SKKN Lồng ghép các bài hát thiếu nhi Việt Nam quen thuộc vào các bài học tiếng Tiểu học ở Trường TH&THCS Phước Hòa

Bậc tiểu học quan trọng trong việc đặt nền móng cho việc hình thành và phát triển nhân cách, tri thức cho học sinh. Môn Tiếng Anh ở bậc tiểu học cung cấp cho học sinh những tri thức ban đầu để tiếp cận và sử dụng ngôn ngữ Tiếng Anh. Do vậy viêc học Tiếng Anh ở bậc Tiểu học rất đáng được coi trọng.

Học sinh lớp rất hào hứng, thích tìm tòi, khám phá những điều mới lạ nhất là những hình ảnh gây ấn tượng và cảm xúc mạnh, xong các em lại nhanh chán. Do vậy, giáo viên phải đa dạng hóa các phương thức truyền đạt kiến thức tới học sinh bằng cách sử dụng các kiến thức tích hợp hỗ trợ từ các bộ môn khác như âm nhạc. Đó là một bộ môn nghệ thuật dùng chất giọng, âm thanh để diễn đạt các cung bậc cảm xúc, tình cảm của con người được gắn với những giai điệu gần với cuộc sống và dễ nhớ, dễ khắc sâu. Bởi vậy, âm nhạc là phương tiện hỗ trợ đắc lực để giúp học sinh tiểu học ghi nhớ và khắc sâu kiến thức từ vựng, mẫu câu trong quá trình học tập môn Tiếng Anh.

Hơn nữa, do đặc thù riêng của bộ môn Tiếng Anh học sinh rất khó nhận được sự kèm cặp, hỗ trợ thêm từ gia đình ngoài các giờ học trên lớp. Nhất là ở vùng nông thôn, miền núi, khi đa phần gia đình học sinh đều thuần nông, phụ huynh khó có khả năng để hỗ trợ con em mình trong việc học Tiếng Anh. Nên các em học sinh ít có cơ hội thực hành các tình huống giao tiếp thực tế.

Xuất phát từ những trăn trở trên, là một giáo viên dạy Tiếng Anh ở bậc tiểu học, tôi lựa chọn đề tài “Lồng ghép các bài nhạc thiếu nhi Việt Nam quen thuộc vào các bài học trong môn Tiếng Anh Tiểu học tại trường TH& THCS Phước Hòa” để qua đó tạo cho học sinh môi trường học tập tích cực, thực tế và vận dụng kiến thức ngôn ngữ trong giao tiếp một cách tự nhiên. Tôi viết đề tài này với mong muốn chia sẻ kinh nghiệm sử dụng có hiệu quả các bài hát thiếu nhi của bản thân để giúp các đồng chí, đồng nghiệp sẽ cảm thấy dễ dàng và thân thiện hơn với việc thiết kế các hoạt động dạy và học có lồng ghép âm nhạc cho học sinh lớp Tiểu học.

docx 21 trang SKKN Tiếng Anh 20/04/2025 90
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Lồng ghép các bài hát thiếu nhi Việt Nam quen thuộc vào các bài học tiếng Tiểu học ở Trường TH&THCS Phước Hòa", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: SKKN Lồng ghép các bài hát thiếu nhi Việt Nam quen thuộc vào các bài học tiếng Tiểu học ở Trường TH&THCS Phước Hòa

