SKKN Dạy phiên âm quốc tế Tiếng Anh để nâng cao kỹ năng nghe - Nói cho học sinh THCS ở Trường TH&THCS Phước Hiệp
Dựa trên quan điểm xây dựng chương trình Sách giáo khoa Tiếng Anh THCS từ lớp 6 đến lớp 9, đólà quan điểm chủ điểm(Thematic approach) và đề cao phương pháp học tập tích cực, chủ động của học sinh để góp phần thực hiện mục tiêu của giáo dục hiện đại nhằm “Đào tạo học sinh thành những con người năng động, sáng tạo và độc lập, tiếp thu được tri thức khoa học kỹ thuật hiện đại, biết vận dụng tìm ra các giải pháp hợp lý cho những vấn đề trong cuộc sống của bản thân và xã hội ”.
Mọi quan điểm phương pháp đã được đưa ra trao đổi và thử nghiệm đều có chung một mục đích cuối cùng, đó là tích cực hoá hoạt động học tập của học sinh, đưa kiến thứcvào thực tế đời sống xã hội, phát huy tối đa tính chủ động của người học. Làm thế nào để hoạt động dạy và học đạt được hiệu quả cao, học sinh có thể áp dụng ngữ liệu đang học với các kiến thức có sẵn để diễn đạt các nội dung khác nhau trong chính thực tế cuộc sống của các em, đó chính là vấn đề đặt ra cho các nhà biên soạn, cho những giáo viên trực tiếp giảng dạy và cũng là vấn đề đặt ra cho bản thân người học - những học sinh bậc học THCS.
Mặt khác, học sinh THCS đang ở lứa tuổi có nhiều thuận lợi trong quá trình nhận thức khi bộ não và khả năng tư duy đã phát triển tương đối ổn định. Theo tâm lý học thì đây chính là lứa tuổi thích hợp nhất cho việc tiếp nhận các kiến thức mới song để đạt được hiệu quả ổn định và bền vững thì cần phải duy trì một phương pháp thích hợp nhằm tạo ra hứng thú đồng thời với việc xây dựng ý thức tự khám phá học hỏi của bản thân các em.
Trong thực tế, chương trình sách giáo khoa được Bộ giáo dục ban hành và đang sử dụng hiện nay (hệ 7 năm), học sinh được học các kỹ năng Nghe - Nói - Đọc và Viết kết hợp tương tác với nhau nhưng không có mục dạy cách phát âm cho học sinh dẫn đến các em không hiểu biết đầy đủ, chính xác về cấu tạo cũng như cách thức phát âm chuẩn. Việc phát âm đúng từ ngữ sẽ giúp các em viết đúng chính tả. Chúng ta cải thiện việc phát âm nghĩa là chúng ta cải thiện kỹ năng nghe và nói tiếng Anh, kỹ năng này không những rất quan trọng trong quá trình học Tiếng Anh ở nhà trường, giúp các em đạt điểm cao trong phần kiểm tra nghe, kiểm tra ngữ âm trong các bài kiểm tra định kỳ mà còn làm cho các em cảm thấy tự tin hơn trong việc sử dụng kiến thức mà các em có được để trình bày, thực hành nói trước lớp với bạn bè, thầy cô và hơn thế nữa là trang bị cho các em vốn kiến thức ban đầu về phần ngữ âm để làm nền tảng cho các em trong suốt quá trình học và sử dụng Tiếng Anh sau này. Chính vì vậy tôi đã mạnh dạn đưa phương pháp dạy phiên âm quốc tế lồng ghép vào trong các tiết dạy từ vựng. Sau một thời gian áp dụng, tôi nhận thấy các em hiểu và biết cách phát âm chuẩn các từ mới. Việc học từ vựng đối với các em nhẹ nhàng hơn, các em không phải đọc theo giáo viên như trước đây nữa. Với phương pháp lồng ghép này, tôi cảm nhận được hiệu quả mà các em đạt được sau mỗi tiết học. Nhiều em có thể tự phát âm các từ có âm cuối /dʒ/; /t∫/ and /∫/ như trong các từ bridge; language; watch; which; English; publish khá chuẩn.
