Sáng kiến kinh nghiệm Giúp học sinh Tiểu học học từ vựng tiếng Anh hiệu quả

Bộ môn Tiếng Anh đã trở thành một môn học chính trong các trường tiểu học của hệ thống giáo dục quốc dân. Đặc biệt môn Tiếng Anh ở bậc tiểu học là môn học có tính chất khởi đầu quan trọng cho những năm học tiếp theo ở cấp cao hơn. Vì vậy nó giữ một vai trò không nhỏ trong quá trình học tập của các em. Nó trang bị cho các em vốn từ vựng, ngữ pháp và những mẫu câu tối thiểu, cơ bản nhất xoay quanh những chủ điểm rất gần gũi, được các em yêu thích và quen thuộc như bản thân, trường lớp bạn bè, gia đình, và các chủ điểm khác về thế giới xung quanh các em.

Trong quá trình học môn tiếng Anh ở tiểu học thì từ vựng có thể xem là phần quan trọng nhất vì nó là phương tiện dùng để diễn đạt ý tưởng đồng thời đó cũng là cầu nối giữa các kĩ năng nghe, nói, đọc và viết. Các từ vựng được coi như là những viên gạch để người học xây lên những bức tường bốn kĩ năng nghe, nói đọc và viết của ngôi nhà học tiếng Anh.Tuy nhiên, việc dạy từ vựng lại không đơn giản chút nào, nhất là dạy cho trẻ đang ở ngưỡng bắt đầu học ngoại ngữ. Dạy tiếng Anh nói chung và dạy từ vựng nói riêng cho trẻ đòi hỏi ở người giáo viên không chỉ có khả năng ngôn ngữ mà còn là cách làm thế nào để khiến học sinh tham gia vào bài học. Để làm được điều đó, giáo viên buộc phải tạo ra sự đa dạng trong các hoạt động trong giờ học. Đó là lí do tại sao giáo viên cần lựa chọn và phối hợp các phương pháp và kỹ thuật dạy từ một cách linh hoạt và uyển chuyển để duy trì khả năng tập trung vốn kém ở học sinh tiểu học. Làm thế nào có thể tạo ra cho trẻ một không khí học tập vui vẻ và thư giãn mà hiệu quả là điều mà tôi băn khoăn, trăn trở.

Với những cơ sở như vậy, tôi mạnh dạn chọn đề tài: “ Giúp học sinh tiểu học học từ vựng tiếng Anh hiệu quả ”và xin ghi ra đây những kinh nghiệm nhỏ nhoi của mình, có thể nói, nó không mới nhưng tôi đã thực hiện và có một số kết quả tương đối. Mong rằng những kinh nghiệm này góp phần bổ sung và làm phong phú hơn phương pháp dạy học của tôi cùng các bạn đồng nghiệp.

docx 13 trang SKKN Tiếng Anh 26/04/2025 30
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Giúp học sinh Tiểu học học từ vựng tiếng Anh hiệu quả", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Giúp học sinh Tiểu học học từ vựng tiếng Anh hiệu quả

Sáng kiến kinh nghiệm Giúp học sinh Tiểu học học từ vựng tiếng Anh hiệu quả
y sẽ quyết định sự thành công của tiết học, nó sẽ gợi mở cho học sinh liên tưởng đến những từ sắp học qua chủ điểm vừa mới được giới thiệu.
Điều quan trọng nhất trong giới thiệu từ mới là phải thực hiện theo trình tự: nghe, nói, đọc, viết. Đừng bao giờ bắt đầu từ hoạt động nào khác “nghe”. Hãy nhớ lại quá trình học tiếng mẹ đẻ của chúng ta, bao giờ cũng bắt đầu bằng nghe, bắt chước phát âm rồi mới tới những hoạt động khác. Hãy giúp cho học sinh của bạn có một thói quen học từ mới một cách tốt nhất:
Bước 1: “nghe”, bạn cho học sinh nghe từ mới bằng cách đọc mẫu hoặc mở băng đĩa cho học sinh nghe.