SKKN Lồng ghép các bài hát thiếu nhi Việt Nam quen thuộc vào các bài học tiếng Tiểu học ở Trường TH&THCS Phước Hòa
g giảng dạy. Dưới đây là một số điều bạn có thể sẽ cần phải lưu tâm để đảm bảo tìm kiếm được một bài hát phù hợp:
Xác định nội dung kiến thức cần truyền tải: xác định xem bài học đó có chủ đề gì? Nội dung kiến thức về từ vựng, mẫu câu hay kỹ năng giao tiếp nào muốn phát triển cho học sinh?
Cân nhắc về trình độ của học sinh: đây là yếu tố quyết định các hoạt động bổ trợ kèm theo sau khi học Tiếng Anh với âm nhạc. Ví dụ: với những học sinh có năng lực kém hơn sẽ cảm thấy khó khăn và không hứng thú với những giai điệu bài hát có tiết tấu nhanh, khó bắt chước
Cân nhắc về độ tuổi của học sinh: Với học sinh tiểu học chúng ta nên sử dụng những bài hát lặp đi lặp lại và dễ hiểu. 
2. Tiến trình đưa các bài hát thiếu nhi Việt Nam vào dạy từ vựng và mẫu câu Tiếng Anh dành cho học sinh Tiểu học
	Để mỗi giờ học Tiếng Anh không còn nặng nề mệt mỏi và căng thẳng thì mỗi thầy cô giáo đều có những biến tấu nghệ thuật trong dạy học. Trong đó phải kể đến việc sáng tác lời bài hát bằng Tiếng Anh dựa trên các giai điệu bài hát thiếu nhi Việt Nam quen thuộc.
Để có thể viết được lời bài hát Tiếng Anh hay, phù hợp với giai điệu chúng ta cần đi theo trình tự các bước sau:
Bước 1. Xác định nhóm từ vựng, mẫu câu cần lồng ghép trong lời bài hát.
Bước 2. Xác định số âm tiết của câu sau ghi đã lắp ghép hoàn chỉnh từ vựng có thể thay thế vào câu để tìm lời bài hát có số tiếng tương ứng)
Ví dụ: What do you like doing? (Trong câu này có 6 âm tiết tương ứng với câu hát có 6 tiếng)
Bước 3. Tìm bài hát thiếu nhi Việt Nam quen thuộc có giai điệu dễ nhận biết mà đa số học sinh đều thuộc.
Bước 4. Viết lời Tiếng Anh thay thế cho lời Tiếng Việt sẵn có của bài hát vào khuông nhạc sao cho phù hợp với giai điệu, tiết tấu mà vẫn phải đảm bảo độ chính xác về ngữ pháp, cấu trúc. (Có thể chêm vào một số trạng từ để câu hát thêm phần mượt mà)
3. Gợi ý một số bài hát thiếu nhi quen thuộc
	Với mẫu câu trong bài học có 4 âm tiết thường phù hợp với giai điệu bài hát Con bướm vàng. 
	Với các mẫu câu trong bài học có 5 âm thiết thường phù hợp với giai điệu bài hát Mái trường mến yêu 
	Với các mẫu câu trong bài học có 6 âm thiết thường phù hợp với giai điệu bài hát Chú ếch con , Tạm biệt búp bê hoặc chú voi con ở bản đôn
Với các mẫu câu trong bài học có 7 âm thiết thường phù hợp với giai điệu bài hát Cả nhà thương nhau hoặc Bắc kim thang 
4. Giới thiệu một số lời bài hát Tiếng Anh được viết trên giai điệu của bài hát thiếu nhi Việt Nam quen thuộc
	Trong quá trình dạy Tiếng Anh cho học sinh tiểu học theo chương trình sách giáo khoa mới của Bộ giáo dục và đào tạo, tôi có viết lời bài hát Tiếng Anh theo giai điệu các bài hát thiếu nhi Việt Nam quen thuộc để dạy từ vựng và mẫu câu cho học sinh các khối từ lớp 3 đến lớp 5.
4.1.Các bài hát sử dụng trong chương trình Tiếng Anh lớp 3
Tiếng Anh 3-Unit 2 – Trang 12
Mẫu câu cần ghi nhớ: 
What’s your name? à My name’s .
Giai điệu: “Kìa con bướm vàng”

Mở nhạc beat cho học sinh làm quen giai điệu sau đó đưa ra lời bài hát bằng Tiếng Anh để học sinh hát theo giai điệu đó.
Bài hát gốc
Viết lời Tiếng Anh

(What is your name?)2
(My name’s Phong)2
(My name is Phong)2
(Nice to meet you)2
Trong bài hát trên, những từ màu đỏ, in đậm được gạch chân là những từ có thể thay thế để tạo thành bài hát mới. Như vậy, học sinh có thể thỏa sức sáng tạo theo giai điệu bài hát.
Tiếng Anh 3-Unit 3- Trang 20

Mẫu câu cần ghi nhớ: 
Is that? à Yes, it is/ No, it isn’t. It’s 
Giai điệu: “Kìa con bướm vàng”

