Sáng kiến kinh nghiệm Phát triển kỹ năng giao tiếp Tiếng Anh cho học sinh THCS
Việt Nam là một nước thành viên của Hiệp Hội Các Quốc Gia Đông Nam Á - ASEAN và đang tiếp tục thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Nước ta cũng đã gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới - WTO nên Tiếng Anh là phương tiện giao tiếp cần thiết, hữu hiệu, là chiếc cầu nối không thể thiếu để Việt Nam có thể hòa nhập với các nước bè bạn trên toàn thế giới.
Nói tốt Tiếng Anh cũng là cách tốt nhất để chúng ta tiếp cận được với tri thức, văn hóa, khoa học công nghệ tiên tiến của nhân loại. Nhưng để đạt được thành quả nào thì chúng ta đều phải có xuất phát điểm của nó, mỗi chúng ta phải có vốn kiến thức cơ bản. Vì vậy, điều mà tôi quan tâm là phải đào tạo các em học tốt môn Tiếng Anh ngay từ khi còn ngồi trên ghế nhà trường ở bậc THCS. Mỗi môn học đều có đặc thù riêng, đối với môn tiếng Anh thì cả 4 kỹ năng nghe (Listening skill), nói (Speaking skill), đọc (Reading skill); viết (Writing skill) đều quan trọng nhưng điều mà chúng ta cần lưu ý hơn cả vẫn là kỹ năng nói vì mục đích chính của Tiếng Anh cho học sinh là làm thế nào để các em có thể giao tiếp hàng ngày bằng những kiến thức đơn giản nhất đã được tiếp thu ở trường. Để giúp học sinh có thể giao tiếp được thì chỉ bằng cách thông qua kỹ năng nói và đặc biệt là phần “Speaking” để gây hứng thú cho học sinh không những phát triển được khả năng giao tiếp mà còn bổ trở đắc lực cho các kỹ năng khác, cũng như tạo một tiền đề vững chắc cho vốn kiến thức của các em trong những năm học tiếp theo.
Đã nhiều năm nay, Tiếng Anh đã được đưa vào dạy bắt buộc trong các trường THCS và THPT. Ngoài ra Tiếng Anh đã được đưa vào dạy ở các trường Tiểu học. Chương trình Tiếng Anh THCS được xây dựng theo quan điểm chủ điểm (Thematic approach) và đường hướng giao tiếp. Các chủ điểm trong chương trình Tiếng Anh THCS được phân thành các chủ đề cụ thể liên tục tái sử dụng và dần dần mở rộng theo nguyên tắc xoáy ốc giúp HS luôn được củng cố và phát triển nội dung kiến thức và kỹ năng ngôn ngữ đã học. Các kỹ năng được luyện tập phối hợp trong nhiều dạng bài giúp học sinh phát triển kỹ năng nghe- nói – đọc – viết, qua đó nâng cao năng lực sử dụng ngôn ngữ nói chung.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Phát triển kỹ năng giao tiếp Tiếng Anh cho học sinh THCS

c. Ví dụ 9: (Xem phần minh họa) + Trò chơi 2: Mapped Dialogue Cách chơi: Học sinh chơi theo cặp hoặc theo nhóm, giáo viên in vào phiếu học tập và phát cho học sinh, nếu cặp nào hoặc nhóm nào điền xong trước sẽ được quyền lên nói to trước lớp và nói đúng ngữ pháp sẽ là người chiến thắng. Ví dụ 10: (Xem phần minh họa) - Học sinh sẽ dựa vào những cấu trúc đã học và dựa vào những dữ liệu cho sẵn để tư duy và thực hành thành một đoạn hội thoại như sau: S1: What do you like about their nomadic life? S2: The children learn to ride a horse. S1: And