Bước 2: “nói”, sau khi học sinh đã nghe được ba lần bạn mới yêu cầu học sinh nhắc lại. Khi cho học sinh nhắc lại, bạn cần chú ý cho cả lớp nhắc lại trước, sau đó mới gọi cá nhân.
Bước 3: “đọc”, bạn viết từ đó lên bảng và cho học sinh nhìn vào đó để đọc. Cho học sinh đọc cả lớp, rồi đọc cá nhân và sửa lỗi cho học sinh tới một chừng mực mà bạn cho là đạt yêu cầu.
Bước 4: “viết”, sau khi học sinh đã đọc từ đó một cách chính xác rồi bạn mới yêu cầu học sinh viết từ đó vào vở.
Bước 5: bạn hỏi xem có học sinh nào biết nghĩa của từ đó không và yêu cầu một học sinh lên bảng viết nghĩa của từ đó bằng tiếng Việt.
Bước 6: đánh trọng âm từ: phát âm lại từ và yêu cầu học sinh nhận diện âm tiết có trọng âm và đánh dấu.
Bước 7: cho câu mẫu và yêu cầu học sinh xác định từ loại của từ mới học.
Bước 8: củng cố từ mới:
Chúng ta biết rằng chỉ giới thiệu từ mới thôi không đủ, mà chúng ta còn phải thực hiện các bước kiểm tra và củng cố. Các thủ thuật kiểm tra và củng cố sẽ khuyến khích học sinh học tập tích cực và hiệu quả hơn. Trong hoạt động này, chúng ta có thể sử dụng để kiểm tra từ mới. Sau đây là sáu thủ thuật kiểm tra từ mới:
1. Rub out and Remember 
2. Slap the board 
3. What and where 
4. Matching 
5. Bingo 
6. Lisle order vocabulary 
2.2.6. Sử dụng các kĩ thuật dạy từ vựng hiệu quả.
Kĩ thuật giúp giáo viên truyền tải nghĩa của từ tới học sinh sinh động, hiệu quả tuyệt vời !
 *Hình ảnh minh họa :
Đây là kĩ thuật phổ biến, đơn giản và hiệu quả cực cao đối với học sinh, đặc biệt là những học sinh thuộc nhóm học theo phong cách học tập thông qua hình ảnh. Những từ vựng là danh từ, động từ thường dễ áp dụng hình ảnh nhất, nhưng không phải từ vựng nào cũng có thể sử dụng hình ảnh minh họa.
 e.g. a car	 e.g. a flower
Sử dụng hành động, động tác mô tả từ (TPR)
Kĩ thuật này đặc biệt tốt trong khi dạy các từ vựng là các động từ chỉ hành động. Áp dụng kĩ thuật này sẽ làm cho bài học trở nên thú vị và đáng nhớ.
Thể hiện qua nét mặt, điệu bộ.
e.g: bored
Teacher looks at watch, makes bored face, yawns
T. asks: “How do I feel?”
e.g: (to) jump
T. jumps
T. asks: “What am I doing?”
 Gợi ý từ đồng nghĩa/trái nghĩa mà học sinh đã biết để làm rõ nghĩa cho từ mới.
e.g. intelligent
T. asks, “What’s another eord for clever?”
e.g. stuppid
T. asks, “What’s the opposite of clever?”
*Giải thích nghĩa :
Giáo viên hoàn toàn có thể sử dụng những từ ngữ, câu đơn giản để giải thích nghĩa. Sau đó, đặt câu hỏi ngược lại để kiểm tra xem học sinh đã hiểu chính xác nghĩa của từ mới hay chưa.
 *Đặt từ vào trong câu/đoạn/bối cảnh
Có thể sử dụng một đoạn trong bài hát, câu chuyện có chứa từ vựng mới, cùng học sinh đọc vào thảo luận để rút ra nghĩa. Hay đơn giản hơn là cùng học sinh đặt một vài câu mẫu với từ vừa học.
