SKKN Dạy Tiếng Anh giao tiếp cho học sinh Khối 5 qua Tài liệu giáo dục địa phương tại Huyện CưMgar
Ngày 22 tháng 12 năm 2017, chính phủ đã phê duyệt điều chỉnh, bổ sung Đề án dạy và học ngoại ngữ trong hệ thống giáo dục quốc dân giai đoạn 2017 – 2025, trong các định hướng được đưa ra, bản thân tôi rất trăn trở với định hướng thứ nhất: “Tạo bước đột phá về chất lượng dạy và học ngoại ngữ cho các cấp học và trình độ đào tạo, khuyến khích đưa ngoại ngữ vào nhà trường từ bậc mầm non và các hoạt động xã hội. Đẩy mạnh dạy ngoại ngữ tích hợp trong các môn học khác và dạy các môn học khác (như toán và các môn khoa học, môn chuyên ngành...) bằng ngoại ngữ.”
Chương trình nhấn mạnh một số quan điểm sau: Xây dựng dựa trên nền tảng lý luận và thực tiễn, cập nhật thành tựu của khoa học hiện đại; năng lực giao tiếp là mục tiêu của quá trình dạy học; kiến thức ngôn ngữ là phương tiện để hình thành và phát triển các kỹ năng giao tiếp thông qua nghe, nói, đọc, viết; xây dựng theo hướng mở; không quy định chi tiết về nội dung dạy học mà chỉ qui định những yêu cầu cần đạt về năng lực giao tiếp nghe, nói, đọc và viết cho mỗi lớp và gợi ý một số chủ đề, chủ điểm chính gắn với chuẩn đầu ra từng cấp học; đảm bảo lấy hoạt động học của học sinh làm trung tâm trong quá trình dạy học; đảm bảo tính liên thông và tiếp nối của việc dạy học Tiếng Anh giữa các cấp; đảm bảo tính linh hoạt, mềm dẻo và tính mở nhằm đáp ứng nhu cầu và phù hợp với điều kiện dạy học tiếng Anh đa dạng ở các địa phương. Do đó, trong quá trình giảng dạy ở trên lớp, tôi dành nhiều thời gian vào việc làm thế nào để giúp các em học sinh yêu thích bộ môn tiếng Anh nói chung và phát triển kĩ năng giao tiếp nói riêng. Các em học sinh phải thực hành được hỏi và trả lời một số thông tin cơ bản về địa phương, giới thiệu được một số điểm nổi tiếng ở địa phương cho người khác biết. Đó là lí do vì sao tôi chọn đề tài : “ Dạy Tiếng Anh giao tiếp cho học sinh khối 5 qua Tài liệu giáo dục địa phương tại huyện CưMgar”
Tóm tắt nội dung tài liệu: SKKN Dạy Tiếng Anh giao tiếp cho học sinh Khối 5 qua Tài liệu giáo dục địa phương tại Huyện CưMgar

hợp nhiều nhất là trong bài Unit 16: Where’s the post office?, các em học cấu trúc về cách hỏi và chỉ đường. Ngay sau phần bài học ở trên lớp, tôi cho các em tranh về một số địa điểm lớn như là: Bưu điện CuMgar, Siêu thị Coopmart, trường Lê Hữu Trác, trường TH Lê Lợi.. để cho các em hỏi và chỉ đường đi cho bạn mình. Dưới đây là các câu hỏi và cách chỉ đường: - Do you know where CuMgar post office is? - How can I get to Coopmart supermarket from here? - Can you show me the way to Le Loi Primary School? - Is this the way to Le Huu Trac High School? - Can you you me on the map? - What’s the fastest way to the ? - Is there a bus stop near here? Để các em có thể đóng vai thì tôi đưa ra tình huống cụ thể như sau: You are here, at Le Loi Rrimary School. Show the tourist how to get to CuMgar Post Office. Các em có thể tạo ra nhưng đoạn hội thoại ngắn như sau: Tourist: Excuse me! Do you know how to get to CuMgar post office? Student: Sure. I used to go there. Go straight ahead for about 1 km, then turn left at the traffic light. It will be on the left. It’s next to Trung Thach Honda Agency. Tourist: Do you know the address? Student: Yes, the address is 130 Hung Vương Street. Tourist: Can you write it down for me, please? Student: Of course I can. Hoặc trong Unit 18: What will the weather be like tomorrow? Các em sẽ được hỏi và trả lời về thời tiết của ngày hôm đó như thế nào, ví dụ như sau: Nam: How is the weather today? Mai: It’s really cold. The sky is cloudy. Nam: Awful weather, is it? Do you think it will be better in the afternoon? Mai: I don’t think so. What’s the temperature? Nam: It’s about 17 degrees now, it’s colder than yesterday. Mai: Have you heard what the weather is going to be like tomorrow? Nam: No, I haven’t. * Tổ chức chương trình: “Em là hướng dẫn viên du lịch nhí” Còn trong buổi sinh hoạt câu lạc bộ hay hoạt động ngoài giờ lên lớp, tôi sẽ cho các em làm “Em là hướng dẫn viên du lịch nhí”, yêu cầu các em hãy dân khách du lịch là thầy cô và các bạn của mình tới và giới thiệu về Buôn Wing hoặc thác Drai Yong chẳng hạn. Dưới đây là ví dụ về bài minh họa. Các em sẽ thay phiên nhau nói về nhữngng điểm nổi bật của Buôn Wing. Today I would like to introduce one of the famous places in Cumgar district that is Wing village. It is about 45 kilometers to the North of Buon Ma Thuot City. This place becomes an attractive tourist by natural scenery and unique architectural structures. Located on a more than 10,000-square meter area, this place looks like a small peninsula. The 32-hectare lake with clean and pure water for the whole year is being made more attractive by floating houses, boat terminals and traditional long houses of the Ede people. Different kinds of flowers are also planted on the curved roads of the area to make it more and more picturesque such as purple lager, venereal, sesame buds, daisies.So what can you do in Wing Village, let my friends tell you. Coming to Wing village, tourists can experience a variety of recreational activities. Firstly, tourists can enjoy a nice cup of pure coffee while sightseeing the large mirror-like surface of the lake and the distantly traditional houses of the Ede hiding in green gardens of coffee and pepper. Secondly, tourists can join many interesting activities on the lake such as: kayaking, riding a duck-shaped boat and surfing with a water motorcycle. Besides, tourists can discover ravishing streams with green trees on both sides together with breathtaking waterfalls and big rocks. The most exciting things for tourists may be the unique culture and lifestyle of the ethnic groups living here. It's amazing to enjoy the natural and melodious symphony with the Ede's Gongs (Cồng chiêng), or watch traditional dances of Thai people, etc What more interesting in Wing Village? Now listen to my friend, he will let you know. Beside the activities, local cuisine is also an amazing thing for tourists to discover. Coming here, tourists can be served with delicious dishes such as: grilled chicken, Lam rice, fish from Wing village lake. Along the lake bank, there are a lot of spaces for collective activities such as setting a camp fire, overnight camping, etc.So, if you are a person who wants to discover the Central Highlands, Wing village Ecotourism Destination is a right place for you. Thank you for your listening. * Lồng tiếng: Đây làm một cách học giao tiếp Tiếng Anh đang được áp dụng rất rộng rãi và mang lại hiệu quả cao. Lồng tiếng các nhân vật trong một video hoặc một bộ phim hoạt hình ngắn là cách giúp học sinh tối ưu hóa thời gian tiếp xúc với ngôn ngữ, tăng cường phản xạ giao tiếp tiếng Anh chủ động mọi lúc mọi nơi. Một từ mới có hình ảnh minh họa đi kèm sẽ giúp học sinh nhớ tốt hơn vì các em không chỉ đơn thuần nhớ từ mà còn liên