what don’t you like about it? S2: They can’t live permanently in one place * Trò chơi 3: Đối mặt (Facing game) + Cách chơi: Trò chơi này dựa trên một gameshow trên truyền hình. Học sinh đứng theo hình vòng tròn. Giáo viên / học sinh sẽ chọn một chủ đề nhất định và mỗi học sinh sẽ có vài giây để đọc to một từ hay cụm từ liên quan đến chủ đề đã chọn. Nếu em nào không thể đưa ra câu trả lời của mình, em đó sẽ bị loại và trò chơi sẽ tiếp tục. Người thắng cuộc sẽ là em học sinh duy nhất còn lại. Ví dụ 11: (Xem phần minh họa) + Trò chơi 4: Chinese whisper: - Trong trò chơi này giáo viên sẽ mời hai hoặc ba nhóm mỗi nhóm khoảng 5 em xếp thành hàng dọc. Giáo viên viết một câu Tiếng Anh cho bạn đứng đầu mỗi hàng đọc thầm, sau đó bạn ấy sẽ “thì thầm” lại câu đó vào tai bạn đứng tiếp theo,... Đến bạn cuối cùng nói thầm lại với giáo viên câu mình nghe được. Giáo viên kết luận là câu có đúng với câu cô đã nói hay không. Đội nào nói đúng là đội giành chiến thắng. Ví dụ 12: (Xem phần minh họa) + Trò chơi 5: Chiếc nón kỳ diệu (Bài giảng điện tử Powerpoint) Ví dụ 13: (Xem phần minh họa) * Một số điều cần lưu ý khi dạy thực hành nói thông qua các trò chơi. - Yêu cầu học sinh nhắc lại mẫu câu trước khi thực hành. - Giáo viên đưa ra luật chơi và khẩu lệnh rõ ràng. - Giáo viên thực hành mẫu với 1 học sinh khá hoặc giỏi - Cung cấp các hình ảnh gần gũi với cuộc sống hàng ngày, nên sử dụng những từ ngữ đã học hoặc trong phạm vi bài đang học. Mở rộng chủ đề nói ở phần “Post- speaking” để phát huy năng lực của một số học sinh khá và giỏi. 2.5. Kiểm tra nói Tiếng Anh thông qua các trang “Mạng xã hội”. Để tạo điều kiện cho các em học sinh có năng lực nói khác nhau: Giỏi-Khá-Trung bình và Yếu đặc biệt là các em có khả năng nói Tiếng Anh Trung bình và Yếu thì tôi thường để các em tự quay lại bài/phần thi nói của mình ở nhà và gửi cho giáo viên thông qua các trang mạng xã hội như: Facebook, Zaro, Email, vv. Với hình thức này giáo viên giúp những học sinh nhút nhát, học sinh có năng lực nói Tiếng Anh Trung bình và Yếu tự tin hơn đồng thời giáo viên có thể chấm bài, gửi nhận xét kết quả cho từng học sinh tại nhà nhằm tiết kiệm thời gian trên lớp và lựa chọn giới thiệu những bài/phần thi nói xuất sắc nhất trước lớp. * Đối với những học sinh còn lại mà không có điều kiện sử dụng các trang mạng xã hội thì tôi thường kiểm tra trực tiếp trước lớp. Ví dụ 14: (Xem phần minh họa) IV. Hiệu quả của SKKN Qua việc chú trọng “Phát triển kỹ năng giao tiếp Tiếng Anh cho học sinh THCS”. Rèn kĩ năng nói và tạo môi trường nói Tiếng Anh cho học sinh. Khả năng nói Tiếng Anh của các em có nhiều chuyển biến. Số học sinh khá, giỏi môn Tiếng Anh đã tăng lên đáng kể. Từ chỗ các em hầu như không biết diễn đạt ý của mình bằng Tiếng Anh thì nhiều em đã có thể hội thoại với nhau theo chủ điểm đã học. Những em khá giỏi có thể giao tiếp bằng Tiếng Anh trong những tình huống cụ thể hàng ngày tương