*Situation / explanation(tình huống/giải thích):
e.g. honest
T. explains, “I don’t tell lies. I don’t cheat in the exams. I tell the truth.”
T. asks, “What am I? Tell me the word in Vietnamese.”
Dịch sang tiếng mẹ đẻ :
Là cách nhanh nhất giúp học sinh hiểu nghĩa của từ mới. Nhưng đây không phải là cách được khuyến khích vì một số lý do như khiến cho học sinh lười suy nghĩ và ỉ lại, không phải từ vựng nào cũng có thể dịch chính xác, phản xạ của học sinh bị chậm đi vì phải tư duy cùng lúc hai ngôn ngữ khác nhau.
 Hiện thực hóa từ vựng
Sử dụng mẫu vật thật là một trong các kĩ thuật tuyệt vời nhất giúp học sinh ghi nhớ từ vựng mới nhanh và đầy hào hứng. Kĩ thuật này kết hợp cả 3 phong cách học tập của người học nên sẽ phù hợp với tất cả các lứa tuổi, trình độ. Cách làm: giáo viên cho cả lớp được nhìn vật thật, giáo viên đọc/phát âm/giới thiệu tên gọi của đồ vật đó trước lớp, viết từ đó lên bảng, sau đó cho học sinh truyền tay nhau đồ vật, đồng thời đọc to tên gọi của đồ vật đó. Bằng cách này, giáo viên đã kích thích hầu hết các giác quan của người học và là lý do để người học khắc sâu từ mới vào bộ nhớ của mình.
*Realia (vật thật): Dùng những dụng cụ trực quan thực tế có được.
e.g. cakes (count), rice (uncount.)
T. brings real cakes and rice into the class.
T. asks, “What’s this?”
e.g. open (adj.), closed (adj.)
T. opens and closes the door
T. says, “Tell me about the door: it’s..........what?”
*Hát to từ vựng
 	Sử dụng âm nhạc trong giảng dạy là công cụ vô cùng độc đáo để tạo không khí lớp học sôi động và vui vẻ. Ngôn ngữ thuộc về não trái, âm nhạc thuộc não phải do đó, khi giáo viên biết kết hợp âm nhạc vào trong việc học ngôn ngữ đồng nghĩa với người giáo viên đã cùng lúc giúp kích hoạt 2 bán cầu não của người học. Ví dụ, giáo viên có thể sử dụng những giai điệu quen thuộc trong các bài hát như Twinkle, Twinkle little star hay Happy birthdayđể tạo ra một bài hát mới bao gồm các từ vựng vừa dạy.
Kĩ thuật đặt câu hỏi
Bên cạnh việc giảng nghĩa của từ, giáo viên hãy tích cực đặt câu hỏi, cùng học sinh thảo luận. Đây là kĩ thuật tuyệt vời để học sinh thực hành, luyện phản xạ, củng cố kiến thức đã học. Ví dụ khi bạn dạy từ vựng “run”, bạn có thể đặt một số câu hỏi như:
- Can you run?
- What animals can run?
- What other words do you know that are similar to this word “run”?
Nói ra nghĩa của từ thông qua các ví dụ cụ thể
Để dạy từ “overeat” – giáo viên có thể một câu thể hiện được nghĩa của từ này như “I eat too much food. I overeat.”
“undercook/rare” – “The steak I ordered last night was not cooked enough. It was undercooked/rare.”
2.2.7 Đa dạng các thủ thuật giúp học sinh ghi nhớ từ vựng.
Luôn dạy từ vựng trong ngữ cảnh, trong câu.
Để giúp học sinh nhớ từ và sử dụng được từ vựng, giáo viên luôn nhớ "KHÔNG BAO GIỜ" chỉ dạy từ vựng đơn lẻ, hay những từ không liên quan tới nhau. Từ vựng luôn phải được học trong ngữ cảnh như trong các câu chuyện, các tình huống trong cuộc sống hàng ngày, hay các hoạt động quen thuộc với người học.Ví dụ, khi dạy từ vựng liên quan đến chủ đề Thời tiết, thì nên sử dụng các hình ảnh về các đám mây, mưa, nắng,..hoặc có thể sử dụng Biểu đồ thời tiết để nói về tình hình thời tiết trong 3 ngày hay 1 tuần.
