SKKN Giải pháp nâng cao chất lượng môn Tiếng Anh thông qua dạy từ vựng Lớp 4 ở Trường TH&THCS Bãi Thơm
Trong bất kỳ một ngôn ngữ nào, vai trò của từ vựng hết sức quan trọng. Việc học từ vựng luôn là một thách thức không nhỏ đối với người học hiện nay. Nếu không có một vốn từ vựng nhất định thì người học không thể sử dụng các cấu trúc câu và các chức năng ngôn ngữ trong giao tiếp. Giáo viên chúng ta đã quen với cách dạy truyền thống là viết lên bảng và dịch nghĩa, học sinh ghi chép, nhồi nhét và bắt học thuộc lòng kiến thức một cách thụ động. Nếu không có những phương pháp dạy và kiểm tra từ vựng gây hứng thú thì các em sẽ coi việc học từ vựng là để đối phó qua loa với những lần kiểm tra. Và điều khiến nhiều giáo viên luôn băn khoăn, trăn trở đó là làm thế nào để giới thiệu được các từ vựng để các em không những hiểu, tiếp thu bài nhanh nhất, có những giờ học từ vựng sôi nổi mà còn hứng thú.
Để làm được điều đó, giáo viên buộc phải tạo ra sự đa dạng và thu hút trong các hoạt động dạy và học, đặc biệt phải lồng ghép hoạt động vừa học vừa chơi, vừa chơi vừa học nhằm giúp các em cảm thấy thích thú, hào hứng và nhiệt tình tham gia, đồng thời cũng phải đạt được hiệu quả cao trong tiết học. Bên cạnh đó, để giúp học sinh nắm vững và ghi nhớ tốt từ vựng chúng ta cần phải có những phương pháp dạy học hay giúp học sinh hào hứng trong việc học và ghi nhớ chúng một cách nhanh nhất, sâu nhất. Vì lý do đó mà tôi chọn đề tài sáng kiến: “Giải pháp nâng cao chất lượng môn Tiếng Anh thông qua dạy từ vựng lớp 4 ở Trường TH-THCS Bãi Thơm ”.
Tóm tắt nội dung tài liệu: SKKN Giải pháp nâng cao chất lượng môn Tiếng Anh thông qua dạy từ vựng Lớp 4 ở Trường TH&THCS Bãi Thơm

vựng: lemonade, water, chip, grapes. + Visual (nhìn): cho học sinh nhìn tranh ảnh hoặc vẽ phác họa cho các em nhìn, giúp giáo viên ngữ nghĩa hóa từ một cách nhanh chóng. Ví dụ: birthday cake water + Phương pháp TPR (Total physical response): đây là phương pháp dựa trên ý tưởng học ngôn ngữ mẹ đẻ, mà trẻ em học bằng cách nghe và nhận biết các lệnh đơn giản từ cha mẹ hoặc người lớn và sau đó thực hiện hành động tương ứng. Vì vậy, trong phương pháp TPR, người học được khuyến khích nghe và hiểu ngôn ngữ trước khi bắt đầu nói. Đối với phương pháp này giáo viên sẽ sử dụng cử chỉ, chuyển động và âm thanh để dạy từ vựng cho học sinh. Đây một cách tuyệt vời để thu hút học sinh tham gia và hào hứng với việc học tiếng Anh. Học sinh có thể vừa học vừa hoạt động hình thể. Bên cạnh đó học sinh sẽ tập trung vào việc lắng nghe. Học sinh phải liên tục lắng nghe giáo viên, người học sẽ làm mẫu cách phát âm của các từ hoặc các mục từ vựng. Điều này cũng giúp nâng cao khả năng nghe của học sinh và kỹ năng này sẽ tăng lên theo thời gian. Ví dụ 1: Khi dạy về những mệnh lệnh/ hướng dẫn: open the book! ( mở sách ra), stand