Sáng kiến kinh nghiệm Nâng cao hiệu quả hoạt động nhóm trong môn Tiếng Anh
Trong việc giảng dạy môn Tiếng Anh, đặc biệt là cấp THPT, hoạt động nhóm được xem là một trong những hoạt động hiệu quả nhằm phát huy tính tích cực của học sinh. Phương pháp dạy học này tập trung và phát huy tính năng động, sáng tạo, tích cực hợp tác của học sinh nhằm tạo khả năng nhận biết và giải quyết vấn đề, coi học sinh là chủ thể hành động, khuyến khích các hoạt động tích cực, chủ động và sáng tạo trong việc dạy học . Bên cạnh đó, hoạt động nhóm trong môn Tiếng Anh giúp rèn luyện các kĩ năng nghe, nói, đọc, viết. Hoạt động nhóm tốt sẽ đem lại hiệu quả cao về kiến thức và kĩ năng ngôn ngữ.
Để “Nâng cao hiệu quả hoạt động nhóm” trong quá trình dạy học đòi hỏi người giáo viên phải nắm bắt các nguyên tắc chính của phương pháp dạy “tổ chức nhóm” và tìm tòi các thủ thuật, hoạt động dạy học theo quan điểm giao tiếp, phát huy tính tích cực của học sinh. Từ đó, tôi quyết định chọn đề tài “Nâng cao hiệu quả hoạt động nhóm” đối với học sinh lớp 10.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Nâng cao hiệu quả hoạt động nhóm trong môn Tiếng Anh

h tốt một bài giảng. Trong khi đó một số bài tập trong các đơn vị bài học có yêu cầu thảo luận nhóm với hướng dẫn sơ sài, khiến học sinh khó tìm thông tin và không định hướng được nội dung hoạt động, giáo viên mất thời gian để hướng dẫn. Nếu không tổ chức khéo sẽ mất thời gian cho việc thảo luận, và hoạt động nhóm trở nên bất hợp lý. Ví dụ: Unit 1- Writing, Task 2: Work in groups. Identify the events, climax, and the conclusion of the story. Then report your results. Trong bài tập này đòi hỏi học sinh vừa phải đọc thông tin vừa phải tìm hiểu từ khóa, thông tin hỗ trợ, sau đó báo cáo, mất nhiều thời gian và khó để học sinh yếu kém thảo luận được. Unit 4- After you listen: Work in groups. Retell the story about the Vang Trang Khuyet Photography club. Bài tập này là dạng bài tập phát triển kĩ năng nói thông qua kĩ năng nghe hiểu, kết hợp thông tin trong bài tập nghe, học sinh phải ghi nhớ nội dung nghe và tư duy. Kết quả là chỉ một số học sinh khá giỏi mới làm được Unit 7- Speaking, Task 3: Work in groups. Talk about the different types of the mass media. Answer the following questions. 1. What are the different types of the mass media? 2. What feature(s) do they have in common? 3. What are their distingtive features? Những câu hỏi hỗ trợ trong bài tập này tương đối chung chung, nếu giáo viên chỉ dựa vào những câu hỏi này yêu cầu học sinh thảo luận thì rất khó cho các em vì các em phải tìm thêm thông tin và vốn từ vựng để hỗ trợ thảo luận. Trên đây chỉ là một vài ví dụ về những khó khăn mà giáo viên gặp phải trong quá trình thực hiện phương pháp tổ chức nhóm. Trong quá trình giảng dạy năm học 2009 - 2010 cho tôi thấy một hiện tượng: chỉ một hoặc hai học sinh trong các nhóm hoạt động tích cực, số còn lại thường coi bạn làm hoặc nghe báo cáo mà không hiểu nội dung kiến thức vừa tìm hiểu. Để khảo sát chất lượng thảo luận nhóm, tôi tiến hành kiểm tra miệng về một số kiến thức mà HS đã thảo luận ngày hôm trước, kết quả cho thấy: - Tỷ lệ HS trả lời trôi chảy các câu hỏi là: 10 % - Tỷ lệ HS trả lời được 2/3 số câu hỏi là: 15% - Tỷ lệ HS trả lời được 1/2 số câu hỏi là: 28% - Tỷ lệ HS không nắm được nội dung câu hỏi : 47% Qua kết quả khảo sát trên ta thấy số lượng học sinh đạt yêu cầu trong hoạt động nhóm là rất thấp. Điều đó cho ta thấy việc tổ chức hoạt động nhóm chưa đạt hiệu quả. III. Giải pháp và kết quả 1. Giải pháp khắc phục khó khăn Vì những hạn chế khi trực tiếp sử dụng phương pháp hoạt động nhóm như đã nêu trên, tôi luôn trăn trở tìm cách khắc phục những khó khăn đó để nâng cao chất lượng dạy-học. Trong năm học 2013 – 2014, tôi đã nghiên cứu và tìm ra một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động nhóm. Tôi đặt ra một số yêu cầu sau: 1.1. Chuẩn bị: Giáo viên: Trước hết cần nghiên cứu thật kĩ nội dung thảo luận, xác định rõ yêu cầu của bài tập. Lập kế hoạch về cách tổ chức nhóm, phân công nhiệm vụ. Đây là công việc hết sức quan trọng, cần thực hiện từ đầu năm học. Chia nhóm, phân công nhóm trưởng (người sẽ chịu trách nhiệm hỗ trợ giáo viên điều khiển và quản lý nhóm), thư kí (người sẽ chịu trách nhiệm tổng hợp kết quả thảo luận), số lượng thành viên trong mỗi nhóm (không nên quá đông hoặc quá ít, khoảng 4- 6 học sinh là phù hợp), số thành viên trong nhóm chia theo tỷ lệ học sinh khá, giỏi; yếu kém tương đối đồng đều, tạo cho học sinh thói quen tự xếp nhóm trong các tiết học sau. Nghiên cứu tìm ra những câu hỏi phù hợp, có khả năng phát huy tính tư duy, sáng tạo của học sinh. Tránh những câu hỏi quá dễ hoặc quá khó. Chuẩn bị phiếu học tập hoặc các câu hỏi yêu cầu học sinh thảo luận để phát cho các nhóm đối với những bài tập có yêu cầu đơn điệu. Học sinh: Cần có sự chuẩn bị theo yêu cầu của giáo viên từ tiết học trước. Học sinh có thể tìm hiểu thêm những kiến thức xã hội có liên quan đến bài học. Thống nhất cách sắp xếp nhóm và một số quy định và kí hiệu khi thảo luận nhóm. 1.2. Các biện pháp cụ thể đã thực hiện khi cho học sinh tiến hành thảo luận nhóm. Việc chia nhóm và phân công nhiệm vụ đã được thống nhất, trước mỗi tiết dạy các em tự sắp nhóm theo phân công của giáo viên. Hoạt động nhóm có thể thực hiện trong quá trình giảng dạy tất cả các kĩ năng: nghe, nói, đọc, viết và cả phần ngữ pháp. Tuy nhiên bản thân tôi thấy hình thức tổ chức lớp học này đặc biệt hiệu quả trong một số hoạt động sau đây: Warm up ( Hoạt động khởi động). Đây là phần đầu trước khi vào nội dung chính của tiết học, thường là những hoạt động đơn giản để học sinh làm quen với chủ đề bài học và không mất nhiều thời gian nên việc cho học sinh thảo luận đưa ra ý kiến sẽ tạo được hứng thú và phát huy tính tích cực của học sinh trước bài học. Ví dụ: Unit 3- Speaking, Game : Brainstorming (5 minutes) Trò chơi này yêu cầu không khó, cả học sinh yếu kém cũng có khả năng thảo luận được vì có liên hệ thực tế và kiểm tra kiến thức của ngày hôm trước, tuy nhiên mỗi thành viên trong nhóm đều phải hoạt động vì chủ đề có nhiều tiêu chí và nhóm nào ghi được nhiều tiêu chí hơn nhóm đó sẽ thắng. Jobs education Experience name Family Trong hoạt động này tôi chia lớp thành 6 nhóm, gợi ý học sinh liên tưởng về tiết học trước giúp các em nhớ lại kiến thức, việc thảo luận sẽ trôi chảy hơn. Unit 8- Reading, Game: Matching (5 phút) Cách khởi động này đơn giản, sinh động tạo hứng thú cho học