Sáng kiến kinh nghiệm Dạy từ vựng Tiếng Anh Tiểu học tại Trường Tiểu học Thị Trấn Thứa
Để dạy tốt môn Tiếng Anh, mỗi một giáo viên đứng lớp luôn phải thực hiện tốt công tác bồi dưỡng và tự bồi dưỡng thường xuyên, nghiên cứu, vận dụng các phương pháp dạy học tích cực, khoa học và phù hợp với từng đối tượng học sinh.
Xuất phát từ mục tiêu của giáo dục hiện nay đang tập trung hướng vào việc phát triển tính năng động, sáng tạo, tích cực của học sinh trong hoạt động học tập nhằm tạo khả năng nhận biết và giải quyết vấn đề cho học sinh. Cốt lõi của việc đổi mới phương pháp dạy học(PPDH) là giúp học sinh hướng tới việc học tập chủ động, chống lại thói quen học tập thụ động. Chương trình giáo dục phổ thông đã ban hành kèm theo quyết định số 16/2006/QĐ – BGDĐT ngày 05/05/2006 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo cũng đã nêu: “ Phải phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của học sinh , phù hợp với đặc trưng môn học, đặc điểm đối tượng học sinh, điều kiện từng lớp học, bồi dưỡng cho học sinh phương pháp tự học, khả năng hợp tác, rèn luyện kỹ năng vận dụng kiến thức vào thực tế, tác động đến tình cảm, đem lại niềm vui, hứng thú và trách nhiệm học tập cho học sinh.”
Dạy học ngoại ngữ thực chất là hoạt động rèn luyện năng lực giao tiếp dưới các dạng nghe, nói, đọc, viết. Muốn rèn luyện năng lực giao tiếp cần có môi trường với những tình huống đa dạng của cuộc sống. Môi trường này chủ yếu do giáo viên tạo ra dưới dạng những tình huống giao tiếp và học sinh phải tìm cách ứng xử bằng ngoại ngữ cho phù hợp với tình huống giao tiếp cụ thể.
Mục đích cuối cùng của việc học ngoại ngữ là giao tiếp. Để giao tiếp tốt trước hết đòi hỏi ở học sinh có vốn từ vựng nhất định, vốn từ vựng càng nhiều giúp học sinh càng hiểu ngôn ngữ giao tiếp nhanh chóng và có hiệu quả. Từ vựng Tiếng Anh là một công cụ, phương tiện quan trọng nhất trong việc dùng và học Tiếng Anh . Ở bất kỳ một kỹ năng nào của việc học ngoại ngữ đều phải dùng đến từ vựng.Vì vậy từ vựng Tiếng Anh là nguồn vốn, là sản phẩm vô giá, là công cụ chính cho người dùng.
Trong một bài học môn học Tiếng Anh, hầu hết tiết học nào cũng có phần “giới thiệu từ vựng”. Để bài học đạt kết quả cao, học sinh phải nắm rõ cách phát âm cũng như cách dùng của các từ. Muốn thế giáo viên cần lựa chọn các phương pháp dạy từ vựng phù hợp với từng loại từ để sao cho học sinh dễ hiểu, dễ nhớ và dễ sử dụng. Tôi đã cố gắng tìm tòi, nghiên cứu các tài liệu viết về phương pháp cùng với những trải nghiệm trong quá trình giảng dạy. Tôi đã rút ra được một vài kinh nghiệm trong việc gây hứng thú cho học sinh học Tiếng Anh qua các giờ dạy từ vựng ở cấp Tiểu học. Đây là kinh nghiệm mà tôi tâm đắc nhất và tôi đã mạnh dạn chọn nó để làm đề tài sáng kiến kinh nghiệm cho mình.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Dạy từ vựng Tiếng Anh Tiểu học tại Trường Tiểu học Thị Trấn Thứa