up! (đứng lên), sit down! (ngồi xuống), ... giáo viên dùng hành động (mà không sử dụng thêm bất kì đồ vật nào) để giới thiệu từ vựng; tiếp theo học sinh sẽ làm theo (bắt chước) hành động của giáo viên; sau đó giáo viên đọc to từ hoặc cụm từ mới và học sinh lặp lại theo. Cứ làm như vậy nhiều lần để học sinh khắc sâu từ vựng mới. Ví dụ 2: Khi dạy về các con vật: snake, tiger, monkey, elephant, ... giáo viên có thể dùng cử chỉ, hành động để giới thiệu từ vựng: + Snake (con rắn): giáo viên giơ cánh tay lên uốn éo giống con rắn, giáo viên cũng có thể dùng miệng phát ra âm thanh giống con rắn để giới thiệu từ snake. + Tiger (con hổ): giáo viên dùng 2 tay vồ ra phía trước và âm thanh roarrrr... + Monkey (con khỉ): giáo viên dùng tay làm hành động leo trèo. + Elephant (con voi): giáo viên dùng tay đưa về phía cái mũi và tay còn lại vòng ngang qua người uốn éo như chiếc vòi con voi. + Synonym (từ đồng nghĩa), antonym (trái nghĩa): đây là phương pháp giảng dạy ngôn ngữ nhằm mở rộng từ vựng và cải thiện khả năng sử dụng từ ngữ một cách linh hoạt. Giáo viên sử dụng phương pháp này để làm rõ nghĩa của một từ khi học sinh đã biết nghĩa của một từ trong cặp từ đồng nghĩa, trái nghĩa. Phương pháp này sẽ giúp học sinh vừa ôn lại từ vựng trước đó vừa giúp học sinh dễ nhớ và khắc sâu nghĩa của từ hơn. Ví dụ 1: Giải thích nghĩa của từ mới qua từ đồng nghĩa. Learn = Study Soccer = Football Mother = Mom Easy = simpl Ví dụ 2: Giải thích nghĩa của từ mới qua từ trái nghĩa. Weak # Strong Small # Big Young # Old Short # Tall 2.2.2 Giải pháp 2: Sử dụng các trò chơi ngôn ngữ giúp học sinh kiểm tra và củng cố từ vựng đã học. Chìa khóa để dạy học thành công là lặp lại theo những cách thức khác nhau, sử dụng các kỹ thuật khác nhau nhằm giúp học sinh nhớ ngay được các từ vựng hay cấu trúc câu bằng các trò chơi. Để giúp học sinh xua tan sự buồn tẻ và căng thẳng của giờ học Tiếng Anh thay vào đó là tạo môi trường học tập vui vẻ làm tăng hứng thú của học sinh đối với việc học, khiến các em luôn sẵn sàng tham gia và chờ đến giờ học môn Tiếng Anh. Bắt đầu tiết học giáo viên cho các em khởi động bằng một trò chơi ngôn ngữ liên quan đến bài giảng hoặc trò chơi giúp học sinh ôn lại từ vựng đã học. * Trò chơi “Slap the board”: dùng để kiểm tra từ vựng hoặc củng cố lại kiến thức và luyện phản xạ nhanh cho học sinh. + Ví dụ: Khi dạy Unit 8 - “My favourite subjects” trong sách Tiếng anh lớp 4, giáo viên dùng tranh có sẵn các môn học yêu thích và gắn lên bảng. Giáo viên đính flashcard hoặc viết một số từ Tiếng Anh lên bảng. Gọi hai nhóm lên bảng, mỗi nhóm từ ba đến bốn học sinh, yêu cầu hai nhóm đứng cách bảng một khoảng bằng nhau. Giáo viên đọc to từ Tiếng Anh bất kỳ trên bảng (hoặc từ tiếng Việt tương ứng). Lần lượt học sinh ở hai nhóm chạy lên bảng, tìm và vỗ vào từ được đọ c. Đội nào