Tóm tắt nội dung tài liệu: SKKN Dạy phiên âm quốc tế Tiếng Anh để nâng cao kỹ năng nghe - Nói cho học sinh THCS ở Trường TH&THCS Phước Hiệp

u phiên âm quốc tế, hướng dẫn cho học sinh cách phát âm như vị trí của lưỡi, răng, môi Yêu cầu học sinh tìm trong các từ mới vừa học, từ nào có âm tiết được phát âm như thế. Sau khi học sinh tìm được, giáo viên ghi hai từ đó theo hai cột dọc với hai âm vừa giới thiệu, dùng phấn màu gạch chân những nguyên âm của từ được phát âm như hai phiên âm quốc tế trên. Nếu có thể, giáo viên nên giới thiệu thêm một số nguyên âm, hay nguyên âm kết hợp với phụ âm tạo ra hai phiên âm đó. *Ví dụ: /tʃ/ /dʒ/ reach, spinach vegetable, language, couch, watch engineer, orange Giáo viên cho học sinh đọc 2 đến 3 lần âm tiết đó, rồi đọc từ có âm tiết đó cũng từ 2 đến 3 lần. Sau đó, giáo viên cho học sinh làm việc cá nhân hoặc theo cặp tìm thêm một số từ đã học có cách phát âm như hai âm tiết được giới thiệu. Nếu học sinh không tự tìm được, giáo viên có thể gợi ý hoặc tự giới thiệu thêm vài từ, rồi cho học sinh luyện tập để khỏi tốn kém nhiều thời gian. Tùy theo khả năng học tập của học sinh, giáo viên có thể đưa vào luyện tập ở mức độ khó hơn để khuyến khích các đối tượng học sinh khá giỏi qua bài tập luyện âm theo câu. Thông qua dạng bài luyện âm này, giáo viên có thể luyện thêm ngữ điệu cho học sinh. Ví dụ: *Để luyện âm: - /i/ => Will you please sit down and listen to me? - /i:/ => Christine would like Jean to repeat that question. - /ei/ => They say the young man was very brave. - /ai/ => Ivan will drive tonight. - /e/ => Everyone said that November seemed endless. - /æ/ => Dan's family loves to go camping. - /з:/ => The girl hurt herself. - /u:/ => June has been unusually cool this year. - /a:/ => It is hard to march in the heat. - /əʊ/ => It is going to drop below zero tonight. - /aʊ/ => Mr. Brown went downtown for lunch. 1.2. Phân tích tình trạng của giải pháp đã biết: Những năm gần đây, thực tế cho ta thấy rằng việc dạy và học tiếng Anh đang từng bước được cải thiện, chuyển mình phù hợp với yêu cầu theo cải cách của Bộ Giáo dục và Đào tạo đã đề ra. Song song với việc đổi mới phương pháp giảng dạy các kĩ năng tiếng Anh, việc dạy từ vựng đang dần được hoàn thiện. Hình thức đổi mới của việc dạy từ vựng đã được vận dụng vào các tiết dạy, giúp học sinh cảm thấy hứng thú với bộ môn tiếng Anh hơn. Tuy nhiên, không ít học sinh, sau tiết học, các em nhanh chóng quên đi cách phát âm của các từ mà các em mới vừa được học (các em được thầy cô dạy bằng phương pháp nghe và lặp lại). Kết quả, có thể các em đọc không đúng những từ đã học và hiển nhiên các em sẽ không nhận được thông tin từ người khác hay các em cũng không thể truyền đạt tốt những gì mình mong muốn. Và hầu hết học sinh chúng ta có thói quen xấu về việc phát âm các từ tiếng Anh. Nhất là những âm như: /ei; t∫; ʤ; ∫; ʒ; θ; æ; ŋ; b; p; f; a:/ trong các từ như: stay; away; may; play; day; cheap; bridge; sheep; show; decision; thread; go; bad; sing; boy; point, fan; park, Các em thường phát âm /sịt tây/; /ờ wây/; /mây/; /pờ-lây/; /đây/ . Học sinh chúng ta hay nhầm lẫn giữa âm /dʒ/ và âm /t∫/ hoặc các em thậm chí không phát âm /dʒ/ vào cuối từ có chứa âm này, ví dụ trong các từ 'college, village, large...'