sinh, kết hợp giới thiệu ngữ liệu mới nhưng đòi hỏi học sinh suy đoán, và thảo luận tích cực Giáo viên cho 9 bức tranh và 9 từ, cụm từ mô tả tranh. (được đánh số) Yêu cầu của trò chơi này tạo điều kiện cho những học sinh yếu kém có thể thảo luận dựa vào tranh và kiến thức từ vựng đã học (bufallo, village, field, motorbike) 1. VILLAGE b. BRICK HOUSE c.TECHNOLOGY 2. STRAW e. MOTORBIKE f. BUFFALLO 3. COLLEGE h. FIELD j. COTTAGE Unit 15- pre-writing. Work in groups. Discuss about a city Phần khởi động này định hướng học sinh về chủ đề bài viết mô tả một thành phố, giáo viên chia nhóm (4) và yêu cầu thảo luận về những gì có liên quan đến 1 thành phố. Ví dụ: vị trí địa lý,. Yêu cầu này không khó cho những học sinh yếu kém vì các em đã có kiến thức trong phần Reading. Practice (Hoạt động luyện tập) Unit 2- After you read: Work in groups. Talk about: What subject(s) you like best and why. What you like or dislike doing at school. What you worried about at school. Bài tập này đòi hỏi học sinh phải nắm được một số từ vựng liên quan đến trường học và suy luận từ bản thân, chia sẻ với bạn bè của mình về kinh nghiệm cá nhân. Việc thảo luận nhóm sẽ mất nhiều thời gian nếu các nhóm làm hết cả 3 chủ đề. Vì thế giáo viên phân công mỗi nhóm thảo luận một chủ đề theo vị trí các nhóm (đã xếp trước) như sau: Now class, count follow me: 1,2,3 ; 1,2,3 .now who is group one, raise your hand, who is group 2, raise your hand, and who is group 3, raise your hand,.. Groups 1: Discuss topic 1(What subject(s) you like best and why.) Groups 2: Discuss topic 2 (What you like or dislike doing at school.) Groups 3: Discuss topic 3 ( What you worried about at school.) Trước khi thảo luận giáo viên hỗ trợ bằng một số tính từ trên bảng. Adj Meaning intersting/ interested in thú vị / say mê fantastic tuyệt vời boring / bored đáng buồn / buồn tiring / tired mệt mỏi relaxed thư giãn exciting / excited hào hứng Như vậy, những học sinh yếu kém có thể thảo luận và đưa ra ý kiến của mình về chủ đề trường học khi có sự trợ giúp của bảng từ vựng trên. Nhóm trưởng sẽ là người trợ giảng tích cực trong phần sửa lỗi cho bạn. Unit 4- After you listen: Work in groups. Retell the story about the Vang Trang Khuyet Photography club. Trong bài tập này giáo viên hỗ trợ thông tin bằng phiếu học tập, học sinh không phải tự tìm kiếm và ghi nhớ thông tin, học sinh yếu sẽ không gặp khó khăn, tiết kiệm thời gian để thảo luận. Nhóm trưởng phân công nhiệm vụ cho các thành viên theo khả năng, phần này đòi hỏi vai trò của người thư kí (tập hợp thành bài nói hoàn chỉnh từ kết quả thảo luận của nhóm) Name: Vang Trang Khuyet Photography club. Founded: six month ago Members: 19 deaf, mute, mentally retarded children Activities: taking photagraphy lesson; taking photograph around Ha Noi Plan: exhibiting their photograph for the first time in Ha Noi Passion : taking pictures has stimulated them and help them escape their sorrow. Unit 7- Speaking, Task 3: Work in groups. Talk about the different types of the mass media. Answer the following questions. What are the different types of the mass media? What feature(s) do they have in common? What are their distingtive features? Bài tập này giáo viên cụ thể hóa thông