếng Anh Tiểu học, các em đạt Bậc 1 theo Khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam . 
1 . Hiện nay, Tiếng Anh đã trở thành môn học bắt buộc trong chương trình giáo dục phổ thông 2018 từ lớp 3 đến lớp 12. 
Lí do lựa chọn biện pháp 
01 
BÁO CÁO : “MỘT SỐ BIỆN PHÁP DẠY HỌC THEO ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC CHO HỌC SINH LỚP 4 TRONG GIỜ HỌC TIẾNG ANH.” 
02 
Đối t ư ợng áp dụng 
Các em học sinh lớp 4 A và 4 B 
Tr ư ờng Tiểu học Thị Trấn Vĩnh Bảo 
BÁO CÁO “MỘT SỐ BIỆN PHÁP DẠY HỌC THEO ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC CHO HỌC SINH LỚP 4 TRONG GIỜ HỌC TIẾNG ANH.” 
NỘI DUNG CỦA BIỆN PHÁP 
 II 
1 
Mục tiêu 
2 
C ơ sở lí luận và c ơ sở thực tiễn 
3 
Nội dung các biện pháp 
4 
Cách thức, quy trình thực hiện biện pháp 
Mục tiêu 
- Nhằm giúp cho học sinh có hiểu biết ban đầu về Tiếng Anh . 
- Ứng dụng Tiếng Anh trong học tập và trong đời sống. 
- Tạo môi trường học thoải mái, thân thiện,thông qua các trò chơi học tập, các bài hát, bài vè, các hoạt động nhóm... 
01. 
Cơ sở lý luận và cơ sở thực tiễn 
02. 
 	 Đối với bất kì một môn học nào, việc phát huy tính tích cực, chủ động, năng lực học tập của học sinh, lôi cuốn các em vào bài học là một điều rất quan trọng. Điều đó không chỉ giúp các em hiểu bài nhanh hơn, mà còn giúp các em khắc sâu kiến thức, ghi nhớ bài học tốt hơn. 
 Hiện nay ngành giáo dục đã và đang không ngừng đổi mới các phương pháp giảng dạy trong các trường tiểu học. Đổi mới phương pháp gắn liền với thực tiễn, phù hợp với đối tượng học sinh, nhằm phát huy được khả năng tích cực, chủ động của học sinh trong quá trình lĩnh hội tri thức. 
2.1 Cơ sở lý luận 
	 Với thời gian học ở trường còn nhiều hạn chế số lượng các môn học lại nhiều, dẫn tới thời lượng dành cho môn tiếng Anh của các em rất ít, chỉ vừa đủ để truyền đạt kiến thức căn bản mà không có thời gian cho việc thực hành. 
	 Học sinh rụt rè, thiếu tự tin trong giao tiếp tiếng Anh. Trẻ nhỏ vốn là lứa tuổi ham khám phá, học hỏi. Nếu như các em luôn trong trạng thái thiếu tự tin, ngại giao tiếp tiếng Anh, lâu dần sẽ hình thành tư tưởng sợ hãi tiếng Anh, tác động xấu đến khả năng tiếp thu ngôn ngữ của các em. 
2.2 Cơ sở thực tiễn: 
Nội dung các biện pháp 
 - Biện pháp 1: Tổ chức các trò chơi học tập trong các tiết dạy. 
 - Biện pháp 2: Phát huy năng lực của học sinh qua các bài hát, bài chant. . 
- Biện pháp 3: Sử dụng những lời khen ngợi để động viên, khích lệ học sinh . 
03. 
Nội dung các biện pháp 
 - Biện pháp 4: Tăng cường tổ chức hoạt động theo cặp-nhóm. 
 - Biện pháp 5: Sử dụng tranh ảnh, video sinh động để minh họa cho mỗi tiết học. . 
- Biện pháp 6: Phối kết hợp với giáo viên chủ nhiệm và gia đình học sinh. 
03. 