	Mở nhạc beat cho học sinh làm quen giai điệu sau đó đưa ra lời bài hát bằng Tiếng Anh để học sinh hát theo giai điệu đó:
*Lời bài hát: 
Bài hát gốc
Viết lời Tiếng Anh

(Is this Peter ?)2
(Yes, it is.)2
(He is Peter)2
(Hello, Peter)2
(Is this Mary ?)2
(No, it isn’t.)2
(She is Linda)2
(Hello, Linda)2
Trong bài hát trên, những từ màu đỏ, in đậm được gạch chân là những từ có thể thay thế để tạo thành bài hát mới. Như vậy, học sinh có thể thỏa sức sáng tạo theo giai điệu bài hát.
	Với cách viết lời và giai điệu này chúng ta còn có thể sử dụng tương tự được ở cá bài sau:
Tiếng Anh 3- Unit 9. Lesson 1- Trang 58

(Is this your desk ?)2
(Yes, it is.)2
(It is my desk)2
(It is my desk)2

Tiếng Anh 3- Unit 12- Leson 2 – Trang 14

(Is there a pond ?)2
(Yes, it is.)2
(There is a pond)2
(There is a pond)2

Tiếng Anh 3-Unit 5- Trang 32

Mẫu câu cần ghi nhớ: 
Are they your friends? 
Yes, they are
 No, they aren’t
Giai điệu: “Kìa con bướm vàng”

	Mở nhạc beat cho học sinh làm quen giai điệu sau đó đưa ra lời bài hát bằng Tiếng Anh để học sinh hát theo giai điệu đó:
*Lời bài hát: 
BÀI HÁT GỐC
VIẾT LỜI TIẾNG ANH


(Are they your friends?)2
(Yes, they are)2
(They are my friends)2
(They are my friends)2
(Are they your friends?)2
(No, they aren’t)2
(They aren’t my friends)2
(They aren’t my friends)2

Với cách viết lời và giai điệu này chúng ta còn có thể sử dụng tương tự được ở các bài sau:
Tiếng Anh 3- Unit 15. Lesson 1- Trang 30

Do you have a doll ?
(Have a doll)2
Do you have a doll ?
Oh! Yes, I do.
Do you have a robot ?
(have a robot)2
Do you have a robot ?
Oh! No, I don’t.
Tiếng Anh 3- Unit 15- Lesson 2-trang 32

Does she have a yoyo?
(Have a yoyo )2
Does she have a yoyo?
Oh! Yes, she does.
Does she have a plane ?
(Have a plane)2
Does she have a plane ?
Oh! No, She doesn’t.

Tiếng Anh 3- Unit 16- Lesson 1- Trang 40

Do you have any cats ?
(any cats)2
Do you have any cats ?
Oh! Yes, I do.
Do you have any parots ?
(any parrots)2
Do you have any parots?
Oh! No, I don’t.

Tiếng Anh 3- Unit 10- Let’s chant – Trang 68

Mẫu câu cần ghi nhớ: 
What do you do at break time? à I 
Giai điệu:
 “Chú voi con ở bản Đôn”



BÀI HÁT GỐC
VIẾT LỜI TIẾNG ANH


Break time. Break time. Break time
What do you do at break time?
What do you do at break time?
I play chess. I play chess.
Oh! Break time. Oh!  Break time. What do you do at break time?
I play badminton.
I play badminton.
Break time. Break time. Break time
What do you do at break time?
I play table tennis. 
I play table tennis.
Oh! Break time. Oh!  Break time. What do you do at break time?
I play hide-and-seek.
I play hide-and-seek.

