Sáng kiến kinh nghiệm Phát triển kĩ năng nói Tiếng Anh cho học sinh Lớp 4 qua hoạt động Project
“Biết Tiếng Anh là một lợi thế – Biết Tiếng Anh để không bị lạc lõng trong xã hội” – đó là câu nói mà EIV Education nghe được từ một khách hàng đã trải nghiệm những điểm bất lợi khi không thể sử dụng Tiếng Anh giao tiếp lưu loát. Như chúng ta đã biết Tiếng Anh hiện nay là ngôn ngữ nước ngoài được sử dụng ở hầu hết các nước trên thế giới. Ngoài nước Anh, Mỹ thì có đến trên 60 quốc gia lựa chọn tiếng Anh là ngôn ngữ chính thức hoặc ngôn ngữ mẹ đẻ thứ 2. Dù đến quốc gia nào, chỉ cần bạn biết Tiếng Anh là bạn có thể giao tiếp với mọi người trên thế giới. Đồng thời khi biết Tiếng Anh thì bạn có cơ hội rộng mở để tìm kiếm một công việc tốt với nguồn thu nhập cao.
Ngày nay hệ thống giáo dục của Việt Nam đã đưa tiếng Anh là môn học bắt buộc trên ghế nhà trường từ những năm tiểu học. Các em được tiếp cận và làm quen với Tiếng Anh từ khối lớp 1,2,3,4 và 5. Các em được học bốn kĩ năng: nghe, nói, đọc, viết. Trong đó học sinh gặp khá nhiều khó khăn ở hai kĩ năng nghe và nói. Đặc biệt là với các em học sinh ở trường tôi, các em đa phần còn khá rụt rè, nhút nhát, ngại giao tiếp Tiếng Anh với thầy cô và các bạn. Vì vậy giáo viên cần tìm những phương pháp dạy học thích hợp để lôi cuốn, thu hút các em vào bài học, đồng thời khuyến khích các em sử dụng Tiếng Anh nhiều hơn trong mỗi tiết học.
Chính vì vậy khi được tiếp cận với phương pháp dạy học theo dự án, tôi nhận thấy đây là một phương pháp dạy học tiên tiến, phát huy được tính độc lập, tự chủ, sáng tạo của học sinh và phù hợp với xu hướng đổi mới phương pháp đánh giá kiểm tra, phương pháp dạy học ngoại ngữ.
Ở Việt Nam hiện nay, việc sử dụng phương pháp dạy học dự án để đánh giá kĩ năng nói cho học sinh đối với môn Tiếng Anh đã được triển khai, được đông đảo giáo viên, học sinh đón nhận và bước đầu thu được những kết quả tích cực. Tuy nhiên, dạy học dự án cũng còn bộc lộ những hạn chế cần phải được hoàn thiện để việc triển khai có hiệu quả sâu rộng góp phần nâng cao chất lượng dạy và học bộ môn này. Bản thân tôi cùng các đồng nghiệp những năm trước đây đã vận dụng phương pháp dạy học dự án và thấy rằng nó có nhiều ưu điểm đồng thời cũng có những khó khăn, trăn trở. Giáo viên cần chuẩn bị những gì trước một giờ dạy học dự án? Làm thế nào để các em học sinh có được một dự án thực sự có giá trị? Những tiêu chí đánh giá một dự án học tập của học sinh là gì?
Trong quá trình nghiên cứu tôi thấy phần Project của Sách Tiếng Anh lớp 4 có nhiều nội dung phù hợp để triển khai dạy học theo dự án. Đó là lý do tôi chọn đề tài sáng kiến kinh nghiệm: “Phát triển kĩ năng nói Tiếng Anh cho học sinh lớp 4 qua hoạt động Project.”
Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Phát triển kĩ năng nói Tiếng Anh cho học sinh Lớp 4 qua hoạt động Project

hanks for your listening. Sản phẩm của học sinh lớp 4B vẽ 4. Giải pháp 4: Cách triển khai dự án nhỏ theo nhóm tại nhà. Bước 1: Giáo viên giới thiệu mục đích của dự án. Bước 2: Hướng dẫn và tổ chức cho học sinh thực hiện dự án sau khi học xong Leson 3 theo nhóm tại nhà, hình thức hoạt động nhóm giống với trên lớp. Giáo viên chia nhóm, phân công nhóm trưởng phân công nhiệm vụ cụ thể đối với các thành viên trong nhóm. Các thành viên trong nhóm phải được chia đồng đều từng thành viên có lực học tốt, khá và yếu để giúp đỡ hoạt động nhóm có hiệu quả. Hướng dẫn học sinh lựa chọn địa điểm làm nhóm phù hợp về khoảng cách địa lý, các em gần nhà nhau có thể nhóm lại với nhau, các thành viên trong nhóm phải tuân thủ thời gian và yêu cầu mà nhóm đưa ra, đặc biệt phải bảo đảm an toàn cho từng cá nhân. Giáo viên đưa ra thời hạn nộp dự án, kiểm tra tiến độ thực hiện, hướng dẫn ngay khi học sinh có thắc mắc. Bước 3: Tổ chức cho học sinh thuyết trình trước lớp bằng bài thuyết trình hoặc đóng kịch. Các nhóm đánh giá và nhận xét. Hướng dẫn học sinh sử dụng tiếng Anh trong việc trình bày ý tưởng của mình. Ví dụ 1: Unit 15: My family’s weekends – Lesson 3 - Project: My family’s weekend activities. - Mục tiêu: Giúp cho học sinh sử dụng tiếng Anh trong lúc trình bày lại trước lớp và hợp tác trong khi làm việc theo nhóm. - Hoạt động: giáo viên cho học sinh hoàn thành một worksheet về các thành viên trong gia đình của em làm các hoạt động gì vào cuối tuần. - Trình tự: 1) Giới thiệu mục đích bài tập. 2) Hướng dẫn và tổ chức cho học sinh thực hiện dự án tại nhà. 3) Chia nhóm, phân công nhiệm vụ. Tổ chức cho học sinh giới thiệu sản phẩm và thuyết trình trước lớp. Khuyến khích học sinh trả lời câu hỏi với những sản phẩm tiêu biểu. Học sinh tự nhận xét, nhận xét nhóm và giáo viên nhận xét. Giáo viên đánh giá học sinh dựa trên các tiêu chí đã đề ra. Tiến hành tự nhận xét, nhận xét của các bạn và giáo viên nhận xét. Hướng dẫn học sinh nói trước lớp: Hello. My name’s ..... On Sundays, my father goes to the sswimming pool. He swims. My mother goes to the bakery. She buys some bread. My sister goes to the gift shop. She buys a hat. Thanks for your listening. Hình ảnh worksheet Ví dụ 2: Unit 16: Weather – Lesson 3 - Project: My weather chart - Mục tiêu: Giúp cho học sinh sử dụng tiếng Anh trong lúc trình bày lại trước lớp và hợp tác trong khi làm việc theo nhóm. - Nội dung: Giáo viên chuẩn bị một chart về thời tiết, học sinh làm việc theo cặp hoặc nhóm vẽ về thời tiết ở các tỉnh, thành phố và sau đấy trình bày thông tin đã chuẩn bị. - Hoạt động: Học sinh làm việc theo nhóm: Trao đổi thông tin cho nhau để đọc. Hai hoặc ba học sinh sẽ thay phiên trình bày nội dung đã chuẩn bị mà không nhìn vào giấy. - Trình tự: 1) Giới thiệu mục tiêu của hoạt động. 2) Đưa ra gợi ý và tổ chức chức cho học sinh trao đổi thông tin và trình bày trong nhóm. 3) Hướng dẫn học sinh thiết