Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp giúp học sinh Lớp 1,2,3 phát triển kỹ năng nói Tiếng Anh ở Trường Tiểu học Thị Trấn

Trong những năm vừa qua, để đáp ứng mục tiêu hội nhập quốc tế, ngành Giáo dục đã nhanh chóng xây dựng các đề án ngoại ngữ. Đa số các trường Tiểu học đều được phổ cập môn Tiếng Anh. Phong trào đổi mới phương pháp dạy và học ngoại ngữ đã được ngành giáo dục quan tâm và triển khai. Lịch sử dạy học ngoại ngữ đã trải qua nhiều phương pháp khác nhau như: Phương pháp ngữ pháp - Dịch, phương pháp nghe nhìn, phương pháp nghe – nói, phương pháp giao tiếp …Tuy nhiên phương pháp giao tiếp được xem như là phương pháp dạy học ngoại ngữ phổ biến nhất và hiệu quả nhất hiện nay.

Việc học ngoại ngữ nói chung và học Tiếng Anh nói riêng là khó khăn đối với không ít học sinh. Đặc biệt đối với học sinh của trường Tiểu học Thị Trấn, huyện Vĩnh Bảo khi tham gia chương trình Tiếng Anh vì các em mới chỉ được làm quen ở mức độ rất cơ bản của Tiếng Anh, môi trường giao tiếp ngoại ngữ còn hạn chế, các em còn chưa mạnh dạn giao tiếp bằng ngoại ngữ . Điều này sẽ khiến cho nhiều em học sinh cảm thấy khó khăn trong việc học ngoại ngữ. Chính vì vậy, đây là vấn đề cấp thiết mà cả giáo viên và học sinh cần phải nỗ lực và quyết tâm vượt qua.

Nội dung kiến thức trong một tiết học là bình thường đối với những học sinh khá, giỏi nhưng lại là nhiều và thậm chí là khó đối với những em yếu hơn, thậm chí có em còn không phát âm được từ mà các em đã học vì sau mấy tháng nghỉ hè kiến thức của các em học sinh này hầu như đã không còn vững do không được ôn tập thường xuyên. Vấn đề này cần thiết phải có những biện pháp khắc phục kịp thời, phù hợp và khả thi để giúp các em sớm làm quen và vượt qua những khó khăn hiện tại để tiếp thu được những kiến thức và kỹ năng cơ bản nhất.

Như đã trình bày ở trên, Tiếng Anh trong thế giới của chúng ta hiện nay là vô cùng quan trọng đặc biệt là trong giai đoạn hội nhập quốc tế của cả nước. Nhận thức được tầm quan trọng ấy, Tiếng Anh đã được phổ cập tại tất cả các trường Tiểu học trong huyện Vĩnh Bảo và giữ một vị trí rất quan trọng. Đã có nhiều cuộc thi Tiếng Anh diễn ra trong những năm gần đây để phát hiện những em có năng lực, phẩm chất tốt trong học tập như: Giao lưu Festival Tiếng Anh cấp Huyện, cấp Thành phố; thi IOE Tiếng Anh các cấp; thi giải Toán - Tiếng Anh qua mạng; thi hát Tiếng Anh, thi thuyết trình Tiếng Anh cấp thành phố.

doc 12 trang SKKN Tiếng Anh 05/03/2025 310
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp giúp học sinh Lớp 1,2,3 phát triển kỹ năng nói Tiếng Anh ở Trường Tiểu học Thị Trấn", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp giúp học sinh Lớp 1,2,3 phát triển kỹ năng nói Tiếng Anh ở Trường Tiểu học Thị Trấn

Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp giúp học sinh Lớp 1,2,3 phát triển kỹ năng nói Tiếng Anh ở Trường Tiểu học Thị Trấn
m:
Đã có nhiều đổi mới trong nội dung cũng như phương pháp giảng dạy Tiếng Anh Tiểu học nhằm nâng cao chất lượng môn học để đáp ứng những đòi hỏi của thực tế. Tuy nhiên việc sử dụng ngôn ngữ Anh văn mà các em được học vào trong giao tiếp còn hạn chế dù các em đã hiểu bài và nắm được cấu trúc câu. Vậy với cương vị là một giáo viên Tiếng Anh thì phải làm gì để giúp học sinh của mình có thể sử dụng tốt Tiếng Anh trong giao tiếp. Đó là câu hỏi không chỉ của riêng tôi mà của cả những đồng nghiệp của tôi và những giáo viên Tiếng Anh luôn trăn trở. Qua những năm tháng giảng dạy Tiếng Anh và tích lũy kinh nghiệm của bản thân và đồng nghiệp, tôi xin mạnh dạn chia sẻ ý kiến của mình với các đồng nghiệp thông qua biện pháp “Một số biện pháp giúp học sinh lớp 1,2,3 phát triển kỹ năng nói Tiếng Anh ”.
III. NỘI DUNG GIẢI PHÁP ĐỀ NGHỊ CÔNG NHẬN SÁNG KIẾN 
III.1. Nội dung giải pháp: 
Giải pháp 1: Sử dụng hiệu quả đồ dùng trực quan
 Để kích thích sự chú ý của học sinh không thể thiếu các dụng cụ trực quan vì các phương tiện trực quan giúp học sinh hiểu sâu hơn về từ vựng, tình huống, mẫu câu... thông qua vật thât, tranh ảnh,... sẽ giúp học sinh học tốt và ghi nhớ nhanh hơn.
Tuy nhiên, trong một tiết dạy sử dụng một đồ dùng trực quan vẫn chưa mang lại hiệu quả cao. Giáo viên nên sử dụng kết hợp các đồ dùng khác nhau để mang lại hiệu quả cao nhất. 
Ví dụ: Khi học bài “Unit 6: In the classroom” (Sách Tiếng Anh lớp 1- NXB Giáo Dục) học phần về màu sắc và các đồ dùng học tập 
+ Dạy phần từ mới chỉ đồ dùng học tập: Giáo viên cho học sinh quan sát và sử dụng đồ dùng học tập của chính các em (pencil, pen)
+ Dạy phần từ mới chỉ màu sắc: Giáo viên cho học sinh quan sát một số đồ vật có màu đỏ (red)
+ Với những từ khó tìm vật thật và không quen thuộc với học sinh: cho các em quan sát tranh ảnh hoặc hình trên giáo án điện tử (bell)
 Để có tiết dạy hiệu quả, giáo viên cũng phải chú ý đến đối tượng mà mình dạy để lựa chọn đồ dùng trực quan cho phù hợp.
+ Với học sinh bé , đặc biệt là học sinh lớp 1, đồ dùng trực quan phải đủ lớn, chữ, tranh phải rõ nét, có màu sắc tươi sáng, hình ngộ nghĩnh. Tranh phải minh họa cho các đồ vật, các từ cụ thể, gần gũi với học sinh.
Ví dụ: Trong Lesson 1 Unit 3 “At the street market” sách Tiếng Anh 1, khi dạy các từ mới “hat, apple, can, bag” giáo nên cho học sinh quan sát các bức tranh ứng với từ vựng để các em ghi nhớ nghĩa của từ
 hat
 