* Example (ví dụ):
e.g. fumiture
T. lists examples of fumiture: “tables, chairs, beds – these are all ... fumiture ... Give me another example of... fumiture...”
e.g. (to) complain
T. saya, “This room is too noisy and too small. It’s no good (etc.)”
T. asks, “What am I doing?”
Ngay sau khi giới thiệu từ vựng mới, giáo viên cần có hoạt động giúp học sinh thực hành. Và đảm bảo những từ vựng đó sẽ được lặp lại ở các buổi tiếp theo, học sinh có cơ hội sử dụng lại các từ đó thì mới có thể đưa chúng vào bộ nhớ dài hạn.
Ví dụ: giáo viên có thể sử dụng trò chơi để luyện tập từ vựng ngay sau khi dạy. Sau đó chuyển sang một hoạt động khác rồi có một phần ôn tập nhanh các từ vựng đã học vào cuối buổi học. Các từ vựng này, tiếp tục được củng cố lại vào buổi học sau đó. Và nên cân nhắc tạo cơ hội cho học sinh được ôn lại vào cuối chủ đề.
Luôn sử dụng hình ảnh minh họa.
Não bộ của chúng ta chia làm hai bán cầu – bán cầu não trái và bán cầu não phải. Bán cầu não trái điều khiển chức năng ngôn ngữ, bán cầu não phải điều kiển chức năng ghi nhớ bằng hình ảnh. Khi chúng ta nói – lời nói có thể dễ dàng theo gió bay và biến mất trong một vài giây. Nhưng khi chúng ta được nhìn hình ảnh, não bộ của chúng ta lại xử lý thông tin theo một cách hoàn toàn khác – hình ảnh sẽ được lưu lại trong bộ não lâu hơn cho dù người học có thuộc phong cách học tập này hay không.
Vì vậy, khi dạy, chúng ta hãy cố gắng sử dụng hình ảnh, các bức vẽ, áp phích nhiều nhất có thể và nên sử dụng các hình ảnh khác nhau để thể hiện cùng một từ vựng để kiểm tra khả năng ghi nhớ từ vựng đã được học của học sinh.
Làm cho các từ vựng thật “đáng nhớ”
Khoa học não bộ chỉ ra rằng, bộ não của chúng ta có thể dễ dàng ghi nhớ nếu từ vựng/thông tin đó được giới thiệu trong các hoàn cảnh đặc biệt như hình ảnh độc đáo, ngôn từ hài hước, hành động “dị” lạ,
Ví dụ: khi dạy từ vựng về cảm xúc, hãy sử dụng khuôn mặt của bạn để thể hiện các trạng thái cảm xúc đó, có thể xen chút hài hước khi bạn mô tả từ. Biểu cảm và hành động dị lạ như vậy sẽ làm cho học sinh cười và khả năng ghi nhớ từ sẽ cao hơn nhiều.
Tương tự, bạn cũng có thể vẽ những hình ảnh thật ngộ nghĩnh lên bảng để thể hiện từ mà bạn muốn học sinh ghi nhớ hay yêu cầu học sinh viết từ vựng xuống vở và vẽ một hình ảnh minh họa bên cạnh rồi tô màu.
Sử dụng từ trọng cụm/sơ đồ
Việc sắp xếp các từ thành cụm sẽ giúp tạo liên kết giữa các từ với nhau và giúp hệ thống hóa kiến thức được học. Đây là phương pháp giúp người học ghi nhớ bài học một cách khoa học và dễ dàng.
Việc sử dụng sơ đồ trong lớp học là một cách tuyệt vời để cung cấp cho học sinh hình ảnh về một từ vựng cụ thể, giúp học sinh mở rộng vốn từ vựng. Dưới đây là một vài ví dụ về “Word Webs”, bạn có thể ứng dụng trong giảng dạy cực kì hiệu quả: Ví dụ :
Sử dụng từ trọng cụm (Phrases/Collocations)
Để sử dụng được ngôn ngữ, học sinh không thể chỉ biết từ đơn lẻ, mà phải học từ trong cụm, nắm được những kết hợp từ hợp lý.