có nhiều người vỗ được vào từ được gọi nhanh hơn sẽ là đội thắng cuộc. Hình ảnh minh họa lớp 4/3 điểm lẻ Rạch Tràm (Trường TH-THCS Bãi Thơm) *Trò chơi “Guessing game”: dùng để kiểm tra từ vựng bài cũ hoặc củng cố bài mới. + Ví dụ: Khi dạy Unit 12-“Jobs” trong sách Tiếng Anh lớp 4, giáo viên có thể lồng ghép trò chơi hỏi đoán như sau: Sau khi học sinh được học về nghề nghiệp, giáo viên cho một học sinh lên bảng dùng ngôn ngữ cơ thể để miêu tả và viết các nghề nghiệp mà các em muốn miêu tả vào một mảnh giấy mà không cho các bạn khác biết. Sau đó giáo viên cho học sinh tả bằng Tiếng Anh và yêu cầu các học sinh khác đoán xem đó là gì. *Trò chơi “Bingo”: dùng để kiểm tra vốn từ vựng của học sinh đồng thời kiểm tra độ nhanh nhạy và kĩ năng nghe của các em. + Ví dụ. Khi dạy Unit 10: “Our summer holidays” (kỳ nghỉ hè) trong sách giáo khoa Tiếng Anh 4, giáo viên chuẩn bị sẵn 6 hoạt động thường làm vào kì nghỉ hè bất kì. Giáo viên yêu cầu học sinh viết tất cả 6 hoạt động thường làm vào kì nghỉ hè đã học. Giáo viên đọc lần lượt các hoạt động mà mình đã chuẩn bị sẵn. Học sinh lắng nghe và đánh dấu vào các hoạt động mà giáo viên vừa đọc. Học sinh nào có 6 hoạt động liên tục được đánh dấu thì hô to “ Bingo”. Học sinh nào “Bingo” các hoạt động của mình trước là người chiến thắng. Hình ảnh minh họa lớp 4/3 điểm lẻ Rạch Tràm (Trường TH-THCS Bãi Thơm). *Trò chơi “Simon says”: Đây là trò chơi mà học sinh phải làm theo mệnh lệnh của giáo viên. Chỉ cần một vài phút để thực hiện trò chơi này vì rất đơn giản. Trò chơi này phát triển kỹ năng nghe và ôn lại từ vựng của học sinh và tạo sự chú ý, lôi cuốn học sinh vào bài học mới. + Ví dụ: T (teacher): (nói với cả lớp) “Simon says, stand up” S (student): Cả lớp đứng dậy T: “Simon says, Close your book, please ” S: Cả lớp đóng sách lại. T: Không nói “Simon says” mà chỉ nói “Sit down” S: Không làm theo mệnh lệnh này vì giáo viên không nói “Simon says” Giáo viên có thể sử dụng các mệnh lệnh mà học sinh đã biết. Khi nói mệnh lệnh giáo viên nên nói thật nhanh tạo cho trò chơi vui hơn và buộc học sinh phải chú ý và phản xạ nhanh hơn. Giáo viên có thể sử dụng trò chơi khi bắt đầu bài học. *Trò chơi: “Jumble words”: dùng để kiểm tra từ vựng. + Ví dụ: Khi dạy xong chủ đề “My birthday party” trong Tiếng Anh 4. Để kiểm tra xem học sinh có thuộc từ vựng và nhanh mắt hay không giáo viên có thể viết một số từ bị xáo trộn lên bảng và yêu cầu học sinh xếp lại thành từ có nghĩa Ispch ➝ chips awtre ➝ water Ngoài các trò chơi trên, giáo viên có thể áp dụng các loại trò chơi khác như: Lucky numbers, hangman, wordsquare, networds, pyramid, word of mouth, car racing, Matching game, ... để giờ dạy thêm sinh động và thu hút được sự chú ý của học sinh. 2.2.3 Giải pháp 3: Củng cố từ vựng qua các bài hát và phương pháp kể chuyện. Các nghiên cứu