Sáng kiến kinh nghiệm Biện pháp gây hứng thú trong dạy - Học Tiếng Anh ở Trường Tiểu học An Sơn
Ngày nay có rất nhiều quốc gia trên thế giới nói tiếng Anh với tư cách là tiếng mẹ đẻ, và cũng có một số lượng người rất đông dùng Tiếng Anh như ngôn ngữ thứ hai. Tiếng Anh là phương tiện thông tin quan trọng nhất ở nhiều quốc gia. Tiếng Anh cũng là ngôn ngữ chính của 17 quốc gia trên thế giới. Ở nhiều nước, Tiếng Anh là ngôn ngữ kinh doanh thương mại và kỹ thuật, những kiến thức và phát minh khám phá mới ở các nước được truyền bá sang các nước khác bằng Tiếng Anh để mang lại lợi ích cho cộng đồng. Hơn nữa, không ai có thể nắm bắt các nguyên lý khoa học mà lại không có kiến thức về ngôn ngữ. Chính vì vậy việc hiểu biết về Tiếng Anh là điều rất cần thiết trong kỷ nguyên bùng nổ thông tin này.
Giáo dục có vai trò quan trọng trong tiến trình phát triển của xã hội loài người. Trong tình hình hiện nay, đất nước trên con đường đổi mới, chính sách mở cửa quan hệ với các nước trên thế giới đang tăng đáng kể. Sự giao tiếp rộng rãi với các nước trên thế giới bằng Tiếng Anh - Ngôn ngữ quốc tế - ngày được quan tâm hơn. Trước đây mục tiêu chủ yếu của việc dạy và học tiếng Anh là đọc hiểu để phục vụ nghiên cứu văn học, khoa học kỹ thuật. Ngày nay nhằm phục vụ chính sách mở cửa, đổi mới, hoà nhập với khu vực và thế giới, mục tiêu của việc dạy học tiếng Anh là giao tiếp. Để học sinh giao tiếp tốt, giáo viên phải thay đổi cách dạy theo phương pháp giao tiếp bằng ngôn ngữ ( nghe - nói ).
Chính vì vậy môn Tiếng Anh đã đưa vào chương trình giáo dục Tiểu học và cũng là một môn chính trong các kỳ thi trung học cơ sở, trung học phổ thông với mục tiêu giúp học sinh trên cơ sở rèn luyện 4 kĩ năng : Nghe - Nói - Đọc - Viết đạt được khả năng đọc hiểu Tiếng Anh ở chương trình phổ thông, tạo điều kiện thuận lợi cho việc tự học, tìm hiểu khoa học kỹ thuật hiện đại và kho tàng văn hóa phong phú của thế giới.
Đường lối của Đảng và nhà nước ta đã xác định mục tiêu của giáo dục là đào tạo con người toàn diện để đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước. Trong đó ngoại ngữ - Tiếng Anh là một trong những ngôn ngữ có vai trò như một phương tiện tích cực hỗ trợ hiệu quả nhất trong quá trình hội nhập ngày càng sâu rộng của nước nhà. Vì vậy nâng cao chất lượng giáo dục nói chung và chất lượng bộ môn Tiếng Anh nói riêng là một trong những mối quan tâm hàng đầu của sự nghiệp giáo dục hiện nay. Và điều đó được đặt biệt chú trọng hơn cho các đối tượng là học sinh ở bậc Tiểu học mới bắt đầu tiếp cận với ngoại ngữ.
Xuất phát từ đối tượng của quá trình dạy học là học sinh Tiểu học thuộc vùng khó khăn, việc học Tiếng Anh rất mới lạ và ý thức học tập của các em chưa cao, ảnh hưởng đến chất lượng dạy và học. Trong quá trình giảng dạy, tôi nhận thấy rằng các em còn gặp nhiều khó khăn trong việc giao tiếp. Giao tiếp được coi là việc quan trọng đầu tiên, nói được và nghe được là cơ sở nâng cao năng lực giao tiếp. Nếu quen nói sai, đọc sai thì cũng không thể nghe được, hiểu được.