kế bảng thời tiết của các tỉnh hoặc thành phố theo nhóm tại nhà, chú trọng sử dụng ý tưởng và hình ảnh minh họa hợp lí, bắt mắt. Chia nhóm, phân công nhiệm vụ. Tổ chức cho học sinh trưng bày sản phẩm và trình bày trước lớp. Học sinh tự nhận xét, nhận xét chéo lẫn nhau và giáo viên nhận xét. Giáo viên đánh giá dự án thông qua các tiêu chí đã đề ra. Hướng dẫn học sinh nói trước lớp: Học sinh 1: Hello. This is our weather chart. It was sunny in Vinh Phuc last weekend. It’s rainy in Vinh Phuc today. Học sinh 2: It was rainy in Ha Noi last weekend. It’s windy in Ha Noi today. Học sinh 3: It was sunny in Can Tho last weekend. It’s cloudy in Can Tho today. Thanks for your listening. Sản phẩm của học sinh lớp 4A Ví dụ 3: Unit 20: At summer camp – Lesson 3 - Project: Our summer camp activities - Mục tiêu: Giúp cho học sinh giao tiếp bằng tiếng Anh trong lúc trình bày lại trước lớp và hợp tác trong khi làm việc theo nhóm. - Nội dung: Giáo viên hướng dẫn học sinh vẽ về các hoạt động tại trại hè và sau đấy trình bày thông tin đã chuẩn bị về sản phẩm của nhóm. - Hoạt động: Học sinh làm việc theo nhóm: Trao đổi thông tin cho nhau để đọc. Hai hoặc ba học sinh sẽ thay phiên trình bày nội dung đã chuẩn bị. - Trình tự: 1) Giới thiệu mục tiêu của hoạt động. 2) Hướng dẫn và tổ chức cho học sinh thực hiện hoạt động và trao đổi thông tin trong nhóm cũng như trình bày trong nhóm. 3) Hướng dẫn học sinh vẽ về các hoạt động ở trại hè theo nhóm tại nhà, chú trọng sử dụng ý tưởng và hình ảnh minh họa hợp lí, bắt mắt. Chia nhóm, phân công nhiệm vụ. Tổ chức cho học sinh trưng bày sản phẩm và trình bày trước lớp. Khuyến khích học sinh đặt câu hỏi với những sản phẩm ấn tượng. Học sinh tự nhận xét, nhận xét chéo và giáo viên nhận xét. Giáo viên đánh giá dự án dựa trên các tiêu chí đã đưa ra. Hướng dẫn học sinh nói trước lớp: Today is Sunday. My friends and I are at the campsite. Nam and Long are putting up a tent. Mai and Hoa are cooking. Some of my friends are playing tug of war. I am taking a photo. Thanks for your listening. Sản phẩm của học sinh lớp 4A 5. Giải pháp 5: Xây dựng các tiêu chí đánh giá dự án của học sinh. Giáo viên đánh giá dự án của học sinh thông qua các tiêu chí sau: + Học sinh hướng đến các mục tiêu học tập như thế nào? + Học sinh đã sử dụng được những kỹ năng nào? + Thái độ học tập của học sinh? + Hiệu quả đạt được sau khi học sinh thực hiện dự án? + Học sinh trình bày sản phẩm ủa mình hoặc nhóm mình như thế nào? - Học sinh tự đánh giá. - Giáo viên kết hợp cho học sinh tự đánh giá lẫn nhau trong cặp hoặc nhóm, các nhóm đánh giá chéo nhau và đánh giá của giáo viên. - Giáo viên nhận xét tinh thần, thái độ làm việc của các thành viên trong nhóm trong quá trình thực hiện dự án. - Giáo viên đánh giá cách học sinh thuyết trình sản phẩm dự án của mình hay nhóm mình đã đạt được các mục tiêu đề ra chưa? Các em thuyết trình có vận dụng được từ mới, cấu trúc đang học vào bài thuyết trình không? Hay tính logic, trôi chảy khi trình bày sản phẩm như thế nào? - Đánh giá chất