Trong bài hát trên, những từ màu đỏ, in đậm được gạch chân là những từ có thể thay thế để tạo thành bài hát mới. Như vậy, học sinh có thể thỏa sức sáng tạo theo giai điệu bài hát.
Tiếng Anh 3 – Unit 17 – Trang 46

Mẫu câu cần ghi nhớ: 
What toys do you like? à I like ..
Giai điệu:
 “Tạm biệt búp bê thân yêu”
Bài hát gốc
Lời Tiếng Anh



Tiếng Anh 4-Unit 5- Trang 30


	Mở nhạc beat cho học sinh làm quen giai điệu sau đó đưa ra lời bài hát bằng Tiếng Anh để học sinh hát theo giai điệu đó:
Tiếng Anh 4-Unit 7 – Trang 46 
Mẫu câu cần ghi nhớ: What do you like doing? à I like ..
Giai điệu: “Chú ếch con”
 Mẫu câu cần ghi nhớ: What’s matter with you? à I have ..
Giai điệu: “Chú voi con ở bản đôn”
Tiếng Anh 5-Unit 11 – Trang 6- 10 
Trong bài hát trên, những từ màu đỏ, in đậm được gạch chân là những từ có thể thay thế để tạo thành bài hát mới. Như vậy, học sinh có thể thỏa sức sáng tạo theo giai điệu bài hát.
5. Khảo sát mức độ hứng thú với môn Tiếng Anh của học sinh bậc tiểu học
5.1. Phiếu khảo sát
PHIẾU KHẢO SÁT MỨC ĐỘ HỨNG THÚ VỚI MÔN TIẾNG ANH
CỦA HỌC SINH BẬC TIỂU HỌC
Đánh dấu (x) vào ô thể hiện quan điểm cá nhân của em về môn Tiếng Anh. Có thể chọn nhiều hơn 1 đáp án.
1. Em là học sinh lớp mấy?
Lớp 3
Lớp 4
Lớp 5
2. Em có thích học môn Tiếng Anh không?
Thích
Không thích
Lúc có lúc không
Không ý kiến
3. Vì sao em thích học Tiếng Anh?
Bổ ích, vui nhộn và thú vị
Giáo viên giảng bài thu hút và có nhiều trò chơi hay
Được hát và vui chơi bằng Tiếng Anh
Có thể nói và giao tiếp những câu ngắn bằng Tiếng Anh
4. Vì sao em không thích học Tiếng Anh?
Em không hiểu bài và bài học khó
Giáo viên không vui vẻ, chỉ cho em chép bài
Bài học dài và khó nghe
5. Em thích phương tiện dạy học nào được giáo viên sử dụng?
Tranh ảnh
Vật thật
Âm nhạc
Đồ dùng tự làm
6. Em tự đánh giá về kỹ năng học Tiếng Anh của bản thân
Nghe được một số câu đơn giản 
Nói được một số câu đơn giản
Viết được một số câu đơn giản
Tự làm được bài tập về nhà
Không thể nghe, nói hoặc viết bằng Tiếng Anh 
Thực hiện khảo sát trên 115 học sinh học Tiếng Anh tại trường. Kết quả khảo sát như sau: 
Bảng 1. Tỷ lệ học sinh theo khối lớp
Em học khối lớp mấy?
Số lượng
Tỷ lệ %
Khối 3
44
38,3
Khối 4
36
31,3
Khối 5
35
30,4