Tiếng Anh ở bậc Tiểu học là môn học tự chọn. Song, nó có tính chất khởi đầu quan trọng trong các năm học tiếp theo ở cấp THCS. Vì thế nó giữ một vai trò không nhỏ trong quá trình học tập của các em. Nó trang bị cho các em vốn từ vựng, ngữ pháp và những mẫu câu tối thiểu, cơ bản, đơn giản nhất xoay quanh những chủ điểm rất gần gũi, được các em yêu thích và quen thuộc, là những chủ điểm giới thiệu bản thân và bạn bè, chủ điểm bản thân và trường lớp, chủ điểm gia đình, và chủ điểm khác (thế giới xung quanh các em). Chính vì thế việc gây hứng thú và củng cố kiến thức cho học sinh là một việc vô cùng quan trọng và thường xuyên. Bởi điều này ảnh hưởng rất nhiều đến động cơ học tập của học sinh, một yếu tố tác động cơ bản đến quá trình học một ngôn ngữ: Không có động cơ trẻ sẽ không học - và việc củng cố kiến thức còn làm khắc sâu hơn những ngữ liệu đã học trong các tiết học một cách có hệ thống, làm nền tảng vững chắc giúp các em học tốt hơn, tự tin hơn trong quá trình học tập sau này.
Để chất lượng môn học của các em đạt kết quả tốt nhất thì không phải là một chuyện dễ dàng. Vậy làm thế nào để các em hình thành và phát triển kỹ năng học tập toàn diện nhất? Làm thế nào để các em yêu mến, khắc sâu vốn kiến thức văn hóa nước ngoài? Bằng hình thức nào giúp học sinh nắm bài vững mà không nhàm chán?. Tổ chức như thế nào để thu hút được học sinh tham gia một cách tích cực và đem lại hiệu quả cao? Đó cũng chính là lí do tôi trình bày sáng kiến này.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Biện pháp gây hứng thú trong dạy - Học Tiếng Anh ở Trường Tiểu học An Sơn

. Example: These are my notebooks. Those are pens. 4.2.5.3 Mô tả tranh. Tranh ảnh có thể dùng như các yếu tố kích thích cho rất nhiều loại hình bài tập luyện tập theo cặp.Ví dụ, nhìn vào tranh đi kèm với bài học, một học sinh trong cặp tìm ra các từ mới ở trong tranh còn học sinh kia nêu lên ý kiến tán thành hay không tán thành. 4.2.5.4 Hỏi và trả lời. Giáo viên có thể đặt câu hỏi học sinh trả lời và học sinh hỏi giáo viên trả lời. * Example: Unit 5 - trong sách Tiếng Anh lớp 4 ( 4 tiết/tuần), giáo viên cho học sinh thực hành theo cặp hoặc cô hỏi trò trả lời. Teacher: Can you swim? Student: Yes, I can or No, I can not. Giáo viên cho các cặp chuẩn bị câu hỏi, sau đó gọi từng cặp đứng lên hỏi và trả lời ( S1 hỏi - S2 trả lời ) sau đó đảo lại. 4.2.5.5 Trò chơi. Đây là phần hoạt động nhóm rất sôi nổi, có thể áp dụng ở đầu các tiết hoặc cuối tiết để gây hứng thú cho học sinh khi bước vào bài học hoặc củng cố bài học. Các trò chơi slap the board, Who am I thinking of ?, Gess What I did? Networds... Example: Như trò chơi “Slap the board” khi đã dạy từ hay kiểm tra từ liên quan đến bài học. Mỗi nhóm 4 em xếp thành 3 hàng dọc, mỗi lần 3 em (đại diện cho 3 đội) tiến sát bảng, khi nghe giáo viên đọc 1 từ nào đó, em nào vỗ vào từ đó trước thì sẽ thắng. skip skate cook can cycle colour Như trò chơi Chain Games là một hoạt động tích cực nhằm kiểm tra trí nhớ, củng cố lại kiến thức đã học mà đòi hỏi học sinh phải có trí nhớ tốt và còn rất nhiểu trò chơi khác nữa giúp các em học tốt hơn. 4.2.5.6 Viết (Writing). Đây là phần thực hành kỹ năng viết theo nhóm nhằm giải quyết một số dạng bài viết ở chương trình tiếng Anh cấp tiểu học mà để từng học sinh làm việc sẽ mất nhiều thời gian và khó hoàn thành được bài viết trong một thời gian