 can bag apple
+ Với những học sinh lớn hơn, giáo viên có thể sử dụng các tranh ảnh miêu tả những khái niệm trừu tượng hơn: các động từ, các cụm từ, hoặc dùng clip để các em đoán từ, cụm từ, câu hoặc đoán trước chủ đề, nội dung bài học.
 playing football
skipping
skating
Giải pháp 2: Sử dụng trò chơi ngôn ngữ
Trò chơi không chỉ là hoạt động để lấp khoảng trống thời gian trong các tiết học mà nó còn có một giá trị giáo dục rất lớn. Trong thực tế, trẻ em thường có khuynh hướng dễ nhàm chán nếu nội dung bài học được trình bày tẻ nhạt, đơn điệu. Được vui chơi khi học là nguyện vọng rất chính đáng và tha thiết của đa số các học sinh, từ đó kích thích khả năng nói trong các tiết học Tiếng Anh. Các trò chơi thường được sử dụng để phát triển kỹ năng nói cho học sinh bao gồm:
* Slap the board: (Trò chơi đập bảng) - Cách thực hiện:
+ Giáo viên dùng flashcards hoặc tranh vẽ rồi đính lên bảng ( hoặc có thể viết trực tiếp từ đó lên bảng)
+ Giáo viên chia đội rồi gọi lần lượt 3 bạn ( mỗi đội 1 bạn) lên bảng
+ Giáo viên đọc từ, học sinh nghe và chạy lên bảng đập tay vào từ mình vừa nghe được, bạn nào nhanh sẽ ghi được điểm cho đội mình
 Trò chơi này khá phổ biến đối với học sinh lớp 1, 2 vì nó là trò chơi vận động nên các em tham gia rất hào hứng. Tuy nhiên, khi dự giờ đồng nghiệp tôi nhận thấy việc sử dụng trò chơi này khá hiệu quả nhưng giáo viên khó kiểm soát lớp do các em mải chơi quá dẫn đến tình trạng mất trật tự trong khi chơi. 
Ví dụ: Khi muốn dạy học sinh bài “At the fish and chips shop” giáo viên sẽ viết các từ vừa học lên bảng sau đó cho các em lên chơi trò chơi.
chicken
chips
fish
milk
* Rub out and remember ( Trò chơi phát hiện từ bị mất)
+ Giáo viên sử dụng tranh ảnh hoặc flashcards về những từ vừa học và đính trên bảng 
+ Giáo viên cho học sinh nhắm mắt trong 2 giây để giấu đi flashcards, sau đó cho học sinh mở mắt và đọc to từ vừa được giấu
+ Với mỗi câu trả lời đúng học sinh sẽ ghi được một điểm cho đội của mình.
 Trò chơi này có ưu điểm là rất dễ thực hiện, học sinh chơi được cả lớp, và không gây mất trật tự khi các em chơi nên được các giáo viên ưu tiên lựa chọn.
Ví dụ: Khi dạy Unit 6: “Our boddies” Sách Tiếng Anh 3- BGD. Sau khi học từ 
vựng giáo viên chuẩn bị các tranh ảnh như hình vẽ, sau đó giáo viên lần lượt 
giấu các bức tranh đó và cho học sinh đọc to từ trong bức tranh bị mất.
face
ear
eye
hand
hair
nose
* Guessing/ Miming game ( Trò chơi đoán từ)
 Ở trò chơi này giáo viên cho học sinh xem tranh hoặc cho học sinh làm hành động để cả lớp đoán từ trong tranh hoặc từ vừa thể hiện. Ưu điểm của trò chơi này là có thể thực hiện cả lớp và mọi đối tượng học sinh đều có thể tham gia.
 Ví dụ: khi dạy Unit 8 “In the park”sách Tiếng Anh lớp 1. Khi học sinh đã học từ xong giáo viên cho học sinh chơi trò đoán tranh hoặc dùng hành động để miêu tả từ đã học.
Giải pháp 3: Tổ chức rèn luyện kỹ năng nói cho học sinh:
3.1 Bắt chước hơn ngữ pháp: Bắt chước là không thể thiếu với học sinh nhỏ khi học ngoại ngữ. Bắt chước giúp quá trình học đi nhanh hơn, nhờ đó học sinh có thể bật ra ngôn ngữ trong các ngữ cảnh giao tiếp nhất định. 
 Học sinh bắt chước từ những cái đơn giản nhất trong phát âm như cách tạo âm, hình dạng miệng, vị trí lưỡi, răng, môi đến những cái khó hơn là bắt chước phát âm của từ, ngữ điệu câu qua audio trên sách mềm.
3.2. Học cụ hơn giáo trình: Khi lên lớp giáo viên cần chú ý chuẩn bị những học cụ (bài hát, trò chơi, diễn kịch..) bình thường dễ kiếm để làm tăng hoạt động của học sinh, làm phong phú hơn quá trình học tập. 
 Học cụ ở đây cũng có thể chỉ đơn giản là những ngữ liệu trong sách giáo khoa, những bài chant, bài hát. Cũng có thể là những bài hát giáo viên tự sáng tạo trên nền nhạc quen thuộc của các bài hát Tiếng Việt. Sáng tạo trong việc tạo học cụ sẽ giúp tiết học sôi động hơn, hấp dẫn các em hơn.