. Các em quen với việc không phát âm /s/ trong các từ như là: 'yesterday, domestic, thirsty, sister...'. Điều này làm cho người nghe không hiểu các em nói gì. Nhiều em không thể phân biệt giữa các âm /b/; /p/ và /f/ trong các từ như: put, book, point, ball, pause, pupil, fear, physics và còn nhiều từ khác nữa. Việc phát âm sai này xảy ra đối với nhiều học sinh, mặc dầu cách phát âm cũng như ký hiệu phát âm được dạy theo trình tự và có hệ thống trong mỗi đơn vị bài học trong chương trình tiếng Anh THCS. Lỗi về phát âm một phần là do thầy, cô giáo khi dạy từ vựng không chú trọng nhiều về cách phát âm, một phần là do các em không xem việc phát âm đúng là cần thiết và không biết vận dụng các ‘mẹo vặt’ để nhớ cách phát âm. Đây có thể nói là sai lầm lớn cho cả người học lẫn người dạy, việc phát âm sai này sẽ ảnh hưởng đến việc sử dụng và học tập tiếng Anh của các em trong tương lai. Như chúng ta biết ngày nay tiếng Anh được dùng rất phổ biến, nhưng chúng ta đi còn chậm so với sự phát triển của xã hội. Như vậy nhiệm vụ mà ngành đặt ra cho người dạy cũng như người học Tiếng Anh là phải đi theo xu hướng dạy và học Tiếng Anh theo hướng giao tiếp. Để đạt được mục đích này thì đòi hỏi người giáo viên phải dạy cho các em những kiến thức cơ bản về phiên âm quốc tế trong Tiếng Anh. Khi các em có được vốn kiến thức về cách phát âm thì các em sẽ nghe, hiểu được thông tin từ người khác và ngược lại. Và đây chính là yếu tố cơ bản giúp các em phát triển kỹ năng Nghe - Nói, để đáp ứng với yêu cầu mà đất nước đặt ra, phù hợp với xu thế phát triển của xã hội. Âm cuối trong tiếng Anh rất quan trọng vì nó quyết định nghĩa của từ. Đa số học sinh chúng ta không phát các âm cuối như là các âm:t, θ, k, s, з:, z; l, Trong các từ wit, with, và week, âm cuối được phát ra khác nhau và mang nghĩa khác nhau. Hoặc như từ ‘thirsty’ có âm /s/ ở giữa từ, nếu chúng ta quên phát âm /s/, thì tự động từ này sẽ biến thành thirty, và dĩ nhiên là nghĩa của nó sẽ thay đổi hoàn toàn từ nghĩa ‘khát nước’ sẽ biến thành ‘ba mươi’. Tất cả chúng ta biết rằng sự khác biệt về âm của tiếng Anh cũng giống như dấu trong các từ tiếng Việt cung, cùng, củng, cụng, cúng, cũng, những dấu này sẽ thay đổi nghĩa của từ. Âm tiếng Anh cũng quyết định nghĩa của từ giống hệt như dấu trong tiếng Việt của ta vậy. Từ thực tế đó, trong quá trình giảng dạy tôi mạnh dạn đưa phiên âm quốc tế vào trong việc giảng dạy từ vựng môn tiếng Anh THCS. 1.3. Nội dung đã cải tiến, sáng tạo để khắc phục những nhược điểm hiện tại: Trong bối cảnh hội nhập toàn cầu ngày càng sâu rộng hiện nay, tiếng Anh là một ngôn ngữ quan trọng. Nó là chìa khóa để giúp chúng ta tiếp cận được những tinh hoa, tiến bộ về văn hóa, giáo dục, khoa học, kĩ thuật và rất nhiều lĩnh vực khác của nhân loại. Nhu cầu học tiếng Anh mang tính toàn cầu này đã cho thấy tiếng Anh vô