ngắn. Thực hành nhóm sẽ giúp cho các bài viết hoàn thành nhanh hơn và hiệu quả hơn. Hình thức viết: Cho các nhóm viết ra bảng phụ Phân công nhiệm vụ: Không nên để nhóm viết cả một bài dài, nên phân theo đoạn, câu. 4.3. Một số thủ thuật trong dạy học Tiếng Anh có hiệu quả. 4.3.1 Chơi hơn dạy. Chính xác phải nói đây là phương pháp " Dạy mà không dạy", trong đó, giáo viên lên lớp không theo một giáo trình nhất định nào cả mà tư tưởng chỉ đạo không phải dạy mà là tạo sân chơi đa dạng, nhiều sắc màu bằng tiếng Anh cho học sinh. từ đó, hướng dẫn các em tự làm chủ sân chơi và từng bước tự bổ sung các hoạt động khác nhau. 4.3.2 Hoạt động, hình ảnh hơn lý thuyết. Hình ảnh, trò chơi, nhạc họa, diễn kịch... nói chung là các hoạt động nhằm giúp học sinh tham gia vào môi trường sử dụng tiếng Anh một cách tự nhiên, không gượng ép. Các hoạt động đa dạng sẽ giúp học sinh từng bước hình thành phong cách riêng trong học tập. Phong cách riêng chính là nền tảng của chất lượng và hiệu quả học tập tiếng Anh. 4.3.3 Học cụ hơn giáo trình. Việc bám theo một giáo trình nào đó sẽ hạn chế năng lực sáng tạo của cả thầy lẫn trò. Hơn nữa, để có thể đa dạng hóa các hoạt động trong lớp, việc tăng cường học cụ là điều cần thiết. Dạy Tiếng Anh cần chú ý những học cụ (kể cả bài hát, trò chơi, diễn kịch...) bình thường dễ kiếm để làm tăng hoạt động của các em, nhất là cần khuyến khích em tìm kiếm thêm các học cụ làm phong phú hóa quá trình học tập, khuyến khích các em nghe nói, giao tiếp Tiếng Anh nhiều. Việc sử dụng các loại thiết bị công nghệ cao như máy nghe nhạc, điện thoại, truyền hình hay máy tính và các phần mềm kèm theo sẽ giúp đẩy nhanh việc nắm bắt ngôn ngữ nhưng không phải là cái duy nhất làm tăng hiệu quả sử dụng. 4.3.4 Nói nhiều hơn nghe - viết. Thực tế cho thấy kỹ năng nói dễ học và bắt chước nhất trong học ngoại ngữ. Và khi nói được, trẻ đã từng bước xây dựng được tâm lý tự tin trong sử dụng Tiếng Anh. Đây vốn là điểm yếu cơ bản trong giao tiếp Tiếng Anh đối với nhiều thế hệ đi trước. Ngoài ra, do tập trung nhiều vào kỹ năng nói, các em cũng cần phải phát âm chuẩn. Điều này phụ thuộc rất lớn vào giáo viên, giáo viên phát âm chuẩn dễ giúp các em phát âm chuẩn. Tăng cường cho các em nghe và xem các chương trình hướng dẫn phát âm qua băng đĩa, tivi, nghe nhạc... giúp các em phát âm Tiếng Anh chuẩn hơn và nghe - nói tốt hơn. 4.3.5 Bắt chước hơn ngữ pháp. Bắt chước là không thể thiếu được đối với học sinh Tiểu học, đặc biệt trong việc dạy tiếng Anh. Bắt chước giúp quá trình học tập đi nhanh hơn, trong đó kể cả việc sử dụng các mẫu câu căn bản. Ngữ pháp được hình thành từng bước trong quá trình học nhưng tránh không để ngữ pháp là trở ngại trong bắt chước. Tuy nhiên, bắt chước gồm cả xấu lẫn tốt. Việc xác định tốt hay xấu là do giáo viên và phụ huynh chủ động hướng dẫn để các em tự xác định và hành động phù hợp. Việc bắt chước sẽ giúp rất nhiều trong việc phát triển kỹ năng phát âm, các em sẽ có thể phát âm Tiếng Anh với mức độ chuẩn gần với người bản ngữ. 4.3.6 Vui hơn cho điểm. Trước kia, ở nước ta sau mỗi buổi học không riêng gì ngoại ngữ, phụ huynh thường hỏi là "hôm nay được bao nhiêu điểm" hơn là "hôm nay học có vui không, có gì mới không" như trong các hệ thống giáo dục khác. Chính vì tư tưởng này, trẻ phải chú ý lấy được điểm cao và vui chơi lại là thứ yếu. Từ đó, qua từng bậc học hình thành thói quen