04. Cách thức, quy trình thực hiện biện pháp. 
- Mục đích: Nhằm thực hành, ôn tập, củng cố từ vựng, mẫu câu, hoàn thành các kĩ năng nghe hiểu, đọc hiểu,... tạo hứng thú để học sinh tích cực tham gia vào mọi hoạt động học tập, phát huy tính năng động, sáng tạo, tự giác, khơi gợi niềm đam mê với môn học, từ đó nâng cao chất lượng giảng dạy. 
Trò chơi 1: Help the crow drink water (Giúp quạ uống nước) 
Trò chơi 2: Save the Ocean (Giải Cứu Đại Dương) 
Cách chơi: HS chơi theo hai đội. Đại diện các đội tham gia trò chơi bằng trả lời các câu hỏi bất kì do GV đưa ra có liên quan đến bài học . 
Đội nào trả lời được số câu hỏi đúng nhiều hơn và nhanh hơn thì đội đó dành chiến thắng . 
4.1 Biện pháp 1: Tổ chức các trò chơi học tập trong các tiết dạy . 
4.2 – Biện pháp 2: Phát huy năng lực của học sinh qua các bài hát, bài chant . 
	 - Mục đích: Giúp HS cuốn hút vào tiết học, ghi nhớ, thực hành, ôn tập, củng cố từ vựng, mẫu câu,... Với giai điệu vui tươi, rộn ràng, quen thuộc của các bài chant, bài hát các em học sinh dễ bị cuốn hút, hòa mình vào không khi tiết học ngay từ những phút ban đầu. 
- Cách thức thực hiện: 
 Các bài hát, bài chant thường được sử dụng vào phần khởi động tiết học (Warm up). Tôi thường đưa ra các bài hát hay chant ngắn gọn, đơn giản (thời gian khoảng 1-3 phút), nội dung bài hát thường liên quan đến chủ đề tiết học để từ đó vừa tạo không khí hào hứng trước khi bước vào tiết học vừa để dẫn dắt vào nội dung bài học. 
4.3 – Biện pháp 3: Sử dụng những lời khen ngợi để động viên, khích lệ học sinh . 
Mục đích: Nhằm ghi nhận sự tiến bộ của học sinh trong quá trình học tập và rèn luyện, động viên, khích lệ học sinh kịp thời, từ đó tạo động lực để HS tiếp tục cố gắng và phát huy những gì đã đạt được. 
Cách thức thực hiện: Giáo viên dùng những lời khen ở mọi hoạt động học tập, trò chơi trong các tiết dạy. Có thể khen bằng lời hoặc chuẩn bị những sticker về các hình ngộ nghĩnh phù hợp với lứa tuổi, hoặc những món quà nhỏ (đồ dùng học tập) để tặng cho học sinh khi có những tiến bộ hay hoàn thành xuất sắc các nhiệm vụ học tập và rèn luyện. 
4.4 – Biện pháp 4: Tăng cường tổ chức hoạt động theo cặp-nhóm. 
 	 - Mục đích: Trong quá trình chiếm lĩnh tri thức, học sinh không chỉ được luyện tập cá nhân, các em còn tham gia nhiều hoạt động nhóm đôi, nhóm ba và các đội. Từ đó, tạo cho các em tinh thần đoàn kết, tinh thần trách nhiệm, khả năng làm việc nhóm, phát huy năng lực giao tiếp và hợp tác. 
- Cách thức thực hiện: Việc tổ chức hoạt động học tập theo cặp, theo nhóm được thực hiện trong hoạt động thực hành đọc hội thoại, thực hành luyện mẫu câu, hoàn thành các nhiệm vụ nghe hiểu, đọc hiểu,.. các hoạt động trò chơi học tập, tổ chức cho các nhóm trình bày sản phẩm của mình, sau đó yêu cầu các nhóm tham gia vào quá trình đánh giá và tự đánh giá các hoạt động học tập . 
