Sáng kiến kinh nghiệm Giải pháp giúp học sinh phát âm đúng đuôi ed tại Trường THCS Văn Môn

Tiếng Anh đang là một trong những ngôn ngữ được nhiều người học và nói nhất hiện nay. Vậy nên chúng ta cần thấy rõ tầm quan trọng và ảnh hưởng của nó không chỉ trong giao tiếp hằng ngày, trong học tập mà đặc biệt trong công việc và trong những cơ hội đặc biệt là những cơ hội mang tính toàn cầu xuyên quốc gia, biết tiếng Anh sẽ là lợi thế rất lớn.

Tiếng Anh đối với học sinh không chỉ là ngôn ngữ giao tiếp mà nó còn ảnh hưởng lớn đến tươnglai, là nền tảng và hành trang cho con đường học tập và công việc sau này. Học sinh có thể tiếp cận nguồn tư liệu phong phú về văn hoá nhân loại, phong tục tập quán của nhiều quốc gia trên thế giới.

Công việc của thầy cô giáo dạy tiếng Anh là cung cấp cho học sinh những kiến thức cơ bản mà các em cần, để trong tương lai các em có thể phát huy thêm trong việc học tập của mình.Vì thế, là thầy cô giáo tất cả chúng ta đều mong muốn làm sao cho các em có kỹ năng phát âm đúng các từ ngữ tiếng Anh.Một phần quan trọng của việc học tiếng Anh giao tiếp cũng như ngữ pháp tiếng Anh cơ bản chính là học phát âm tiếng Anh đuôi "ed".Hầu hết học sinh nhất là học sinh lớp 6,7 đều thấy bối rối khi gặp những từ có tận cùng là "ed", đều không biết quy tắc phát âm "ed"như thế nào. Dạng bài tập phát âm đuôi “ed” là một trong những dạng bài khá phổ biến thường xuất hiện trong các bài kiểm tra, thi giữa kỳ, thi hết kỳ, thi học sinh giỏi và thi vào THPT. Do đó tôi chọn “Giải pháp giúp học sinh phát âm đúng đuôi “ed” để đồng hành cùng các em trên con đường chinh phục tri thức.

docx 13 trang SKKN Tiếng Anh 05/03/2025 270
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Giải pháp giúp học sinh phát âm đúng đuôi ed tại Trường THCS Văn Môn", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Giải pháp giúp học sinh phát âm đúng đuôi ed tại Trường THCS Văn Môn

Sáng kiến kinh nghiệm Giải pháp giúp học sinh phát âm đúng đuôi ed tại Trường THCS Văn Môn
 nhiên để nhớ được hết các âm này với các em học sinh ở độ tuổi THCS là rất khó. Do vậy tôi hướng dẫn các em học thuộc các âm và chữ cái tương ứng với âm /id/, /t/ còn lại sẽ phát âm là /d/. 
E.g: allow /əˈlaʊ/ → allowed /əˈlaʊd/, follow - followed
claim – claimed, climb /klaim/ - climbed
return /rɪˈtɜːn/ → returned /rɪˈtɜːnd/, open /ˈəʊ.pən/– opened /ˈəʊ.pənd/, listen → listened /ˈlɪs.ənd/
enter – entered, offer - offered
call – called, smiled /smaɪld/: cười
arrive – arrived; amaze– amazed, use → used /juːzd/
judge /dʒʌdʒ/ → judged /dʒʌdʒd/, manage – managed, damage - damaged
cry→ cried /kraɪd/; play /pleɪ/ → played /pleɪd/, agree /əˈɡriː/ → agree /əˈɡriːd/
4. Các từ có phát âm “ed” đặc biệt. 
Các tính từ tận cùng bằng ED thì đuôi ED cũng được phát âm như cách phát âm của động từ có quy tắc.Tuy nhiên, một số tính từ cổ tận cùng bằng _ed hoặc một số trạng từ tận cùng bằng _edly, và danh từ tận cùng bằng “ed” thì _ed được phát âm là /id/.
4.1.Các tính từ có đuôi “ed” được phát âm là /id/ 
1. aged /’eidʒɪd /: cao tuổi, lớn tuổi
2. beloved /bɪˈlʌvɪd/: được yêu mến, yêu quý
3. blessed (adj) / 'blesɪd /:  thiêng liêng, blessed (v) / 'blest/:  ban phước lành
4.crabbed (adj) /'kræbid/: hay càu nhàu - crabbed (v) /'kræbd/: gắt gỏng
5. crooked / 'krʊkɪd /: quanh co, khúc khuỷu  - crooked (v)- / 'krʊkt/: lừa đảo
6. cursed (v) → đọc là /t/: nguyền rủa - cursed (adj) → đọc là /id/: đáng ghét
7. dogged / 'dɒgɪd /: gan góc, gan lì, bền bì
8. rugged (adj) /´rʌgid/: lởm chởm
9. learned / 'lɜ:nɪd /: có học thức, uyên bác - learned (v) / 'lɜ:nd /: học
10. long-legged /leɡɪd/: có chân dài
11. naked / 'neikɪd /: trơ trụi, trần truồng
12. ragged / 'rægɪd /: rách tả tơi, bù xù
13. sacred /ˈseɪkrɪd/:  thiêng liêng, long trọng
14. wicked / 'wikɪd / : tinh quái, ranh mãnh, gian xảo
15. wretched / 'ret∫ɪd /:  khốn khổ, bần cùng, tồi tệ
4.2. Các trạng từ có đuôi “ed” được phát âm là /id/ 
Eg: deservedly: xứng đáng, supposedly: cho là, markedly: một cách rõ ràng, đáng chú ý; allegedly: cho rằng 
Và cả danh từ hatred /'heitrid//: lòng căm thù cũng được phát âm đuôi “ed” là /id/
Với các tính từ và trạng từ đặc biệt này thì cách duy nhất là các em học thuộc lòng và làm nhiều bài tập để nhớ.
5. Tập chép quy tắc và học thuộc lòng.
Tôi yêu cầu học sinh về nhà tập chép đi chép lại thật nhiều lần và học thuộc lý thuyết theo bảng vẽ và kiểm tra trong mỗi giờ học liên tục trong khoảng thời gian từ 1 đến 2 tháng, trong các lần ôn tập chuẩn bị cho thi giữa kì và hết kì.
/id/
/t/
/d/
/t, d/
 t, te d, de

Sau các phụ âm vô thanh
 “Phải kính fụng sự Tra Sứ”
/p, k, f, s, t∫, ∫/
k, ke, icch sh
p, pe s, ce, x
 gh, ph, f
 trừ “gh” câm 
Sau các nguyên âm và phụ âm hữu thanh (trừ /d/)
/w/, /g/, /b/, /m/, /η/,/n/, /y/, /r/, /l/, /v/, /z/, /dʒ/, /ʒ/, /ð/. “woa giang bảo mọi người nhớ yêu ruộng lúa và zun dʒế, /ʒ/, /ð/”.

6. Làm bài tập thực hành: 
Để giúp các em vận dụng lý thuyết vào làm bài tập và thành thạo được cách phát âm đuôi “ed” tôi yêu cầu học sinh làm các dạng bài tập khác nhau.
6.1. Dạng 1: Choose the words whose underlined parts are pronounced differently from the others.
Với dạng bài tập này tôi yêu cầu học sinh ghi rõ cách phát âm đuôi “ed” của từng từ gạch chân bên cạnh.Yêu cầu này giúp các em tự tin hơn khi phát âm đuôi “ed” vì chúng phải thuộc quy tắc thì mới có thể ghi đúng được phát âm.
1. A. invited/id/	B. attended/id/	C. celebrated /id/ 	D. displayed /d/
2. A. removed	B. washed	C. hoped	D. missed
3. A. knocked	B. booked	C. stopped	D. called
4. A. looked	B. laughed	C. moved	D. stepped
5. A. wanted	B. parked	C. stopped	D. watched
6. A. laughed	B. passed	C. suggested	D. placed
7. A. believed	B. prepared	C. involved	D. liked
8. A. lifted	B. lasted	C. happened	D. decided
9. A. practiced	B. ranged	C. washed	D. touched
10. A. collected	B. changed	C. formed 	D. viewed
11. A. walked	B. entertained	C. reached	D. looked
12. A. watched	B. stopped	C. pushed	D. improved
13. A. approached	B. stocked	C. developed	D. painted
14. A. admired	B. looked	C. missed	D. hoped
15. A. played	B. admired	C. liked	D. called
16. A. collected	B. discarded	C. watched 	D. wanted
17. A. placed	B. practiced	C. stopped	D. named
18. A. hoped	B. attracted	C. added	D. participated
19. A. equipped	B. delivered	C. transferred	D. received
20. A. worked	B. pumped	C. watched	D. contented
Key: 1. D	2.A	3. D	4.C	5.A	6.C	7.D	8.C	9.B	10. A	
 11. B	12. D	13.D	14.A	15.C	16.C	17.D	18.A	19.A	20. D
6.2. Dạng 2: Put the words into the correct columns according to how the “ed” - is pronounced:
	Talked, missed, naked, called, occurred, wretched, invited, polluted, studied, closed, laughed, markedly, collected, rugged, watched, rented, robbed, deservedly, looked, ended, demanded, washed, started, needed, boiled, enjoyed, plugged, named, singed, faxed, followed, filled, robbed, passed, finished, printed, explained, waited, wailed, exceeded, played, stayed, showed, worked, touched.
Với dạng bài tập này tôi yêu cầu học sinh cùng nhau thảo luận và sắp xếp vào đúng cột.
Key: 
/ d /
/ t /
/ id /
called, occurred, studied, closed, robbed, boiled, enjoyed, plugged, named, singed, followed, filled, robbed,explained, wailed, played, stayed, showed
talked, missed, laughed,
looked, washed, faxed,
passed, finished, worked, watched, touched.