ose the best answer: Học sinh lắng nghe một đoạn bang và chọn đáp án đúng nhât. Với những bài tập này, một số học sinh khá, giỏi đã thể hiện năng lực, trí tuệ của mình và các em làm việc rất tích cực, chủ động. Còn những em khác có thể học hỏi ở bạn khi làm nhóm hoặc thực hiện bài tập nhiều lần để quen với những dạng bài tập này. Đây phần lớn là những dạng bài được dùng trong đề thi học kỳ nên khi được làm một cách thường xuyên, các em đều quen dần và không có sự bỡ ngỡ khi làm bài thi học kỳ. CHƯƠNG 4: KIỂM CHỨNG CÁC GIẢI PHÁP. Mục đích của việc áp dụng những phương pháp dạy từ vựng này là để giúp học sinh học từ vựng một cách nhanh chóng và ghi nhớ dài lâu, nâng cao chất lượng việc học từ vựng cho học sinh. Việc giới thiệu từ vựng tuy chiếm lượng thời gian không nhiều song chúng có vai trò hết sức quan trọng, tạo tiền để cho học sinh nắm vững và sử dụng ngôn ngữ sau này. Người giáo viên với vai trò của người hướng dẫn phải sử dụng những kỹ năng sao cho phù hợp trong quá trình giới thiệu từ vựng để đạt được mục đích mà bài học đề ra. Trong quá trình soạn bài, nhiệm vụ của người giáo viên phải lựa chọn kỹ năng, kỹ thuật thích hợp, chuẩn bị kỹ càng cho các lời dẫn gợi mở, các vật dụng cần thiết liên quan đến việc giới thiệu từ và chọn cách kiểm tra từ sao cho phù hợp gây hứng thú cho học sinh. Qua việc áp dụng các phương pháp dạy từ mới trong quá trình giảng dạy Tiếng Anh của trường TH Thứa, tôi nhận thấy có sự chuyển biến rõ rệt về thái độ học tập cũng như chất lượng của học sinh trong các tiết học Tiếng Anh. Sự thay đổi đó được thể hiện cụ thể như sau: Học Tiếng Anh và ghi nhớ một số lượng từ vựng Tiếng Anh đối với các em ở bậc Tiểu học là một điều khó. Vậy làm sao để các em dễ hiểu, dễ nhớ, hứng thú trong quá trình học? Qua bài SKKN này, tôi muốn giới thiệu và đưa ra những phương pháp giúp học sinh ghi nhớ nhanh các từ vựng một cách dài lâu và hiệu quả. Sau khi sử dụng các phương pháp tôi nhận thấy: - Các tiết học trở nên sôi nổi và sinh động hơn. - Học sinh đã thuộc các từ mới ngay tại lớp học. - Vốn từ vựng của các em tăng lên rõ rệt. - Các em học sinh yếu kém có thể sử dụng được từ vựng vào những câu đơn giản. Những học sinh khá có thể sử dụng từ vựng trong những câu phức tạp hơn. - Học sinh có tự tin hơn khi trình bày quan điểm trước lớp. - Thích nói Tiếng Anh khi chào hỏi, yêu cầu, nhờ bạn một việc gì đó và xin phép - Phản ứng nhanh hơn trước, nhớ từ nhiều. - Học sinh hăng hái, hứng thú, sôi nổi hơn trong học tập, bài chuẩn bị ở nhà chu đáo hơn. Thông qua quá trình nghiên cứu và vận dụng đề tài “Dạy Từ vựng Tiếng Anh tiểu học” tôi đã rút ra được một số kinh nghiệm sau: Để nâng cao chất lượng giảng dạy, giáo viên phải có tâm huyết với nghề, có trách nhiệm với tiết dạy của mình, quan tâm đến các đối tượng học sinh và chất lượng giảng dạy thì mới chọn được phương pháp linh hoạt theo hướng đổi mới phù hợp với học sinh của mình. Ngoài ra giáo viên còn có thể khai thác các trang Web hỗ trợ việc học và dạy môn Tiếng Anh trên trang mạng xã hội. Nguồn tài nguyên công nghệ thông tin đang ngày một phong phú và rộng khắp, dễ khai thác và