Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp tạo hứng thú học Tiếng Anh cho học sinh Trường Tiểu Học Mỹ Thuận

Trong những năm gần đây, việc dạy và học tiếng Anh bậc Tiểu học được xem là nền tảng quan trọng góp phần hình thành cho học sinh những kỹ năng giao tiếp cơ bản, giúp các em có thêm nhiều kiến thức, hiểu biết, áp dụng khi lên các bậc học cao hơn.

Nội dung chương trình môn Tiếng Anh tiểu học được thiết kế theo quan điểm chủ điểm (themes) và mục đích giao tiếp (communications) với các chủ đề (topics) thú vị, gần gũi với cuộc sống hàng ngày của các em. Tuy nhiên ở giai đoạn này, năng lực nhận thức của học sinh tiểu học được hình thành và phát triển dựa trên cơ sở tư duy cụ thể. Các em chưa có khả năng nắm bắt ngôn ngữ một cách hệ thống và phân tích ngôn ngữ một cách có ý thức. Vì thế, sự nhàm chán và mất tập trung của các em hoàn toàn có thể xảy ra trong tiết học. Do vậy, phương pháp giảng dạy của giáo viên là yếu tố quyết định, là vấn đề được đặt lên hàng đầu. Để có một tiết học Tiếng Anh hiệu quả, tạo cho học sinh một sự hứng khởi khi tiếp thu bài học thì người giáo viên phải có những phương pháp sáng tạo và hấp dẫn.

Song song với nhu cầu đổi mới phương pháp dạy học ở tất cả các cấp học nhằm nâng cao chất lượng giáo dục hiện nay, việc dạy Tiếng Anh cho học sinh tiểu học cũng cần phải có những đổi mới mạnh mẽ hơn nhằm phát huy tính tích cực, chủ động và sáng tạo của người học, xem học sinh là chủ thể của quá trình dạy học và giáo viên là người tổ chức, hướng dẫn, điều chỉnh hoạt động học của học sinh. Dựa trên kinh nghiệm đứng lớp, giảng dạy bộ môn Tiếng Anh cho học sinh tiểu học trong những năm qua, chúng tôi nhận thấy phương pháp học tốt nhất của học sinh ở độ tuổi này là học ngôn ngữ thông qua hoạt động tương tác (trò chơi, bài hát, đóng vai, kể chuyện, câu đố, vẽ tranh…). Chính vì những lý do trên mà chúng tôi đã chọn đề tài “ Một số biện pháp tạo hứng thú học Tiếng Anh cho học sinh tiểu học” nhằm cung cấp một số giải pháp mà tôi đã và sẽ tiếp tục áp dụng giúp thay đổi không khí trong các tiết học Tiếng Anh, làm cho các bài học trở nên dễ hiểu hơn, giúp học sinh dễ nhớ và tiếp thu kiến thức một cách sâu sắc.

docx 16 trang SKKN Tiếng Anh 05/03/2025 300
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp tạo hứng thú học Tiếng Anh cho học sinh Trường Tiểu Học Mỹ Thuận", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp tạo hứng thú học Tiếng Anh cho học sinh Trường Tiểu Học Mỹ Thuận

Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp tạo hứng thú học Tiếng Anh cho học sinh Trường Tiểu Học Mỹ Thuận
 đầu cho một chuỗi biến đổi trong học sinh về lợi ích của việc học. Đặc biết đối với học sinh có tâm lý thích được khen và động viên thì điều đó sẽ là dộng lực thúc đẩy các em cố gắng hơn trong học tập. Dưới đây là một số biện pháp nhỏ để khen ngợi và ghi nhận những nỗ lực của học sinh : 
2.1.1. Ghi nhận sự tiến bộ của học sinh lên cây “ điểm tốt”
- Việc tạo môi trường, cơ hội cho học sinh giao lưu là điều cực kì quan trọng trong việc tạo sự tự tin khi giao tiếp của học sinh. Chính vì thế, chúng tôi đã tạo ra môi trường học ở trên lớp vô cùng gần gũi và thân thiện giúp các em được thể hiện tính sáng tạo trong học tập.
