Sáng kiến kinh nghiệm Rèn kĩ năng nghe Tiếng Anh cho học sinh Trường Tiểu học Quang Trung
Trong xu thế toàn cầu hóa ngày nay, tầm quan trọng của tiếng Anh không thể phủ nhận và bỏ qua vì nó được dùng phổ biến ở mọi nơi trên thế giới. Cùng với sự phát triển của công nghệ, Y học, Kỹ thuật và Giáo dục… đó là những nơi mà tiếng Anh đóng vai trò quan trọng nhất.
Đặc biệt đối với một nước đang phát triển như Việt Nam, tiếng Anh đã được giảng dạy từ rất sớm cũng như nhiều người trẻ đã nhận thức được tầm quan trọng của nó vì những lý do như tìm được một công việc chất lượng cao, giao tiếp với thế giới bên ngoài, tiếp cận những nguồn khoa học mà mình đang theo đuổi. Đó cũng là lý do tại sao nhiều trường Đại học, Cao đẳng hiện nay tiến hành giảng dạy nhiều nội dung bằng tiếng Anh cũng như quy định chuẩn đầu ra ngoại ngữ (phổ biến là tiếng Anh) cho sinh viên tốt nghiệp ra trường.
Trên quan điểm cá nhân, nhìn chung mỗi người cần một ngôn ngữ chung, trong nhiều năm trước cũng như trong tương lai thì tiếng Anh vẫn là ngôn ngữ được sử dụng phổ biến nhất trên toàn thế giới. Vì lý do này, nếu muốn bắt kịp xu thế thời đại, sự tiến bộ và sự phát triển của công nghệ, sự đổi mới của thế giới… chúng ta phải biết tiếng Anh cho dù bạn ở tuổi nào.
Xã hội ngày càng phát triển, nhu cầu học hỏi để nâng cao kiến thức, giao lưu với các nước ngày càng cao. Muốn đạt được nhiều thành tựu trong quá trình hội nhập thì Tiếng Anh lại càng đóng một vai trò quan trọng.Hiện nay, việc dạy và học Tiếng Anh nhận được rất nhiều sự quan tâm chỉ đạo không chỉ của Bộ giáo dục và Đào tạo, nhà trường, phụ huynh mà cả các em học sinh.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Rèn kĩ năng nghe Tiếng Anh cho học sinh Trường Tiểu học Quang Trung

ile - Listening" vào các tình huống giao tiếp thực tế, có ý nghĩa. Sau khi nghe, học sinh cần thực hiện một số bài tập, các học sinh khác nghe rồi cho ý kiến nhận xét hoặc chữa bài cho bạn. Giáo viên cần phải kết hợp các kỹ năng khác để phát triển mở rộng thêm bài nghe như recall, write - it - up, discussion... Sau khi hoàn thành bài tập cho học sinh luyện tập theo cặp để có thể nhớ tốt và trả lời lưu loát mẫu câu hỏi về ngày tháng đã học. Sts A : What’s the date today ? Sts B : It’s the twentieth of October * Hướng dẫn học sinh biết cách nắm bắt thông tin chính của bài nghe. Để đạt được điều này học sinh cần có sự tập trung, chú ý quan sát, lắng nghe giáo viên để biết cách nắm bắt thông tin chính của bài nghe. Muốn làm được điều đó cần phải có những yếu tố sau: - Học sinh cần chủ động tìm hiểu các từ mới, cấu trúc và các câu hỏi hoặc thông tin có liên quan đến bài học để từ đó có thể nắm bắt được ý chính, trọng tâm của bài nghe. - Tự giác thực hiện các bài tập liên quan đến nội dung bài học khi được giáo viên yêu cầu. Mạnh dạn nêu ra những vấn đề hoặc các câu hỏi có liên quan đến bài học. - Chủ động sử dụng Tiếng Anh trong giao tiếp với bạn bè khi thực hành các bài tập, cũng như trao đổi thông tin cần thiết. Tóm lại, trong mọi hoạt động người giáo viên cần khuyến khích sự chủ động, tìm tòi của học sinh. Sự kết hợp nhịp nhàng giữa thầy và trò sẽ đóng góp