SKKN Áp dụng kỹ thuật Brainstorming trong dạy học Tiếng Anh cho học sinh Lớp 10 tại Trường THPT Trần Hưng Đạo
Xã hội càng ngày càng phát triển. Do đó, nhu cầu giao tiếp, học tập, nghiên cứu...không ngừng tăng lên. Điều đó đồng nghĩa với việc con người không thể chỉ biết và sử dụng một ngôn ngữ nhất định (tiếng mẹ đẻ). Việc học tập và sở hữu thêm một ngoại ngữ nào đó - đặc biệt là tiếng Anh, một phương tiện giao tiếp quốc tế hữu hiệu - dần trở thành một nhu cầu thiết yếu. Vì vậy, dạy và học tiếng Anh tại trường phổ thông là một tất yếu để đưa con người dần tiến đến cái đích của sự giao tiếp quốc tế đa phương diện.
Như một xu hướng phát triển tất yếu, Giáo dục cũng phải có nhiều thay đổi để phù hợp với những yêu cầu mới của xã hội hiện đại. Tiếng Anh đ ã trở thành một môn học bắt buộc trong hệ thống Giáo dục quốc dân ở Việt Nam. Cũng như bất kỳ một môn học nào khác, cộng thêm những yếu tố mang tính chất đặc thù bộ môn, việc dạy và học tiếng Anh đòi hỏi những phương pháp, phương tiện dạy học phù hợp và thường xuyên được đổi mới. Hướng đổi mới là giảng dạy đạt hiệu quả và chất lượng, lấy người học làm trung tâm. Để một giờ học Ngoại Ngữ đạt kết quả, giáo viên phải tìm ra những phương pháp dạy học phù hợp, những hỗ trợ thích hợp từ phương tiện dạy học, phù hợp với từng tiết dạy, từng đối tượng học sinh và đặc biệt là thật hứng thú. Điều này có nghĩa là, trong khoảng thời gian cho phép của một tiết dạy vấn đề mà giáo viên cần quan tâm không phải là mình đã làm được những gì mà là học sinh có tâm trạng, tâm thế, thái độ như thế nào đối với các hoạt động mà giáo viên tổ chức và mức độ tham gia của từng đối tượng học sinh vào hoạt động đó.
Với thực tế giảng dạy tại trường, đa phần học sinh có vốn tích lũy về kiến thức ngôn ngữ tiếng Anh rất ít, đặc biệt là năm học 2016-2017 trường tôi lần đầu tiên áp dụng học toàn khối chương trình sách giáo khoa thí điểm. Chương trình mới khắc phục nhược điểm của chương trình sách giáo khoa hiện hành. Chương trình mới không nặng về giảng dạy kiến thức về mặt ngữ pháp như trước đây. Nó đòi hỏi học sinh cần vốn từ vựng khá lớn và các kiến thức tích hợp ở nhiều bộ môn khác nhau cũng như sự hiểu biết về các vấn đề thời sự trong cuộc sống hiện đại, để áp dụng thực hành các kỹ năng giao tiếp: nghe, nói, đọc, viết. Vì vậy nếu giáo viên chỉ giảng dạy theo một cách thức đơn điệu, lặp lại thì sự buồn tẻ, nhàm chán của không khí tiết học cộng với sự e ngại, rụt rè của học sinh sẽ khiến cho tư duy của các em dần trở nên ngại và lười hoạt động. Khi giáo viên đặt học sinh vào những tình huống có vấn đề và yêu cầu các em phải tìm cách giải quyết chúng, giải quyết độc lập, theo cặp hay theo nhóm, thì buộc học sinh phải suy nghĩ theo các hướng khác nhau, nhìn nhận vấn đề theo nhiều cách, nhiều khía cạnh và từ đó tìm ra cách tốt nhất cho vấn đề đó.
Chính vì lý do đó tôi đã mạnh dạn đề xuất ý tưởng áp dụng kỹ thuật “brainstorming” trong các tiết dạy tiếng Anh cho học sinh THPT. Việc áp dụng kỹ thuật này sẽ giúp học sinh làm việc một cách tích cực, tự giác và chủ động, ngoài ra còn thúc đẩy sự tự tin và sáng tạo của các em, tạo cho các em một thói quen tốt trong học tập và một kĩ năng trong cuộc sống: biết nhìn nhận một vấn đề nào đó toàn diện hơn.