- Chúng tôi đã thiết kế một thân cây với nhiều cành cây không có lá và hoa. Mỗi tiết học các em tham gia phát biểu sẽ nhận được một chiếc lá hoặc một bông hoa. Các em viết tên mình lên và dán lên thân cây. Từ một chiếc thân cây, thì giờ đây chiếc cây đã sum xuê lá và hoa.
 Hình ảnh thân cây “ điểm tốt “ được học sinh gắn tên mình 
- Học sinh sẽ luôn thích thú khi được ghi tên mình trên cây. Sau mỗi học kỳ, tôi tổng kết lại thành quả của học sinh và ghi nhận sự tiến bộ từng ngày của các em bằng việc đếm số bông hoa và lá cây viết tên học sinh trên “ cây điểm tốt”. Biện pháp này giúp tôi quan tâm, quản lý sát sao việc học của các em.
2.1.2 . Khen ngợi bằng lời
- Vào mỗi buổi sáng khi bắt đầu một tiết học, giáo viên cũng như học sinh có tâm lý dễ dàng tiếp nhận kiến thức nhất. Khi giáo viên bước vào lớp học học sinh đứng dậy chào: “Hello, Teacher!”. Giáo viên sẽ dùng nụ cười hiền hậu và ánh mắt thân thiện lướt qua toàn lớp học sẽ tạo ra những xúc cảm tâm lý, giúp các em cảm thấy thoải mái bắt đầu tiết học. 
- Khi các em tích cực tham gia phát biểu và làm bài tập tốt, giáo viên sẽ có những lời nói để xếp loại học sinh. Giúp các em tự tin với câu trả lời của mình.Từ đó, các em không còn có cảm giác sợ sệt mỗi lần phát biểu sai. Giúp các em cảm thấy mình có sự đóng góp tốt cho bài học. Bằng cách đó, giáo viên đã khơi gợi sự hứng thú trong tiết học, giúp các em tích cực phát biểu và làm bài. 
- Sau đây là một số lời khen học sinh được sử dụng thường xuyên trong lớp học: 
Perfect ! (Hoàn hảo)
Fine! (Tốt )
Congratulation! (chúc mừng)
Wonderful! (tuyệt vời)
Excellent! (xuất sắc)
Well done! Good job! (làm tốt lắm)
Amazing! Wonderfull! (tuyệt vời )
That’s right! (đúng rồi )
Good thinking! (suy nghĩ rất hay)
Keep on trying! (tiếp tục cố gắng nhé)
 2.1.3. Khen ngợi bằng stickers
- Giáo viên nắm bắt được tâm lý thích sưu tầm những hình ảnh ngộ nghĩnh, đáng yêu của học sinh tiểu học hoặc dùng các stickers con vật, con dấu có biểu tượng mặt cười vui vẻ để khen ngợi học sinh. Mỗi khi các em tham gia phát biểu và trả lời đúng, các em sẽ nhận được một sticker mà các em yêu thích. Sticker đó sẽ được dán lên tay, lên tập, lên cặp sách hoặc hộp bút của các em. Các em sẽ rất vui vẻ, hãnh diện, khoe với bạn bè, bố mẹ về bộ sưu tập những stickers “học tốt “ của mình. 
Bộ sưu tập stikers và con dấu của học sinh.
 Vì vậy mà bằng biện pháp khuyến khích và ghi nhận giúp các em cảm thấy mình được khích lệ và động viên từ đó các em hăng hái thi đua phát biểu trong giờ học. Các em chủ động tự tìm tòi và chuẩn bị bài trước ở nhà để có những câu trả lời chính xác.. Đặc biệt ,từ việc học sinh học tập thụ động, nhút nhát, ngại phát biểu thì giờ đây các em đã chủ động tham gia phát biểu để nhận lời khen hoặc có thể tự gắn tên mình lên cây “ phát biểu”. Các em cảm thấy tự tin hơn, hứng thú hơn, có những trải nghiệm thú vị hơn trong tiết học. Lấy học sinh làm trọng tâm, giúp các em tự phát huy tính tích cực trong học tập đã đem lại hiệu quả tốt nhất trong giảng dạy.
2.2. Biện pháp tạo sự thích thú, ham học Tiếng Anh của học sinh thông qua các bài hát Tiếng Anh ngắn
- Để tiết học trở nên sôi nổi,học sinh dễ hiểu , dễ nhớ và tiếp thu được bài học hơn thì không gì có thể thay thế bằng các bài hát Tiếng anh. Với giai điệu vui tươi, rộn ràng, quen thuộc, các em học sinh dễ bị cuốn hút, hòa mình vào không khí tiết học ngay từ những phút ban đầu. Học sinh được tham gia tích cực , được giao tiếp bằng các hoạt động theo cặp , theo nhóm. Các em sẽ được chủ động tiếp thu kiến thức và hợp tác lẫn nhau khi giải quyết vấn đề. Chính vì thế, ở các phần warm up, giáo viên nên chọn các bài hát làm tăng không khí lớp học, tạo sự phấn khích cho các em học sinh. 
- Các bài hát mà tôi thường áp dụng trong phần warm up ( khởi động ) :
 2.2.1 Chủ điểm giao tiếp (Hello)
- Bài hát: Hello song. 
Qua bài hát này học sinh sẽ thuộc được một số lời chào nhau khi gặp mặt và khi tạm biệt. Qua đó các em cũng được nhắc lại câu hỏi thăm sức khỏe người khác cũng như cách trả lời một cách lịch sự qua mẫu câu: How are you? - I’m fine, thank you.
- Bài hát: Our names. 
Bài hát cho học sinh củng cố lại việc giới thiệu tên mình bằng hai cách: I’m+ tên và My name is + tên. Đồng thời các em được nhắc lại câu hỏi trên các bạn qua cấu trúc: What is your name?
2.2.2 Chủ điểm màu sắc (Color)
- Bài hát: What color is this? 
Bài hát giúp các học sinh được nghe và làm quen với 11 màu cơ bản: red, yellow, orange, pink, blue, green , black, white, purple, gray, brown. Qua bài hát học sinh còn được thực hành cấu trúc: What color is it? - It’s red.
2.2.3 Chủ điểm số thứ tự (Numbers)
- Bài hát: Numbers song let’s count one to ten. 
Học sinh vừa nghe vừa hát theo bài hát. Qua bài hát các em có thể tìm được các số từ 1 đến 10. Bài hát có giai điệu vui tươi dễ nhớ, dễ thuộc. Bài hát kết hợp với một số hành động vui nhộn. 
2.2.4 Chủ điểm bảng chữ cái (Alphabet)
- Bài hát: ABC song- Phonic song
Có bài hát các con có thể nhớ được bảng chữ cái Tiếng anh. Kết hợp từ vựng đi kèm với từng chữ cái A a Apple - B b ballCác em vừa được học từ vựng vừa kết hợp phát âm chuẩn. 
 2.2.5 Chủ điểm Đồ chơi (Toys)
- Bài hát: Toys song. 
Qua bài hát học sinh có thể biết được những đồ chơi như là train, robot, teddy bear, balloon, doll, ballBài hát gắn liền với phần từ vựng các bài học trong Unit. Sau khi hát thuộc bài hát các em có thể dễ dàng nhớ từ vựng lâu hơn. 
 2.2.6 Chủ điểm Động vật (Animals)
- Bài hát: What do you see? (Zoo Animals) 
Các em được làm quen với chủ điểm ngữ pháp và từ vựng về động vật. Câu hỏi: What do you see ? - I see a tiger. Các con động vật xuất hiện trong bài hát dễ thương, vui nhộn. Các em vừa được nhìn hình vừa được nghe âm thanh của con động vật. Qua đó các em không còn cảm thấy bài học nhàm chán.