đối tốt. Không những kỹ năng nói của học sinh được hoàn thiện hơn mà các kỹ năng nghe - đọc - viết cũng tiến bộ rất nhiều. * Kết quả đạt được cụ thể có so sánh đối chứng: a. Số liệu điều tra trước khi thực hiện đề tài. Lớp HS được KS Giao tiếp tốt Giao tiếp khá Giao tiếp Tr.bình Giao tiếp yếu/kém SL % SL % SL % SL % 6A 36 1 2,8 5 13,9 18 50,0 12 33,3 8A 38 1 2,6 4 10,5 20 52,6 13 34,3 b. Số liệu điều tra sau khi thực hiện đề tài. Lớp HS được KS Giao tiếp tốt Giao tiếp khá Giao tiếp Tr.bình Giao tiếp yếu/kém SL % SL % SL % SL % 6A 36 8 22,2 20 55,6 8 22,2 0 0,0 8A 38 7 18,4 14 36,8 16 42,2 1 2,6 C. KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ I. Bài học kinh nghiệm: Giúp học sinh phát triển khả năng giao tiếp là cả một quá trình rèn luyện, dần dần từng bước từ dễ đến khó, từ đơn giản đến phức tạp hình thành thói quen sử dụng Tiếng Anh hàng ngày đòi hỏi phải có sự tham gia tích cực từ hai phía: Thầy và trò. Qua quá trình giảng dạy và thực nghiệm tôi rút ra một số bài học kinh nghiệm như sau: 1. Về phía giáo viên: - Đổi mới phương pháp giảng dạy theo hướng phát triển năng lực của học sinh, chú trọng việc sử dụng Tiếng Anh trong lớp của giáo viên và học sinh nhằm rèn luyện khả năng nghe nói của học sinh. - Sử dụng tối đa từ vựng và cấu trúc câu đã dạy đưa vào các tình huống giao tiếp trong và ngoài lớp - Sử dụng Tiếng Anh cân đối trong lớp học, cố gắng tạo ra không khí của một “English Classroom”. - Tích cực tự học và áp dụng các kiến thức chuyên môn và phương pháp trong các đợt tập huấn do Sở và Phòng GD&ĐT tổ chức. - Đầu tư thời gian, công sức nghiên cứu bài chu đáo, dự kiến những tình huống giao tiếp nảy sinh trong tiết dạy.Vận dụng phương pháp phù hợp. - Xác định đúng vai trò của giáo viên trong từng giai đoạn của tiết dạy nói. - Tích cực đầu tư thời gian, công sức tạo môi trường, cơ hội để học sinh được thể hiện khả năng giao tiếp bằng Tiếng Anh của mình trong mọi tình huống. - Thường xuyên quan tâm, động viên, khích lệ tinh thần say mê học tập của học sinh. Gần gũi, thân mật và tâm lý với học sinh. Trân trọng và đánh giá đúng mức khả năng mở rộng và sáng tạo của học sinh. 2. Về phía học sinh: - Chăm chỉ học từ vựng, mẫu câu, tích cực tham gia vào các hoạt động học tập trong giờ học. Mạnh dạn, tự tin, chủ động trong giao tiếp. Khi nói cần nói rõ ràng, phát âm chuẩn, không sợ mắc lỗi. - Có ý thức tự học và tinh thần học hỏi, tiếp thu sự góp ý của thầy cô và bạn bè trong quá trình học tập. II- Ý nghĩa của đề tài: Việc nâng cao hiệu quả giờ dạy “Speak”, rèn kỹ năng nói và phát triển kỹ năng giao tiếp cho học sinh đóng một vai trò quan trọng trong việc giúp người học đạt được mục tiêu của việc học ngoại ngữ. Kỹ năng nói tốt sẽ thúc đẩy sự phát triển các kỹ năng nghe, đọc và viết. Việc tạo môi trường nói Tiếng Anh cho học sinh góp phần tích cực trong việc kích thích phát triển tư duy của học sinh, gây hứng thú và tạo cơ hội để