lượng của sản phẩm thu được từ dự án. Tuyên dương khen thưởng nhóm và cá nhân xuất sắc bằng các phần quà nhỏ hay stickers; khích lệ, động viên các nhóm chưa hoàn thành dự án. - Xây dựng biểu mẫu đánh giá giúp học sinh hiểu một cách rõ ràng các nhiệm vụ cụ thể, các tiêu chí cần phải đạt được đồng thời cũng theo dõi sự tiến bộ của các cá nhân hay các nhóm, từ đó mang lại kết quả tốt hơn trong việc thực hiện dự án. - Mẫu phiếu đánh giá dự án học sinh: 6. Tính mới, sự khác biệt của biện pháp. Tính mới và sự khác biệt trong biện pháp phát triển kĩ năng nói cho học sinh thông project đó là: Sau khi áp dụng biện pháp dạy học kỹ năng nói thông qua project (dự án) – một trong số ít những kĩ thuật dạy học tiên tiến đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục hiện nay đã mang lại tác dụng tích cực đối với học sinh. Phần lớn các em học sinh đều yêu thích môn học, có hứng thú và mong chờ khi đến các giờ học có hoạt động project; học sinh tiếp nhận bài học và lĩnh hội tri thức một cách nhanh chóng, luôn chủ động, tích cực, phát triển toàn diện về mặt tư duy. Biện pháp dạy nói cho học sinh thông qua Project giúp các em không những được làm việc theo cá nhân mà các em còn được làm việc theo cặp, theo nhóm với các bạn. Từ đó các em sẽ tự tin hơn trong giao tiếp, đồng thời phát triển kĩ năng làm việc theo nhóm. Các em yếu hơn sẽ được giúp đỡ cũng như động viên từ các bạn trong nhóm của mình. Ngoài ra với biện pháp phát triển kĩ năng nói thông qua hoạt động project, học sinh được tích hợp liên môn với môn Mĩ thuật, các em được vẽ, được tô màu theo ý thích, trí tưởng tượng của mình. Từ đó phát triển khả năng tư duy, sáng tạo của các em. Sau khi giáo viên đưa ra nhiệm vụ, học sinh đã chủ động lựa chọn những vấn đề phù hợp với năng lực của mình và tham gia trao đổi, thực hiện dự án. Nhờ quá trình này, mà các em học sinh không những được thỏa sức sáng tạo các sản phẩm của mình mà các em còn được thực hành giao tiếp bằng Tiếng Anh nhiều hơn với bạn bè và thầy cô. Từ đó các em cũng được hình thành sự tự tin, phát triển kĩ năng nói Tiếng Anh, học sinh cũng không còn cảm thấy "nhàm chán" mà thích thú hơn với môn học. Vì vậy, tôi khẳng định việc vận dụng phương pháp dạy kỹ năng nói cho học sinh theo dự án vào chương trình tiếng Anh tiểu học thực sự đã đem lại những chuyển biến tích cực trong việc tiếp cận với ngôn ngữ thứ hai của học sinh. 7.2. Về khả năng áp dụng sáng kiến. Với biện pháp “Phát triển kĩ năng nói Tiếng Anh cho học sinh lớp 4 qua hoạt động Project” mà tôi đã đưa ra, tôi nhận thấy bước đầu đã có kết quả thiết thực trong việc nâng cao khả năng nói Tiếng Anh của các em học sinh ở trường tôi. Đồng thời tôi cũng áp dụng biện pháp này với bộ môn Tiếng Anh ở khối 3, 5 tại trường nơi tôi công tác. Tôi tin rằng những biện pháp này không chỉ áp dụng thành công trong trường tiểu học nơi tôi đang công tác mà còn mang lại hiệu quả tốt với các trường bạn trong huyện Sông Lô. Chỉ sau một thời gian áp dụng biện pháp phát triển kĩ năng nói cho học sinh thông qua