Tóm tắt nội dung tài liệu: SKKN Áp dụng kỹ thuật Brainstorming trong dạy học Tiếng Anh cho học sinh Lớp 10 tại Trường THPT Trần Hưng Đạo

hay Language Focus. Ở mỗi khâu, mỗi phần, BSM đều đem lại những hiệu quả nhất định và kích thích, lôi cuốn sự tham gia của tất cả học sinh. Có thể tiến hành BSM trong lớp học theo các bước sau: Bước 1: Giáo viên chia học sinh thành các nhóm. Trong quá trình chia nhóm cần chú ý phân bố đồng đều các đối tượng học sinh vào cùng một nhóm để có sự hỗ trợ lẫn nhau. Tránh tình trạng nhóm này và nhóm kia có sự chênh lệc quá lớn về năng lực học tập môn tiếng Anh. Bởi vì nếu điều đó xảy ra sẽ có nhóm học sinh không thể tiến hành được hoạt động BSM theo mong muốn. Các nhóm tự chọn nhóm trưởng (leader) và thư ký (secretary). Trong một số hoạt động hay nhiệm vụ nhất định giáo viên có thể làm đồng thời hai vai trò này. Khi đó nhóm lớn nhất chính là tập thể lớp học sinh và công cụ hỗ trợ lúc này có thể là bảng viết. Bước 2: Giao vấn đề cần BSM cho các nhóm. Ở bước này, giáo viên cần phải làm cho học sinh hiểu rõ yêu cầu và nhiệm vụ mà họ phải hoàn thành. Có thể giao một chủ đề cho tất cả các nhóm để cuối cùng có sự tổng hợp chung và so sánh hiệu quả công việc của các nhóm hoặc mỗi nhóm một vấn đề cần giải quyết độc lập. Bước 3: Tiến hành hoạt động BSM. Nhóm trưởng sẽ điều khiển các thành viên trong nhóm BSM, tức là yêu cầu tất cả các thành viên đều phải có ý tưởng hay ý kiến về vấn đề và thư ký có nhiệm vụ ghi chép tất cả (ngoại trừ những ý kiến trùng lặp). Trong một số trường hợp có thể chấp nhận ý kiến được đưa ra bằng tiếng Việt nếu một số học sinh có hạn chế về năng lực học tập môn tiếng Anh như vốn từ ít. Các thành viên có thể nói ra ý kiến của mình (speak out) để thư ký ghi chép hoặc viết ra giấy (giấy viết, giấy take-note, giấy sticker.. .tùy theo sự chuẩn bị của giáo viên và học sinh) các suy nghĩ của mình về vấn đề rồi đưa cho thư ký tổng hợp. Ở bước này, giáo viên là người quan sát tổng quát hoạt động của các nhóm, cung cấp một vài gợi ý hoặc hỗ trợ, hoặc động viên, khích lệ cho một vài đối tượng học sinh nhất định trong các nhóm. Trong trường hợp giáo viên giữ đồng thời hai vai trò: vừa là người điều khiển, vừa là thư ký thì có thể gọi học sinh phát biểu ý kiến, giáo viên viết câu trả lời của học sinh lên bảng một cách ngẫu nhiên không cần sắp xếp theo thứ tự cụ thể nào, hoặc yêu cầu học sinh viết ý kiến ra giấy rồi dán lên bảng. Để thu hút và tạo ấn tượng có thể dùng các giấy sticker, bút nhiều màu sắc. (Ảnh minh họa) Bước 4: Phân tích các câu trả lời và tìm ra giải pháp cho vấn đề. Trong bước này, tất cả các thành viên trong nhóm lượt lại các câu trả lời, không bình luận hay chỉ trích bất kì phương án nào, đơn giản chỉ là thu gọn những ý trùng lặp, gạt đi những ý không liên quan đến vấn đề và quyết định chọn những câu trả lời phù hợp nhất. Có thể tham khảo một vài ví dụ sau đây: Ví dụ 1: SGK Tiếng Anh 10 chương trình thí điểm, unit 2: Skills: Reading : acupuncture Sau khi học xong phần Reading, học sinh đã nắm bắt được những thông tin cơ bản về thuật châm cứu (acupuncture). Và