thực tế cho thấy, âm nhạc có tác động tuyệt vời đến tâm trạng con người. Việc thả hồn vào những bài hát sẽ giúp học sinh bớt căng thẳng và thay đổi nhanh bầu không khí lớp học trở lên vui vẻ và ôn lại từ vựng cho các em rất tốt hơn. Bài hát theo chủ đề ngôn ngữ sẽ giúp học sinh nâng cao vốn từ vựng, mẫu câu và phát triển kỹ năng nghe, nói, phát âm. Giáo viên tạo cho các em thói quen hát một bài hát Tiếng Anh vào mỗi đầu tiết học hoặc cuối tiết học. Việc đầu tiên giáo viên nên chọn một bài hát ngắn gọn dễ nhớ và giáo viên cũng nên bắt nhịp cho các em một hoặc hai bài hát nhẹ nhàng với giọng điệu vui - kèm theo những tiếng vỗ tay nhịp đôi, rồi nhịp một, nhịp càng lúc càng nhanh rồi chấm dứt, nhằm trả lại sự phấn chấn, rộn ràng, vui tươi, sinh động trong lớp học các em cũng có thể nhảy theo bài hát. *Ví dụ: + Khi giáo viên dạy về số đếm có thể cho các em nghe bài hát How many fingers?, Number song 1-20 for children. + Khi giáo viên dạy về chủ đề các con vật có thể cho các em nghe bài hát Old MacDonald Had A Farm. + Khi giáo viên dạy về chủ đề gia đình có thể cho các em nghe bài hát Finger Family Song. + Khi giáo viên dạy về chủ đề bộ phận cơ thể con người có thể cho học sinh nghe bài hát Head, Shoulders, Kness and Toes. + Hoặc một số bài hát đơn giản khác cho các em học từ vựng như: Hello Hello! Can You Clap Your Hands?, Walking Walking. Khi sử dụng bài hát trong giảng dạy, giáo viên cần lưu ý chọn những bài hát phù hợp với độ tuổi, sở thích và trình độ của học sinh. Đồng thời, việc kết hợp các phương pháp dùng hình ảnh, TPR cũng có thể tăng cường sự tham gia và ghi nhớ của học sinh. Bên cạnh đó học sinh sẽ kết hợp luyện từ ở nhà qua chính bài hát đó. Ngoài ra giáo viên có thể sử dụng phương pháp kể chuyện bằng Tiếng Anh, các em đóng vai các nhân vật trong cuộc hội thoại. Sau mỗi buổi học, giáo viên hãy giao một chủ đề để học sinh về nhà chuẩn bị và kể lại trước lớp hoặc chia lớp thành các nhóm nhỏ với những chủ đề khác nhau. Giáo viên có thể yêu cầu học sinh quay video ngắn, kể lại câu chuyện đó bằng Tiếng Anh và gửi cho giáo viên. Thông qua hoạt động này, không chỉ giúp học sinh được rèn luyện khả năng sáng tạo, liên kết câu/ từ, ôn lại ngữ pháp và từ vựng tạo hứng thú giúp các em nhớ được từ vựng và mẫu câu nhanh hơn. (Hình ảnh minh họa học sinh hát và nhảy Trường TH-THCS Bãi Thơm). 2.2.4 Giải pháp 4: Xây dựng môi trường Anh ngữ trong lớp học. Ngay từ những buổi học đầu tiên giáo viên phải xây dựng ngay môi trường Anh ngữ trong lớp của mình. Bước đầu để tránh một số em yếu không bắt kịp giáo viên có thể dùng song ngữ. Giáo viên sẽ cung cấp một số mẫu câu và từ vựng liên quan đến việc học như các câu khẩu lệnh hay lời chào hỏi, khuyến khích các em hạn chế nói Tiếng Việt thay vào đó là nói Tiếng Anh, nếu em nào nói nhiều câu Tiếng Anh nhất sẽ được khen thưởng hoặc tặng sticke r. Khi giáo viên vào lớp, lớp trưởng sẽ hô học sinh, các em sẽ đứng lên chào thầy cô hoặc dùng một số câu hỏi thăm. *Ví dụ: - Bắt đầu tiết học: + Good morning/ afternoon Teacher + Hello everybody. How are you? + What day is it today? + Who’s absent today? Trong giờ học giáo viên dùng một số mẫu câu để yêu cầu học sinh thực hiện hoặc xin đi ra vào lớp. *Ví dụ: - Hoạt động trong lớp học: + Follow teacher + Open your book, please! + Close your book, please! + Put your pens down, please! + Stop working now. + Turn to page 20, please + Mind/ watch the step - Xin phép ra ngoài/ vào lớp: + May I go out? + May I come in? Kết thúc giờ học lớp trưởng sẽ hô cả lớp chào giáo viên ra về. - Kết thúc tiết học: + All right, that’s all for day. + We’ll finish this next time. + See you again Việc xây dựng môi trường Anh ngữ trong mỗi lớp học không chỉ giúp các em ôn lại từ vựng mà còn giúp các em rèn luyện kĩ năng nghe và phản xạ tốt từ đó giúp các em tự tin và mạnh dạn hơn trong giao tiếp Tiếng Anh. Bên cạnh đó, tôi còn tổ chức một số hoạt động sinh hoạt câu lạc bộ Tiếng Anh như English talent contest, Ring the Golden Bell, ... giữa các điểm lẻ Trường TH-THCS Bãi Thơm các em được khám phá và thể hiện khả năng bản thân, kết giao nhiều bạn mới. (Hình ảnh minh họa học sinh các điểm tham gia Rung chuông vàng ở Trường TH-THCS Bãi Thơm) 3. Khả năng áp dụng của giải pháp Việc sử dụng các phương pháp dạy từ vựng Tiếng Anh trong giảng dạy nhằm nêu cao tinh thần, trách nhiệm của giáo viên trong công tác giảng dạy cũng như khả năng sáng tạo và vận dụng linh hoạt các phương pháp của giáo viên trong môn học. Đây là một sáng kiến mới và hữu ích tôi đã áp dụng thành công tại khối lớp 4, Trường TH-THCS Bãi Thơm, bản thân tôi tin tưởng giải pháp này có thể áp dụng cho các trường Tiểu học trong thành phố giúp các em thích thú và chủ động hơn trong giờ học nhằm phát huy tính tích cực, củng cố và sắc sâu các từ vựng được lâu hơn từ đó tạo được khả năng tư duy và phát triển khả năng học tập một cách độc lập, tạo niềm say mê, thích thú cho cả thầy và trò trong quá trình giảng dạy và học tập môn Tiếng Anh. 4. Hiệu quả, lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được do áp dụng giải pháp. Trên đây là một số phương pháp dạy từ vựng và một số trò chơi nhằm kiểm tra và củng cố từ vựng mà bản thân tôi tâm đắc nhất trong quá trình giảng dạy. Những phương pháp và trò chơi đã đem lại hiệu quả tốt; chất lượng môn học đã ngày một được nâng cao. Kết quả khảo sát đầu năm 2023 - 2024 trước khi áp dụng biện pháp của các khối lớp 4 bản thân giảng dạy: Khối lớp Hoàn thành tốt Hoàn thành Chưa hoàn thành Khối 4 (lớp 4/1) 5/32 15,6% 27/32 84,4% 0 0 Khối 4 (lớp 4/3) 2/13 15,4% 11/13 84,6% 0 0 Qua hơn 4 tháng tôi đã áp dụng giải pháp “Giải pháp nâng cao chất