khai thác rất nhanh. Giáo viên muốn dạy tốt môn Tiếng Anh thì cần tận dụng tối đa nguồn tài nguyên này. Từ thông tin từ vựng, từ hình ảnh sống động đến các phương pháp giảng dạy có rất nhiều trên Internet, giáo viên có thể vào trang Web “www.tieuhoc.info” là trang Web có nhiều phương pháp dạy từ vựng Tiếng Anh mới và các phương pháp, tài liệu dạy Tiếng Anh Tiểu học rất phong phú đa dạng. Giáo viên trong giờ dạy có thể sự dụng nguồn tư liệu này một cách dễ dàng làm cho bài dạy sinh động lôi cuốn học sinh hơn. “www.thuvienviolet.com” là diễn đàn dành riêng cho giáo viên ở tất cả các lĩnh vực không riêng gì môn Tiếng Anh. - Và rất nhiều trang Web khác mà giáo viên có thể chia sẽ cùng nhau. Bên cạnh đó có rất nhiều đĩa dạy học Tiếng Anh bằng hình ảnh do người bản địa kết hợp với người Việt dạy rất phong phú và phù hợp với lứa tuổi Tiểu học. Bộ đĩa học Tiếng Anh bằng hình ảnh: Fun with English, Go’s go, ABC English for children. Các bộ phim hoạt hình, các trò chơi hoạt hình bằng Tiếng AnhCác loại băng đĩa này khi áp dụng vào việc giảng dạy trẻ học Tiếng Anh rất bổ ích. Sử dụng nguồn tài nguyên công nghệ thông tin này không những giúp trẻ học tốt môn Tiếng Anh mà còn giúp trẻ tiếp cận sớm với công nghệ thông tin. Trẻ sẽ sớm biết cách khai thác nguồn thông tin vô hạn này, khi tiếp cận thông tin không những giáo viên thích thú trong giảng dạy mà học trò cũng say sưa với việc học. Nhưng cái gì cũng có hai mặt của nó, hình thức học này rất lôi cuốn trẻ nên giáo viên và các bậc phụ huynh phải biết cách hướng dẫn và kèm cặp trẻ trong quá trình tiếp cận. - Cần chuẩn bị kế hoạch bài học chu đáo, chi tiết, tỉ mỉ. Tăng cường sử dụng đồ dùng dạy học sẵn có hoặc tự làm phong phú, thiết thực, có hiệu quả. - Sử dụng các phương pháp dạy từ vựng lôi cuốn, tổ chức nhiều trò chơi hay dạy cho các em những bài hát vui nhộn để tăng cường vốn từ vựng và rèn luyện cấu trúc câu tạo cho học sinh ham thích môn học. Hệ thống cho học sinh đầy đủ kiến thức trọng tâm đơn giản, dễ nhớ, dễ sử dụng. - Khuyến khích học sinh đổi sang Tiếng Anh những điều các em nói bằng Tiếng Việt đồng thời sử dụng Tiếng Anh thường xuyên hơn ở lớp, hay nhóm bạn học tập ở nhà. - Khen thưởng tuyên dương những em có năng khiếu, có tiến bộ và có tham gia phát biểu. Ngoài ra, cần thường xuyên giúp đỡ động viên các em còn yếu kém và kịp thời sửa lỗi ngoại ngữ của các em một cách nhẹ nhàng, để các em không bị mặc cảm, xấu hổ, sợ sai dẫn đến việc ngại nói hoặc lười học. - Tạo giờ học thoải mái, sinh động, hợp tác tin cậy lẫn nhau giữa thầy và trò phát huy tốt tính tích cực tư duy của học sinh. Giáo viên nên dùng những thuật ngữ đơn giản, dễ hiểu trong khi giảng bài. - Cập nhập thông tin liên quan đến phương pháp giảng dạy Tiếng Anh trong trường Tiểu học. - Bản thân giáo viên luôn luôn tự học tự rèn, liên hệ trao đổi với đồng nghiệp những kinh nghiệm trong giảng dạy. - Thường xuyên sử dụng đồ dùng dạy học, các trang thiết bị trong phòng Tiếng Anh. - Thực tế cho thấy, phương pháp giáo dục