cùng quan trọng và cần thiết đối với việc phát triển kinh tế và xã hội ở tầm quốc gia cũng như đối với mỗi cá nhân trong xã hội. Bài viết tập trung đưa ra các phương pháp dạy phát âm tiếng Anh, giúp người học có thể giao tiếp bằng tiếng Anh đạt hiệu quả. Để khắc phục việc học sinh phát âm Tiếng Anh chưa chuẩn, ngại giao tiếp với mọi người. Trong đề tài này giáo viên đã mạnh dạn lồng ghép dạy phiên âm quốc tế vào mục dạy từ mới cho các em (đã trình bày ở mục 1.1), đây chính là sự sáng tạo mà giáo viên đã áp dụng trong đề tài. Giúp các em nhanh chóng nắm bắt được cách phát âm sao cho chuẩn, chính xác. Đầu năm học, giáo viên phát bảng phô tô phiên âm cho các em, hướng dẫn các em cách đọc, giúp các em nắm được các phụ âm, nguyên âm có trong Tiếng anh cũng như giúp các em phân biệt được từng cặp âm tương ứng. Ngoài ra giáo viên còn hướng dẫn cho các em cách đọc các âm như thế nào cho đúng, lâu dần các em đã nắm vững và hiểu được cách cấu tạo, cách đọc các âm. Trong các tiết dạy từ vựng, thay vì trước đây e ngại, rụt rè, nay các em mạnh dạn phát biểu. Tiết học trở nên sôi động, hứng thú đối với các em hơn. Giờ học Tiếng Anh không còn gây áp lực bởi các em đã tự tin nói trước thầy cô, bạn bè. Qua đó chúng ta thấy được rằng kỹ năng nghe – nói của các em đã tiến bộ rõ rệt. Và phương pháp này đã thực sự khắc phục được nhược điểm ngại giao tiếp của các em. 1.4. Khả năng áp dụng của sáng kiến: - Đề tài này nghiên cứu trong phạm vi tất cả các tiết dạy từ vựng ở cấp THCS ở trường TH&THCS Phước Hiệp nói riêng và có thể áp dụng cho các trường TH&THCS khác trong tất cả các tiết dạy từ vựng. Đề tài chú trọng vào việc giúp học sinh hiểu và nắm được phương pháp phát âm, hiểu biết đầy đủ, chính xác về cấu tạo cũng như cách thức phát âm chuẩn. Việc phát âm đúng từ ngữ sẽ giúp các em viết đúng chính tả. Chúng ta cải thiện việc phát âm nghĩa là chúng ta cải thiện kỹ năng nghe và nói tiếng Anh cho các em. 1.5. Các điều kiện cần thiết để áp dụng sáng kiến: Xuất phát từ yêu cầu thực tế cần học tiếng Anh hiện nay, môn Tiếng Anh đã được đưa vào chương trình chính khóa của mọi cấp học ở nước ta. Mục tiêu cuối cùng của việc dạy và học tiếng Anh là học sinh có thể giao tiếp được bằng tiếng Anh. Khả năng giao tiếp thể hiện trên hai bình diện: tiếp nhận (nghe và đọc) và sản sinh (nói và viết) ngôn ngữ. Tuy nhiên, để đạt được mục tiêu cuối cùng đó yếu tố đầu tiên học sinh cần nắm vững là cách phát âm (pronunciation). Nếu phát âm chính xác thì mọi kĩ năng như nghe, nói, đọc sẽ trở nên dễ dàng hơn rất nhiều. Ngược lại, nếu phát âm sai, hoặc không rõ ràng sẽ làm cho người nghe hiểu nhầm hoặc thậm chí không hiểu ý của người nói. Một trong những khó khăn của người học tiếng Anh, đặc biệt là người Việt Nam liên quan đến kỹ năng Nghe và Nói. Nếu phát âm (pronunciation) chưa tốt thì kỹ năng Nghe (Listening) và Nói (Speaking) không thể như mong muốn. Không dễ dàng gì để mà hầu hết các em học sinh có thể nắm bắt tường tận kỹ năng phát âm tiếng Anh trong một thời gian ngắn. Dĩ nhiên cả thầy, cô giáo lẫn học