naked, wretched, invited, polluted, , markedly, collected, rugged, rented, deservedly, ended, demanded, started, needed,
printed, waited, exceeded

6.3. Dạng 3: Reading story: 
Tôi thay đổi dạng bài tập bằng cách cho học sinh đọc truyện có nhiều từ kết thúc bằng đuôi “ed” giúp các em được luyện tập phát âm các từ trong các câu, các đoạn văn thông qua hình thức “Học mà chơi, chơi mà học.”
* The first story: “The Fox and the Grapes”
One afternoon, a fox was walking through the forest and spotted a bunch of grapes hanging from a lofty branch. “Just the thing to quench my thirst,” said the fox.
Taking a few steps back, the fox jumped and just missed the hanging grapes. Again, the fox took a few paces back and tried to reach them, but still failed.
Finally, giving up, the fox turned up his nose and said, “They’re probably sour anyway.” Then he walked away.
* The second story: “The Lion and the Mouse”
Once when a lion, the king of the jungle, was asleep, a little mouse began running up and down on him. This soon awakened the lion, who placed his huge paw on the mouse, and opened his big jaws to swallow him.
“Pardon, O King!” cried the little mouse. “Forgive me this time. I shall never repeat it and I shall never forget your kindness. And who knows, I may be able to do you a good turn one of these days!”
The lion was so tickled by the idea of the mouse being able to help him that he lifted his paw and let him go.
Sometime later, a few hunters captured the lion, and tied him to a tree. After that they went in search of a wagon, to take him to the zoo.
Just then the little mouse happened to pass by. On seeing the lion’s plight, he ran up to him and gnawed away the ropes that bound him, the king of the jungle.
“Was I not right?” said the little mouse, very happy to help the lion. 
 III. Thực nghiệm sư phạm
Trên cơ sở một số biện pháp đã đề xuất ở trên, tôi đã tiến hành thực nghiệm áp dụng các biện pháp này vào trong quá trình giảng dạy môn Tiếng Anh Unit 8.A closer look 1.Ex5 – 19 lớp 7A tại trường THCS Tân Hồng.
1. Mô tả cách thức thực hiện
Bước 1: Đầu tiên tôi cho học sinh nghe các từ có hậu tố “ed” và nhắc lại theo băng đọc mẫu, sau đó tôi yêu cầu học sinh cho biết “ed” được phát âm thành mấy âm. Đó là những âm nào?Tiếp theo tôi cho học sinh nghe lần 2 và sắp xếp các từ đó theo 3 cột phát âm. 
Sau đó tôi yêu cầu học sinh tìm quy tắc phát âm cho mỗi âm là gì?Ở mỗi cột âm tôi yêu cầu học sinh tìm xem “ed” đứng sau những chữ cái nào?Chữ cái đó phát âm thành âm gì?Và yêu cầu các em lấy thêm ví dụ minh họa
/id/
/t/
/d/
Waited, protected
Needed, demanded
Hated, decided
Watched,
danced,
walked
Played
Bored
Closed
Cột âm /id/ “ed” đứng sau chữ t, d, te và các chữ này được phát âm là /t/, /d/ 
Cột âm /t/ “ed” đứng sau chữ ch /t∫/, ce /s/, k /k/ 
Bước 2: Tìm hiểu âm vô thanh và âm hữu thanh: Sau khi tìm âm tôi yêu cầu học sinh phát âm các âm đó và đặt tay vào cổ họng để hiểu về âm vô thanh và âm hữu thanh. 
Bước 3: Tôi giới thiệu với học sinh các quy tắc phát âm “ed” và giúp các em nhớ âm qua các chữ cái. 
Bước 4: Tôi phát handout cho các em các từ có phát âm “ed” đặc biệt và giải thích nghĩa cũng như cách phát âm với vai trò từ loại khác nhau.
Bước 5: Yêu cầu các em về nhà tập chép nhiều lần và học thuộc lòng các quy tắc phát âm, các chữ cái thường gắn với âm và các trường hợp đặc biệt.
 Bước 6. Làm bài tập thực hành trong giờ học phụ đạo buổi chiều. 
2. Kết quả đạt được
Học sinh vận dụng được lý thuyết vào làm các dạng bài tập đa dạng: học qua các câu truyện tiếng Anh, kiểm tra lý thuyết thường xuyên, liên tục, phát bài tập phô tô, hướng dẫn học sinh đọc đồng thanh  đã giúp học sinh nắm được quy tắc và tự tin hơn với phần phát âm hậu tố “ed” tạo sự hứng thú học tập môn tiếng Anh của học sinh. Đa số các em học sinh làm đúng bài tập phát âm hậu tố “ed”.Kết quả được minh chứng bằng số liệu ở phần IV.
3. Điều chỉnh, bổ sung sau thực nghiệm