để các em có cơ hội tìm hiểu thêm thông tin về các phương pháp chữa bệnh khác, giúp các em có nguồn thông tin phong phú và thú vị giúp cho bài học trở nên gần gũi với cuộc sống tôi đã kết hợp kỹ thuật BSM với PPDH dự án: yêu cầu học sinh làm việc theo nhóm tìm hiểu các thông tin liên quan đến các liệu pháp chữa bệnh như là : yoga, bấm huyệt (acupressure), mát xa đầu (head massage), hương xạ trị liệu (aromatherapy) . Để hoàn thành được “dự án” này buộc học sinh phải dùng kỹ thuật BSM để phân tích vấn đề và vạch định xem sẽ phải thu thập những loại thông tin nào. Với kỹ thuật này, học sinh có thể xây dựng một sơ đồ thông tin về các liệu pháp chữa bệnh giúp các em đào sâu hơn kiến thức nền của mình về lĩnh vực y học, biết cách sử dụng bài đọc làm mẫu và nguồn thông tin rồi sau đó phát triển kỹ năng nói, viết. Việc thu thập và tìm hiểu trước thông tin ở nhà bằng kỹ thuật BSM trong PPDH dự án như trên sẽ giúp học sinh thêm hứng thú với nội dung của bài học mới và tạo được một tâm lí tự tin, sẵn sàng. Ví dụ 2: SGK Tiếng Anh 10, unit 7: Cultural Diversity, Skills: Writing - Write about three typical characteristic of Vietnamese people. Với yêu cầu của bài học là viết một bài luận ngắn về nét tính cách đặc trưng của người Việt nam, số học sinh có thể hiểu yêu cầu và thực hiện được yêu cầu là rất ít do học sinh có rất nhiều hạn chế về từ vựng, ngữ pháp (thì của động từ, cấu trúc câu, cách dùng từ...). Do đó, sau khi cho hoc sinh tìm hiểu đoan văn mẫu ở activity 1 và phân tích kết cấu một bài luận ở activity 2, tôi đã tổ chức cho học sinh làm việc theo nhóm và tiến hành hoạt động BSM để tìm ra càng nhiều càng tốt các ý tưởng có liên quan đến chủ đề viết (và càng chi tiết càng tốt). Tôi yêu cầu học sinh làm việc theo nhóm 6 người. Mỗi nhóm sẽ phải tự suy nghĩ và liệt kê các đặc điểm nổi bật của ng ười Vi ệt Nam . Với những hướng dẫn về cách thức từ phía giáo viên, học sinh có thể tiến hành hoạt động BSM với kết quả là sơ đồ như sau: Ngoài hệ thống thông tin chi tiết trên giáo viên còn gợi ý cho học sinh xác định về thì của động từ , BSM để tìm ra một loạt các cách diễn đạt , chọn lọc và sắp xếp các ý trên, cách viết câu supporting . Với những gợi ý trên, tôi yêu cầu học sinh bắt đầu bài viết của mình bằng những câu đơn giản để miêu tả ý và sau đó sử dụng các từ nối và phần useful language để hoàn thiện bài viết của mình. Dù mỗi bài viết của mỗi cá nhân học sinh khác nhau về chất lượng do sự khác nhau về năng lực học tập nhưng điểm chung ở đây là tất cả học sinh khi tham gia vào hoạt động BSM đều đã tự mình đóng góp ý kiến và đều hình dung được bài viết nên bao gồm những thông tin gì, những thông tin đó được sắp xếp ra sao. Có nghĩa là học sinh hiểu được yêu cầu của bài học và biết cách thực hiện yêu cầu đó. Ví dụ 3: SGK Tiếng Anh lớp 10 chương trình thí điểm, unit 9: Preserving the environment - Getting started: Environmental impacts. Để “warm up” cho tiết học này mỗi giáo viên sẽ có một cách thức khác nhau. Đối với tôi, tôi đã chọn áp dụng kỹ thuật BSM để tạo nên một không khí thoải mái cho học sinh trước