lượng môn Tiếng Anh thông qua dạy từ vựng lớp 4 ở Trường TH-THCS Bãi Thơm cuối HKI năm học 2023 - 2024” này vào chương trình giảng dạy trên lớp từng ngày. Kết quả học tập của học sinh được nâng lên rõ rệt. Nhà trường và phụ huynh học sinh thấy được hiệu quả mang lại rất thiết thực từ việc áp dụng giải pháp. Cụ thể như sau: Khối lớp Hoàn thành tốt Hoàn thành Chưa hoàn thành Khối 4 (Lớp 4/1) 12/32 37,5% (Tăng 21,9%) 20/32 62,5 (Giảm 21,9%) 0 0 Khối 4 (Lớp 4/3) 6/13 46,2 ( Tăng 30,8%) 7/13 53,8% (Giảm 30,8%) 0 0 - về học sinh: + Các em trở nên hào hứng và sôi nổi hơn trong giờ học giao tiếp Tiếng Anh. + Một số em e ngại nói Tiếng Anh cũng đã giảm bớt rất nhiều. + Các em đã có thể hoạt động cặp đôi, nhóm để chia sẻ ý kiến bằng Tiếng Anh những chủ đề quen thuộc hoặc các chủ đề các em yêu thích. + Các em tự tin thể hiện khả năng của bản thân ở các cuộc thi Tiếng Anh dành cho lứa tuổi thiếu nhi. - về giáo viên: + Đổi mới phương pháp dạy học mới, học hỏi và trau dồi kiến thức nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ. + Đây là tín hiệu đáng mừng cho nhà trường trong việc thực hiện kế hoạch chiến lược phát triển Giáo dục, nâng cao chất lượng dạy học môn Tiếng Anh theo chương trình Giáo dục phổ thông mới. + Dự kiến đến cuối năm học, chất lượng của các lớp sẽ được nâng lên đáng kể. - về môi trường: + Tạo môi trường học tập thu hút, hứng thú. Chính vì thế mà các em tự tin và say mê trong học tập. Không khí của lớp học ngày càng thoải mái hơn, vui tươi hơn các em ngày một năng động hơn làm cho giờ học giao tiếp Tiếng Anh trở nên ngày càng sôi nổi và đạt hiệu quả. - về kinh tế: + Tiết kiệm được thời gian và học phí theo học ở các trung tâm. - về xã hội: + Học tốt môn học ở cấp 1 tạo tiền đề vào cấp 2 các em đủ khả năng để vận dụng kiến thức cũ vào tiếp thu kiến thức mới, đặc biệt là trong giờ học giao tiếp Tiếng Anh. + Và dự kiến đến cuối năm học, chất lượng môn Tiếng Anh sẽ được nâng cao hơn nữa. 5. Tài liệu kèm theo gồm: - Trên đây là một số hình ảnh minh họa về việc áp dụng biện pháp vào giảng dạy. Hình ảnh học sinh chơi Hình ảnh học sinh trò chơi “Slap the board chơi trò chơi “ Bingo ” Hình ảnh học sinh hát và nhảy theo giai điệu Hình ảnh học sinh tham gia Rung chuông vàng Tôi xin cam đoan mọi thông tin nêu trong đơn là trung thực, đúng sự thật và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật./. *Thông tin liện hệ: - SĐT: 0989024873 - Email: hothimyhao1995@gmail.com - Cơ quan: Trường TH-THCS Bãi Thơm - Địa chỉ cơ quan: Âp Bãi Thơm, Xã Bãi Thơm, Phú Quốc - Kiên Giang. Bãi Thơm, ngày 20 tháng 03 năm 2024 Người nộp đơn (Ký và ghi rõ họ tên) Hồ Thị Mỹ Hảo
File đính kèm:
skkn_giai_phap_nang_cao_chat_luong_mon_tieng_anh_thong_qua_d.docx
SKKN Giải pháp nâng cao chất lượng môn Tiếng Anh thông qua dạy từ vựng Lớp 4 ở Trường TH&THCS Bãi Th.pdf