Sau khi áp dụng giải pháp, tôi nhận thấy bản thân cần tự học, tự bồi dưỡng, tìm hiểu nhiều hơn các âm trong tiếng Anh để giúp các em hiểu và yêu thích môn tiếng Anh hơn nữa.
IV. Kết luận
Trên đây là một số giải phápgiúp học sinh phát âm đúng đuôi “ed” được rút ra từ kinh nghiệm giảng dạy của bản thân .Qua việc vận dụng các quy tắc và mẹo phát âm hậu tố “ed” và qua thực tế áp dụng, tôi thấy kết quả là khả thi, đa số các em học sinh tự tin và làm tốt các dạng bài tập với đuôi “ed”.Tôi trình bày giải pháp trên với mong muốn được chia sẻ, học hỏi thêm kinh nghiệm từ các đồng nghiệp trong toàn thị xã. Do thời gian có hạn và bản thân chưa có nhiều kinh nghiệm, rất mong nhận được các ý kiến đóng góp của quý thầy cô, của các cấp lãnh đạo để giải pháp của tôi được hoàn thiện hơn, góp phần nâng cao chất lượng giảng dạy bộ môn tiếng Anh. 
V. Những kiến nghị, đề xuất
1. Đối với tổ/nhóm chuyên môn:
Thường xuyên động viên giáo viên nâng cao ý thực tự học để có thể ứng dụng các nền tảng của công nghệ thông tin vào giảng dạy.Chia sẻ kinh nghiệm, trao đổi với nhau về việc ứng dụng công nghệ thông tin vào giảng dạy trong các buổi sinh hoạt chuyên môn.
2. Đối với lãnh đạo trường:
Tạo điều kiện về cơ sở vật chất, thời gian và tổ chức các buổi sinh hoạt chuyên môn chuyên môn.Liên hệ với những trường chất lượng cao tạo điều để giáo viên trao đổi và học hỏi kinh nghiệm.
3. Đối với cấp Phòng, Sở:
* Tổ chức các buổi tập huấn cụ thể về phát âm, trọng âm giúp giáo viên tự tin hơn.
* Tham mưu với bộ giáo dục và đào tạo để có thể hình thành những chương trình SGK phù hợp với thực tiễn. Cụ thể là: 
- SGK nên đưa phần hướng dẫn phát âm đuôi “ed” của UNIT 8. A CLOSER LOOK 1 sgk tiếng Anh 7 trang 19 ngay sau khi học thì quá khứ đơn, cụ thể là sau Unit 8. A CLOSER LOOK 2 Tiếng Anh 6 trang 19, để giúp học sinh biết cách phát âm những động từ có quy tắc, tránh phát âm sai lâu ngày khó sửa.
- Phần phát âm đuôi “ed” hướng dẫn trong sách giáo khoa của chương trình tiếng Anh 7 Unit 8. A CLOSER LOOK 1 đưa vào cùng với các cặp tính từ đuôi “ing” và đuôi “ed” nhưng không đưa một tính từ có đuôi “ed” nào để phát âm. Tôi nghĩ phần này sách nên bổ sung những tính từ đuôi “ed” và trạng từ đuôi “edly” luôn được phát âm là /id/. (đã nêu ở mục 4. Giới thiệu các từ có phát âm “ed” đặc biệt.)
- SGK nên chỉ rõ âm hữu thanh và âm vô thanh là những âm nào để học sinh dễ hình dung và nên dành thêm thời lượng để học sinh được học và luyện tập nhiều hơn nữa. 
PHẦN III. TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Sách giáo khoa Tiếng Anh lớp 6, 7 – Nhà xuất bản giáo dục.
2. Sách bài tập Tiếng Anh 7 – Nhà xuất bản giáo dục.
3. 25 chuyên đề ngữ pháp trọng tâm - Nhà xuất bản đại học sư phạm
PHẦN IV. MINH CHỨNG VỀ HIỆU QUẢ CỦA BIỆN PHÁP
1. Khảo sát thứ nhất: khảo sát về khả năng làm bài tập tìm từ mà phần gạch chân đuôi “ed” có cách phát âm khác so với các từ còn lại của học sinh lớp 7A3 của trường THCS Văn Môn trước khi áp dụng biện pháp nghiên cứu. Tôi đã phát cho mỗi học sinh một phiếu gồm 5 câu và yêu cầu các em làm trong vòng 5 phút. Phiếu câu hỏi có nội dung như sau:
Ex1: Choose the words whose “ed” sounds are pronounced differently from others.
1. A. minded                 B. hated            	C. exchanged           	D. old-aged
2. A. signed                   B. profited          C. attracted               D. naked
3. A. booked                 B. watched          C. jogged                	D. developed
4. A. kneeled                 B. bowed            C. implied              	D. compressed
5. A. bottled                  B. explained       C. trapped                D. betrayed
Key: 1. C	2. A	3. C	4. D	5. C
Kết quả số học sinh làm đúng số lượng câu hỏi ở lớp như sau (có kèm theo tỉ lệ 
phần trăm):
Lớp
Sĩ số
Đúng
5 câu
Đúng
4 câu
Đúng
3 câu
Đúng
2 câu
Đúng
1 câu
Sai
5câu
7A3
45
4 hs
9 %
6 hs
13 %
10 hs
22 %
13 hs
29%
7 hs
16%
5 hs
11%