khi bước vào bài mới với những yêu cầu cụ thể khác nhau. - (Chưa yêu cầu học sinh mở SGK), tôi viết từ khóa “environment” lên bảng và bắt đầu chia học sinh thành các nhóm. Yêu cầu mỗi nhóm chọn nhóm trưởng và thư ký. - Yêu cầu các nhóm phải tìm ra càng nhiều càng tốt các từ vựng hay hoạt động có liên quan đến chủ đề này trong thời gian 3 phút. - Các nhóm trưởng tự điều khiển các thành viên trong nhóm tìm từ vựng có liên quan đến chủ đề “environment ”, khuyến khích mọi thành viên, dù đưa ý kiến bằng tiếng Việt. Các thành viên khác sẽ hỗ trợ tìm từ tiếng Anh tương ứng. - Yêu cầu các nhóm báo cáo kết quả tìm được và giáo viên sẽ thống kê kết quả của các nhóm để tạo nên một sơ đồ từ vựng theo chủ đề rộng nhất có thể. *Kết quả của hoạt động BSM được thể hiện trong sơ đồ dưới đây: Chúng ta có thể thấy một số lượng lớn các từ vựng có liên quan đến chủ đề này còn có thể được viết tiếp theo các “nhánh”. Như vậy, với kỹ thuật BSM, trong vòng 5-7 phút “warm up”, các nhóm học sinh đã tìm ra được một số lượng lớn các từ vựng theo chủ đề. Với hoạt động này, tất cả học sinh đều đã tham gia đóng góp ý kiến, dù bằng tiếng Anh hay tiếng Việt, kể cả những học sinh có những hạn chế nhất định trong năng lực học tập. Điều quan trọng và cần quan tâm nhất chính là các em đã có ý kiến riêng, nó là kết quả của quá trình tự giác và chủ động tư duy, tự phá bỏ những rào cản của sự tự ti, rụt rè do những hạn chế của bản thân để tham gia vào hoạt động chung. Và các em bị lôi cuốn vào hoạt động. Với một phần mở đầu như vậy thì những yêu cầu mới của bài học sẽ được các em đón nhận và tìm cách giải quyết trong một tâm trạng thoải mái, tự tin hơn, chủ động hơn, tích cực hơn và tự giác hơn. Và kết quả dễ thấy là bài học sẽ đạt được những hiệu quả nhất định. Như vậy, với việc áp dụng kỹ thuật BSM vào trong các khâu của quá trình dạy học, vào các tiết dạy khác nhau, tôi đã khiến học sinh của mình phải làm việc một cách chủ động. Các em phải tư duy để đóng góp ý kiến vào hoạt động dù đôi lúc còn có những hạn chế nhất định nhưng trên hết các em đã vượt qua được những hạn chế đó để tham gia vào hoạt động và để hiểu được yêu cầu của bài học. Điều này góp phần làm cho tiết học thành công. Hiệu quả do sang kiến đem lại Hiệu quả về mặt kinh tế và xã hội Với tất cả những gì đã trình bày, có thể nhận thấy hiệu quả rất lớn của kỹ thuật BSM trong quá trình dạy học tiếng Anh cho học sinh THPT nói riêng và cho nhiều môn học nói chung. Trong những điều kiện cụ thể về cơ sở vật chất của từng đơn vị và chất lượng học tập của học sinh đối với môn tiếng Anh thì kỹ thuật này không đòi hỏi quá nhiều sự chuẩn bị về đồ dùng dạy học hay các thiết bị dạy học phức tạp. Đơn giản chỉ cần bảng viết, giấy viết, hay vài tập giấy sticker. Cách tiến hành đơn giản không cần phân biệt không gian, hay băn khoăn về đối tượng tham gia. Và quan trọng nhất là có thể lôi cuốn và khích lệ những học sinh có những hạn chế về năng lực học tập có thể tham gia vì trong hoạt động này các em không sợ bị chê bai hay chỉ trích, phê bình. Đơn giản chỉ là các em có cơ hội đóng góp ý kiến của