một phần không nhỏ vào sự thành công của tiết dạy. Trong nội dung của chương trình Tiếng anh 4 phần nghe chủ yếu ở hai dạng bài tập: Listen and tick ; Listen and number. Chính vì vậy, để học sinh có thể cải thiện kĩ năng nghe và nghe tốt hơn bản thân tôi ngoài việc áp dụng tốt tiến trình dạy nghe trong các tiết học tôi luôn lồng ghép đầy đủ 4 kĩ năng : nghe, nói, đọc, viết trong mỗi tiết dạy. Ngoài ra tôi cũng áp dụng thêm một số thủ thuật, trò chơi tạo hứng thú cho học sinh khi học bộ môn Tiếng anh và cũng tăng thêm sự chú ý, lắng nghe của học sinh. * Ngôn ngữ cơ thể Nhiều người vẫn thường hay đùa giáo viên cấp 1 là một thầy giáo tổng thể, gần như là thế. Như từ đầu đến giờ tôi giới thiệu qua các thủ thuật thì chúng ta đã thấy: Nào là vẽ tranh, đọc mẫu, viết mẫu mà còn làm động tác, sử dụng ngôn ngữ cơ thể để biểu đạt: Tiếng con vật (chim, hổ, mèo...) hành động( nhảy, hát...). Học sinh sẽ đoán từ qua điệu bộ cử chỉ của người giáo viên hay có thể bắt chước vừa đọc, vừa làm điệu bộ. Thủ thuật này lôi cuốn toàn bộ các em tham gia bởi trẻ có cơ hội được thể hiện năng khiếu của mình. Qua đó giúp trẻ hình thành sự độc lập và sự tự tin. * Vỗ tay theo nhịp. Đây là một hình thức gần giống như thủ thuật “repitation drill”, với thủ thuật này trẻ cần tập trung cao độ, mắt nhìn và tai nghe để phản xạ nhanh lại theo yêu cầu của cô giáo. Giáo viên dùng những thẻ của bộ sách giáo khoa, giáo viên đưa thẻ (hình vẽ minh họa) và đọc từ tương ứng. Nếu từ giáo viên đọc là từ của hình vẽ thì học sinh đọc theo và vỗ tay, nếu từ giáo viên đọc không đúng với hình vẽ thì học sinh đọc to từ chúng tìm ra nhưng không vỗ tay. Như vậy tiết học sẽ trở nên sôi nổi và học sinh sẽ được củng cố từ vựng một cách hào hứng. * Tổ chức trò chơi “Về đích” Trong thủ thuật này tôi tổ chức cho cả lớp cùng hoạt động cùng theo dõi phần thực hành của bạn và của mình. Tôi đưa ra một mẫu câu, học sinh lần lượt đặt các câu tương tự nhưng người sau không được lặp lại ý của người trước. Người trước đề cập đến người sau, và người cuối cùng sẽ là người may mắn, được cả lớp cho một tràng pháo tay. Do đó tất cả đều phải thật sự lắng nghe để xem bạn nhắc đến ai và từ gì rồi qua đó người giáo viên đã giúp học sinh nhớ ngữ pháp, nhớ từ cũng như là rèn sự tập trung. Đồng thờirèn được cho học sinh 2 kĩ năng nghe, nói cùng một lúc. Ví dụ: Với mẫu câu:I can skip Sts A : I can swim Sts B : I can cook Sts C : I can sing Sts D : I can ....................... * Giúp trẻ thoải mái trong giờ học Hay nói cách khác là giúp trẻ say mê việc học, bằng cách lôi cuốn trẻ bằng những câu chuyện thú vị, những bài hát thường nghe. Giáo viên thường xuyên đọc những đoạn thơ Tiếng Anh mà trẻ thích cho trẻ nghe. Chú ý trước khi đọc giáo viên phải quảng bá tính hấp dẫn của đoạn thơ đó. Giáo viên gọi hai em đứng cách xa nhau đứng lên đọc lại mẫu đoạn thơ. Một em đọc câu thứ nhất, em kia đọc một câu thứ hai cho cả lớp nghe. Đôi khi có thể kết hợp một em học sinh cùng với giáo viên để gia tăng sự chú ý cho học sinh. Hãy để trẻ cùng vui chơi ca hát với tiếng Anh. Để trẻ nghe từng câu, từng câu trong bài hát Tiếng Anh và dạy trẻ hát lại câu hát