Tiếng Anh theo khuynh hướng giao tiếp rất khó áp dụng cho một lớp học có sĩ số đông. Ngoài việc phải vận dụng có nghệ thuật phương pháp giáo dục như đã nêu trên, một tiết học muốn thành công còn phải phụ thuộc rất nhiều yếu tố bên ngoài, trong đó cơ sở vật chất, thiết bị và trình độ học sinh là những yếu tố cơ bản. Muốn vậy, trước hết giáo viên phải nắm được mục tiêu của tiết học, nội dung tiết học, phương pháp kiểm tra đánh giá của tiết học. Ngoài ra, giáo viên phải hiểu được đặc điểm của học sinh xem họ còn thiếu những gì để đạt được mục tiêu của tiết học. Và để việc giảng dạy Tiếng Anh có hiệu quả hơn, ngoài việc đổi mới chương trình, phương pháp thì việc cần phải làm ngay là phân loại trình độ Tiếng Anh đầu vào của học sinh, chia nhỏ lớp theo trình độ, giới hạn sĩ số lớp và phân bổ thời gian dạy hợp lý. Sau khi tôi áp dụng những phương pháp dạy từ vựng một cách linh hoạt trong các tiết học, thật bất ngờ, các em tỏ ra rất háo hức khi được học từ vựng, các em cởi mở hơn, không còn rụt rè nữa và cũng tham gia bài học tích cực hơn, trong thời gian gần đây học sinh có nhiều tiến bộ ở môn Tiếng Anh. Tuy kết quả chưa thật cao nhưng những tiến bộ bước đầu giúp tôi hưng phấn hơn trong công tác. Một điều thật thú vị là sau giờ học, đôi lúc tôi bắt gặp các em chỉ tay vào một vài vật dụng hoặc sự vật gì trên đường và gọi tên chúng bằng những từ vựng Tiếng Anh mà các em đã được học một cách rất vui vẻ và tự nhiên. Qua đó, tôi nhận thấy vốn từ vựng đã đi sâu vào các em một cách khác nhẹ nhàng và tạo niềm vui hứng khởi cho các em. Theo tôi, những phương pháp mà tôi đã áp dụng đã đem lại một hiệu quả nhất định, giúp học sinh tăng vốn từ cũng những khả năng nhớ lâu lượng từ đó một cách dễ dàng. PHẦN 3. KẾT LUẬN 1. Kết luận: Là một giáo viên Tiếng Anh Tiểu học tôi luôn trăn trở làm thể nào để dạy cho học sinh hiểu và nắm chắc kiến thức mà các em không cảm thấy áp lực. Chính vì vậy tôi thiết nghĩ việc trau dồi phương pháp không phải là của riêng ai mà là vấn đề chung cho mọi giáo viên. Cùng một vấn đề song người thầy phải làm thế nào để nó đơn giản nhất, dễ hiểu nhất, gây hứng thú nhất khi truyền đạt cho các em, giúp các em hiểu và khắc sâu kiến thức. Trong các phương pháp dạy học hay của các bạn đồng nghiệp mà tôi đã học hỏi và qua thực tiễn dạy học tôi muốn góp phần công sức nhỏ bé của mình trong phương pháp dạy từ vựng Tiếng Anh ở học sinh Tiểu học . Tuy nhiên một phương pháp giáo dục cố định không thể là chìa khoá chung cho mọi giáo viên mà phải tuỳ thuộc từng hoàn cảnh lớp học, đối tượng học, nội dung học để mỗi giáo viên cần điều chỉnh các hoạt động giảng dạy hợp lý như nhà bác học Newton đã từng nói “Những điều ta biết chỉ là giọt nước, những điều chưa biết đó là đại dương. Trên con đường chiếm lĩnh tri thức thì không có đâu là bến bờ. Và trên con đường chiếm lĩnh đỉnh cao của tri thức thì mỗi người lại có những phương pháp khác nhau”. Chúng ta không thể có một phương pháp cụ thể cứng nhắc áp dụng cho tất cả các đối tượng mà phải phụ thuộc vào trình độ nhận thức, năng khiếu, sở thích, niềm say mê với môn học mà người dạy và người học chọn cho mình phương pháp riêng để học tập và giảng dạy. Vì vậy bên cạnh những điều đã làm được thì tôi nhận thấy đề tài của mình vẫn còn nhiều điểm thiếu sót và cứng nhắc cần phải được gọt dũa và học hỏi kinh nghiệm thêm. Trên đây là một số kinh nghiệm nhỏ nhoi mà tôi đã thực hiện và đạt được kết quả khả quan trong thời gian giảng dạy vừa qua. Tuy chưa tốt lắm nhưng cũng phần nào giúp cho các học sinh của tôi ngày càng yêu thích và gần gũi với môn học. Rất mong sự đón nhận và đóng góp ý kiến của đồng nghiệp. 2. Kiến nghị: * Về phía phụ huynh: - Cần phải quan tâm và phối hợp với giáo viên để nắm rõ tình hình học ngoại ngữ của con em. - Trang bị đầy đủ sách giáo khoa và vở bài tập cho con em mình. * Về phía giáo viên: - Phải nghiên cứu nhiều phương pháp mới cho tiết học sinh động hơn, thu hút học sinh hơn. - Phải thường xuyên học hỏi kinh nghiệm và trang bị kiến thức chuyên môn vững vàng, tham gia tích cực các buổi tập huấn chuyên môn. - Thường xuyên dự giờ thăm lớp để rút kinh nghiệm. - Thường xuyên áp dụng công nghệ thông tin vào tiết dạy. - Chuẩn bị tốt các dụng cụ trực quan để thu hút các em hơn. * Về phía ngành và nhà trường: - Cần thực hiện những tiết dạy mẫu nhiều hơn để giáo viên tham khảo và học hỏi. - Cần nêu ra những vấn đề khó để cùng bàn bạc, thảo luận đưa ra thống nhất chung cho cả bộ môn. - Tạo điều kiện thuận lợi đế các GV dạy tiếng Anh tiếu học được tham gia bồi dưỡng về công nghệ thông tin, cách thức khai thác các phần mềm và trang website phục vụ dạy và học tiếng anh trên mạng. Trên đây là một số kinh nghiệm của bản thân, mặc dù đã cố gắng nhiều nhưng còn những điều chưa được như mong muốn của tôi. Tôi sẽ cố gắng học hỏi hơn nữa qua đồng chí đồng nghiệp. Rất mong được góp ý, bổ sung cho đề tài của tôi thêm hoàn thiện hơn. Tôi xin chân thành cảm ơn Thứa, ngày 28 tháng 9 năm 2017 Người viết sáng kiến kinh nghiệm Bùi Bá Thiện Phần 4: PHỤ LỤC Sách giáo viên tiếng Anh 3, 4, 5 của NXB giáo dục. Đĩa tiếng Anh 3, 4, 5 của NXB giáo dục Website TiếngAnh 123.com Website Oup.com.vn Một số đồ dùng, tranh ảnh thật. Và một số trang Web có các bài hát tiếng Anh dành cho trẻ em khác. 1. Lí do: Dạy Tiếng Anh cho trẻ em hiện nay đang nhận được sự nhiều sự quan tâm của giáo viên dạy Tiếng Anh và các bậc phụ huynh. Cùng với sự hội nhập của Việt Nam vào nền kinh tế quốc tế, nhu cầu học Tiếng Anh không còn là một sở thích của một số người có năng khiếu nữa. Việc học và thông thạo Tiếng Anh như một ngôn ngữ giao tiếp quốc tế thông dụng đã được xác định là thiết yếu cho mọi lứa tuổi. Vì lẽ đó, Tiếng Anh đã được Bộ Giáo dục và Đào tạo quyết định đưa vào chương trình học chính khóa từ lớp 3. Quyết định này đã thể hiện rõ chiến lược trong giáo dục Việt Nam khi chọn Tiếng Anh là trọng tâm hàng đầu để tiến vào tương lai. Việc đổi mới phương pháp dạy học theo hướng tích cực, phát huy tính chủ động, sáng tạo của học sinh cũng đã được đưa vào áp dụng trong các nhà trường. Người học đóng vai trò trung tâm còn giáo viên chỉ đóng vai trò là người hướng dẫn và là người giúp đỡ các em lĩnh hội kiến thức một cách hiệu quả hơn. Dạy học là một công việc có rất nhiều thử thách, cứ mỗi năm trôi qua lại xuất hiện những thay đổi mới vì thế giới luôn thay đổi từng ngày và giáo viên phải luôn sẵn sàng tiếp nhận và truyền lại những kiến thức mới cho học sinh của mình. Làm thế nào để giúp học sinh học tốt môn Tiếng Anh, biết vận dụng và nâng cao khả năng giao tiếp vẫn còn rất nhiều khó khăn. Để thu hút học sinh chú tâm vào việc học là vấn đề đòi hỏi người làm giáo dục, các thầy cô tâm huyết với nghề, hội đồng sư phạm nhà trường quan tâm hàng đầu, luôn nỗ lực đề ra kế hoạch, chương trình, hình thức, cải tiến phương pháp để dạy và học tốt hơn, nâng cao chất lượng và hiệu quả giáo dục. Ở bậc Tiểu học, lượng kiến thức Tiếng Anh của các em chủ yếu xoay quanh những chủ điểm rất gần gũi, được các em yêu thích và quen thuộc, là những chủ điểm giới thiệu bản thân, chủ điểm trường lớp bạn bè, chủ điểm gia đình và chủ điểm khác (thế giới xung quanh các em). Thông qua những chủ điểm này, các em sẽ tích cóp được một lượng từ vựng và mẫu câu cơ bản tạo tiền đề cho các cấp học sau. Tuy nhiên Tiếng Anh là một môn học mới ở cấp Tiểu học nên phần lớn các em học sinh chưa chú tâm vào việc đầu tư cho môn học này, chuẩn bị bài ở nhà còn rất sơ sài. Đồng thời vẫn có một số lượng không nhỏ học sinh còn chưa học tốt Tiếng Việt vì vậy việc ghi nhớ từ vựng, vận dụng các mẫu câu Tiếng Anh được cung cấp ở trường vào việc giao tiếp còn rất nhiều hạn chế và khó khăn. Từ đó, một số em có tâm lý chán học bộ môn Tiếng Anh. Trong các giờ học, đa số các em thường thụ động, thiếu sự linh hoạt, ngại việc đọc - nói Tiếng Anh và ít tham gia phát biểu để tìm hiểu bài học. Theo kinh nghiệm bản thân, tôi thấy một thực trạng là đa số học sinh còn yếu về phương pháp học môn Tiếng Anh như: - Không nắm được số lượng từ vựng nhất định được đề cập trong sách giáo khoa vì vậy dẫn đến không có đủ lượng từ để giao tiếp. - Không nắm được từ vựng nên không hiểu được nội dung bài khóa dẫn đến không thể làm được bài tập đọc hiểu. - Không nắm được từ vựng nên ngại nói bằng Tiếng Anh trong các giờ học Tiếng Anh Để khắc phục những tình trạng bất cập trên của học sinh, tôi xin nêu ra một vài phương pháp mà bản thân tôi đã sử dụng trong quá trình giảng dạy, giúp học sinh đạt kết quả tiến bộ hơn trong học tập. Chính điều này đã thúc đẩy tôi chọn đề tài “Dạy từ vựng Tiếng Anh tiểu học” với mong muốn góp một phần nhỏ bé vào việc nâng cao chất lượng dạy và học môn Tiếng Anh ở bậc Tiểu học. 2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu: - Đối tượng nghiên cứu: Các loại từ vựng trong sách giáo khoa Tiếng Anh 3, Tiếng Anh 4 và Tiếng Anh lớp 5 - Phạm vi nghiên cứu: Học sinh khối 3 – 4 – 5 Trường TH Thị trấn Thứa 3. Mục đích nghiên cứu và nhiệm vụ nghiên cứu:
File đính kèm:
sang_kien_kinh_nghiem_day_tu_vung_tieng_anh_tieu_hoc_tai_tru.doc