SKKN Giải pháp nâng cao chất lượng dạy và học tiếng Anh thông qua hoạt động trải nghiệm tại Trường THPT Nho Quan A
Giáo viên thường chú trọng giảng dạy các kiến thức theo nội dung sách giáo khoa được ban hành bởi Bộ Giáo dục và Đào tạo. Hình thức dạy học mang tính chất nội bộ trong phạm vi lớp học, giáo viên chú trọng dạy ngữ pháp, ít quan tâm về từ vựng và kỹ năng giao tiếp nghe nói cho học sinh.
Hình thức dạy từ vựng của giáo viên không diễn ra thường xuyên, chủ yếu tập trung ở tiết kỹ năng đọc hiểu. Giáo viên dạy từ vựng cho học sinh theo hướng một chiều, cung cấp cho học sinh khoảng 10 từ mới trong tiết dạy về kỹ năng đọc hiểu và yêu cầu học sinh học thuộc lòng, buổi học sau lên bảng ghi lại và đánh giá điểm thường xuyên. Việc học từ vựng không thường xuyên cùng với sự hạn chế về môi trường giao tiếp để thực hành. Các hoạt động trải nghiệm chỉ được thực hiện theo chuyên đề một đến hai lần trong một năm học.
Tóm tắt nội dung tài liệu: SKKN Giải pháp nâng cao chất lượng dạy và học tiếng Anh thông qua hoạt động trải nghiệm tại Trường THPT Nho Quan A

ững vấn đề sau: - Nâng cao vốn từ vựng cho học sinh. - Tạo một môi trường học tập tốt cho học sinh sao cho học sinh thấy vui vẻ và nhẹ nhàng khi học tập bộ môn này từ đó nâng cao tinh thần học tập, phát triển các năng lực của bản thân. - Nâng cao năng lực chuyên môn cho các giáo viên ngoại ngữ. Khi những vấn đề trên được cải thiện một cách đồng bộ thì chắc chắn chất lượng dạy và học tiếng Anh sẽ được nâng lên. Chúng tôi đã họp bàn về giải pháp nhằm nâng cao chất lượng dạy và học tiếng Anh trong nhà trường với các nội dung sau: Bước 1: Lên ý tưởng Ý nghĩa tên cuộc thi Lấy yếu tố vui vẻ làm phương tiện chuyển giao kiến thức một cách tự nhiên, nhẹ nhàng nhất đáp ứng được khả năng nói tiếng Anh của học sinh. Mục đích cuộc thi - Thúc đẩy phong trào học tiếng Anh một cách mạnh mẽ hơn thông qua khả năng bao quát và thu hút học sinh toàn trường tham gia. - Nâng cao vốn từ vựng tiếng Anh cho học sinh toàn trường. - Nâng cao tinh thần tự học, tự bồi dưỡng chuyên môn của giáo viên tiếng Anh. - Hướng tới nâng cao chất lượng các kỳ thi TN THPT QG và các kỳ thi khác như kỳ thi học sinh giỏi cấp tỉnh và các cuộc thi khác liên quan đến môn tiếng Anh do Sở GDĐT tổ chức. - Tăng cường khả năng tương tác cho học sinh, nâng cao kỹ năng nghe, nói tiếng Anh cho học sinh và các kỹ năng mềm quan trọng khác. - Đáp ứng những yêu cầu đổi mới về giáo dục học sinh và hình thức kiểm tra đánh giá. Bước 2: Triển khai các khâu chuẩn bị - Lên kế hoạch cụ thể cho chương trình. (Phụ lục 1) + Các phần thi (dạng câu hỏi). + Các bộ phận liên quan (Bộ phận phụ trách kỹ thuật, Bộ phận thư ký, Bộ phận giám khảo). + Hình thức khen thưởng các lớp chiến thắng (tiền thưởng, giấy khen, điểm cộng thi đua cho các tập thể lớp). + MC của chương trình (01 Mc tiếng Anh, 01 Mc tiếng Việt). + Thời gian thực hiện (các tiết chào cờ thứ 2 hàng tuần và trong các ngày lễ như ngày thành lập Đoàn Thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh 26/3,). + Thông báo về thể lệ cuộc thi trước 1 tuần cho học sinh để các lớp có thời gian chuẩn bị trước khi cuộc thi diễn ra. (Phụ lục 2) + Ban tổ chức cho các lớp bốc thăm vòng loại theo khối. + Trước mỗi trận thi