kết chúng với hình ảnh thực tế. Để cho học sinh lồng tiếng, việc quan trọng nhất đó chính là lựa chọn nguồn video hoặc phim hoạt hình phù hợp với đối tượng học sinh qua từng chủ đề. Vì vậy, hầu hết các video dạy tiếng Anh cho học sinh tôi chọn đều có nội dung kiến thức tương đối đơn giản xoay quanh những chủ đề quen thuộc của đời sống hàng ngày. Tôi thường cho các em lồng tiếng các video của Gogo, Little FoxCâu thoại của các nhân vật trong phim hoạt hình khá ngắn và dễ nghe, dễ hiểu trong bối cảnh của bộ phim. Nhờ đó các em học sinh sẽ được rèn luyện kỹ năng nghe và hình thành phản xạ nghe tốt hơn. Không chỉ thế, đa số các video tiếng Anh này được lồng tiếng bởi những người Anh bản địa vì vậy khi bắt chước nói theo, trẻ sẽ phát âm tiếng Anh chuẩn hơn so với những cách học tiếng Anh thông thường. Không những thế, các video hoạt hình tiếng Anh còn lòng ghép từ mới vào những tình huống giao tiếp trong cuộc sống hàng ngày giúp học sinh hiểu tốt hơn. Nhờ đó, các em sẽ biết cách sử dụng tiếng Anh một cách tự nhiên như người bản ngữ. Để học sinh có thể lồng tiếng được, thì các em phải được nghe và xem video nhiều lần để nghe và hiểu được nội dung cũng như giọng điệu, biểu cảm. Sau đó, sẽ tắt tiếng để các em bắt đầu thu âm. Sau đó học sinh sẽ được bật tiếng của phim lên nghe kỹ nhiều lần xem cách các nhân vật nói trong phim lên xuống ra sao cảm xúc thế nào rồi đối chiếu bản thu của mình và rút ra kinh nghiệm cho bản thân. Cuối cùng học sinh lồng tiếng lại để được bản thu hoàn chỉnh để cho các bạn và giáo viên nhận xét góp ý. Học sinh rát thích thú với phần lồng tiếng này, các em đã cải thiện được cách đọc thiếu âm cuối, nói có ngữ điệu hơn. *Tham quan thực tế: Đây là một phương pháp học giao tiếp mang tính trải nghiệm cao nhưng khó để tổ chức thường xuyên vì có nhiều khó khăn vướng mắc. Nhưng tôi vẫn cố gắng tổ chức cho học sinh những tiết học ngoài trời, ví dụ như để nói về trường Lê Lợi, tôi sẽ cho học sinh đi ra sân, cho các em đi tới từng phòng, khu vực để giới thiệu đó là phòng gì, lớp của ai, lớp học to nhỏ như thế nào. Hoặc là để nói về công viên Cumgar, tôi sẽ cho các em tập trung trực tiếp ngoài công viên vào một buổi sáng thứ 7 hoặc chủ nhật, giống như 1 buổi dã ngoại, các em sẽ luyện nói về chủ đề công viên, cây xanh, cách bảo vệ môi trường. Tôi nhận ra học sinh sẽ nhớ từ vựng lâu hơn và sử dụng đúng ngữ pháp nếu các em được giao tiếp trong những tình huống cụ thể. Vì vậy, tôi đã xây dựng ý tưởng dạy học bằng trải nghiệm thực tế trong từng tiết học và lồng ghép vào các hoạt động ngoại khóa. Tất cả những hoạt động này đều nhằm mục đích biến ngôn ngữ mà học sinh được học thành ngôn ngữ 'sống c. Kết quả khảo nghiệm, giá trị khoa học của vấn đề nghiên cứu, phạm vi và hiệu quả ứng dụng Năm học 2019- 2020, và học kì 1 năm học 2020- 2021, sau khi áp dụng sáng kiến trên bước đầu tôi đã thu được những kết quả như sau: - Học sinh nắm được những thông tin cơ bản về vị trí địa lí, dân cư, con người, các khu du lịch nổi tiếng, các món ăn, trái cây đặc sắc về huyện Cumgar. - Học sinh nắm được số liệu dân số CưMgar và tiểu sử của nhân vật nổi tiếng của CưMgar như biết tiểu sử của H Hen Niê – Hoa hậu người dân tộc Êđê đầu tiên của Việt Nam. - Học sinh sẽ biết về đặc điểm thời tiết của CưMgar và biết hỏi và trả lời về thời tiết của các huyện CưMgar. Học sinh hỏi và trả lời được các câu hỏi về hoạt động theo mùa và nắm được thông tin về khí hậu ở CưMgar. - Kết hợp dạy học trên lớp với tổ chức tham quan thực tế, hoạt động trải nghiệm sáng tạo, sưu tầm tư liệu, ngoại khóa, nhằm tạo hứng thú học tập, nâng cao hiểu biết về văn hóa, lịch sử, kinh tế - xã hội địa phương: - Áp dụng mô hình dạy học theo các hoạt động giao tiếp (task-based language teaching), trong đó lấy hoạt động giao tiếp vừa là mục đích vừa là phương tiện dạy học; tạo điều kiện để học sinh thực hành giao tiếp bằng tiếng Anh. - Tích cực sử dụng ngôn ngữ lớp học bằng tiếng Anh, chỉ sử dụng tiếng Việt trong các tình huống cần thiết và ở mức tối thiểu; sử dụng có hiệu quả các phương tiện hỗ trợ dạy học, các thiết bị nghe nhìn phục vụ việc rèn luyện kỹ năng nghe trong giờ học ngoại ngữ. - Đa dạng hóa các hình thức dạy học, tăng cường các hoạt động học tập ngoài lớp học, các hoạt động ngoại khóa thông qua các bài hát, các vở kịch, câu chuyện ... giúp học sinh nâng cao hiểu biết về văn hóa, lịch sử, kinh tế - xã hội của địa phương. - Thành lập câu lạc bộ nói tiếng Anh, tích cực tổ chức các sân chơi, giao lưu Olympic tiếng Anh, các hoạt động viết, vẽ để học sinh giới thiệu về bản thân, gia đình và nhà trường, tạo không khí vừa học vừa chơi cho học sinh. Dưới đây là kết quả khảo sát năng lực ngôn ngữ đầy đủ 4 kĩ năng nghe, nói, đọc, viết của 5 lớp 5 học kì 1 năm học 2019- 2020 theo đề chung của Phòng giáo dục: BẢNG KẾT QUẢ KHẢO SÁT NĂNG LỰC NGÔN NGỮ KHỐI 5 HỌC KÌ I NĂM HỌC 2019- 2020 Mức KẾT QUẢ KHẢO SÁT NGHE % ĐỌC % VIẾT % NÓI % Tổng hợp chung % A 20 13,3 7 4,7 3 2,0 43 28,7 54 36,0 B 72 48,0 119 79,3 61 40,7 77 51,3 34 22,7 C 41 27,3 15 10,0 38 25,3 27 18,0 44 29,3 CCG 17 11,4 9 6,0 48 32 3 2,0 18 12,0 Cộng 150 100 150 100 150 100 150 100 150 100 Qua bảng tổng hợp trên, chúng ta cũng thấy được rằng tỉ lệ các em học sinh khá, giỏi ở kĩ năng nói tương đối cao 120/ 150 chiếm tỉ lệ 80 %, đã tăng hơn nhiều so với các năm học trước. Đây là một con số tuy không cao quá nhưng cũng là tín hiệu đáng mừng trong việc phát triển kĩ năng nói và thay đổi thói quen trong việc học kĩ năng cho học sinh tiểu học. III. PHẦN KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ 1. Kết luận Sau khi tiến hành áp dụng các hoạt động, các buổi sinh hoạt ngoại khóa theo từng chủ đề, chủ điểm theo đường hướng giao tiếp, tôi đã thu được những kết quả rất khả quan. Điều rõ ràng nhất là học sinh có cơ hội nói và thực hành rất nhiều các hoạt động để thực hành kĩ năng nói hơn. Trong quá trình thực hiện, tôi luôn cố gắng lắng nghe, quan sát sự tham gia của học sinh để từ đó thay đổi phần bài tập đưa ra sao cho phù hợp với năng lực, trình độ cho học sinh. Giúp học sinh không có cảm giác mệt mỏi, căng thẳng quá mức khi học kĩ năng giao tiếp. Tôi đã tổ chức cho học sinh những hoạt động nhằm nâng cao kỹ năng giao tiếp cho học sinh trong giờ học Tiếng Anh giúp học sinh phát huy tính tự học, sáng tạo, tính tự giác, tự quản, sự tự tin, hứng thú trong học tập. Với phương pháp dạy học mới, giúp các em phát huy tốt các kỹ năng mềm kèm theo : kỹ năng giao tiếp, kỹ năng hợp tác, kỹ năng tự đánh giá lẫn nhau trong giờ học. Tạo điều kiện đẩy mạnh đổi mới phương pháp dạy học và các hình thức dạy học trên cơ sở tổ chức các hoạt động phát huy tính tích cực, chủ động, khả năng tự học của học sinh. Tăng khả năng thực hành, vận dụng, tích hợp được hoạt động phát triển ngôn ngữ của học sinh thông qua các hoạt động học tập . Chú trọng khai thác và sử dụng những kinh nghiệm của học sinh trong đời sống hàng ngày. Gắn kết giữa nội dung dạy học với đời sống