Bảng 2. Ý kiến của học sinh về thích hay không thích học Tiếng anh
Em có thích học tiếng Anh không?
Số lượng
Tỷ lệ %
Thích
62
54
Không thích
30
26
Lúc thích lúc không
15
13,4
Không ý kiến
8
6,6
	Kết quả bảng 2 cho thây 54% số học sinh thích học Tiếng Anh, 26% không thích học và 13,4% còn lưỡng lự. Lý do cụ thể được trình bày ở bảng 3 và bảng 4 dưới đây. 
Bảng 3. Lý do học sinh thích học Tiếng Anh
Vì sao em thích học Tiếng Anh?
Số lượng
Tỷ lệ %
Bổ ích, vui nhộn và thú vị
40
34,7
Giáo viên giảng bài thu hút và có nhiều trò chơi hay
25
21,7
Được hát và vui chơi bằng Tiếng Anh
28
24,5
Có thể giao tiếp những câu ngắn bằng Tiếng Anh
22
19,1
	Kết quả bảng 3 cho thấy những bài học vui nhộn, thú vị và dễ hiểu gắn liền với cuộc sống luôn cuốn hút học sinh. Tuy nhiên chỉ 19,1% học sinh tự tin khẳng định có thể giao tiếp những câu ngắn bằng tiếng Anh. Điều đó cho thấy kỹ năng nghe nói của học sinh cần hạn chế, vì vậy giáo viên cần chú ý sử dụng các hình thức học tập vận động và vui chơi nhẹ nhàng để tạo môi trường giao tiếp hiệu quả cho học sinh.
Bảng 4. Lý do học sinh không thích học Tiếng Anh
Vì sao em không thích học Tiếng Anh?
Số lượng
Tỷ lệ %
Em không hiểu bài và bài khó học
34
29,5
Giáo viên không vui vẻ, chỉ cho em chép bài
5
4,4
Bài học dài và khó nghe
76
66,1
Kết quả bảng 4 cho thấy, đa số học sinh sợ học những bài học dài và khó nghe. Bởi vậy, các bài học cần được biên soạn phù hợp với khả năng của học sinh và người giáo viên cần chủ động biến hóa bài học thành các hoạt động gần gũi, dễ hiểu với học sinh.
Bảng 5. Phương tiện dạy học mà học sinh hứng thú
Em thích phương tiện dạy học nào mà giáo viên sử dụng?
Số lượng
Tỷ lệ %
Tranh ảnh
18
15,7
Vật thật
25
21,7
Âm nhạc
52
45,3
Đồ dùng tự làm
20
17,3
Kết quả của bảng 5 cho thấy, học sinh hứng thú với với những thiết bị hiện đại có những hiệu ứng ánh sang, màu sắc và âm thanh 
Bảng 6. Học sinh tự đánh giá các kỹ năng học Tiếng Anh của bản thân
Em tự đánh giá về kỹ năng học Tiếng Anh của bản than
Số lượng
Tỷ lệ %
Nghe được một số câu đơn giản
19
16,5
Nói được một số câu đơn giản
18
15,6
Viết được một số câu đơn giản
15
13,1
Tự làm được bài tập về nhà
58
50,4
Không thể nghe, nói hoặc viết bằng Tiếng Anh
5
4,3
Kết quả bảng 6 cho thấy tỷ lệ 50% học sinh có khả năng tự làm bài tập về nhà. Tuy nhiên tỷ lệ học sinh có thể nghe và nói những câu đơn giản còn thấp. Điều này cho thấy học sinh còn thiếu môi trường giao tiếp. Vì vậy, giáo viên cần tạo môi trường học tập tích cực để có thể giao tiếp tự nhiên và thêm hứng thú với môn học
I. KẾT QUẢ KHẢO SÁT
Qua khảo sát thực tế ở năm học 2021 – 2022 ở các em học sinh khối 3, 4, 5 cho thấy một kết quả khả quan:
- Kết quả khảo sát khi chưa áp dụng đề tài:
Khối lớp
TSHS

Rất thích
Thích
Không thích
SL
%
SL
%
SL
%
3
44
10
22,7
15
34,1
19
43,2
4
36
8
22,3
12
33,3
16
44,4
5
35
7
20
10
28,5
18
51,5
TC
115
25
21,7
37
32,2
53
46,1