đó. Nhũng bài hát ngắn gọn dễ nhớ và giải nghĩa tiếng Việt để trẻ hiểu. Việc dạy trẻ hát và nghe các bài hát Tiếng Anh rèn luyện kỹ năng nghe cho trẻ rất tốt, những phần luyến láy, ngân... Lồng ghép các bài hát Tiếng Anh vào trong những tiết dạy âm nhạc là rất thiết thực và thật sự có hiệu quả cao hơn khi học sinh học ở phòng chức năng . Ngoài ra tôi còn khuyến khích động viên các em nếu có thể tham gia thêm một vài hoạt động để tăng thêm nguồn kiến thức và tăng thêm khả năng nghe Tiếng anh của bản thân : Hãy thực hành Tiếng Anh ở bộ môn mà em yêu thích: Nếu em thích bóng đá, hãy đọc nhiều về chủ đề đó bằng Tiếng Anh.Làm việc đó, em sẽ đồng thời đạt được cả hai mục đích: nâng cao kiến thức và cải thiện khả năng dùng Tiếng Anh. Sự hứng thú của em đối với môn học đó sẽ giúp em nhớ từ vựng hơn, đọc hiểu tốt hơn và cảm thấy thân thiện với Tiếng Anh hơn. Hãy tham gia các nhóm học tập nhỏ: Kinh nghiệm cho thấy, những lớp học nhỏ với khoảng 10-15 em một lớp là điều kiện tốt để học tập. Nếu có thể, em sẽ cùng các bạn của mình tạo ra nhóm học tập nhỏ đó, để có thể giao lưu và thực hành nói Tiếng Anh một cách thoải mái. Khi cần thiết các em sẽ nhờ đến sự trợ giúp của các Thầy Cô giáo, hoạt động nói Tiếng Anh của các em sẽ hoàn thiện hơn rất nhiều. Hãy tham gia vào việc học từ vựng: Việc học từ vựng rất quan trọng, vì nếu các em muốn nghe nói chuyện một cách lưu loát mà lại không có nhiều vốn từ vựng thì có nghĩa là cuộc nói chuyện đó các em chưa thể chuyển hết ý mà mình muốn nói cho người nghe. Đôi khi lại xảy ra hiểu nhầm, và cuộc nói chuyện chắc chắn không thành công. Mỗi ngày các em có thể học từ 5-10 từ vựng, vậy trong một tháng các em đã có trong tay gần 300 từ, một năm các em có gần 3.600 từ. Đó là một con số đáng nể. Các em sẽ dùng từ vựng, kết hợp với các mẫu câu để có thể luyện nghe nói một cách tự tin hơn và hiểu biết hơn. c. Mối quan hệ giữa các giải pháp Khi đã đưa ra được một nội dung cụ thể để áp dụng trong quá trình dạy học nhằm phát huy tính tích cực, tự giác, sáng tạo và cải thiện kĩ năng nghe của học sinh thì bản thân tôi phải xác định việc gì cần phải làm để đạt được mục đích đề ra. Giáo viên cần sự lôi cuốn, thu hút học sinh vào nội dung bài nghe bằng các hình thức hoạt động, các kỹ thuật dạy nghe phù hợp cho từng giai đoạn của tiến trình dạy kĩ năng nghe. Vì thế khi có được tình huống cụ thể đưa vào áp dụng thì sẽ phải có hành động rõ ràng, thuyết phục tác động vào vấn đề nghiên cứu, có nghĩa là giải pháp nghiên cứu và biện pháp nghiên cứu đề tài của tôi luôn có mối quan hệ qua lại và chặt chẽ với nhau (điều đó được thể hiện cụ thể qua nội dung thực hiện giải pháp, biện pháp của đề tài nghiên cứu). Nếu đưa ra giải pháp hay mà không có biện pháp tốt thì kết quả cuối cùng sẽ bằng không. d. Kết quả khảo nghiệm, giá trị khoa học của vấn đề nghiên cứu, phạm vi và hiệu quả ứng dụng Sau khi áp dụng các phương pháp trên,tôi đã đạt được một số kết quả hết sức khả quan. Trước hết, những kinh nghiệm này rất phù hợp với chương trình, SGK mới. Học sinh có hứng thú học tập hơn, tích cực chủ động sáng tạo để mở rộng vốn hiểu biết, đồng thời cũng rất linh hoạt