3.3 Nói nhiều hơn viết: thực tế cho thấy kỹ năng nói dễ học và bắt chước nhất trong học ngoại ngữ. Và khi nói được, học sinh đã từng bước xây dựng được tâm lý tự tin trong sử dụng Tiếng Anh. Giáo viên nên tập cho học sinh có thói quen nói tiếng Anh trong các tiết học. Từ những cái đơn giản nhất như quy tắc lớp học cũng giúp học sinh có thói quen nói Tiếng Anh.



 Ngoài ra, tập trung vào kỹ năng nói cũng có nghĩa là phải tập trung vào phát âm. Điều này phụ thuộc rất lớn vào giáo viên, giáo viên phải phát âm chuẩn thì học sinh mới phát âm chuẩn. Do đó giáo viên nên tăng cường các chương trình hướng dẫn phát âm qua băng, đĩa, ti vi, nghe nhạc...
*Quy trình rèn phát âm cho học sinh: 
 Trong quá trình giao tiếp bằng Tiếng Anh, muốn người khác hiểu được nội dung mình nói gì học sinh cần phải phát âm từ và câu một cách rõ ràng. Vì vậy khi giới thiệu ngữ liệu, mẫu câu giáo viên cần phải đọc chuẩn cả ngữ điệu, ngữ âm lẫn trọng âm để các em bắt chước vì đây là yếu tố cơ bản trong việc dạy nghe- nói. 
 Tùy theo mỗi bài học mà chúng ta áp dụng phương pháp dạy học khác nhau. Về cơ bản trong quá trình luyện nói phải tuân thủ theo các quy trình sau:
Bước 1: Presentation (pre- speaking) 
 Giáo viên giới thiệu ngữ liệu mới, cấu trúc mới qua thủ thuật Dialogue build, concept checking. Kỹ năng nói thường thực hiện trong phần giới thiệu ngữ cảnh (set the scence) và phần giới thiệu câu. Hoạt động nói của học sinh thường là trả lời câu hỏi
Ví dụ: Khi dạy Unit 5: “My hobby” giáo viên cho học sinh quan sát tranh và đặt các câu hỏi cho học sinh trả lời hướng vào nội dung bài học: 
Who are they?
Where are they? 
What are they talking about?
Bước 2: Practice (Controlled Practice)
 Cần tuân thủ phương châm từ dễ đến khó. Giáo viên đưa ra các loại hình bài tập như: bài tập thay thế (substitution drills), dùng prompts hay picture cues hoặc các trò chơi ngôn ngữ để học sinh hình thành cấu trúc vừa học
Hoạt động này học sinh được nói nhiều hơn giáo viên. Phần này học sinh luyện tập theo nhóm, các nhân dưới sự kiểm soát của giáo viên và khi học sinh thấy tự tin, hào hứng khi nói, giáo viên sẽ tạo cơ hội cho các em phát triển kỹ năng nói.
Bước 3: Production (Free practice)
 Giáo viên yêu cầu học sinh luyện mẫu câu mới mà các em vừa được học với những ngôn ngữ riêng của mình không cần sự hỗ trợ của giáo viên.
 Giáo viên tạo tình huống, ngữ cảnh, chủ đề để học sinh thực hành nói theo cặp hay nhóm. Ở phần này, giáo viên có thể dùng tranh, ảnh trong và ngoài sách giáo khoa hoặc các chủ đề gần gũi với các em như nói về khả năng của mình, miêu tả ngôi nhà, thời tiết...sao cho vừa đảm bảo yêu cầu của bài vừa đem lại hiệu quả, kích thích được học sinh nhiệt tình luyện nói. Học sinh có thể hát, biểu diễn, phỏng vấn...liên quan đến nội dung bài học.
III.2. Tính mới, tính sáng tạo 