*Kết quả khảo sát đến hết tháng 3 khi đã áp dụng đề tài:
Khối lớp
TSHS
Rất thích
Thích
Không thích
SL
%
SL
%
SL
%
3
44
15
34,1
20
45,5
9
20,4
4
36
14
38,9
16
44,4
6
16,7
5
35
10
28,6
16
45,7
9
25,7
TC
115
39
34
52
45,2
24
20,8
PHẦN III. KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ
I. Kết luận
	Sau một thời gian nghiên cứu, tìm hiểu và vận dụng các bài hát thiếu nhi Việt Nam quen thuộc vào dạy Tiếng anh cho học sinh lớp 3 tôi nhận thấy
1. Vai trò của âm nhạc đối với sự hứng thú học tập của học sinh
Học và sử dụng thành thạo từ vựng và mẫu câu của ngôn ngữ đích đóng vai trò quan trọng trong quá trình dạy và học bất cứ ngoại ngữ nào. Kiến thức từ vựng và mẫu câu là công cụ giúp người học có khả năng thiết lập và thành công trong giao tiếp. 
Việc dạy từ vựng và mẫu câu là vô cùng cần thiết và cần tuân thủ theo quy trình khoa học phù hợp với đặc trưng ngôn ngữ.
Có nhiều cách để truyền tải từ vựng và mẫu câu tới người học như: sử dụng tranh ảnh, vật thật, mô hình nhựa, ngôn ngữ cơ thể, các thí nghiệm hoặc các video minh họa trực quan. Trong đó âm nhạc là cách tiếp cận gây hứng thú và hiệu quả hơn cả. Giúp người học dễ dàng tiếp cận kiến thức và ghi nhớ sâu.
Học và luyện tập từ vựng và mẫu câu với âm nhạc  tạo cho học sinh môi trường học tập tích cực, chủ động lĩnh hội kiến thức chứ không thụ động nghe và chép lại. Hơn nữa, việc nghe và hát theo các giai điệu tuổi thơ quen thuộc bằng lời viết bằng Tiếng Anh lý thú cũng giúp các em yêu thích môn học hơn,giúp các em tham gia vào hoạt động học tập một cách tự nhiên, học mà chơi, chơi mà học.	
2. Ý nghĩa của các phương pháp dạy học tích hợp liên môn Âm nhạc và Tiếng Anh
2.1. Đối với giáo viên
Giáo viên đã chủ động tìm hiểu những kiến thức chuyên sâu về tâm lý của học sinh, từ đó có những cách thức lựa chọn hoạt động dạy phù hợp với nội dung bài học và đối tượng học sinh. Từ đó gây hứng thú học tập cho các em.
Việc vận dụng các thủ thuật dạy học giúp không khí lớp học sôi nổi, sinh động, học mà chơi, chơi mà học.
2.2. Đối với học sinh
Học sinh hứng thú, yêu thích môn học, tiếp thu bài và ghi nhớ bài tốt hơn. 
Học sinh nắm được bản chất, thuộc tính của từ gắn với chủ điểm và vận dụng có hiệu quả vốn từ ấy và mẫu câu ấy.
Học sinh biết cách tự học và tự ôn luyện từ vựng khi ở nhà, kể cả những lúc vui chơi với bạn bè.
3. Khả năng ứng dụng của đề tài
Đề tài này đã góp phần mở rộng vốn từ, tăng khả năng ghi nhớ từ vựng và mẫu câu của hoạc sinh lớp 3 vào giao tiếp trong các tình huống thực tế của cuộc sống. Tôi tin rằng, nếu vận dụng sáng kiến kinh nghiệm này một cách nghiêm túc và linh hoạt thì việc dạy và học Tiếng Anh ở trường tiểu học sẽ đạt những kết quả tiến bộ đáng kể. Ngoài ra, sáng kiến kinh nghiệm còn có thể vận dụng ở các cấp học khác với mức độ khó tăng dần theo cấp học phù hợp với nội dung học tập và đối tượng học sinh của từng cấp.
II. Đề xuất, kiến nghị
1. Đối với BGH
Tăng cường công tác thăm lớp các môn chuyên để có sự chỉ đạo kịp thời trong việc nâng cao chất lượng dạy và học các môn chuyên nói chung và môn Tiếng Anh nói riêng.
2. Đối với giáo viên
 Cần phải nhiệt tình trong công tác giảng dạy, ham học hỏi, tìm tòi, khám phá, trau dồi chuyên môn nghiệp vụ để có được những bài học hay, gây hứng thú đối với học sinh.
3. Đối với học sinh
Cần tích cực, chủ động trong việc học tập. Ngoài những giờ học trên lớp thì việc tự học ở nhà là vô cùng quan trọng góp phần nâng cao chất lượng học môn Tiếng Anh.
Xin trân trọng cảm ơn!
Tôi xin cam đoan đây là SKKN của mình viết, không sao chép của người khác.
Phước Hòa, ngày 01 tháng 04 năm 2022
	 Người thực hiện
	 Trần Thị Thanh Tuyền
Ý kiến nhận xét đánh giá và xếp loại của HĐKH trường Tiểu học
., Ngàytháng năm 202
Chủ tịch hội đồng
Ý kiến nhận xét đánh giá và xếp loại của HĐKH cấp trên

File đính kèm:

  • docxskkn_long_ghep_cac_bai_hat_thieu_nhi_viet_nam_quen_thuoc_vao.docx