sinh gặp phải nhiều vướng mắc về đề tài này. Chúng ta luôn đối mặt với khó khăn trong việc dạy học sinh ở trình độ khác nhau có khả năng tiếp thu và kỹ năng vận dụng khác nhau. Trong việc dạy tiếng Anh, đối với một giáo viên việc kết hợp dạy bốn kỹ năng Nghe - Nói - Đọc - Viết là việc làm không thể thiếu, nhằm thực hiện đúng theo chương trình đã được bộ Giáo dục và Đào tạo đã cải cách và ban hành. Muốn giúp cho học sinh nói đúng, phát âm đúng một từ, thầy cô giáo cần phải có thủ thuật dạy học nhằm giúp cho học sinh dễ nhớ, dễ so sánh, dễ nhận ra và vận dụng tốt vào thực tế, cũng như làm tốt các bài kiểm tra liên quan. Qua nhiều năm giảng dạy, nhằm chia sẻ với đồng nghiệp - để giúp học sinh vượt qua trở ngại này và tạo cho các em một thói quen tích cực khi phát âm, khi nói tiếng Anh. Chính vì những lý do nêu trên nên tôi chọn đề tài: “Dạy phiên âm quốc tế tiếng Anh để nâng cao kỹ năng Nghe - Nói cho học sinh THCS ở trường TH&THCS Phước Hiệp”. Với sáng kiến này tôi mong muốn góp một phần nhỏ công sức của mình vào việc áp dụng phương pháp mới vào giảng dạy ngoại ngữ nói chung và hiệu quả của việc dạy ngoại ngữ ở trường TH&THCS Phước Hiệp nói riêng. Tôi hy vọng rằng phương pháp này phần nào có thể giúp học sinh ở trường TH&THCS Phước Hiệp biết cách phát âm chuẩn, nắm được phương pháp rèn luyện phát âm đúng hướng và giúp các em tự tin trong giao tiếp. Nhân đây tôi cũng muốn chia sẻ một vài kinh nghiệm nhỏ trong quá trình dạy học của mình với đồng nghiệp. Nghiên cứu việc dạy và học tiếng Anh nói chung và thực tế dạy học từ vựng ở bộ môn tiếng Anh ở trường TH&THCS Phước Hiệp năm học 2020-2021 nói riêng. Từ kết quả nghiên cứu đó để tìm ra phương pháp giảng dạy phù hợp với đối tượng học sinh của mình. 1.6. Hiệu quả sáng kiến mang lại: Qua thời gian áp dụng việc dạy phiên âm quốc tế cho học sinh thông qua quá trình dạy từ vựng đã đạt được một số kết quả khả quan. Hầu hết học sinh rất hứng thú học bộ môn tiếng Anh, đặc biệt là khả năng phát âm của các em ngày càng tiến bộ rõ rệt, các em hình thành được những vốn kiến thức cơ bản về ngữ âm, từ đó giúp các em tự tin hơn nhiều trong quá trình học kỹ năng Nói- Nghe. Các em ngày càng mạnh dạn hơn trong việc phát biểu xây dựng bài, tự tin trình bày bài nói của mình trước tập thể. Việc phát âm không còn là nỗi lo sợ đối với các em nữa. Nhiều em có thể phát âm các từ có âm cuối /dʒ/; /t∫/ and /∫/ như trong các từ bridge; language; watch; which; English; publish khá chuẩn và còn nhiều từ khác nữa. Các em ngày càng mạnh dạn hơn trong việc phát biểu xây dựng bài, tự tin trình bày bài nói của mình trước tập thể. Sự tiến bộ trong kỹ năng Nghe – Nói Tiếng Anh của các em được thể hiện cụ thể qua các lần kiểm tra thường xuyên cũng như kiểm tra định kì như sau: Kết quả Trước khi thực hiện Sau khi thực hiện Số học sinh phát âm tốt 40%-45% 60%-75% Số học sinh nghe tốt 30%-40% 55%-65% Số học sinh nói tốt 45%-50% 70%-75% 2. Những thông tin cần được bảo mật - nếu có: không 3. Danh sách những thành viên đã tham gia áp dụng thử hoặc áp dụng sáng kiến