+ Trong quá trình dạy học, tôi luôn tập trung nghiên cứu, tìm tòi làm tốt hoạt động dẫn dắt vào lời hát. Tôi luôn có câu hỏi gợi mở một số kiến thức giúp học sinh mạnh dạn trao đổi, chia sẻ bài, khắc phục được những lỗi sai, rút kinh nghiệm cho bài sau. Bên cạnh việc phân loại đối tượng tôi vẫn quan tâm tới mọi đối tượng học sinh, giúp các em phát huy hết khả năng của mình. 
+ Luôn hướng dẫn học sinh một số thủ thuật để vận dụng được bài hát mình dạy , phát huy trí sáng tạo và óc tưởng tượng của các em.
+ Động viên, khích lệ học sinh kịp thời, thường xuyên đánh giá học sinh trong các tiết học.
+ Ứng dụng được Công nghệ thông tin trong các bài học, khuyến khích học sinh tự nhận xét và tham gia nhận xét bạn. 
- Soạn ra những bài hát ngắn có giọng điệu vui tươi, rộn ràng, theo giai điệu quen thuộc, dễ ghi nhớ để dạy cho các em. 
 	Tổ chức nhiều cách hát đa dạng phong phú làm tăng hiệu quả sử dụng các bài hát của các em. Học sinh hoặc giáo viên có thể giải thích đơn giản về nội dung các bài hát cũng như cho học sinh đọc lời thật kỹ trước khi hát. Hát mà hiểu rõ nội dung bài hát sẽ làm người hát thích thú và dễ nhớ hơn. Qua đó ngôn ngữ được lồng vào sẽ được sử dụng nhiều lần và linh hoạt hơn, khắc sâu hơn. 
- Đây là một số các hình thức tôi đã sử dụng rất hiệu quả: 
III.3. Khả năng áp dụng, nhân rộng
 Thực tế cho thấy kỹ năng nói dễ học và bắt chước nhất trong học ngoại ngữ. Và khi nói được, học sinh đã từng bước xây dựng được tâm lý tự tin trong sử dụng Tiếng Anh. Giáo viên nên tập cho học sinh có thói quen nói tiếng Anh trong các tiết học. Từ những cái đơn giản nhất như quy tắc lớp học cũng giúp học sinh có thói quen nói Tiếng Anh.
III.4. Hiệu quả, lợi ích thu được do áp dụng giải pháp 
a. Hiệu quả kinh tế: Các biện pháp đưa ra không tốn kém về mặt kinh tế.
b. Hiệu quả về mặt xã hội: Qua việc áp dụng các bài nói ngắn tự soạn có lồng vào nội dung bài học trong quá trình giảng dạy Tiếng Anh của trường trong năm học này, tôi nhận thấy có sự chuyển biến rõ rệt về thái độ học tập của học sinh trong các tiết học Tiếng Anh. Giúp học sinh thói quen phản xạ linh hoạt, khuyến khích học sinh tự tin hơn trong các hoạt động học tập.	 
c. Giá trị làm lợi khác: Thu hút được sự ủng hộ, tham gia góp ý của toàn bộ đồng nghiệp trong trường nhằm nâng cao trình độ chuyên môn của giáo viên nói chung.
IV. KẾT LUẬN
Qua quá trình giảng dạy, với những biện pháp như đã trình bày ở trên, tôi nhận thấy chất lượng môn Tiếng Anh được nâng cao, học sinh có nhiều tiến bộ:
- Học sinh không còn thụ động trong việc tiếp thu kiến thức mà hứng thú hơn, chủ động hơn, tích cực hơn, ghi nhớ bài học tốt hơn trong các tiết học Tiếng Anh trở nên 
- Giờ học Tiếng Anh diễn ra nhẹ nhàng, thoải mái đối với các em. Không khí lớp học luôn luôn sôi nổi, chất lượng giờ học đảm bảo.
- Học sinh tự tin trình bày ý kiến, thêm yêu bộ môn Tiếng Anh.
- Nâng cao khả năng quan sát, khả năng diễn đạt của học sinh.
- Rèn kĩ năng làm việc nhóm cho học sinh.