Ví dụ : khi dạy từ  «appoitment », giáo viên nên dạy cả cụm « make an appoitment », học từ “meeting” thì có thể dạy luôn cụm “cancel a meeting”.
Đọc to từ vựng khi luyện tập
Khi đọc thành tiếng thì khả năng ghi nhớ từ tốt hơn, phát âm cũng tốt hơn so với việc đọc thầm. Giáo viên nên kết hợp các hoạt động bao gồm đọc to thành tiếng trong lớp học để đạt hiệu quả hơn.
*Huấn luyện học sinh
Giáo viên cần nâng cao nhận thức của học sinh về việc ghi nhớ thông tin mới, gợi ý một số cách thức giúp kiến thức có thể lưu lại trong bộ nhớ dài hạn của học sinh được dễ dàng. Giáo viên có thể áp dụng một vài cách bên dưới :
 Cố gắng sử dụng thật nhiều các từ mới học cả trên lớp lẫn ở nhà. Trong lúc nghe, đọc tiếng Anh, xem phim,hãy tìm ra những từ mới học, những câu thành ngữ có chứa từ đó và chú ý cách các từ này được sử dụng trong nhiều bối cảnh, nội dung khác nhau.
Viết thành những mẩu truyện ngắn, đoạn văn ngắn, sử dụng tất cả các từ vựng học sinh đang cần học. Đây là cách xâu chuỗi từ ngữ, tạo sự liên kết để ghi nhớ dễ dàng.
Sử dụng các từ mới học để viết câu có nội dung liên quan đến cuộc sống cá nhân của mình. Viết các từ mới muốn học cùng với câu mẫu vào một cuốn sổ tay nhỏ và mang nó theo người. Bạn có thể đọc nó, tự kiểm tra bất cứ khi nào như khi đợi xe buýt, xếp hàng,Giáo viên nên gợi ý học sinh sử dụng các kĩ thuật viết «notes » như sử dụng sơ đồ cây, mạng nhện, sơ đồ bong bóng, hình ảnh,để việc việc ghi chép thú vị và kích thích ghi nhớ.
2.3. Kết quả nghiên cứu.
Sau một thời gian áp dụng" Giúp học sinh tiểu học học từ vựng tiếng Anh hiệu quả .” kết hợp với việc hướng dẫn cách đọc, phát âm đúng từ vựng, mẫu câu, các học trò của tôi đã có những thay đổi rõ rệt. Các con siêng năng học đọc và luyện viết các từ mới hơn. Chúng cũng tự tin hẳn khi nghe, nói viết và đọc tiếng Anh. Cũng nhờ đó bốn kĩ năng tiếng Anh của các con có tiến bộ đáng kể, đặc biệt là niềm yêu thích bộ môn tiếng Anh. 
Và kết quả ấy đã được đánh giá qua kết quả chất lượng giữa học kì II.
Tổng số học sinh
Nhớ và vận dụng 100% số từ đã học
Nhớ và vận dụng trên 50% số từ đã học
Nhớ và vận dụng dưới 50% số từ đã học
 269
 15%
 75%
 10%
Tuy chất lượng chưa phải là cao nhưng tôi nhận thấy
Các tiết học trở nên sôi nổi và sinh động hơn.
- Học sinh đã thuộc các từ mới ngay tại lớp học.
- Vốn từ vựng của các em tăng lên rõ rệt.
- Các em học sinh yếu kém có thể sử dụng được từ vựng vào những câu đơn giản. Những học sinh khá có thể sử dụng từ vựng trong những câu phức tạp hơn.
Các em học sinh sôi nổi, hăng say hoạt động, làm việc tích cực hơn, đôi khi các em hồi hộp, bồn chồn khi chờ đợi kiểm nghiệm thành quả, rồi vỡ òa ra trong sự vui sướng khi thấy những kết quả mình đạt là một ngân hàng từ vựng phong phú, dồi dào. Hòa trong không khí đó, giáo viên chúng ta cũng sẽ cảm thấy yêu nghề hơn, tự thấy mình phải có trách nhiệm hơn, nghiêm túc hơn, nhiệt tình hơn trước ánh mắt khát khao kiến thức mới của học sinh.