học sinh được nói Tiếng Anh nhiều hơn, trôi chảy hơn. III- Khả năng áp dụng. Đề tài này có thể áp dụng rộng rãi với tất cả giáo viên dạy Tiếng Anh ở các nhà trường, các khối lớp. Việc sinh hoạt nhóm nói Tiếng Anh có thể áp dụng cho việc sinh hoạt theo đơn vị lớp, nhưng ngoại khóa sân chơi Tiếng Anh có thể thực hiện theo từng lớp, khối, hoặc toàn trường. IV- Khuyến nghị. Mọi tìm tòi về lý thuyết chỉ có ý nghĩa thiết thực khi được vận dụng trong thực tiễn. Do vậy để đề tài này có tính khả thi cao hơn tôi xin kiến nghị với các cấp quản lý một số vấn đề như sau: - Sở giáo dục, Phòng giáo dục thường xuyên mở các đợt chuyên đề bồi dưỡng tạo điều kiện để giáo viên được trao đổi kinh nghiệm và học hỏi lẫn nhau. - Nhà trường tạo điều kiện về thời gian, kinh phí động viên cho giáo viên và học sinh tham gia các hoạt động sinh hoạt nhóm cũng như ngoại khóa sân chơi Tiếng Anh. Đề tài “Phát triển kỹ năng giao tiếp Tiếng Anh cho học sinh THCS” là một đề tài tương đối mở, còn rất nhiều vấn đề cần tiếp tục bổ sung. Tôi rất mong nhận được nhiều ý kiến đóng góp của đồng nghiệp để đề tài SKKN của tôi được được hoàn thiện, phong phú hơn. Tôi xin trân trong cảm ơn! Tôi xin cam đoan đây là bản SKKN do tôi viết, không sao chép của ai. Nếu sai tôi hoàn toàn chịu trách nhiệm. D. CÁC VÍ DỤ MINH HỌA Ví dụ 1: Unit 5: Festivals in Viet Nam - Skills 1, Speaking (Tiếng Anh 8) Ví dụ 2: Unit 3: Peoples of Viet Nam - Skills 1, Speaking P.32 (Tiếng Anh 8) Bước 1: Học sinh biết dụng được những từ khóa và dàn ý để hình thành bài nói (đã làm rõ ở phần Introductory activities) - Population: about 74.500 - Regions: Quang Binh, Quang Tri, Thua Thien – Hue - Language: Mon- Khmer group - Production activities: growing rice, terraced fields, racing cattle and poultry - Festivals: ceremony held before sowing seeds Bước 2: Từ những gợi mở ở bước 1 trên học sinh sẽ hiểu họ phải nói về nội dung gì, sử dụng mẫu câu, từ gợi ý như thế nào để tư duy và hình thành ngôn ngữ của chính mình ở phần Main activities (While- Speaking) như sau: The Bru- Van Kieu have a population of about seventy- four thousand five hundred people living in the provinces of Quang Binh, Quang Tri and Thua Thien - Hue. The Bru- Van Kieu language belongs to Mon- Khmer group. The Bru- Van Kieu are experienced farmers Ví dụ 3: Unit 3: Cities of the world – Skills 1, Speak – P. 32 (Tiếng Anh 6) Ví dụ 4: T: Good morning, everybody ! How are you today ? Ss: Good morning, Mr. C ! We’re fine, thank you. How are you ? T: I’m fine. Thanks. Ví dụ 5: T: Would you like to play a game? Ss: Yes. T: Let’s play the game “Slap the board” – Ok! Ss: Ok! T: Four boys and four girls, please! Now, any volunteers? Raise your hand! Sau khi chọn được hai đội tôi sử dụng một số câu ra lệnh đơn giản khác. Ví dụ 6: T: Are you ready? Ss: Yes. T: Now, let’s begin “one, two, three” Ví dụ 7: Trong buổi sinh hoạt chủ đề 1 của khối lớp 8: (Sau unit 