2.2.7 Chủ điểm gia đình (Family)
- Bài hát: Fingers family
Trong bài hát các em được học các từ vựng về gia đình như là: mom, dad, sister, brother, baby. Từng thành viên trong gia đình được nhân hóa theo các ngón tay trên bàn tay. Bài hát có hình ảnh sống động, âm thanh dễ nghe, dễ hiểu. Học sinh có thể vừa hát theo, vừa nhảy múa theo bài hát. 
2.2.8 Chủ điểm thân thể (Body)
- Bài hát: Body parts 
Trong bài hát các em học các chủ điểm từ vựng về thân thể: head, knee, shoulder, toes, eyes, ears, mouth, noseCác em vừa được hát và nhảy theo bài hát chỉ tay theo từng bộ phận giúp các em nhận biết được bộ phận trên cơ thể và đọc từ vựng. 
Hình ảnh học sinh hăng hái tham gia hoạt động
2.2.9 Chủ điểm thời tiết (Weather)-
- Bài hát: Weather song. Mục đích của bài hát này là giúp học sinh ôn lại từ các cấu trúc đã học về thời tiết “ How is the weather ?- It’s sunny. Bài hát có giai điệu vui tươi, lời ca dễ nhớ. Qua bài hát, học sinh rất nhanh nhớ được các từ về thời tiết và có thể thực hành mẫu câu học về thời tiết ngày sau khi hát.
Tóm lại, bằng biện pháp ứng dụng các bài hát ngắn vào tiết dạy, học sinh luôn được hoạt động sôi nổi. Các em ghi nhớ và hát các bài hát trong giờ ra chơi và ở nhà. Các em luôn ngân nga hát theo lời bài hát. Việc đó giúp các em phát âm đúng hơn và nhớ từ vựng lâu hơn. Các em biết liên hệ vào thực tiễn.
2.3. Biện pháp ứng dụng công nghệ thông tin vào tiết dạy
- Trong những năm học vừa qua, tình hình dịch bệnh còn diễn ra hết sức phức tạp. Trong bối cảnh đó, học sinh tiểu học là đối tượng cần có những kỹ năng cần thiết để phòng, tránh dịch bệnh. Ngành giáo dục thực hiện phương châm“ ngừng đến trường nhưng không ngừng học”, kết hợp việc dạy học trực tuyến (online) và trực tiếp (offline). Vì vậy, giáo viên và học sinh cần phải có kĩ năng sử dụng, ứng dụng công nghệ thông tin để tham gia học trực tuyến, biết sử dụng các phần mềm ứng dụng để kết nối: Zoom, Google meetđể trao đổi và học tập qua internet. 
- Chính vì vậy, việc ứng dụng công nghệ thông tin vào bài học là rất cần thiết trong thời kỳ công nghiệp số. Bởi công nghệ mang lại hiệu quả trong việc kích thích hứng thú và động lực học tập cho người học đối với các hoạt động học tập trên lớp cũng như các hoạt động tự học. 
- Tâm lý của học sinh tiểu học là thích khám phá, thích cái mới lạ, ham học hỏi, vậy nên việc dạy “chay” trong thời đại công nghệ là không còn phù hợp nữa. Đặc biệt, ban giám hiệu rất quan tâm tới môn học Tiếng anh nên đã trang bị hệ thống cơ sở vật chất đầy đủ như phòng học chức năng, tivi, máy tính, đường truyền mạng tốc độ caođã giúp cho giáo viên và học sinh tiến gần hơn với công nghệ.