3. PHẦN KẾT LUẬN - KHUYẾN NGHỊ.
3.1 Kết luận.
 Tôi thực hiện đề tài này chỉ là một phần trong tiết học, tuy nhiên nó đóng vai trò rất quan trọng cho việc thực hành mẫu câu, việc đối thoại có trôi chảy, lưu loát hay không đều phải phụ thuộc vào việc học thuộc lòng từ vựng và phát âm có chuẩn hay không.
Nhưng để thực hiện giảng dạy tốt một tiết từ vựng, không chỉ cần có sự đầu tư vào bài giảng, vào các bước lên lớp của giáo viên, mà còn phụ thuộc rất nhiều vào sự hợp tác của học sinh. Do vậy tôi đã đưa ra một số yêu cầu đối với học sinh như: Chuẩn bị bài ở nhà, trong giờ học phải nghiêm túc. 
Qua quá trình giảng dạy, tôi đã đúc rút được một số kinh nghiệm nhỏ và kết quả thu được rất đáng mừng. Số học sinh đọc kém, ít nhớ từ vựng, viết chậm trong lớp giờ đã giảm xuống rất nhiều chứng tỏ ý thức học tập của các em rất tốt. Những giờ học tiếng Anh rất hăng say đọc, không những đọc to, rõ ràng mà nhiều em còn có thể nhớ từ rất giỏi khi chỉ vừa mới học xong bài. Và những bước đầu tiên trên con đường chinh phục môn tiếng Anh đã khởi sắc.Trên đây là một số phương pháp"Giúp học sinh tiểu học học từ vựng tiếng Anh hiệu quả .” mà tôi đã mạnh dạn đưa ra. Thiết nghĩ, đây cũng là một vấn đề rất được quan tâm trong tiếng Anh phổ thông. Rất mong được sự đón nhận những ý kiến đóng góp của các thầy, cô để trau dồi chuyên môn hơn trong quá trình giảng dạy.
3.2. Khuyến nghị.
	Với tốc độ phát triển nhanh chóng hoà cùng với sự phát triển chung của toàn xã hội, các phương pháp dạy học cũng không ngừng đổi mới cho phù hợp. Là một giáo viên trực tiếp làm công tác giảng dạy trong nhiều năm, tôi thấy mình luôn luôn thiếu hụt những thông tin mới cập nhật. Đặc biệt là những tài liệu về luyện phát âm với người bản xứ. Tôi rất mong được sự quan tâm của các vị lãnh đạo ngành giáo dục của huỵện, của thành phố cung cấp cho chúng tôi thêm băng đĩa có nội dung phong phú về phong tục, tập quán, văn hóa của những nước nói Tiếng Anh và tham gia tập huấn về làm giàu vốn từ vựng cho học sinh, để tạo cơ hội cho những giáo viên trao đổi học tập kinh nghiệm lẫn nhau một cách thường xuyên hơn, giúp chúng tôi hoàn thành chất lượng đào tạo tốt hơn nữa mà mục tiêu giáo dục đã đề ra.
Trên đây là một số kinh nghiệm của tôi về "Giúp học sinh tiểu học học từ vựng tiếng Anh hiệu quả .” Nó góp phần nâng cao chất lượng ở mỗi học sinh. Đây chỉ là những kinh nghiệm ban đầu và thời gian có hạn, đề tài này không tránh khỏi một số hạn chế, tôi kính mong Hội đồng khoa học các cấp góp ý, bổ sung để giúp tôi ngày càng hoàn thiện hơn trong sự nghiệp giáo dục của mình.
Xin chân thành cám ơn!

File đính kèm:

  • docxsang_kien_kinh_nghiem_giup_hoc_sinh_tieu_hoc_hoc_tu_vung_tie.docx