học vì điểm và bằng mọi cách phải có điểm số cao. Điểm số cũng cần vì đó cũng là cách động viên học sinh nhưng động viên thì có nhiều cách khác nữa. Nay đã có thông tư 30 của BGD và Đào tạo thay đổi cách đánh giá và nhận xét làm cho lớp học sinh động, trẻ có niềm vui mới, hình thành động cơ học tập tốt, có động cơ tốt mới đạt kết quả cao. 5. Kết quả áp dụng sáng kiến. Sáng kiến được thực nghiệm tại khối 3,4,5 năm học 2014-2015: sau khi đưa vào thực nghiệm tôi thấy có hiệu quả. Năm học 2015- 2016, tôi tiếp tục áp dụng và có bổ sung sửa đổi một số phần không hợp lí. 5.1 Trước khi áp dụng sáng kiến: Học sinh còn ít được hoạt động theo cặp và nhóm, chủ yếu là hoạt động cá nhân và cả lớp, nên khả năng linh hoạt trong giao tiếp bằng Tiếng Anh của học sinh còn hạn chế. Hoạt động trong phần thực hành trên lớp không được sôi động, không huy động được toàn bộ học sinh tham gia hoạt động. Dưới đây là kết quả khảo sát đầu năm học 2014- 2015 của khối 3: Lớp Sĩ số Điểm số 9 - 10 7 - 8 5 - 6 Yếu SL % SL % SL % SL % 3A 31 7 22 8 26 11 36 5 16 3B 30 5 17 7 23 12 40 6 20 3C 31 4 13 6 19 15 49 6 19 Tổng 92 16 17 21 23 38 41 17 19 5.2. Sau khi áp dụng sáng kiến. Các em cảm thấy thích học hơn, tham gia một cách tích cực và hiệu quả, các em nắm chắc kiến thức hơn, kỹ năng nói và giao tiếp tốt hơn. Kết quả học tập môn Tiếng Anh sau 1 năm thực nghiệm sáng kiến trong năm học 2014-2015: Lớp Sĩ số Điểm số 9 -10 7 - 8 5 - 6 Dưới 5 SL % SL % SL % SL % 3A 31 14 45 12 39 5 16 0 0 3B 30 10 33 14 47 6 20 0 0 3C 31 9 29 16 52 6 19 0 0 Tổng 92 33 36 32 35 17 19 0 0 6. Điều kiện để sáng kiến được nhân rộng. * Giáo viên: Có trình độ từ chuẩn trở lên đạt B2 theo đề án 2020 của Thủ tướng Chính phủ. Được bồi dưỡng thường xuyên về đổi mới PPDH. *Cơ sở vật chất nhà trường: - Phòng học đạt tiêu chuẩn, có trang bị thiết bị nghe, nhìn. KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 1. Kết luận Qua kết quả trên, tôi nhận thấy việc đưa sáng kiến vào áp dụng trong việc dạy và học đã mang lại hiệu quả rõ rệt. Từ chỗ học sinh không thích học, học một cách thụ động, nhiều học sinh chưa biết làm các dạng bài tập theo cặp và nhóm, nay các em từng bước được hoàn thiện hơn cả về kiến thức lẫn kỹ năng thao tác. Đặc biệt các em đã yêu thích bộ môn hơn, thích được học khi có hoạt động theo cặp và nhóm. Việc tổ chức cho học sinh hoạt động theo cặp hay nhóm tạo được nhiều cơ hội luyện tập và sử dụng Tiếng Anh một cách sáng tạo trong những tình huống gần với đời sống thật của học sinh. Hơn thế nữa, sự thay đổi trong các hoạt động học tập và giao tiếp giúp duy trì được sự tập trung chú ý của các em. Qua các hoạt động này, học sinh cũng có ý thức hơn được rằng bản thân các em có quyền tự chủ và trách nhiệm đối với sự tiến bộ của chính mình. Các kết quả thu lượm được từ việc quan sát, lắng nghe và nhận xét các bài viết sẽ hết sức qúy giá vì chúng giúp giáo viên hiểu sâu hơn về quá trình học của học sinh. Quan trọng hơn là học sinh sẽ nhìn nhận giáo viên như những người hết sức nhạy cảm với quá trình học tập của mình, những người mà học sinh cho rằng có thể xin được lời khuyên. Nhờ vậy mà mối quan hệ giữa học sinh và giáo viên sẽ tốt đẹp hơn. Dạy học là một nghệ thuật, mỗi giáo viên có một cách thể hiện riêng của mình. Mỗi tiết dạy giáo viên cần có những phương pháp, thủ thuật khác nhau. Nhưng mục đích cuối cùng là giúp cho học sinh