lần đầu - nếu có: không 4. Hồ sơ kèm theo: không KÝ HIỆU PHIÊN ÂM ĐƯỢC DÙNG TRONG SÁCH GIÁO KHOA A. Nguyên âm đơn & nguyên âm đôi ÂM TRONG TỪ KÝ HIỆU VÍ DỤ MINH HỌA /i:/ See / si: / free, tea, we, key, knee /i/ Happy / ‘hæpi / study, busy, ready, really /i/ Sit / sit / fix, with, witness, liter, hit /e/ Ten / ten / lend, spend, when, rent, bed /æ/ Cat / kæt / map, fan, land, fat, hat, / a:/ Father / fa: ðә(r) / farm, calm, star, park, car / D:/ Got / gD:t / hot, cod, spot, cock, slot / ɔ:/ Saw / sɔ: / more, course, store, ashore /ʊ/ Put / pʊt / look, cook, foot, book /u:/ Too / tu: / cool, shoe, whose, move / Λ / Cup /kΛp / young, among, enough, stuff / з:/ Fur /fз: (r)/ stir, nurse, shirt, skirt /ə / About / ə’baʊt / today, ago, nature, colour /ei/ Say / sei / away, stay, may, play / əʊ / Go / gəʊ / show, hold, phone, coat /ai/ My / mai / kind, like, while, shy, nice / ɔi / Boy / bɔi / coin, toy, noisy, spoil /aʊ/ Now / naʊ / cow, how, cloud, trousers / iə / Hear / hiə / near, tear, fear, steering /eə/ Hair / heə / share, where, care, fair, stair / ʊə / Pure / pjʊə / sure, tour, pure, cure B. Phụ âm: ÂM TRONG TỪ KÝ HIỆU VÍ DỤ MINH HỌA /p/ pen / pen / people, put, police, stop /b/ Bad / bæd / bad, boy, bill, bob /t/ Tea / ti: / teacher, toy, tin, tonight /d/ Did / did / do, donkey, intend, doubt /k/ Cat / kæt / cow, copy, skull, thank /g/ Get / get / game, bag, gather, guide, gun / tʃ / Chain / tʃeIn / chip, choice, teach, cheer /dʒ / Jam / dʒæm / bridge, village, join, jam, June /f/ Fall / f ɔ:l / photo, finish, fat, cough /v/ Van / væn / voice, very, violent, move /θ/ Thin /θin / think, thirty, thoughts, with / ð / This / ðis / thus, there, those, bathe /s/ See / si: / sorry, sound, six, sea, nice /z/ Zoo / zu: / zip code, zero, zebra, zipper / ʃ / Shoe / ʃ u: / show, sheep, wash, sheet / ʒ / Vision / ‘viʒn / measure, decision, usually /h/ Hat / hæt / hat, hit, hero, hospital, hi /m/ Man / mæn/ must, merry, man, team /n/ Now / nau/ need, nine, chin, fine, name / ŋ / Sing /siŋ / song, singer, nothing, strong /l/ Leg / leg/ lie, long, tall, lip, leave, stall /r/ Red / red / roof, right, rough, road /j/ Yes / jes / you, yell, yard, yesterday /w/ Wet / wet worry, warm, woods, win CÁCH PHÁT ÂM ‘S - ES’ ,SỞ HỮU CÁCH VÀ ‘ED’ ÂM CUỐI (Không phải chữ cuối) ĐƯỢC PHÁT ÂM VÍ DỤ MINH HỌA b, d, g, v, ð, m, n, ŋ, l - và các nguyên âm / z / jobs, needs, bags, moves, breathes, names, mines, sings, tables, cities, stairs; Peter’s job p, t, k, f, q / s / stops, shops, meets, lists, looks, books, laughs, coughs, photographs, baths, blacksmiths s, z, ʃ, ʒ, tʃ, dʒ / iz / boxes, services, loses, pleases, washes, watches, charges, bridges b, g, v, ð, z, ʒ, dʒ, m, n, ŋ, l - và các nguyên âm / d / shared, kneed, bobbed, hugged, moved, breathed, teased, judged, formed, turned, pooled p, k, f, q, s, ʃ, tʃ / t / hoped, looked, coughed, bathed, increased, washed, watched t, d / id / painted, wanted, needed, nodded
File đính kèm:
skkn_day_phien_am_quoc_te_tieng_anh_de_nang_cao_ky_nang_nghe.docx