tin cho các câu hỏi trên bằng 1 bảng dưới đây (máy chiếu). Giáo viên yêu cầu các thành viên trong nhóm thảo luận và đặt câu sử dụng thông tin trong bảng sau đó nhóm trưởng hoặc thư kí sẽ tổng hợp lại thành bài nói hoàn chỉnh và báo cáo. The mass media Name Common features Distintive features. Radio Provide information and entertainment to people provide information and entertainment orally. We receive them aurally. Television Present information and entertainment orally and visually. We receive them aurally and visually. Internet Present information and entertainment orally and visually. We get information aurally and visually. Newspapers Present information and entertainment visually. We receive them visually. Unit 12- Listening, After you listen.Work in groups. Discuss Quang Hung’s ideas about Van Cao’s music. Do you agree or disagree? Phần này đòi hỏi HS sẽ phải chuẩn bị giấy và viết để thu thập thông tin. Nếu phòng học đúng yêu cầu của hoạt động nhóm thì sẽ rất thú vị vì các em có thể di chuyển trong lớp để phỏng vấn nhưng mất nhiều thời gian vì lớp quá đông, GV cần có bước chuẩn bị tốt để hoạt động này đạt hiệu quả cao. Trong hoạt động này, tôi chuẩn bị sẵn phiếu học tập (giảm công việc cho HS) và cho các em thảo luận ngay trong nhóm của mình, yêu cầu những học sinh khá giỏi thực hiện trước công việc phỏng vấn, và thông báo kết quả (trong nhóm), những học sinh yếu kém thực hiện theo mẫu mà bạn mình vừa làm. Find someone who Quang Hung’s ideas Person who agrees Person who disagrees Reason(s) 1. The best Vietnamese musician of all times is Van Cao. Nam 2. Tien Quan Ca is hard and solemn. 3. His songs about rural life in Vietnam are sweet and very lyrical. Unit 15- Speaking. Work in groups. Tell each other which of the two cities you prefer and give reasons. Phần bài tập này là hình thức luyện tập mở rộng, học sinh dựa vào thông tin trong bảng để thể hiện quan điểm của mình. Để tránh nhàm chán, giáo viên chuẩn bị thêm thông tin về 1, 2 thành phố khác của Việt Nam (bằng máy chiếu) có tính thực tế giúp học sinh dễ so sánh. Các em sẽ thảo luận sôi nổi hơn vì kiến thức quen thuộc. Giáo viên cũng cần hỗ trợ cho học sinh một số cấu trúc cần thiết (mệnh đề so sánh, lý do,..). Card 1 HA NOI (the capital city) Founded: 1010 / the Ly dynasty Area: 3.324 square km Situated: in the North of Vietnam, on the Red river Population: 6.448.837 Famous things: Uncle Ho’s museum, Sword lake, West lake,Van Mieu, traditional foods. The best things: many shops, about 4 parks, one zoo. Transport: convenient People: friendly, reserve Card 2: Ho Chi Minh city Founded: in the 18th century by Nguyen Huu Canh (1698) Situated in southern Vietnam, on the Sai Gon River. Area: 2,095 square km. Population: about 8 millions famous for: shopping centers, modern supermarkets, tall buildings, the City Botanic Garden, Dam Sen cultural park Transport: convenient People: friendly, open 2. Kết quả Quá trình thực nghiệm của tôi đã và đang tiến hành từ đầu năm học 2013-2014 tới nay, tôi nhận thấy kết quả giảng dạy và học tập một số chuyển biến đáng kể. Thứ nhất, giáo viên có điều kiện kiểm tra nhiều học sinh trong cùng một lúc với sự trợ giúp của học sinh khá giỏi, từ đó rút ngắn