hiểu được những yêu cầu, nội dung mà giáo viên truyền đạt, không có gì đánh giá chính xác hơn đó là thực hành làm bài tập. Học sinh có hiểu bài, làm được các yêu cầu hoạt động của thầy cô đưa ra thì chúng mới ham học, yêu thích bộ môn mình dạy. Quan điểm lấy người học làm trung tâm được phát triển cùng với các phương pháp hiện đại gần đây, chủ trương một tiết dạy tích cực, có nghĩa là nhấn mạnh vào vai trò của thầy trong việc hướng dẫn học sinh những hoạt động tích cực; vai trò chủ yếu của thầy là điều khiển, hướng dẫn và tổ chức các hoạt động trên lớp: Thông qua hệ thống bài tập của giáo viên, giáo viên cần phải đưa ra hệ thống bài tập phù hợp cho các mục đích dạy khác nhau của từng bài và triển khai cho học sinh hoạt động một cách tự chủ có giám sát. Hoạt động theo cặp & nhóm trên lớp trong các tiết dạy Tiếng Anh là rất cần thiết, không thể thiếu trong mỗi tiết dạy, nhưng không phải ai cũng tổ chức thành công, mà đó còn phụ thuộc vào kinh nghiệm, khả năng tổ chức cũng như nghệ thuật thu hút học sinh của mỗi người dạy. Tổ chức luyện tập hoạt động cặp & nhóm là tốt, nhưng không phải lúc nào cũng làm, mà tuỳ từng tiết dạy và yêu cầu nội dung của mỗi bài. Tổ chức luyện tập hoạt động của học sinh tốt sẽ góp phần làm cho học sinh và người dạy gần gũi nhau hơn, chất lượng dạy - học ngày càng nâng cao hơn. 2. Khuyến nghị. Tôi có một chút khuyến nghị nhỏ về chương trình Tiếng Anh là quá nặng so với trình độ nhận thức của học sinh trường Tiểu học, trong khi đó có nhiều tiết dồn cả kĩ năng nghe và kĩ năng viết, viết vào một tiết. Tôi thực sự lúng túng khi dạy những tiết này vì áp lực thời gian không đủ cho các hoạt động. + Bộ Giáo dục và Đào tạo nghiên cứu điều chỉnh nội dung cho phù hợp với nhận thức của học sinh vùng nông thôn. Nên bỏ phần đáp án sau sách bài tập lớp 3,4 chương trình 4 tiết/ tuần để học có thể tự học, tự nghiên cứu và làm bài tập. + Phòng Giáo dục và Đào tạo tăng cường tổ chức các cuộc giao lưu Tiếng Anh cho học sinh nhằm giúp các em được giao lưu học hỏi lẫn nhau. + Nhà trường cần tăng cường cơ sở vật chất cho bộ môn Tiếng Anh (1 phòng bộ môn riêng, phòng này được trang bị các thiết bị như TV, đài, âm li, máy chiếu, độ sáng, rộng , ...). Bổ sung thêm tranh ảnh mới, băng đĩa mới hằng năm, cung cấp trang thiết bị cho đặc thù bộ môn. Trên đây là “ Biện pháp gây hứng thú trong dạy - học Tiếng Anh ở Tiểu học”. Mặc dù đã được nghiên cứu và thử nghiệm nhiều lần trước khi đưa vào áp dụng với học sinh, nhưng đây cũng là ý kiến chủ quan của cá nhân tôi, tôi vẫn mạnh dạn trình bày những kinh nghiệm của bản thân trong quá trình thực nghiệm và ứng dụng thấy có hiệu quả đối với học sinh và giáo viên.Vì thời gian có hạn, nên trong khi trình bày sáng kiến không tránh khỏi sai sót. Tôi rất mong được sự đóng góp của đồng nghiệp, sự giúp đỡ chỉ bảo của các quí ban. Nội dung Trang Thông tin chung về sáng kiến. 1 Tóm tắt sáng kiến. 2 Mô tả sáng kiến. 4 1. Hoàn cảnh nảy sinh sáng kiến. 4 2. Cơ sở lí luận. 6 3. Thực trạng của vấn đề. 8 4. Các giải pháp, biện pháp thực hiện. 9 4.1. Tổ chức "dạy học tương tác". 