đấu MC sẽ viết lời dẫn cho chương trình từ các tiết mục đăng ký phần thi tài năng của các lớp đến việc chuẩn bị nội dung câu hỏi cho các cuộc thi. (Phụ lục 3) Bước 3: Áp dụng Cuộc thi được chia làm 2 vòng: - Vòng loại gồm 3 phần thi: Cùng nhau học tiếng Anh (Lets learn English), tài năng (Talent) và đối đầu (Confrontation). - Vòng chung kết gồm 4 phần thi, 3 phần thi đầu như cuộc thi vòng loại và có thêm phần thi thứ 4 đó là phần thi hùng biện (eloquence). Nội dung các phần thi: Phần thi thứ nhất: Cùng nhau học Tiếng Anh (Let’s learn English). Đây là phần thi dành cho học sinh toàn trường. Trong phần thi này, tổ Ngoại ngữ sẽ cung cấp 20 từ vựng cho học sinh toàn trường học thuộc lòng hàng tuần, 20 từ vựng này sẽ được chuyển tới cho học sinh chậm nhất là sáng thứ 3 của tuần trước và học sinh sẽ được kiểm tra vào sáng thứ 2 của tuần tiếp theo. Mỗi lớp sẽ ghi từ vựng được cung cấp lên các bảng phụ (mỗi lớp có 4 bảng phụ treo tường) và học thuộc lòng. Các từ vựng được cung cấp bám sát các câu hỏi trong ma trận đề thi tham khảo kỳ thi TN THPT QG của Bộ Giáo dục và Đào tạo như các động từ theo sau là danh động từ hoặc động từ nguyên mẫu, các tính từ đi kèm giới từ, các cụm động từ thông dụng, các động từ tường thuật theo sau là danh động từ, động từ nguyên mẫu trong lời nói gián tiếp, các từ chỉ ý kiến, chất liệu để giải quyết câu hỏi trật tự tính từ, (Phụ lục số 4) Ban tổ chức sẽ lựa chọn ngẫu nhiên các số thứ tự trong danh sách của các lớp để đảm bảo tính khách quan, công bằng. Một MC sẽ bóc phong bì đọc số thứ tự được gọi lên, MC còn lại sẽ đọc tên tương ứng theo danh sách hệ thống quản lý Smas của các lớp. Nếu số thứ tự được gọi lên vắng mặt ngày hôm đó thì số thứ tự tiếp theo của danh sách sẽ lên thay thế. Những học sinh được gọi lên sẽ được bốc thăm gói câu hỏi gồm 5 từ tiếng Anh với yêu cầu đọc nghĩa tiếng Việt tương ứng hoặc ngược lại đọc nghĩa từ 5 từ tiếng Việt sang tiếng Anh. Gói câu hỏi này do Ban tổ chức chuẩn bị và được lấy trong số 20 từ vựng được cung cấp hàng tuần. Số lượng câu trả lời đúng của mỗi em sẽ được MC tiếng Anh chốt lại và học sinh trả lời đúng sẽ được cộng điểm thường xuyên về mặt cá nhân và điểm thi đua hàng tuần cho lớp của mình. Đối với mỗi buổi thi, tùy theo số lượng đội chơi hôm đó sẽ có 4 đến 5 lượt học sinh được gọi lên để đảm bảo thời gian cho các đội chơi thi đấu. Phần thi này thúc đẩy được tinh thần, động lực học tiếng Anh của toàn bộ học sinh trong trường một cách mạnh mẽ, khi các em học sinh bước lên sân khấu trước toàn trường, trách nhiệm các em phải cao hơn bởi lẽ các em có nhiệm vụ mang điểm thưởng thi đua về cho lớp đồng thời hòa theo không khí chung của cả trường các em phải học để thể hiện sự tự tôn của bản thân. Phần thi thứ hai: Phần thi tài năng (Talent) Trong phần thi này, mỗi một đội chơi sẽ thể hiện tiết mục tài năng bằng một bài hát tiếng Anh, Ban tổ chức đưa ra thể lệ khuyến khích số lượng thành viên tham gia, tính chất sân khấu hóa và tính giải trí cao cho các tiết mục biểu diễn. Thời gian cho các đội chơi không được quá 5 phút. Rất nhiều đội chơi qua các cuộc thi đấu đã để lại ấn tượng vô cùng sâu sắc cho tất cả các thầy cô giáo và học sinh trong nhà trường với các tiết mục biểu diễn vô cùng sôi động