thực tiễn của học sinh, của cộng đồng thông qua hoạt động ứng dụng của mỗi bài, rèn cho các em kỹ năng giải quyết các vấn đề, các khó khăn của nhóm và chính bản thân các em trong mõi tiết học. Để có được kỹ năng này, đòi hỏi người giáo viên phải không ngừng nghiên cứu, tìm tòi, học hỏi và rèn luyện. Phải nắm vững yêu cầu về quan điểm dạy học, chương trình, nội dung dạy học. Thấy được tầm quan trọng và ích lợi của việc nâng cao kỹ năng giao tiếp cho học sinh. 2. Kiến nghị - Đối với Sở, Phòng Giáo dục và Đào tạo: Tiếp tục tìm hiểu, biên soạn tài liệu giáo dục địa phương với số liệu cụ thể, để giáo viên có một tài liệu thống nhất ở từng địa phương để giáo viên triển khai dạy cho học sinh. Tổ chức các cuộc thi tương tự như Hùng biện Tiếng Anh hoặc Tài năng tiếng Anh để cho học sinh có cơ hội giao lưu học hỏi và tự hào nói về quê hương mình đang sống bằng Tiếng Anh. - Đối với nhà trường: tạo điều kiện về cơ sở vật chất nhằm đáp ứng nhu cầu giảng dạy và học tập như: xây dựng phòng Tiếng Anh, phòng lab, mua thêm sách bổ trợ, nâng cao, . Duy trì và phát triển câu lạc bộ tiếng Anh tại trường, những buổi sinh hoạt ngoại khóa tạo điều kiện cho học sinh sử dụng Tiếng Anh một cách tự nhiên. - Đối với giáo viên: tiếp tục học tập, nâng cao trình độ, nhất là việc tự học, tự bồi dưỡng năng lực Tiếng Anh cho bản thân, tìm và học hỏi các phương pháp đổi mới trong giảng dạy, nhất là tìm hiểu về dạy học theo hướng phát triển năng lực, dạy học trong thời đại công nghệ 4.0. - Đối với học sinh: các em phải tích cực chủ động trong việc học tập của mình.. Các em phải thường xuyên thực hành những từ, cụm từ, cấu trúc ngữ pháp mà các em đã được học vào các hoạt động hằng ngày, nói tiếng Anh, nghe tiếng Anh thường xuyên mà không ngại sai hay là mắc lỗi. - Các em phải ý thức được một cách sâu sắc vai trò của mình, chủ động quan sát, tìm kiếm thông tin, thực hành, đúc rút, tự đánh giá nhằm mục đích phát triển tốt nhất, hài hòa nhất 4 kĩ năng giao tiếp của mình. - Các em cũng bắt đầu biết xây dựng được mối quan hệ tốt đẹp với người thầy và bạn học nhằm tạo ra một môi trường thuận lợi, những điều kiện phù hợp để phục vụ cho quá trình học tập của mình tốt hơn. - Đối với phụ huynh: Tạo môi trường cho con em mình được luyện tập thường xuyên. Đây là tuyệt chiêu vô cùng quan trọng khi luyện nói tiếng Anh cho học sinh tiểu học. Ngoài những kiến thức được học trên trường, bé cần có môi trường để luyện tập nói tiếng Anh hằng ngày. Ba mẹ có thể trò chuyện trực tiếp cùng con bằng tiếng Anh, hoặc đưa bé đến những nơi có nhiều người nước ngoài như bờ hồ, các nhà thờ, khu du lịch,... Trên đây là một số kinh nghiệm nhỏ mà bản thân tôi đã đúc rút được trong quá trình giảng dạy bộ môn tiếng Anh tiểu học trong năm học qua. Có thể còn nhiều thiếu sót, tôi rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến của các đồng nghiệp để bài viết được hoàn chỉnh hơn. Xin chân thành cảm ơn! Quảng Phú, ngày 08 tháng 03 năm 2021 Người thực hiện Lê Thị Anh Đào Tài liệu tham khảo. 1. Chương trình giáo dục phổ thông mới của Bộ giáo dục. 2. 3. Richards, J. C. (2006). Communicative Language Teaching Today. New York: Cambridge University Press. ĐÁNH GIÁ XẾP LOẠI CỦA HỘI ĐỒNG XÉT DUYỆT SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM CẤP TRƯỜNG . ĐÁNH GIÁ XẾP LOẠI CỦA HỘI ĐỒNG XÉT DUYỆT SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM CẤP HUYỆN
File đính kèm:
skkn_day_tieng_anh_giao_tiep_cho_hoc_sinh_khoi_5_qua_tai_lie.docx