trong việc thực hiện nhiệm vụ lĩnh hội kiến thức và phát triển kỹ năng. Không khí học tập trong lớp luôn sôi nổi, nhẹ nhàng. Học sinh có cơ hội để khẳng định mình, không còn lúng túng, lo ngại khi bước vào giờ học. các tiết học trở nên sôi nổi, học sinh chủ động lĩnh hội tri thức, tham gia thực hành nhiều hơn, tự tin hơn. Đây chính là những nguyên nhân đi đến những kết quả tương đối khả quan trong đợt thu thập minh chứnggiữa học kỳ I năm học 2019-2020 ở kĩ năng nghe của học sinh thông qua bài nghe : Nội dung Kết quả Làm đúng hết 5 câu 8/31 hs Làm đúng 4 câu 7/31 hs Làm đúng 3 câu 10/31 hs Làm đúng 2 câu 5/31 hs Làm đúng 1 câu 1/ 31 hs Không làm đúng câu nào Không có em nào Ex : Review 1 – Listen and tick (Grade 4) Keys :1. b 2. b 3. b 4. c 5. A Tape script: 1. Linda: Good night, Mum. Mother: Good night, Linda. 2 Hoa: What's your name? Tony: My name's Tony. Hoa: What nationality are you? Tony: I'm Australian. 3. Mr Loc: Good morning, class. Class: Good morning, Mr Loc. Mr Loc: What day is it today? Boy: It's Thursday. 4. Girl: When's your birthday? Boy: It's on the first of September. 5. Boy: Who's that? Girl: It's my brother. Boy: What can he do? Girl: He can ride a bike. Và kết quả ở cuối kì I kĩ năng nghe của các e đã đạt được kết quả như sau : Nội dung Kết quả Làm đúng hết 12 câu 8/31 hs Làm đúng 10 câu 8/31 hs Làm đúng 8 câu 9/31 hs Làm đúng 6 câu 2/31 hs Làm đúng dưới 6 câu 4/ 31 hs Không làm đúng câu nào Không có em nào b a d c Question 1: Listen and number:(1 Mark) Question 2: Listen and tick:( P)(1 Mark ) 1. a b cc c a. . 6 TUESDAY 9 FRIDAY 8 THURSDAY 2 a b c 3 b . a b c 4 2. b c a 6 TUESDAY 8 THURSDAY 9 FRIDAY 2. b c a 6 TUESDAY 8 THURSDAY 9 FRIDAY 2. b c a 6 TUESDAY 8 THURSDAY 9 FRIDAY a b c . c Question 3: Listen and complete(1 Mark) Nam : Hi,Mai.Where’s Tom? Mai : He is (1) the classroom. Nam : What’s he (2) ? Mai : He’s reading . Nam : What are you(3) ? Tom : I’m reading a (4) . Nam : Let’s play football,Tom. Tom : Great idea Qua đây cho thấy được kĩ năng nghe của các em đã tăng lên đáng kể dù chỉ trong thời gian ngắn nhất là đối với đối tượng học sinh lớp 4a6 – một lớp nhiều học sinh chưa ham thích môn học Tiếng anh và rất sợ mỗi khi đến tiết Tiếng anh nhất là ở các bài học nghe các em thường không tự tin khi làm các bài tập nghe. Kết quả nghiên cứu này xác nhận rằng nâng cao khả năng nghe trong bộ môn Tiếng anh không chỉ giúp các em cải thiện kĩ năng nghe của mình mà qua đó đem lại cho các em hiệu quả trong việc học bộ môn Tiếng anh nói chung và các kĩ năng nói, đọc, viết nói riêng.Điều đáng mừng là các em học rất hào hứng, chờ đợi tiết học cho các em lòng yêu thích và ham mê bộ môn Tiếng Anh. III. PHẦN KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 1. Kết luận: Dạy và học ngoại ngữ là một quá trình lâu dài, tiếp cận và sử dụng thành thạo nó không phải là điều đơn giản. Nhưng với hy vọng là làm sao phát huy được tính tích cực, chủ động của học sinh và tạo mọi điều kiện để giúp học sinh thực hành tốt các kỹ năng là điều mà mọi người giáo viên chúng ta mong muốn đạt được. Kỹ năng nghe tuy khó nhưng nếu chúng ta nắm vững phương pháp