4.5 – Biện pháp 5: Sử dụng tranh ảnh, video sinh động để minh họa cho mỗi tiết học. 
- Mục đích: Việc sử dụng tranh ảnh, video minh họa nhằm khơi gợi trí tò mò, thích khám phá của HS tiểu học, giúp học sinh tập trung và hứng thú hơn trong giờ học. Bên cạnh đó, tranh ảnh còn là hình tượng hóa ngôn ngữ giúp HS dễ hiểu, dễ tiếp thu nội dung bài học và trinh phục, khám phá tri thức một cách dễ dàng. 
- Cách thức thực hiện: Giáo viên có thể sử dụng flashcards, tranh ảnh đi kèm bộ sách do thư viện nhà trường cung cấp hoặc có thể tự chuẩn bị tranh ảnh tự làm, sưu tầm tranh ảnh, video về bài học từ nhiều nguồn vô tận như trên mạng internet qua trang google tìm kiếm hình ảnh và trang youtube.vn. 
4.6 – Biện pháp 6: Phối kết hợp với giáo viên chủ nhiệm và gia đình học sinh để nâng cao tính tích cực, chủ động, năng lực của các em trong học tập : 
 Mục đích: Nhằm nắm được đặc điểm tâm lý từng học sinh, hoàn cảnh gia đình học sinh để có những biện pháp dạy học, giáo dục phù hợp giúp các em luôn tích cực phấn đấu trong học tập và rèn luyện. 
- Cách thực hiện: Tôi thường xuyên trao đổi trực tiếp với giáo viên chủ nhiệm về tình hình học tập của lớp, của từng cá nhân học sinh; thực hiện tốt thông tin hai chiều giữa giáo viên và phụ huynh học sinh thông qua các kênh Zalo, Messenger,.. để kịp thời phản ánh tình hình học tập của học sinh, cùng với phụ huynh tìm ra những biện pháp khắc phục khó khăn trong học tập cũng như động viên khuyến khích học sinh khi các em có sự tiến bộ, có thành tích tốt trong học tập. 
: 
BÁO CÁO : “MỘT SỐ BIỆN PHÁP PHÁT DẠY HỌC THEO ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC CHO HỌC SINH LỚP 4 TRONG GIỜ HỌC TIẾNG ANH.” 
THỰC NGHIỆM BIỆN PHÁP TẠI ĐƠN VỊ 
 III 
01 
Đối tượng, nội dung, phương pháp thực nghiệm 
02 
Tiến trình thực nghiệm 
03 
Đánh giá kết quả thực nghiệm 
1. Đối tượng, nội dung , phương pháp thực nghiệm 
* Đối tượng nghiên cứu: 
Học sinh lớp 4 A , 4 B trường Tiểu học Thị Trấn Vĩnh Bảo 
 * Nội dung, phương pháp nghiên cứu: 
- Áp dụng các biện pháp trên trong quá trình dạy học và tiến hành kiểm tra đánh giá. 
- Phương pháp: 
+ Thu thập và tổng hợp tài liệu, xử lý tài liệu liên quan đến đề tài. 
+ Khảo sát: Khảo sát thực trạng việc học Tiếng Anh của học sinh. 
+ Phân tích: Phân tích nguyên nhân dẫn đến thực trạng 
+ Tổng hợp: Trên cơ sở phân tích nguyên nhân đưa ra các biện pháp nâng cao hiệu quả việc học Tiếng Anh cho học sinh. 
 2. Tiến trình thực nghiệm 
- Nghiên cứu, khảo sát, thực nghiệm từ đầu tháng 9 năm học đến cuối học kỳ 1 năm học 2024-2025. 
3. Đánh giá kết quả thực nghiệm 
Sau một thời gian áp dụng một số biện pháp dạy học theo định hướng phát triển năng lực cho học sinh trong giờ học Tiếng Anh lớp 5 đã nêu ở trên, tôi thấy học sinh rất tích cực tham gia vào các hoạt động học tập. 