và đặc sắc. (Phụ lục 5, phụ lục 7) Sau khi tất cả các đội chơi đã hoàn thành phần thi này, Ban giám khảo sẽ đánh giá bằng hình thức giơ biển công bố trực tiếp kết quả của từng đội chơi. Điểm tối đa của mỗi giám khảo là 20 điểm. Thông thường mỗi cuộc thi sẽ có 5 giám khảo, tương ứng với điểm tối đa của phần thi này là 100 điểm. Mục đích phần thi này giúp học sinh học sinh tăng cường vốn từ vựng thông qua hình thức học tiếng Anh qua bài hát. Phần thi thứ ba: Phần thi đối đầu (Confrontation) Trong phần thi này, các đội chơi sẽ thi đấu với nhau bằng kiến thức tiếng Anh của đội mình. Mỗi đội chơi sẽ có 3 thành viên tham gia trả lời các câu hỏi của Ban tổ chức về kiến thức Tiếng Anh. Các đội chơi sẽ tham gia trả lời 3 câu hỏi về tiếng Anh. Tổng số điểm tối đa cho phần này là 150 điểm, với mỗi câu trả lời đúng các đội chơi sẽ giành được 50 điểm. Trong câu hỏi số 1, một chủ đề tiếng Anh sẽ được Ban tổ chức đưa ra. Các đội chơi sẽ có 1 phút để viết tất cả những từ vựng tiếng Anh liên quan đến chủ đề mà mình biết lên bảng phụ. Sau khi có tín hiệu thời gian kết thúc, các đội chơi sẽ nộp lại bút và theo thứ tự yêu cầu sẽ treo đáp án của mình lên bảng. Đội có số lượng đáp án đúng nhiều nhất sẽ giành được 50 điểm, đội có số lượng đáp án đúng nhiều thứ 2 sẽ giành được 40 điểm, và đội có số lượng đáp án đúng nhiều thứ 3 sẽ giành được 30 điểm. Trong trường hợp đội chơi không đưa ra được bất kỳ đáp nào, điểm số đội chơi đó sẽ do ban giám khảo quyết định. Đối với mỗi trận mà có 4 đội chơi thì đội có số đáp án đúng ít nhất sẽ dành được 20 điểm. Chủ đề từ vựng cho các đội chơi là các chủ đề quen thuộc giúp các đội chơi bình tĩnh để thi đấu các câu hỏi tiếp theo. Độ khó các chủ đề được lựa chọn cho các đội chơi sẽ phụ thuộc vào năng lực các đội chơi mà Ban tổ chức sẽ đưa ra để phù hợp. Câu hỏi số 1 này giống như câu hỏi khởi động cho các đội chơi trong phần thi này. Các thành viên trong đội phải phối hợp với nhau để đưa ra nhiều câu trả lời nhất. Một số chủ đề thông dụng được sử dụng trong các trận thi đấu như: Family, colours, animals, body parts, computer, things in the living room, learning tools, books, household chores, daily activities, sports, subjects, means of transport, occupations, weather Trong câu hỏi số 2, mỗi đội chơi sẽ được phát 3 vế câu. Nhiệm vụ các đội chơi sẽ phải chọn 1 trong 2 vế được đánh số 2.A hoặc 2.B để khi ghép với vế số 1 sẽ tạo thành câu hoàn chỉnh về ngữ pháp và ngữ nghĩa. Các đội chới sẽ có 30 giây để thảo luận và đưa ra kết quả của đội mình. Sau khi thời gian kết thúc 2 học sinh của mỗi đội sẽ cầm 2 vế câu đứng lại gần nhau thể hiện được đáp án đúng của đội mình và hướng ra phía khán giả trước sân khấu. (Phụ lục 6) Trong câu hỏi số 3, mỗi đội chơi sẽ được phát 4 vế câu. Nhiệm vụ các đội chơi sẽ phải chọn 1 trong 2 vế được đánh số 1.A hoặc 1.B để khi ghép với 1 trong 2 vế được đánh số là 2.A hoặc 2.B sẽ tạo thành câu hoàn chỉnh về ngữ pháp và ngữ nghĩa. Các đội chới sẽ có 30 giây để thảo luận và đưa ra kết quả của đội mình. Sau khi thời gian kết thúc 2 thành viên của mỗi đội sẽ cầm 2 vế câu đứng lại gần nhau thể hiện được đáp án đúng của đội mình và hướng ra phía khán giả trước sân khấu. (Phụ lục 6, phụ lục 7) Đối với vâu hỏi số 2 và 3 