2.3.1 Ứng dụng công nghệ thông tin trên cơ sở khai thác các tài nguyên có sẵn của Bộ giáo dục và nhà xuất bản sách giáo khoa
- Với chương trình sách giáo khoa Tiếng anh hiện nay nhà xuất bản đã cung cấp cho giáo viên kho học liệu đầy đủ và tuyệt vời cho chúng ta khai thác. Đó là trang hoclieu.vn / hay học trực tuyến trên Youtube.của Nhà xuất bản Giáo Dục Việt Nam.
Hình ảnh trang tài liệu bổ trợ trong quá trình dạy học” hoclieu.vn “ 
2.3.2. Ứng dụng bài giảng điện tử (Powerpoint) trong dạy học trực tuyến và trực tiếp.
- Việc sử dụng bài giảng điện tử (Powerpoint) vào dạy học cũng mang lại hứng thú học tập cho người học. Các trò chơi được thiết kế trên Powerpoint bằng có hình ảnh minh họa, hiệu ứng bay nhảy, hay tiếng động “tinh tinh” khi chọn đúng đáp án tạo ra sự tò mò thích thú của người chơi. Với các trò chơi này tạo cơ hội cho học sinh ghi nhớ từ vựng và mẫu câu ngay trên lớp học. Trong khi học sinh chơi cá nhân hay theo đội đã tạo ra sự cạnh tranh và bắt buộc phải có phản xạ nhanh để tìm lại cơ hội cho đội của mình ghi điểm. 
- Các bài giảng Powerpoint các chủ đề và chủ điểm ngữ pháp tiểu học xinh xắn, sinh động được biên soạn một cách chi tiết, chỉnh chu theo từng slide. Các bài giảng Powerpoint có hình ảnh đẹp mắt giúp học sinh yêu thích, hứng thú tham gia học tập nhiều hơn.
Hình ảnh minh hoạ bài giảng Powerpoint dễ thương, sinh động 
giúp học sinh hứng thú hơn khi học
2.3.3. Ứng dụng các website thiết kế game dạy Tiếng anh 
- Hiện nay có rất nhiều website cung cấp cho giáo viên và học sinh các trò chơi gắn liền với các chủ điểm học tập. Các trò chơi được thiết kế từ cấp độ đễ đến khó yêu cầu người học cần có sự suy nghĩ, vận dụng cao. Việc giáo viên áp dụng các trò chơi trong tiết học góp phần làm cho tiết học vô cùng sinh động, học sinh tích cực, chủ động tham gia lĩnh hội kiến thức. Từ đó giúp học sinh luôn mong chờ đến tiết học để được “vừa học vừa chơi”
- Dưới đây là một số website trò chơi có thể ứng dụng để phục vụ cho quá trình giảng dạy và học tập môn Tiếng Anh.
Hình ảnh một số game thiết kế sinh động giúp học sinh tích cực tham gia học tập.
- Ngoài ra cũng còn nhiều nguồn tài liệu phong phú trên Quizizz, Kahoot, Live worksheetsdành cho giáo viên tham khảo và học tập để ứng dụng vào tiết dạy thêm phần hứng thú cho học sinh.
 2. 4. Biện pháp tạo môi trường học tập thân thiện ở lớp giúp các em có hứng thú hơn trong tiết học. 
 Với đặc điểm tâm lý của học sinh tiểu học là nhanh nhớ nhưng cũng nhanh quên và đặc biệt là thời gian tập trung vào một hoạt động nào đó không dài , vậy giáo viên cần sáng tạo thêm các hoạt động mới lạ trong tiết dạy. Việc trang trí lớp học theo sở thích, các em được tự trang trí và thiết kế các sản phẩm handmade nhằm giúp các em thỏa sức sáng tạo và khích lên sự cố gắng hứng thú học tập trong mỗi tiết học. 
Hình ảnh học sinh tham gia làm thiệp, hoa và viết lời chúc tặng mẹ nhân dịp 8/3 và ngày Nhà Giáo Việt Nam 20/11.
Khẩu hiệu : “Không ngừng phát triển, luôn cố gắng” được học sinh trang trí tại lớp học.