* Kết quả trước khi áp dụng biện pháp 
* Kết quả sau khi áp dụng biện pháp 
Lớp 
HS 
Hoàn thành tốt 
Hoàn thành 
Chưa hoàn thành 
SL 
% 
SL 
% 
SL 
% 
4 A 
41 
19 
46 
20 
49 
2 
5 
4 B 
38 
14 
37 
19 
50 
5 
13 
Lớp 
HS 
Hoàn thành tốt 
Hoàn thành 
Chưa hoàn thành 
SL 
% 
SL 
% 
SL 
% 
4 A 
41 
30 
73 
11 
27 
0 
0 
4 B 
38 
24 
63 
14 
37 
0 
0 
BÁO CÁO : “MỘT SỐ BIỆN PHÁP DẠY HỌC THEO ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC CHO HỌC SINH LỚP 4 TRONG GIỜ HỌC TIẾNG ANH.” 
	 1. Kết luận 
	Môn Tiếng Anh ở Tiểu học giúp học sinh hình thành và phát triển các kỹ năng nghe, nói, đọc, viết để học tập và giao tiếp trong các môi trường hoạt động của lứa tuổi. 
	Phát huy tính tích cực, năng lực học tập của học sinh là một phương diện cơ bản của lý luận đổi mới dạy học.Đây là nguyên tắc dạy học xuyên suốt, làm cơ sở cho việc tổ chức các hoạt động dạy học cũng như huy động phương pháp, biện pháp dạy học. 
 	Việc áp dụng các biện pháp đề cập trong báo cáo này đã giúp cho các tiết học của tôi luôn có sức cuốn hút, phát huy được sự chủ động, tích cực tham gia mọi hoạt động học tập của học sinh. 
IV 
KẾT LUẬN, ĐỀ XUẤT 
	 2. Đề xuất 
	 * Đối với Phòng GDĐT, Sở GDĐT: 
- Cần tạo điều kiện cho giáo viên và học sinh có nhiều cơ hội hơn nữa để giao lưu, học hỏi và rút kinh nghiệm qua các cuộc hội thảo chuyên đề về đổi mới phương pháp dạy và học môn Tiếng Anh. 
	* Đối với lãnh đạo nhà trường: 
 - Cần phải trang bị phòng học bộ môn với đầy đủ trang thiết bị dạy học để tránh gây tiếng ồn cho những lớp học bên cạnh trong khi tổ chức các trò chơi cũng như không bị tác động của tiếng ồn từ ngoài vào. 
	* Đối với tổ, nhóm chuyên môn: 
- Cần tích cực trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm, thảo luận các biện pháp, hình thức tổ chức dạy học linh hoạt, sáng tạo cho giáo viên. 
HIỆU QUẢ 
	- Họ sinh hứng thú khi học môn Tiếng việt. Giờ học có sự thay đổi rõ rệt: Lớp học sôi nổi, học sinh chăm chú nghe cô giảng và tương tác với các hoạt động của cô rất tốt. Tiết kiệm thời gian cho giáo viên. 
	- Chất lượng học sinh được cải thiện, giúp phụ huynh yên tâm, tin tưởng vào phương pháp dạy học của giáo viên. 
* Kết quả thực hiện 
Kết quả khảo sát trước khi áp dụng sáng kiến: Tỉ lệ học sinh hứng thú với môn Tiếng Việt đạt 55% 
Kết quả khảo sát sau khi áp dụng giải pháp:Tỉ lệ học sinh hứng thú với môn Tiếng Việt đạt 94% 
Kính chúc ban giám khảo mạnh khỏe, hạnh phúc và thành công. 
Chúc hội thi thành công rực rỡ. 
Xin chân thành cảm ơn. 

File đính kèm:

  • pptxskkn_mot_so_bien_phap_day_hoc_theo_dinh_huong_phat_trien_nan.pptx