mỗi đội chơi có đáp án đúng sẽ ghi được 50 điểm, đội chơi nào có đáp án sai sẽ không ghi được điểm nào. Số bản in sẽ được in cho số lượng các đội chơi trong từng trận đấu và cả 2 bảng phụ cho khán giả theo dõi và cùng tư duy đến câu trả lời cùng với các đội chơi. Sau mỗi câu hỏi, sau khi các đội chơi đưa ra đáp án, MC (giáo viên tiếng Anh) sẽ kiểm tra và chốt đáp án và số điểm, đồng thời giải thích cho các đội chơi cũng như học sinh toàn trường nắm được kiến thức từ câu hỏi. Ngoài ra MC cũng có thể hỏi khán giả giải thích và cho điểm đánh giá thường xuyên, tạo động lực cho học sinh học tập bộ môn. Dạng câu hỏi ghép vế câu trong phần thi đối đầu có thể được thay đổi sang các dạng câu hỏi khác như câu hỏi điền khuyết và câu hỏi sắp xếp câu để tiện lợi cho việc giảm bớt khâu chuẩn bị và in ấn. Các câu hỏi sẽ được phát cho các đội chơi và các đội chơi sẽ ghi đáp án của mình lên bảng phụ. Sau khi có tín hiệu hết giờ các đội chơi sẽ treo đáp án của mình lên, đồng thời các bảng phụ dưới sân khấu cũng được các giáo viên ngoại ngữ chép câu hỏi lên cho học sinh toàn trường có thể quan sát dễ dàng hơn, cùng suy nghĩ đáp án với các đội chơi. Nội dung câu hỏi sắp xếp lại các từ đã cho để tạo thành câu hoàn chỉnh bám sát theo các chủ điểm ngữ pháp trong đề thi trung học phổ thông quốc gia như: Câu hỏi về trật tự tính từ, câu bị động, hình thức phân từ dạnh hoàn thành (Having + Ved/3), câu điều kiện, kết hợp thì quá khứ đơn và quá khứ tiếp diễn bằng liên từ when, Phần thi thứ 4: Phần thi hùng biện (Eloquence) Phần thi này chỉ được thực hiện trong vòng chung kết. Ban tổ chức sẽ cung cấp cho các đội chơi một chủ đề cho trước. (Phụ lục 6, phụ lục 8) Các đội chơi sẽ trình bày phần thi của mình và sẽ được Ban giám khảo đặt câu hỏi và đánh giá trực tiếp bằng hình thức giơ biển công bố điểm. Tổng điểm của các đội thi sẽ là tổng điểm 2 phần thi tài năng và đối đầu. Riêng trong phần thi chung kết sẽ có thêm điểm phần thi hùng biện. Điểm các đội chơi sẽ do Ban thư ký tổng hợp lại và cuối cuộc thi sẽ do MC công bố. IV. Điều kiện và khả năng áp dụng. 1. Những thông tin cần bảo mật - Không. 2. Điều kiện áp dụng Điều kiện cơ sở vật chất tối thiểu: + Trên lớp học cần có bảng phụ (cố định hoặc di động) + Bảng phụ di động trên sân khấu + Bút, phấn viết bảng, giấy A4, A3, A0 Nhân lực: + Đội ngũ giáo viên Ngoại ngữ tâm huyết. 3. Khả năng áp dụng Cuộc thi “Funny English Contest” là một hoạt động trải nghiệm với rất nhiều tính ưu việt có thể được áp dụng một cách xuyên suốt, tiện lợi và dễ dàng ở phạm vi tất cả các trường học với mọi cấp học từ cấp Tiểu học đến cấp Trung học phổ thông với những điều kiện nêu trên. Lưu ý: Để đề tài trên có thể mang lại hiệu quả thì cần chọn lọc kiến thức trọng tâm (các chủ điểm thi THPT QG,..) sao cho phù hợp với trình độ học sinh ở từng cấp học, tránh những câu hỏi quá khó hoặc quá dễ sẽ làm cho học sinh mất cảm hứng học tập. Từ vựng hàng tuần cũng cần chọn lọc sao cho phù hợp gắn với mục tiêu giải quyết các câu hỏi về ngữ pháp một cách logic để mang lại hiệu quả và phù hợp với từng cấp học. Đối với học sinh cấp tiểu học hình thức kiểm tra từ vựng có thể thay đổi để phù hợp hơn, chẳng hạn như giáo viên có thể đưa ra hình ảnh về đồ dùng học tập hoặc