mình về vấn đề cần được giải quyết. Các câu trả lời của các em được “chấp nhận vô điều kiện” dù nó được đưa ra bằng tiếng Việt cho một vấn đề đang được thảo luận bằng tiếng Anh trong một tiết học tiếng Anh. Điều này mang lại hiệu quả khích lệ rất lớn cho tất cả các học sinh khi tham gia vào các hoạt động. Và hơn nữa kỹ thuật này còn tạo điều kiện cho học sinh tự do và phóng khoáng trong tư duy trong vốn tích lũy của mình về từ vựng, về ngữ pháp và những hiểu biết xã hội liên quan đến môn học. Tất cả những điều đó khiến các em chủ động hơn, tự tin hơn, tích cực hơn và sẽ sáng tạo hơn trong hoạt động. BSM mang lại hiệu quả đối với quá trình học tập nói chung và hình thành một kỹ năng trong cuộc sống. Nếu các em được tiến hành BSM một cách thường xuyên, các em sẽ nắm chắc cách thức tiến hành nó và dễ dàng tự áp dụng kỹ thuật này trong quá trình học tập của bản thân khi giải quyết những yêu cầu hay vấn đề của bất kì một môn học nào. Và trong cuộc sống sẽ hình thành nên một thói quen, như một kĩ năng sống, là biết nhìn nhận một vấn đề nào đó theo nhiều cách, nhiều hướng, nhiều khía cạnh để từ đó tìm ra giải pháp tối ưu. Kỹ thuật BSM góp phần rất hiệu quả vào quá trình đổi mới PPDH theo hướng tích cực. Nếu như mục đích của việc đổi mới chính là tạo nên một sự chuyển biến trong cách thức lĩnh hội tri thức của học sinh: học sinh là trung tâm, là chủ thể của mọi hoạt động học tập, chủ động, tích cực và sáng tạo thì kỹ thuật BSM góp phần tạo nên sự chuyển biến đó. Học sinh được khích lệ và động viên, được tôn trọng mọi ý kiến, và được tạo các cơ hội như nhau khi tham gia hoạt động BSM. Do vậy, các em phải chủ động và tích cực nắm bắt cơ hội, tự giác và chủ động trong quá trình tư duy để tìm cách cùng giải quyết vấn đề. Như vậy, áp dụng kỹ thuật BSM không chỉ đem lại hiệu quả trong quá trình dạy học Tiếng Anh mà còn cho quá trình dạy học nói chung. 2. Đề xuất Để quá trình dạy học tiếng Anh đạt được những hiệu quả như mong muốn và khắc phục phần nào những hạn chế đang tồn tại, tôi rất mong sẽ có nhiều buổi thảo luận, hội nghị hay lớp tập huấn được tổ chức để giáo viên tiếng Anh có thêm cơ hội trao đổi và chia sẻ kinh nghiệm về PPDH, KTDH phù hợp với đặc thù môn học và phát huy được hiệu quả giảng dạy. Ngoài ra, tôi cũng mong muốn các cơ sở giáo dục sẽ được trang bị nhiều hơn những thiết bị dạy học, PTDH hay đồ dùng dạy học đặc trưng, phong phú và phù hợp với từng bài học. Chúng sẽ góp phần vào việc đổi mới PPDH theo hướng tích cực để có thể mang lại một hiệu quả cao trong quá trình dạy học và giáo dục. IV. Cam kết không sao chép hoặc vi phạm bản quyền. Tôi xin cam kết sáng kiến này do tôi tự viết, không sao chép của người khác. XÁC NHẬN CỦA CƠ QUAN ĐƠN VỊ ÁP DỤNG SÁNG KIẾN Nam Định, ngày 25 tháng 5 năm 2017 TÁC GIẢ SÁNG KIẾN Nguyễn Thị Phương Mai TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Osborn, A. F. (1953). Applied Imagination: Principles and Procedures of Creative Problem Solving. Scribner. 