	Tôi thiết nghĩ để quá trình dạy Tiếng Anh đạt hiệu quả bản thân tôi cũng như bản thân mỗi GV đứng lớp phải không ngừng học hỏi, nâng cao tay nghề, luôn sáng tạo, cải tiến cách dạy, suy nghĩ nghiên cứu kĩ bài dạy để tìm ra phương pháp và hình thức dạy học để HS có hứng thú với môn học này. GV không ngại dạy, không sợ dạy bởi nếu vậy HS còn sợ học hơn rất nhiều. Gần đây, tôi đã thống kê lại sở thích của các em đối với riêng bộ môn Tiếng Anh và đã nhận được kết quả khả quan hơn. Đến nay hầu hết các em đều phấn khởi ham thích học môn Tiếng Anh, từ chỉ có 60% hoc sinh thích học Tiếng Anh nay tăng lên tới 85% em và điều đó đã làm giảm được số lượng học sinh không thích học Tiếng Anh xuống chỉ còn lại 10% . Đáng mừng hơn là các em hoàn toàn khắc phục được những khó khăn trong việc đọc - nói Tiếng Anh và từ đó các em tích cực hơn trong các hoạt động tham gia vào bài học. Học sinh hăng hái, hứng thú, sôi nổi hơn trong học tập, bài chuẩn bị ở nhà chu đáo hơn, nó tạo cho học sinh thói quen phản xạ linh hoạt , khuyến khích học sinh tự tin hơn trong các hoạt động học tập... Vì thế, kết quả theo dõi chất lượng môn Tiếng Anh của học sinh cũng được nâng cao rõ rệt ở kỳ thi cuối học kỳ 1 này. 
 Trên đây là một số phương pháp mà tôi đã sử dụng khi dạy từ vựng, những phương pháp đó đã mang lại kết quả trong giờ dạy, đáp ứng yêu cầu đổi mới phương pháp giáo dục: "Lấy học sinh làm trung tâm". 
TRƯỜNG TIỂU HỌC THỊ TRẤN TÁC GIẢ SÁNG KIẾN 
 (Xác nhận)
..................................................................
..................................................................
..................................................................
..................................................................
 Đỗ Thị Thoa
MỤC LỤC
NỘI DUNG
TRANG
I. THÔNG TIN CHUNG VỀ SÁNG KIẾN
2
II. MÔ TẢ GIẢI PHÁP ĐÃ BIẾT
2
a. Ưu điểm của các giải pháp đã biết
3
b. Tồn tại, bất cập của các giải pháp đã biết
3
III. NỘI DUNG GIẢI PHÁP ĐỀ NGHỊ CÔNG NHẬN SÁNG KIẾN
4
III.1. Nội dung giải pháp đề nghị công nhận sáng kiến
4
III.2. Tính mới, tính sáng tạo 
10
III.3. Phạm vi ảnh hưởng, khả năng áp dụng của sáng kiến
 11
III.4. Hiệu quả, lợi ích thu được từ sáng kiến
 11

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
BẢN CAM KẾT
I. Tác giả:
Họ và tên: Đỗ Thị Thoa
Ngày sinh: 14/01/1980
Chức vụ/Đơn vị công tác: Giáo viên - Trường Tiểu học Thị trấn Vĩnh Bảo
Điện thoại: 0347021109
II. Tên sáng kiến: “Một số biện pháp giúp học sinh lớp 1,2,3 phát triển kỹ năng nói Tiếng Anh ”
III. Cam kết:
Tôi xin cam kết sáng kiến này là sản phẩm của cá nhân tôi. Đó là một quá trình nghiên cứu, tìm tòi, đúc rút kinh nghiệm từ trong thực tế làm công tác giảng dạy mới có được. Tôi không hề sao chép bằng bất kỳ hình thức nào. Nếu không có tính trung thực về quyền sở hữu đối với một phần hay toàn bộ sản phẩm của sáng kiến tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm trước lãnh đạo đơn vị, Phòng giáo dục, Sở giáo dục.
Vĩnh Bảo, ngày 10 tháng 01 năm 2024
 Người cam kết
 (Kí tên )
 Đỗ Thị Thoa

File đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_mot_so_bien_phap_giup_hoc_sinh_lop_123.doc