III. HIỆU QUẢ CỦA SÁNG KIẾN
 Qua quá trình thực tế giảng dạy ở các khối lớp , khi áp dụng một số biện pháp gây hứng thú học tập môn Tiếng Anh cho học sinh trường Tiểu Học Mỹ Thuận vào các tiết dạy tối thấy có hiệu quả rõ rệt. 
Thứ nhất , điều nhận thấy rõ nhất là học sinh luôn hào hứng mỗi khi đến tiết học. Tình cảm giữa học sinh và giáo viên thêm phần gắn kết. Học sinh luôn háo hức mỗi khi được chơi trò chơi, tham gia hát nhảy các bài hát, luôn thích thú và sáng tạo mỗi khi được tự trang trí lớp hoặc làm các sản phẩm thủ công kèm những câu tiếng anh nhỏ gửi lời chúc đến bạn bè và người thân. Học sinh hăng hái, hứng thú, sôi nổi hơn trong học tập. Các em tích cực hơn trong các hoạt động tham gia vào bài học. 
Thứ hai , quan trọng nhất đó là kết quả học tập của các em được tăng lên theo từng tuần. Một số học sinh đã có sự tiến bộ trong việc ghi nhớ từ vựng, mẫu câu trong mỗi bài học. Khi về nhà học sinh đã tự biết tìm tòi và chơi các trò chơi Tiếng Anh bổ trợ cho quá trình học mà tôi đã giới thiệu.
Trong năm học 2023-2024, tôi được phân công giảng dạy khối lớp 4 và lớp 5 với tổng số học sinh là 148 học sinh. Sau khi áp dụng các biện pháp trên, tôi nhận thấy học sinh thích thú và yêu mến môn học này hơn, chất lượng dạy và học được nâng cao. Dưới đây là kết quả thu được sau khi thực nghiệm sáng kiến trong học kỳ I năm học 2023-2024 : 
Tiết dạy
Số học sinh tích cực tham gia học tập
Tỷ lệ (%)
Số học sinh chưa tích cực tham gia học tập
Tỷ lệ 
(%)
Khi chưa áp dụng giải pháp
73/148
49,3%
75
50,7%
Khi đã áp dụng giải pháp
137/148
92,6%
11
7,4%

Đối với cá nhân tôi, trước mỗi tiết dạy tôi luôn cảm thấy tràn đầy nhiệt huyết giảng dạy. Sau mỗi tiết dạy tôi luôn tìm thêm được các ý tưởng mới cho các tiết dạy sau để tăng thêm sự gắn kết, chia sẻ giữa giáo viên và học sinh. Sự gần gũi giữa thầy và trò đươc cải thiện rõ rệt. Và qua các tiết dạy tôi sẽ nắm được điểm yếu và điểm mạnh của học sinh để từ đó phát huy hơn nữa. 
IV. Cam kết không sao chép hoặc vi phạm bản quyền.
 Tôi xin cam kết không sao chép hoặc vi phạm bản quyền. 
Trên đây là toàn bộ sáng kiến kinh nghiệm của tôi. Đây là quá trình nghiên cứu và thực hiện của tôi trong quá trình giảng dạy.Do kinh nghiệm, thời gian có hạn, sáng kiến sẽ không tránh khỏi có những hạn chế và thiếu sót. Vì vậy, rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến của quý các cấp và các đồng nghiệp để sáng kiến được hoàn thiện hơn.
Tôi xin chân thành cảm ơn.
CƠ QUAN ĐƠN VỊ
ÁP DỤNG SÁNG KIẾN
(xác nhận)
..........................................................................................................................................
(Ký tên, đóng dấu)
 TÁC GIẢ SÁNG KIẾN
 (Ký tên)
 Trần Thị Lệ 

File đính kèm:

  • docxsang_kien_kinh_nghiem_mot_so_bien_phap_tao_hung_thu_hoc_tien.docx