2. Một số website: - http: //www.hieuhoc.com/camnanghoctap/brainstorming-ky-thuat-cong- nao-de-tao-ra-y-tuong-moi - http: //www.marketingvietnam.net - http: //vi.wikipedia. org/wiki/Động_não - - 3. SGK tiếng Anh 10 (Chương trình thí điểm) do Hoàng Văn Vân làm tổng chủ biên, NXBGD. 4. Sách “ Một số vấn đề về đổi mới phương pháp dạy học bậc THPT môn tiếng Anh của Bộ GD- ĐT ” 5. Tài liệu tập huấn đổi mới phương pháp môn tiếng Anh 6. English language Teaching Methodology cuả Bộ GD- ĐT 2003 7. Một số tài liệu qua dự giờ trao đổi kinh nghiệm với đồng nghiệp. ẢNH MINH HOẠ SÁNG KIẾN ĐƯỢC ÁP DỤNG TRONG THỰC TẾ 1. Hoạt động Brainstorming tại lớp 10A2 - Tiết học Unit 2- ReadingAcupuncture (SGK lớp 10 thí điểm) 2. Hoạt động Brainstorming tại lớp 10B1 tiết học Unit 7 - Writing - Writing about typical characteristics of Vietnamese people 3. Hoạt động Brainstorming tại lớp 10A2 tiết học Unit 9 - Preserving the Environment - Getting st arted - Environmental impacts SỞ GD - ĐT NAM ĐỊNH CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Trường THPT Trần Hưng Đạo Độc lập - Tự do - Hạnh phúc ĐƠN YÊU CẦU CÔNG NHẬN SÁNG KIẾN Kính gửi: Sở Giáo dục và Đào tạo Nam Định Họ và tên: Nguyễn Thị Phương Mai Ngày, tháng, năm sinh: 07/ 01/ 1981 Nơi công tác: Trường THPT Trần Hưng Đạo, Nam Định Trình độ chuyên môn: Cử nhân tiếng Anh Chức danh: Giáo viên Điện thoại: 01696907778 Tỷ lệ đóng góp tạo ra sáng kiến: 100% - Là tác giả đề nghị xét công nhận sáng kiến: Áp dụng kỹ thuật Brainstorming trong dạy học tiếng Anh cho học sinh lớp 10. (Chương trình SGK thí điểm hệ 10) - Lĩnh vực áp dụng sáng kiến: Chương trình SGK thí điểm hệ 10 năm môn Tiếng Anh lớp 10 - Ngày sáng kiến được áp dụng lần đầu hoặc áp dụng thử: Từ ngày: 25 tháng 8 năm 2016 đến ngày 26 tháng 5 năm 2017 - Mô tả bản chất sáng kiến: Áp dụng kỹ thuật Brainstorming trong dạy và học tiếng Anh lớp 10 chương trình SGK thí điểm hệ 10 năm - Những điều kiện cần thiết để áp dụng sáng kiến: lớp học không quá 40 học sinh, học sinh THPT có lực học môn tiếng Anh từ trung bình trở lên *Đánh giá lợi ích thu được do áp dụng sáng kiến theo ý tác giả: Sáng kiến đã góp phần rất hiệu quả vào quá trình đổi mới PPDH theo hướng tích cực. Nếu như mục đích của việc đổi mới chính là tạo nên một sự chuyển biến trong cách thức lĩnh hội tri thức của học sinh: học sinh là trung tâm, là chủ thể của mọi hoạt động học tập, chủ động, tích cực và sáng tạo thì kỹ thuật BSM góp phần tạo nên sự chuyển biến đó. Học sinh được khích lệ và động viên, được tôn trọng mọi ý kiến, và được tạo các cơ hội như nhau khi tham gia hoạt động BSM. Do vậy, các em đã chủ động và tích cực nắm bắt cơ hội, tự giác và chủ động hơn trong quá trình tư duy để tìm cách cùng giải quyết vấn đề, phát huy tối đa khả năng sáng tạo, tính linh hoạt của mình trong quá trình học tập. Tôi xin cam đoan mọi thông tin trong đơn là trung thực, đúng sự thật và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật. Nam Định, ngày 25 tháng 5 năm 2017 Người nộp đơn Nguyễn Thị Phương Mai
File đính kèm:
skkn_ap_dung_ky_thuat_brainstorming_trong_day_hoc_tieng_anh.docx
SKKN Áp dụng kỹ thuật Brainstorming trong dạy học Tiếng Anh cho học sinh Lớp 10 tại Trường THPT Trần.pdf