10 4.2. Tổ chức cho học sinh luyện tập theo cặp nhóm. 11 4.3. Một số thủ thuật trong dạy học tiếng Anh cáo hiệu quả. 16 5. Kết quả áp dụng sáng kiến. 17 5.1. Trước khi áp dụng sáng kiến. 18 5.2. Sau khi áp dung sáng kiến. 18 6. Điều kiện để sáng kiến được nhân rộng. 19 Kết luận và khuyến nghị. 20 1. Kết luận. 20 2. Khuyến nghị. 21 MỤC LỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO. 1. Sách giáo viên Tiếng Anh lớp 3,4,5 - Nhà xuất bản Giáo dục VN. 2. Phương pháp dạy học Tiếng Anh ở Tiểu học - NXB Giáo dục VN. 3. Sách giáo khoa Tiếng Anh lớp 3,4 tập 1,2 - Nhà xuất bản Giáo dục VN 4. Bài tập bổ trợ Tiếng Anh cho học sinh Tiểu học - Nhà xuất bản Giáo dục VN. 5. Bồi dưỡng học sinh giỏi Tiếng Anh Tiểu học - NXB Giáo dục VN. 6. Rèn kĩ năng nói cho học sinh Tiểu học - Nhà xuất bản Giáo dục VN. Tiết dạy minh hoa UNIT 1: HELLO Lesson 2:1, 2, 3 I. OVERVIEW 1. Objectives: - By the end of this lesson, Students will be able to greet and respond to greeting. - Develop Ss speaking and listening skills. 2. Language focus: - Sentence Partners: How are you? - I’m fine, thanks. And you. - Vocabulary: bye, goodbye, Thanks, And you? How. 3. Teaching aids: - Teacher’s: student’s and teacher’s book, pictures, cassette, CD. - Students ’: books, notebooks, workbooks. II.PRODUCE: Teacher’s actions Students’ actions *Warm up: Chatting (3’) Sing a song “Hello” 1. Look, listen and repeat.(10’) Ss to look at the book at page 8. Elicit the character and have Ss guess what they are saying. Set the scene: we are going to review phrases saying hello and bye. Ss listen to the recording as they read the lines in the speech bubbles. - Play the recording again for Ss to repeat the lines in the speech bubbles two times. Divide the class into two groups. One repeat Mai’s part and the other repeat Nam’ part. - Play the recording again for the whole class to repeat each line in the speech bubbles to reinforce their pronunciation. Teach vocabulary: Bye = goodbye How Thanks = thank you And you - Sentence Partners: How are you? - I’m fine. 2. Point and say (10’) - Ss look at the pictures on page 8. Elicit the characters in the pictures and their names. Ask Ss to guess and complete the speech bubbles. andmodnltd allocates the parts of characters Mai - Ask them to act out the dialogue1. Repeat the step with some other pairs for pictures. - Have Ss practice acting out the dialogue in pairs, using the pictures. Monitor the activity and offer held. Correct pronunciation errors (stress, assimilation of sounds, intonation) when necessary. Call on some pairs to perform the task at the front of the class. The others observe and give comments Have the whole class repeat all the phrases in chorus to reinforce their pronunciation. 3. Let’s talk: (10’) - Show picture and give task. - Have Ps work in pair to greet and respond to greeting. - Display in class, others comment - Listen and correct. * Consolidation and homelink(2’). Summary the lesson. - Do exercises in workbook, learn by heart the new words. - Ss sing a song “Hello”. - Look at the pictures in the book and guess. - Listen and repeat. - Ss listen and reapeat and pronunciation. - St look at the board and read vocabulary. - Look at 4 pictures - Point to the pictures and practice. - Ss look at the board. - Ss stand up work in pair. - Play role and speak out. - Work in pair practice talking: Do exercises in the workbook. - Do exercises and learn by heart the new words.
File đính kèm:
sang_kien_kinh_nghiem_bien_phap_gay_hung_thu_trong_day_hoc_t.docx
Sáng kiến kinh nghiệm Biện pháp gây hứng thú trong dạy - học Tiếng Anh ở Trường Tiểu học An Sơn.pdf