1), tôi tổ chức cho học sinh sinh hoạt “ Talk about leisure activities” giúp học sinh rèn luyện thành thạo nội dung nói liên quan đến chủ đề. Trước buổi sinh hoạt: nhắc nhở các em ôn lại các cách nói thuộc chủ điểm các em đã được hoc: - List some leisure activities. - Talk about their favourite leisure activities. - Talk about good and bad sides of leisure activities Trong buổi sinh hoạt : - Giáo viên giới thiệu mục đích, yêu cầu của buổi sinh hoạt - Nêu chủ đề mà các em sẽ nói trong buổi sinh hoạt. - Gợi mở nhanh những cấu trúc cơ bản đã học có thể dùng trong buổi sinh hoạt. - Chia nhóm: 4- 6 em 1 nhóm, trong mỗi nhóm có em giỏi, khá, trung bình, yếu để các em tăng cường tinh thần đoàn kết và giúp đỡ nhau trong học tập. - Mời 1 nhóm làm mẫu cùng cô giáo. - Hướng dẫn các em làm từ dễ đến khó, em yếu có thể nói câu ngắn, câu đơn giản, hoặc chỉ cần nói về một mảng, một khía cạnh là được. Em khá hơn có thể xâu chuỗi chủ đề, hoặc mở rộng chủ đề. - Khi các nhóm sinh hoạt, giáo viên quan sát và giúp đỡ nếu các em có nhu cầu hỏi và muốn mở rộng thêm. Cứ như vậy sau mỗi chủ điểm tôi lại cho các em sinh hoạt Nhóm nói Tiếng Anh một lần. Như vậy mỗi năm các em được sinh hoạt nhóm ít nhất là 5 lần. Mỗi lần tôi bổ sung thêm trò chơi hoặc thay đổi hình thức sinh hoạt một chút. Cách làm này tạo không khí vui tươi, phấn khởi cho HS, thu hút các em tham gia Nhóm một cách tự nhiên, không bị gò ép. Sau đây tôi xin cụ thể hóa về nội dung các buổi sinh hoạt Nhóm nói Tiếng Anh đã làm: Ví dụ 8: Unit 7: Recipes and eating habits - Communication-a4 (Tiếng Anh 9) Ví dụ 9: Unit 9 Natural diasters - Skills 1. Speaking P.32 (Tiếng Anh 8) Ví dụ 10: Unit 2: Life in the countryside - Skills 1- Speaking (Tiếng Anh 8) Ex4. Work in pairs interview your partner to find out what he/ she (doesn’t) like about the life of the nomads. - Học sinh thực hành mẫu câu Student 1 Student 2 What do you like about their nomadic life? Well, What don’t you like about it ? They. What about you? I like... Ví dụ 11: Unit 1 Leisure activities – Looking back P.14 (Tiếng Anh 8) Choose from the leisure activities in this unit- Explain why you think so: - One activity you think is fun/ boring/ exciting - One activity you think is good for physical health/ mental health Ví dụ 12: Unit 6 Folktales – Speaking P.64 P.14 (Tiếng Anh 8) - GV viết 1 câu bất kỳ có liên quan đến chủ đề của bài học ra một tờ giấy T: Thanh Giong helped Emperor Hung Vuong, the sixth defeat the enermy S1: Thanh Giong helped Emperor Hung Vuong, the sixth defeat the enermy S2: Thanh Giong helped Emperor Hung Vuong, the sixth defeat the enermy S3: Ví dụ 13: Unit 12 Life on the others planets-Speaking P.64 (Tiếng Anh 8) - Giáo viên ký hiệu số 1,2,3,4,5,6 tương ứng với cá từ food, drink, sleep - Các đội sẽ lần lượt chọn các số để quay, nếu vào ô phần thưởng đội chơi sẽ được cộng điểm mà không phải đặt câu, nếu vào ô có các từ xuất