con vật, và yêu cầu học sinh nói bằng tiếng Anh, phần thi hùng biện có thể xem xét ứng dụng các chủ đề đơn giản sao cho phù hợp. V. Lợi ích đem lại. Lợi ích về mặt xã hội sau khi áp dụng giải pháp: - Phong trào học tập Tiếng Anh của học sinh được nâng lên một cách mạnh mẽ đối với học sinh toàn trường bởi tính bao quát sự tham gia của học sinh toàn trường trong phần thi cùng nhau học tiếng Anh, hiệu ứng vui vẻ từ phần thi tài năng và sự hồi hộp của học sinh cổ vũ cho các đội chơi của lớp mình trong phần thi đối đầu. - Giải pháp mới giúp nâng cao khả năng giao tiếp tiếng Anh cho học sinh, giúp cho học sinh tự tin hơn. - Giải pháp mới đáp ứng yêu cầu tự học, tự bồi dưỡng nâng cao năng lực bản thân cho giáo viên. - Vốn từ vựng tiếng Anh của học sinh được nâng lên thông qua việc bổ sung hàng ngày. - Cuộc thi đáp ứng việc đổi mới vể kiểm tra đánh giá theo Thông tư 26/2020/TT-BGDĐT về sửa đổi Quy chế đánh giá, xếp loại học sinh trung học cơ sở và học sinh trung học phổ thông. - Giải pháp mới giúp nâng cao khả năng tổ chức sự kiện và khả năng sân khấu hóa một hình thức học tập cho giáo viên để giúp các em học sinh phát triển các năng lực của bản thân đáp ứng những yêu cầu đổi mới trong giáo dục. - Cuộc thi đã tạo nên một ý nghĩa to lớn thông qua rất nhiều phản hồi tích cực từ nhân dân trong khu vực, các thầy cô giáo và toàn thể học sinh trong nhà trường. - Kết quả các kỳ thi cao hơn so với các năm trước. Cụ thể như sau: + Kết quả kỳ thi TN THPT QG so với các năm học trước. Kết quả trung bình môn tiếng Anh toàn trường kỳ thi TN THPT QG năm học 2018-2019 Kết quả trung bình môn tiếng Anh toàn trường kỳ thi TN THPT QG năm học 2019-2020 Kết quả trung bình môn tiếng Anh toàn trường kỳ thi TN THPT QG năm học 2020-2021 (Sau khi áp dụng giải pháp) 3.53 4.29 5.278 +Kết quả kỳ thi Học sinh giỏi với năm học trước: Số giải năm học 2018-2019 Số giải năm học 2019-2020 Số giải năm học 2020-2021 (Sau khi áp dụng giải pháp) 01 giải ba 01 giải khuyến khích 01 giải nhì 01 giải khuyến khích 01 giải nhì 03 giải ba 02 giải khuyến khích V. Danh sách những người đã tham gia áp dụng sáng kiến lần đầu Số TT Họ và tên Ngày tháng năm sinh Nơi công tác Chức danh Trình độ chuyên môn Nội dung công việc hỗ trợ 1 Quách Đức Hiển 06/11/1981 Trường THPT Nho Quan A Hiệu Trưởng Thạc sĩ Trưởng ban 2. Phạm Tuấn Nghị 11/9/1977 Trường THPT Nho Quan A Phó hiệu trưởng Thạc sĩ Phó Trưởng ban thường trực 3 Bùi Bằng Đoàn 19/7/1982 Trường THPT Nho Quan A Phó hiệu trưởng Thạc sĩ Phó Trưởng ban 4 Đinh Thị Hồng 12/7/1972 Trường THPT Nho Quan A Phó hiệu trưởng Đại học Phó Trưởng ban 5 Đinh Đức Nhật 08/7/1986 Trường THPT Nho Quan A Tổ phó CM Đại học Uỷ viên 6 Đặng Đình Quảng 20/9/1982 Trường THPT Nho Quan A Bí thư Đoàn trường Đại học Uỷ viên 7 Nguyễn Thị Ánh Tuyết 13/12/1985 Trường THPT Nho Quan A Kế toán Đại học Uỷ viên 8 Đinh Văn Năm Đại diện PH học sinh Uỷ viên Chúng tôi xin cam đoan mọi thông tin nêu trong đơn là trung thực, đúng sự thật và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật./. Ninh Bình, ngày 03 tháng 11 năm 2021 Người nộp đơn (Ký và ghi rõ họ tên) Xác nhận của BGH Quách Đức Hiển Phạm Tuấn Nghị Đinh Đức Nhật
File đính kèm:
skkn_giai_phap_nang_cao_chat_luong_day_va_hoc_tieng_anh_thon.doc