Từ kết quả trên có thể thấy rằng chỉ khoảng 44 % học sinh đạt mức trung bình trở lên với phần kiến thức về phát âm đuôi “ed” và khoảng 56% học sinhđạt mức dưới trung bình với phần kiến thức về phát âm đuôi “ed”
2. Khảo sát thứ hai: khảo sát về khả năng làm bài tập tìm từ mà phần gạch chân đuôi “ed” có cách phát âm khác so với các từ còn lại của học sinh lớp 7A3 của trường THCS Văn Môn sau khi áp dụng biện pháp nghiên cứu. Tôi đã phát cho mỗi học sinh một phiếu gồm 5 câu và yêu cầu các em làm trong vòng 5 phút.Phiếu câu hỏi có nội dung như sau:
Ex2: Choose the words whose “ed” sounds are pronounced differently from others.
1. A. married                 	B. sniffed              	C. booked                  	D. coughed
2. A. smiled                   	B. denied            	C. divorced               	 D. agreed
3. A. looked                  	B. profited           	C. attracted                	D. naked
4. A. involved                	B. remembered      	C. praised                  	D. locked
5. A. smoked                 	B. followed           	C. titled                    	D. implied
Key: 1. A	2. C	3. A	4. D	5. A
Kết quả số học sinh làm đúng số lượng câu hỏi ở lớp như sau (có kèm theo tỉ lệ 
phần trăm):
Lớp
Sĩ số
Đúng
5 câu
Đúng
4 câu
Đúng
3 câu
Đúng
2 câu
Đúng
1 câu
Sai
5câu
7A3
45
25 hs
55,5 %
10 hs
22,2 %
5 hs
11 %
2 hs
4,4%
2 hs
4,4%
1 hs
2,5 %

Từ kết quả trên ta thấy 88,7 % học sinh đạt mức trung bình trở lên với phần kiến thức về phát âm đuôi “ed” và khoảng 11,3 % học sinh đạt mức dưới trung bình với phần kiến thức về phát âm đuôi “ed”. 
PHẦN V. CAM KẾT
“Tôi xin cam kết không sao chép hoặc vi phạm bản quyền, các biện pháp đã triển khai thực hiện và minh chứng về sự tiến bộ của học sinh là trung thực. Nếu sai tôi xin chịu hoàn toàn trách nhiệm!”
Yên Phong, ngày 25 tháng 10 năm 2024
Giáo viên
 (Ký, ghi rõ họ tên)
Vũ Thị Thủy

File đính kèm:

  • docxsang_kien_kinh_nghiem_giai_phap_giup_hoc_sinh_phat_am_dung_d.docx
  • pptxSáng kiến kinh nghiệm Giải pháp giúp học sinh phát âm đúng đuôi ed tại Trường THCS Văn Môn.pptx