hiện food, drink, sleep đội chơi phải đặt câu hỏi và trả lời với các từ ấy( nếu đặt câu hỏi và trả lời đúng đội chơi ghi được điểm) VD: Ô số 5 xuất hiện tử “food” .Học sinh đặt câu hỏi và trả lời: S1: What kinds of food do you eat? S2: Well, we eat things like rice, bread.. - Khi các ô được mở hết ra, đội nào nhiều điểm hơn thì chiến thắng. Còn rất nhiều cách tổ chức trò chơi cho học sinh, song tôi chỉ giới thiệu những thủ thuật mà tôi thường xuyên vận dụng trong tiết học speaking và cảm thấy đạt hiệu quả đối cao. 1 3 2 7 6 5 4 Ví dụ 14: E. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. The English language Teacher’s Handbook. 2. Teacher’s book and text books. 3. Practice techniques for language teaching. 4. Teaching English to adolescents. 5. Hướng dẫn thực hiện chuẩn kiến thức kỹ năng môn Tiếng Anh THCS. 6. Dạy học Tiếng Anh theo định hướng phát triển năng lực của học sinh. MỤC LỤC Trang A. ĐẶT VẤN ĐỀ 1 I. Lý do chọn đề tài 1 II. Thời gian, phạm vi và đối tượng thực hiện đề tài 3 III. Phương pháp nghiên cứu đề tài 3 IV. Mục đích của nghiên cứu đề tài 3 V. Điểm mới trong kết quả nghiên cứu 3 B. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ 4 I. Cơ sở lý luận của vấn đề nghiên cứu 4 1. Giai đoạn 1 : Introductory activities (Pre- Speaking) 4 2. Giai đoạn 2 : Main activities (While- Speaking) 5 3. Giai đoạn 3: Post activities (Post – Speaking) 5 II. Thực trạng khi nghiên cứu 5 III. Các biện pháp tiến hành 6 1. Nâng cao hiệu quả giờ dạy “Speaking” 6 1.1. Xác định mục tiêu bài dạy: 6 1.2. Xác định vai trò của giáo viên trong từng giai đoạn của tiết dạy “Speaking” 6 2. Tạo môi trường nói Tiếng Anh cho học sinh 8 2.1. Thường xuyên sử dụng Tiếng Anh trong tiết dạy 8 2.2. Tổ chức cho học sinh sinh hoạt Nhóm nói Tiếng Anh 9 2.3. Tổ chức ngoại khóa Tiếng Anh 9 a- Lên kế hoạch sinh hoạt Dự án mở rộng 9 b- Chuẩn bị cho buổi sinh hoạt Dự án mở rộng 10 c- Tiến trình và cách thức tiến hành 10 2.4. Một số trò chơi được áp dụng để tạo hứng thú trong giờ dạy nói 11 a- Trò chơi 1. Lucky number.(Bài giảng điện tử Powerpoint) 11 b- Trò chơi 2: Mapped Dialogue 11 c- Trò chơi 3: Đối mặt (Facing game) 11 d- Trò chơi 4: Chinese whisper 11-12 e- Trò chơi 5: Chiếc nón kỳ diệu. (Bài giảng điện tử Powerpoint) 12 2.5. Kiểm tra nói Tiếng Anh thông qua các trang “Mạng xã hội” 12 IV. Hiệu quả của SKKN 12-13 C. KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 13 I. Bài học kinh nghiệm 13-14 II. Ý nghĩa của đề tài 14 III. Khả năng ứng dụng 14 IV. Khuyến nghị 14-15 D. CÁC VÍ DỤ MINH HỌA 16-22 E. TÀI LIỆU THAM KHẢO 23 Ý KIẾN NHẬN XÉT ĐÁNH GIÁ VÀ XẾP LOẠI CỦA HỘI ĐỒNG KHOA HỌC CƠ SỞ Ngày .. tháng ... năm 2020 Chủ tịch Hội đồng (Ký tên, đóng dấu) ĐÁNH GIÁ VÀ XẾP LOẠI CỦA HỘI ĐỒNG KHOA HỌC NGÀNH GIÁO DỤC HUYỆN Ngày .. tháng ... năm 2020 Chủ tịch Hội đồng (Ký tên, đóng dấu)
File đính kèm:
sang_kien_kinh_nghiem_phat_trien_ky_nang_giao_tiep_tieng_anh.docx