hoạt động project, tôi nhận thấy các em đã tự tin nói hơn, bớt đi sự rụt rè và tích cuecj tham gia vào các hoạt động giáo viên tổ chức. Tôi tin rằng nếu kiên trì thực hiện sáng kiến kinh nghiệm này một cách liên tục, xuyên suốt quá trình giảng dạy thì chất lượng học tập bộ môn tiếng Anh trong trường tôi nói riêng và trong toàn trường nói chung sẽ gặt hái được những kết quả cao hơn. 8. Những thông tin cần được bảo mật. Biện pháp có thể được áp dụng rộng rãi, không có thông tin bảo mật. 9. Các điều kiện cần thiết để áp dụng sáng kiến. Qua một quá trình nghiên cứu và áp dụng biện pháp phát triển kĩ năng nói Tiếng Anh cho học sinh lớp 4 qua hoạt động Project, tôi rút ra có một số điều kiện cần thiết để áp dụng biện pháp như sau: Một là, giáo viên phải xác định rõ nội dung chính, mục đích, yêu cầu của hoạt động project, để từ đó lựa chọn phương pháp, hình thức tổ chức và kỹ thuật dạy học cho phù hợp. Hai là, chuẩn bị bài chu đáo trước khi đến lớp và sử dụng triệt để các dụng cụ, thiết bị dạy học: hình ảnh, bảng biểu, bút lông, máy chiếu, , đồng thời trong khi giảng dạy giáo viên nên dùng những thuật ngữ đơn giản, dễ hiểu, tạo môi trường thân thiện gần gũi giữa thầy và trò, thi đua học tốt giữa các nhóm. Thêm vào đó, sự đam mê và lòng nhiệt huyết trong công việc của người giảng viên cũng là điều cần thiết, nó đóng góp không nhỏ đến chất lượng giảng dạy. Ba là, giáo viên cần tổ chức hoạt động phân cặp, phân nhóm hợp lí. Các cặp, các nhóm nên có các đối tượng khác nhau để bạn khá hơn có thể giúp đỡ các bạn yếu hơn, thúc đẩy các em trong hoạt động nói. Từ đó giúp các em hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao. Bốn là, giáo viên cần phải đánh giá đúng thực lực của học sinh để từ đó đưa ra nhiệm vụ phù hợp; vì nhiệm vụ quá thấp đối với học sinh hoàn thành tốt sẽ khiến cho học sinh cảm thấy nhàm chán và sẽ không có ý chí phấn đấu vươn lên nữa; nhiệm vụ quá cao đối với học sinh chưa hoàn thành sẽ đánh mất sự tự tin của học sinh, làm giảm sút sự hứng thú học tập của các em. 10. Đánh giá lợi ích thu được do áp dụng sáng kiến theo ý kiến của tác giả và theo ý kiến của tổ chức, cá nhân đã tham gia áp dụng sáng kiến lần đầu. 10.1. Đánh giá lợi ích thu được do áp dụng sáng kiến theo ý kiến của tác giả. Sau một thời gian áp dụng “Phát triển kĩ năng nói Tiếng Anh cho học sinh lớp 4 qua hoạt động Project.”, kết quả hứng thú học tập bài đọc hiểu có sự chuyển biến rõ rệt như sau: * Kết quả khảo sát kĩ năng nói của học sinh qua hoạt động project Nói về thời tiết (58 HS) Cách vận dụng từ cấu trúc, khả năng trình bày, diễn đạt của học sinh trong giao tiếp Số lượng học sinh % Rất tốt 2 3,4 Tốt 10 17,3 Bình thường 28 48,3 Kém 13 22,4 Rất kém 5 8,6 Hình ảnh minh chứng Bảng kết quả trên cho thấy sau khi phát triển kĩ năng nói cho học sinh thông qua hoạt động project trong Tiếng Anh 4, chất lượng học sinh ở kỹ năng nói đã có sự chuyển biến theo hướng tích cực. Số lượng học sinh không hứng thú với nói tiếng Anh đã giảm, số lượng học sinh rất kém, kém kĩ năng nói đã giảm đi thay vào đó số lượng học sinh nói bình thường và nói tốt Tiếng Anh tăng lên đáng kể. Sau một thời gian áp dụng phương pháp này, tôi nhận thấy đa số các em đã có hứng thú hơn khi tham gia các tiết học có phần nói. Các em tự tin và mạnh dạn hơn khi nói trước bạn bè, thầy cô, các em cũng thỏa sức sáng tạo của mình thông qua các hoạt động project. 