cũng như thực hiện tốt các thủ thuật thì sẽ góp phần làm cho lớp học thêm sôi nổi, tạo nhiều hứng thú cho học sinh. Mỗi người có một suy nghĩ, mỗi giáo viên có một phong cách lên lớp. Song tôi nghĩ dù phương pháp nào đi nữa cũng đều có một mục đích chung là truyền thụ cho các em học sinh đúng, đủ kiến thức giúp các em hiểu bài và khắc sâu kiến thức một cách nhanh nhất. Thông qua việc nghiên cứu đề tài này, bản thân tôi đã tìm ra được phương pháp dạy kĩ năng nghe đạt hiệu quả, giúp học sinh học tập có kết quả tốt. Để có được một tiết dạy kĩ năng nghe có hiệu quả đòi hỏi mỗi người giáo viên phải có kế hoạch, chuẩn bị thật chu đáo cho tiết dạy của mình. Tôi đã áp dụng có hiệu quả và hết sức hữu hiệu với tất cả các em học sinh có học Tiếng Anh ở trường Tiểu Học Quang Trung và có thể nhân rộng ra tất các khối lớp học Tiếng Anh ở bậc tiểu học ở các trường khác trong Thị xã Buôn Hồ. Đây là một vài ý kiến nhỏ của tôi về việc rèn kĩ năng nghe vào trong giờ học Tiếng Anh các khối lớp của trường Tiểu Học Quang Trung nói chung và thực tế ở lớp 4a6 nói riêng đã đạt kết quả chuyển biến rõ rệt . Đó cũng là ý kiến chủ quan của cá nhân tôi nên không tránh khỏi những hạn chế. Tôi rất mong được sự đóng góp ý kiến, trao đổi từ đồng chí, đồng nghiệp để bản thân tôi ngày một tiến bộ hơn, hoàn thiện hơn và đề tài đạt hiệu quả cao nhất góp phần vào công cuộc giáo dục và đào tạo thế hệ trẻ, nhiều tiếng nước ngoài đến gần với các em, thâm nhập vào cuộc sống và trở thành công cụ giao tiếp hữu hiệu và đem lại nhiều thành công. Qua đó, tích lũy được thêm nhiều kinh nghiệm giảng dạy và nghệ thuật dạy học đạt kết quả cao nhất đáp ứng được yêu cầu giáo dục trong giai đoạn hiện nay. 2. Kiến nghị: * Đối với nhà trường: - Cần trang bị phòng học ứng dụng công nghệ thông tin, phòng nghe - nhìn, tranh ảnh. * Đối với tổ Tiếng Anh: Thường xuyên tổ chức chuyên đề hội giảng, hội thảo về các phương pháp dạy học để giáo viên học hỏi và vận dụng. An Bình, ngày 20 tháng 2năm 2020 Người viết Phạm Thanh Hoàng NHẬN XÉT ĐÁNH GIÁ CỦA HỘI ĐỒNG CHẤM SKKN CẤP TRƯỜNG ....................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................... TÀI LIỆU THAM KHẢO 1-Sách giáo khoa Tiếng Anh 3,4,5 2-Tạp chí Giáo dục và thời đại 3-Tài liệu bồi dưỡng thường xuyên chu kỳ III 4- Lesson Planning Classroom Assessment & Testing (Lª Thïy Linh (2006)) 5. Bồi dưỡng phương pháp dạy tiếng Anh, NXB Giáo dục (Phạm Phương Luyện – Hoàng Xuân Hoa). 6.Bồi dưỡng phương pháp dạy tiếng Anh, NXB Giáo dục ( Phạm Phương Luyện – Hoàng Xuân Hoa) MỤC LỤC I/ PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lý do chon đề tài 1 2. Mục tiêu nhiệm vụ của đề tài 2 3. Đối tượng nghiên cứu 2 4. Giới hạn phạm vi nghiên cứu 2 5. Phương pháp nghiên cứu 2 II/ PHẦN NỘI DUNG 1. Cơ sở lí luận 3 2. Thực trạng vấn đề nghiên cứu 3- 4 3. Nội dung và hình thức của giải pháp........................................................5-18 III. PHẦN KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ 1. Phần kết luận 19 2. Phần kiến nghị 20 IV.TÀI LIỆU THAM KHẢO 21
File đính kèm:
sang_kien_kinh_nghiem_ren_ki_nang_nghe_tieng_anh_cho_hoc_sin.docx