được thời gian kiểm tra phần thực hành của học sinh để dành thời gian cho những hoạt động khác. Thứ hai, hầu hết học sinh có hứng thú với hoạt động nhóm và có thái độ tích cực trong hoạt động thảo luận, có khả năng tự tìm tòi, nghiên cứu để trao đổi, học sinh yếu kém không còn tự ti và ngại thảo luận. Thứ ba, trong quá trình kiểm tra bài cũ cho tôi thấy con số đáng mừng, đa số học sinh yếu kém đã có thể bắt kịp được những câu hỏi mà giáo viên đặt ra về kết quả thảo luận của tiết học trước. Cụ thể: Kết quả thảo luận thống kê từ việc kiểm tra miệng kĩ năng nói: - Tỷ lệ HS trả lời trôi chảy các câu hỏi là: 25 % - Tỷ lệ HS trả lời được 2/3 số câu hỏi là: 30% - Tỷ lệ HS trả lời được 1/2 số câu hỏi là: 35% - Tỷ lệ HS không nắm được nội dung câu hỏi câu: 10% PHẦN C. KẾT LUẬN 1. Tóm lược giải pháp. Tiếng Anh là một môn học không dễ để học và ghi nhớ, để đạt kết quả cao trong công tác giảng dạy, để thu hút học sinh say mê môn học thì giáo viên không những cần có kiến thức bộ môn vững vàng mà còn phải hiểu tâm tư, nguyện vọng thái độ của học sinh về môn học. Giáo viên cần đặt mình vào vị trí của học sinh để nắm được những khó khăn khi học sinh học bộ môn của mình, từ đó tìm ra phương hướng khắc phục giúp học sinh ngày càng yêu thích môn học. Trong đường hướng giao tiếp, các kiểu bài tập, hoạt động tương thích với đường hướng giao tiếp là không có giới hạn, miễn là những hoạt động đó giúp học sinh đạt được mục tiêu của chương trình thu hút các em tham gia vào quá trình giao tiếp và các quá trình chia sẻ thông tin. Một trong những hoạt động hỗ trợ hiệu quả đó chính là hoạt động thảo luận nhóm. Tuy nhiên, giáo viên cần có sự chuẩn bị bài tập kĩ lưỡng, kết hợp phiếu học tập, chia nhóm khoa học, biết tận dụng khả năng của học sinh khá giỏi với vai trò trợ giảng, ... mới đạt kết quả như mong muốn. 2. Phạm vi áp dụng của đề tài. Với phạm vi nghiên cứu này có thể được ứng dụng trong việc phát triển các kĩ năng nghe, nói, đọc, viết mà chủ yếu là các hoạt động giao tiếp và mong muốn hạn chế một số tình trạng như học sinh thụ động, chia nhóm và phân công chưa hợp lý, ... III. Bài học kinh nghiệm Để hoạt động nhóm đạt hiệu quả cao trong quá trình dạy học môn Tiếng Anh cần: - Có sự nhiệt tình của thầy và lực lượng nòng cốt của nhóm; - Chọn nội dung trọng tâm cho hoạt động thảo luận; + Yêu cầu số lần hoạt động nhóm chỉ nên từ 2 đến 3 lần cho mỗi tiết học, nhiều quá sẽ dẫn đến nhàm chán và mất thời gian; - Phát huy hết các thành viên nhóm; - Tránh gọi 1 học sinh trong nhóm báo cáo liên tiếp trong các lần thảo luận. Để làm tốt giáo viên phải có sự chuẩn bị thật chu đáo trước khi dạy và dặn dò kĩ cho học sinh chuẩn bị bài mới sau khi dạy, kết hợp một cách khoa học việc sử dụng bài tập phụ như phiếu học tập, bảng biểu, câu hỏi hỗ trợ, tận dụng khả năng của những học sinh khá giỏi trong lớp như là trợ giảng. Trên đây là một số việc làm nhỏ mà tôi đã vận dụng trong quá trình công tác và đạt một số kết quả đáng kể. Mong các đồng nghiệp tham khảo, đóng góp ý kiến trao đổi để tìm ra cách thức tổ chức hoạt động nhóm đạt hiệu quả cao hơn góp phần nâng cao chất lượng bộ môn. Đặng Thị Ánh Triều
File đính kèm:
sang_kien_kinh_nghiem_nang_cao_hieu_qua_hoat_dong_nhom_trong.docx