10.2. Đánh giá lợi ích thu được do áp dụng sáng kiến theo ý kiến của tổ chức. + Với học sinh: - Sau khi sử dụng phương pháp dạy mới tự nhiên, tổ chức cho các em học sinh làm quen và thực hiện nói phần project theo cặp, nhóm thì các em đã tự tin hơn khi nói trước bạn bè, thầy cô. Các em học sinh được thỏa mình sáng tạo với những hình ảnh, màu sắc. Từ đó, các em dần yêu thích môn học Tiếng Anh nói chung và yêu thích kĩ năng nói nói riêng. Kĩ năng nói của các em ngày một tiến bộ hơn. - Những học sinh yếu đã tích cực học hơn và không còn sợ môn Tiếng Anh nữa mà thay vào đó các em bạo dạn hơn, có ý thức hơn trong việc học tập. - Các em rất thích thú, tích cực khi tham gia hoạt động vẽ các bức tranh cũng như các dự án nhỏ của bản thân mình. + Với nhà trường: - Ban giám hiệu ghi nhận những hiệu quả của giải pháp mà giáo viên đã áp dụng với học sinh khối 4 thông qua các buổi dự giờ, thăm lớp. - Nhìn nhận sự cố gắng, nỗ lực của giáo viên. Thấy được kết quả của học sinh qua các lần khảo sát. Kết quả học tập của học sinh ngày một tăng lên. Khi học sinh gặp giáo viên ở trường lớp các em đã tích cực, chủ động chào hỏi cũng như giao tiếp với giáo viên bằng Tiếng Anh hơn. Như vậy có thể nói sau khi vận dụng giải pháp vào tiết học thì hiệu quả giảng dạy và học tập được nâng cao rõ rệt, các em sôi nổi, mạnh dạn hơn không còn sợ sệt hay ngại tham gia các hoạt động nói mà giáo viên tổ chức nữa. Kết quả học tập của học sinh qua các lần khảo sát cũng có nhiều tiến bộ. Tôi thực hiện giải pháp này xuyên suốt trong năm học qua các tiết hoc project, nó đóng vai trò rất quan trọng trong việc hình thành tư duy, logic cho các em học sinh, đồng thời cũng giúp các em ghi nhớ từ vựng, cấu trúc tốt hơn và cải thiện kĩ năng nói cho các em học sinh. Trên đây là sáng kiến “Phát triển kĩ năng nói Tiếng Anh cho học sinh lớp 4 qua hoạt động Project.”. Sáng kiến không tránh khỏi những thiếu sót. Rất mong nhận được sự góp ý của ban giám khảo, các đồng nghiệp sáng kiến của tôi được hoàn chỉnh hơn. 11. Danh sách những tổ chức/ cá nhân đã tham gia áp dụng thử hoặc áp dụng sáng kiến lần đầu. STT TÊN TỔ CHỨC/CÁ NHÂN ĐỊA CHỈ PHẠM VI/ LĨNH VỰC ÁP DỤNG SÁNG KIẾN 1 Trường Tiểu học và THCS Như Thụy Xã Như Thụy, Huyện Sông Lô, tỉnh Vĩnh Phúc Học sinh khối lớp 4 2 Phạm Thị Mai Xã Như Thụy, Huyện Sông Lô, tỉnh Vĩnh Phúc Học sinh lớp 4A, 4B Như Thụy, ngày tháng năm 2024 Thủ trưởng đơn vị/ Chính quyền địa phương Như Thụy, ngày tháng . năm 2024 CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG SÁNG KIẾN CẤP CƠ SỞ Như Thụy, ngày tháng năm 2024 Tác giả sáng kiến Phạm Thị Mai
File đính kèm:
sang_kien_kinh_nghiem_phat_trien_ki_nang_noi_tieng_anh_cho_h.docx